You are on page 1of 12

MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC

Mở đầu:

Việt Nam đang trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và toàn cầu hóa. Vì thế, nhiều loại hình
doanh nghiệp ra đời làm gia tăng các hoạt động thương mại phát triển, đa
dạng. Trong đó, mua bán hàng hóa được xem là hoạt động thương mại
diễn ra phổ biến nhất khi nhu cầu của các doanh nghiệp ngày càng tăng,
không chỉ liên quan đến lợi nhuận, xuất nhập khẩu, mà còn nhiều lợi ích
khác cho việc kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán xảy ra tranh
chấp rất nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là do tập quán kinh doanh của mỗi
nước khác nhau cũng như phát sinh sự MÂU THUẪN trên cơ sở lợi ích
riêng của mỗi bên .Để tránh tình trạng xảy ra tranh chấp trong quá trình
các bên mua bán hàng hóa với nhau, khi thực hiện mua bán, cần lập Hợp
đồng mua bán hàng hóa với những điều khoản chặt chẽ, đúng quy định của
pháp luật.

1. Khái quát về mua bán hàng hoá và hợp đồng mua bán hàng
hóa trong nước:
a. Quan hệ mua bán hàng hoá:
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại,
theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu và nhận thanh
toán;
bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận chuyển giao hàng hóa.
giao hàng, chuyển
quyền sở hữu, nhận

Bên bán Bên


mua

thanh toán, nhận hàng và


quyền sở hữu theo thoả
Đặc trưng:
- Quan hệ chuyển giao quyền sở hữu
- Quyền sở hữu được tính bằng đại lượng “tiền”
- Xuất hiện mục đích sinh lời của 1 hoặc cả 2 bên

b. Khái niệm Hợp đồng mua bán Hàng hóa


Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015: “ Hợp đồng mua
bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền
sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” → Hợp
đồng mua bán hàng hóa chính là 1 dạng của hợp đồng mua bán tài sản.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho
bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa HĐ mua bán hàng hoá và HĐ mua
bán tài sản nằm ở mục đích:

● HĐ mua bán hàng hóa nhằm mục đích sinh lời.


● HĐ mua bán tài sản có thể nhằm sinh lời, hoặc tặng cho, hoặc tiêu
dùng, sở thích ….

VD1. Anh A mua 10 chiếc xe máy của Công ty B để bán lại cho C nhằm mục
đích sinh lời. Đây là HĐ mua bán hàng hoá.

VD2. A mua 1 chiếc xe máy cũ của anh B nhằm mục đích tặng cho chị C,
không nhằm mục đích sinh lời. (B bán cho A với mục đích là sở thích) nên Đây
là HĐ mua bán tài sản.

● Chú ý: Nếu một trong hai bên chủ thể nhằm mục đích sinh lời thì được
coi là HĐ mua bán hàng hoá.

=> Giúp cho lựa chọn PL khi có tranh chấp


→ Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là một dạng của Hợp đồng
mua bán tài sản, nó là sự thỏa thuận của các thương nhân về việc chuyển
quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải nhận hàng, trả tiền
cho bên bán, hoạt động mua bán diễn ra trên lãnh thổ của nước Việt Nam.
c. Đặc điểm:
+ Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương
nhân.
+ Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, thì đối tượng
của Hợp đồng là hàng hóa bao gồm: động sản (ví dụ như ô tô,
xe máy,…), kể cả động sản hình thành trong tương lai; và
những vật gắn liền với đất đai.
Lưu ý: Những hàng hoá được phép lưu thông và có tính thương mại,
sinh lời.
+ Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng
hóa là sinh lời.
+ Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa: có thể được thể
hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể của các bên giao kết.
Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên
phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản.
Ví dụ như HĐ mua bán hàng hóa quốc tế- phải được thể hiện
dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.
Nhằm để bảo vệ quyền lợi của các bên khi xảy ra tranh chấp hoặc đáp
ứng các chuẩn mực của kế toán, kiểm toán
d. Quyền và nghĩa vụ của 2 bên:

Theo quy định tại mục 2 Chương II – mua bán hàng hóa Luật Thương
mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên bán:

● Bên bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng cùng các chứng
từ liên quan đến hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng về số
lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định
khác trong hợp đồng.
● Bên bán cũng phải giao hàng tại địa điểm và thời hạn đã giao
ước trước đó.
● Bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa như không bị tranh
chấp bởi bên thứ ba, hàng hóa phải hợp pháp và được phép lưu
thông trên thị trường.
● Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa không bị tranh
chấp với bên thứ ba.

