You are on page 1of 20

3.

1 Giới thiệu hợp đồng xuất nhập khẩu


3.1.1 Khái niệm
Hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở
các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển
vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định
gọi là hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

NGƯỜI BÁN NGƯỜI MUA


Giao hàng Nhận hàng
Giao bộ chứng từ Trả tiền

3.1.2 Mục đích

- Làm cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ

- Giải quyết các tranh chấp, kiện tụng nếu có sau này

- Thực hiện những công việc mang tính thủ tục

3.1.3 Đặc điểm

Chủ thể: Chủ thể của hợp đồng là bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu).
Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các Quốc Gia khác nhau, nhưng là không bắt buộc
và vẫn có thể nằm trên cùng lãnh thổ của Quốc Gia hoặc vùng lãnh thổ.

Đối tượng: Là hàng hóa – tài sản được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước
bên mua và bán. Hàng hoá của hợp đồng là động sản, tức là hàng hóa có thể di chuyển ra
khỏi nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Đồng tiền: Thường sử dụng nội tệ hay ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên.
Có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc đồng tiền của nước thứ ba.

3.1.4 Các điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực

a. Chủ thể:
Chủ thể phải có đủ tư cách pháp lí

+ Đối với tổ chức, doanh nghiệp: cần có Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người
đại diện. Các nội dung phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập và người đại
diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên
nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để
đàm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.
+ Đối với cá nhân: Cần có đầy đủ Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú.
Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu và
cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.

b. Đối tượng:

- Hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc diện bị cấm theo pháp luật

- Hàng hóa xuất nhập khẩu có hạn ngạch phải xin hạn ngạch (VD: theo cam kết từ Hiệp
định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm (gồm 30.000
tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự
do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước
khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về
0% sau 3 - 5 năm.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa sử dụng hết hạn ngạch ưu đãi thuế quan này. Theo đó,
trong năm 2021 - một năm sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực (1/8/2020), ngành gạo
Việt Nam thậm chí chưa sử dụng hết ngạch này khi mới chỉ xuất khẩu được khoảng
64.000 tấn, trị giá gần 19 triệu USD.)

- Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý của Nhà nước thì phải xin giấy phép
-> Hàng hóa của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật
DANH MỤC HÀNG HÓA BỊ CẤM XUẤT NHẬP KHẨU

STT MÔ TẢ HÀNG HÓA BỘ, CƠ QUAN NGANG


BỘ CÓ THẨM QUYỀN
QUẢN LÝ
1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu Bộ Quốc Phòng
nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật
quân sự.
2 Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ Bộ Quốc Phòng
thông tin bí mật Nhà Nước.
3 a) Dị vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo Bộ Văn hóa, Thể thao và
quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Du lịch
b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện
cấm phổ biến, lưu hành, hoặc đã có quyết
định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi,
tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.
4 a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm Bộ Thông tin và Truyền
phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. thông
b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh
doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền
theo quy định của Luật Bưu Chính.
5 Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên Bộ Nông nghiệp và Phát
trong nước. triển nông thôn
c. Nội dung hợp pháp:

Có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định

TERMS AND CONDITIONS:

1. Commodity (Tên hàng)


2. Quantity (Số lượng)
3. Quality (Chất lượng)
4. Shipment/Delivery (Giao hàng)
5. Price (Giá)
6. Payment (Thanh toán)

d. Hình thức:

Điều 24 luật thương mại 2005, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng -hành vi cụ thể (Hai bên không có thỏa thuận bằng văn bản cũng như
thỏa thuận bằng miệng. Việc giao kết hợp đồng được minh chứng bằng các hành vi
như bên bán tiến hành giao hàng hoặc bên mua tiến hành trả tiền. Đây cũng là hình
thức hợp đồng mang lại nhiều rủi ro, do đó trên thực tế các thương nhân ít sử
dụng.).
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

3.1.5. Bố cục của hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất nhập khẩu gồm có 3 phần:

1. Mở Đầu
2. Nội dung
3. Ký kết hợp đồng
 Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên được tập hợp thành những điều khoản quy
định trong Hợp đồng.
1
2

6
(1) Tiêu đề Hợp đồng:
 SALES CONTRACT / CONTRACT
 COMMERCIAL CONTRACT
 PURCHASE CONTRACT + No (Số hợp đồng)
 SALES NOTE
 SALES AGREEMENT
 PURCHASE ORDER
 Mục đích:
 Đặt tên
 Ghi vào chứng từ có liên quan
 Lưu hồ sơ, theo dõi, quản lý

SỐ HỢP ĐỒNG

 Yêu cầu: đơn giản, có ý nghĩa


 Cách ghi: STT/NB-NM/NĂM (tên người mua, người bán ghi tắt, lấy 3 ký tự đầu)

Vd: SALES CONTRACT No 003/DRL-ISH/2013

(2) Ngày ký hợp đồng

14/1/2019
(3) Thông tin bên bán và mua
Between: Name
Address
Tel Fax Email
Represented by Mr
Hereinafter called as the SELLER
And: Name
Address