Quyền và nghĩa vụ của bên mua:

● Có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với
hợp đồng, được xác định trên mục đích sử dụng, ý định cụ thể
của bên mua, chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa và sự
bảo quản, cách thức đóng gói thông thường.
● Bên mua có nghĩa vụ phải thanh toán và nhận hàng theo thỏa
thuận và tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện theo
trình tự, thủ tục luật định.

2. Thực hiện HĐ mua bán hàng hóa


a. Thực hiện đúng đủ về đối tượng hàng hóa và thực tiễn thi hành pháp
luật…
Có 6 nội dung nhỏ:
1. Giao hàng khi nào? ở đâu
Điều 34 LTM 2005 Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp
đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp
đồng.
bên mua phải có nghĩa vụ nhận hợp đồng,
thời gian giao nhận: Trong thoi
2. Xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng? Nhận hay tra
3. vận chuyển và rủi ro
4. chuyển quyền sở hữu
5. thanh toán (thời hạn, pp thức thanh toán)
6. bảo hành

b. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng


1. Khái niệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong hệ thống pháp luật của nước ta thì khái niệm vi phạm hợp
đồng chưa được giải thích cụ thể. Tuy nhiên, nhiều đạo luật như
BLDS 2015, LTM đã sử dụng thuật ngữ “vi phạm hợp đồng” với
cách hiểu tương đối thống nhất là “hành vi của bên có nghĩa vụ
theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
và đầy đủ nghĩa vụ của mình” Và các đạo luật này đã quy định
tương đối chi tiết về các trường hợp vi phạm hợp đồng và các chế tài
áp dụng tương ứng với từng trường hợp vi phạm ấy.
Hiểu một cách đơn giản thì “Trách nhiệm do VPHĐ là những hậu
quả pháp lý bất lợi mà bên có hành vi VPHĐ phải gánh chịu
theo yêu cầu của bên bị vi phạm hoặc do cơ quan NN có thẩm
quyền áp dụng (nếu có yêu cầu).”
Đặc trưng của trách nhiệm do VPHĐ:
- Tính chất
- Lĩnh vực phát sinh: từ hoạt động thương mại, mua sắm
hàng hóa và dịch vụ.
- Hình thức trách nhiệm
2/ Căn cứ áp dụng các hình thức chế tài
- Phải có vi phạm hợp đồng
- …

3. Các hình thức trách nhiệm cụ thể


(có 5 hình thức chính)
a/ Buộc thực hiện đúng hợp đồng (DD297 LTM)
"Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi
phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp
đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”
=> Có thể thấy rằng đây là hình thức chế tài nhẹ nhất.
Các bước thực hiện:
+ Khắc phục vi phạm để hợp đồng được thực hiện đúng theo thỏa
thuận.
=> Nghĩa là: nếu bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc là cung ứng dịch vụ
không đủ hàng thì phải cung ứng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu cung ứng hàng hóa kém chất lượng thì loại trừ khuyết tật hàng hóa
hoặc giao cái mới. Hàng hóa mới đấy phải đúng chủng loại, đúng loại.
+ Thay thế hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên để thực hiện, phải được sự đồng ý của bên bị vi phạm.
b/ Phạt vi phạm (DD300, 301)
Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi
phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng.
Căn cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm hợp đồng và Có điều khoản về
phạt trong hợp đồng.
● Chú ý: nếu không có điều khoản phạt thì sẽ không được phạt.
Một số chú ý:
Mức phạt tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm
( Đ301)
Vd: Hợp đồng trị giá 500tr, khách hàng đã trả 400tr còn nợ 100tr thì ngoài
việc bắt buộc trả đủ 100tr thì cần phải trả một số tiền lãi trên 1 khoảng
100tr trong thời gian trả chậm. Tổng số tiền lãi không đc vượt quá 8%

Thoả thuận sai mức phạt vi phạm (cao hơn luật quy định).
=> Nếu có tranh chấp, tòa tuyên là vô hiệu, tòa chỉ phạt tối đa 8%. để giải
quyết thì khi làm hợp đồng sẽ được đưa vào bồi thường thiệt hại chớ
không phải phạt.
- Lựa chọn căn cứ luật áp dụng.
Nếu theo LDS thì tùy 2 bên thỏa thuận, còn LTM thì ko đc vượt quá 8%.

c/ Bồi thường thiệt hại


Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm tài sản, theo đó bên vi
phạm hợp đồng dẫn tới gây thiệt hại phải trả một khoản tiền bồi
thường cho bên bị vi phạm nhằm khôi phục lợi ích vật chất cho bên bị
vi phạm.
Căn cứ áp dụng: Phải có đủ 3 yếu tố: Hành vi vi phạm; Thiệt hại; Mối
quan hệ nhân quả.
Bên bị vi phạm có NV hạn chế tổn thất tối đa. Ngoài ra bên bị VP có thể tự
khác phục rồi bắt bên VP hoàn trả chi phí này.
d. Huỷ hợp đồng (Điều 312)
Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một
phần hợp đồng.
Áp dụng khi HĐ chưa thực hiện hoặc trong TH đang thực hiện thì áp dụng
chế tài thì thưc hiện đình chỉ hợp đồng. Sau khi hủy bỏ hợp đồng thì hợp
đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết và các bên không phải
Thực hiện NV trong hợp đồng trừ các NV sau hợp đồng. Các bên có quyền
đòi lợi ích tranh do việc mình đã thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng, nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì NV của họ phải thực hiện
đồng thời.

Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi:


- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện
để hủy bỏ hợp đồng.
- Hoặc Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng .
e. Tạm dừng, đình chỉ hợp đồng
Tạm dừng hợp đồng:
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không
thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
Áp dụng khi: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận
là điều kiện để tạm ngừng.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng:
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng.
Áp dụng khi:
- Xảy ra HVVP mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ
hợp đồng.
- Một bên VP cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
4. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
Các bên đã thỏa thuận miễn trừ.
• Trường hợp bất khả kháng.
• Do yêu cầu của quản lý hành chính Nhà nước.
• Hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên kia.
Nghĩa vụ để được miễn trách nhiệm:
• Thông báo
• Chứng minh

—-----------
2.1 So sánh với Luật chuyên ngành (Luật dân sự,Luật chứng khoán,
mua bán hàng hoá trên thực tế...)
2.1.1 Luật chứng khoán
Trên thực tế, việc định nghĩa về đối tượng trong hợp đồng mua bán hàng
hoá còn tổng quát và mơ hồ. Việc quy định hàng hoá bao gồm: tài sản là
động sản, các động sản hình thành trong tương lai
- Ví dụ: Hiền Hồ mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán của FLC có
phải là hợp đồng mua bán hàng hoá không?
Phân tích:
- Chủ thể: Hiền Hồ (cá nhân) - FLD: doanh nghiệp
- Mục đích của các bên: nhằm sinh lời
- Đây là một hình thức của mua bán tài sản mà quyển sở hữu
được định lượng bằng “tiền”,
-
=> Không, vì theo quy định của BLDS 2015 thì tài sản bao gồm bất động
sản, động sản và giấy tờ có giá. Mặc dù hợp đồng mua bán hàng hoá là cổ
phiếu thỏa mãn hầu hết các đặc trưng của của hợp đồng mua bán hàng hoá
trong luật thương mại nhưng đây là giấy tờ có giá và thuộc phạm vi giao
kết hợp đồng giao dịch chứng khoán được điều chỉnh bởi luật chứng khoán.
Do đối tượng trong mua bán hàng hoá ở đây là chứng khoán. Theo đó,
Luật Chứng khoán 2006 sửa đổi quy định cụ thể về các loại hợp đồng của
chứng khoán. ( bao gồm cả quyền mua cổ phần, chứng quyền...)
2.1.2 Luật dân sự.
Hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp
đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, mua bán hàng hoá trong thương mại có
phạm vi điều chỉnh hẹp hơn,chi tiết hơn so với hợp đồng mua bán tài sản.
Điều này thường dễ gây nhầm lẫn trong các tình huống thực tiễn nếu như
không nắm rõ các đặc điểm trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
a) Giống
- Đều là giao dịch dân sự.
- Hướng tới lợi ích chung, hợp pháp của các bên
- Có thể giao kết bằng miệng,bằng văn bản, bằng phương thức điện tử.
b) Khác
- Chủ thể giao kết hợp đồng:
+ Hợp đồng dân sự: ở phạm vi rộng hơn ( cá nhân, tổ chức có
hoặc không có tư cách pháp nhân)
+ Hợp đồng thương mại: cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp
nhân, có đăng ký kinh doanh hoặc người đại diện hợp pháp=>
không đáp ứng thì sẽ vô hiệu. Do mục đích của mua bán là
sinh lời.
- Mục đích:
+ Dân sự: thiết lập với mục đích thỏa thuận các giao dịch dân sự.
+ Mua bán hàng hoá lại nhằm mục đích sinh lời.
- Giải quyết tranh chấp:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá: các bên có thể thỏa thuận với
nhau để giải quyết hoặc giải quyết tại tòa án hoặc trung tâm
trọng tài thương mại ( nếu không thể tự thoả thuận)
+ Hợp đồng dân sự: chỉ có thể giải quyết tại tòa án.
- Nghĩa vụ:
+ Quyền - nghĩa vụ có thể chỉ phát sinh từ một bên: ví dụ: hợp
đồng cho nhận chiếc xe.
+ Quyền - nghĩa vụ ở cả hai bên: Mua hàng=> bên mua có nghĩa
vụ trả tiền; bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng như thỏa thuận.
Câu hỏi: Phan Công Khanh ký hợp đồng mua chiếc xe máy Vespa phiên
bản Vespa từ hãng với giá 700 triệu đồng. Chiếc xe là đối tượng hàng hóa
và được Công Khanh mua về vừa sử dụng vừa để trưng tại cửa hàng để thu
hút khách ghé chiêm ngưỡng và mua siêu xe. Hợp đồng mua bán chiếc xe
Vespa của Phan Công Khanh là hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng
tài sản?
=> Hợp đồng mua bán hàng hoá vì mục đích là để sinh lợi bằng cách thu
hút mua khách mua siêu xe.
2.1.3 Hợp đồng mua bán hàng hoá trên văn bản và trong kinh doanh,
thương mại thông qua mạng xã hội.
Mạng xã hội được ứng dụng ngày càng nhiều trong đời sống, bao

gồm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh,

thương mại. Tuy nhiên, khung pháp luật điều chỉnh hình thức hợp

đồng trong giao kết hợp đồng thông qua mạng xã hội chưa hoàn
chỉnh. Đây là bất cập cần phải hoàn thiện như ban hành văn bản

pháp luật có giá trị cao hơn điều chỉnh thành lập, tổ chức và hoạt

động của mạng xã hội, tăng cường vai trò, trách nhiệm của doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội và các quy định của pháp luật

về hình thức hợp đồng thông qua mạng xã hội.

Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội của sàn điện tử thương mại

hiện nay như Shopee, lazada, tiki,... thì mua bán hàng hoá đều thể

hiện thông qua các nền tảng ảo.

- Hợp đồng mua bán xác lập theo hình thức lời nói:
Giả sử chúng ta đồng ý với quan điểm thỏa thuận hợp đồng qua

mạng xã hội là hợp đồng bằng lời nói. Sau khi thỏa thuận các nội

dung cơ bản của hợp đồng, bên sau cùng trả lời là “ok” hoặc trả lời

bằng biểu tượng “Like” (thích: ) và sẽ không có bất cập gì nếu hợp

đồng thực hiện và không có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra. Nhưng

ngược lại, mặc dù bên sau cùng trả lời là “ok” hoặc trả lời bằng

biểu tượng “Like” nhưng có tranh chấp và họ lập luận tin nhắn

“OK”, nút “Like” chỉ có nghĩa đã nhận được những nội dung cơ

bản của hợp đồng mà chưa phản ánh là đồng ý hoàn toàn hay

chưa. Tin nhắn “OK”, nút “Like” hoàn toàn khác với tin nhắn “Tôi

đồng ý”.

- Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh, thương
mại thông qua mạng xã hội được coi là hình thức văn bản.

Pháp luật hiện hành không quy định hợp đồng mua bán hàng

hóa trong kinh doanh, thương mại thông qua mạng xã hội là hình thức

văn bản. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét những tình huống như sau:

Tình huống 1: mạng xã hội là phương tiện chuyển tải thông tin hình ảnh

văn bản hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh, thương mại.
Một bên (tạm gọi là bên A) ký hợp đồng (bằng chữ ký sống) và chụp hình

bản hợp đồng gửi cho bên còn lại (tạm gọi là bên B). Bên B nhận hình

ảnh hợp đồng thông qua mạng xã hội, in hợp đồng, ký hợp đồng (bằng

chữ ký sống) và chụp lại hợp đồng, gửi lại cho bên A bằng mạng xã hội.

Khi tin nhắn hình ảnh hợp đồng đến tài khoản mạng xã hội của bên A,

thông tin hiển thị “đã xem”, hoặc được bên A trả lời bằng biểu tượng

“Like” hoặc “OK”. Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán hàng hóa

trong kinh doanh, thương mại có hiệu lực từ thời điểm bên B ký (bằng

chữ ký sống), khi tài khoản mạng xã hội của bên A hiển thị “đã xem”, khi

bên B nhận được biểu tượng “Like” hoặc “OK” hay có hiệu lực tại thời

điểm bên A phải trả lời cụ thể “đã nhận được hợp đồng”.

Tình huống 2: mạng xã hội là phương tiện chuyển tải tệp (file) (định

dạng word hoặc pdf hoặc một định dạng khác do các bên thỏa thuận)

hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh, thương mại có chèn

(insert) chữ ký hình ảnh.

Bên A ký hợp đồng, chèn chữ ký hình ảnh và gửi cho bên B. Bên B nhận

hợp đồng, chèn chữ ký hình ảnh và gửi lại cho bên A. Trong tình huống

này, có hai vấn đề đặt ra: một là, chữ ký hình ảnh trong file và thông tin

tài khoản mạng xã hội có đáng tin cậy và được các bên chấp thuận làm

bằng trong trường hợp tranh chấp hợp đồng xảy ra; và hai là, hợp đồng

có hiệu lực kể từ thời điểm bên B nhận hợp đồng, chèn chữ ký hình ảnh

và gửi cho bên A hay thời điểm bên A nhận được thông tin hình ảnh file

hợp đồng.

Theo quy định hiện hành, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết,

trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định

khác[22]. Với quy định này, pháp luật thừa nhận đồng thời hai loại thời

điểm khác nhau: thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa dự liệu được thời điểm giao kết và

thời điểm có hiệu lực trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa

trong kinh doanh, thương mại được giao kết qua mạng xã hội.

So sánh với hđ trên thực tế.


- Phân biệt mua bán hàng hóa và mua bán bán tài sản
Tình huống

You might also like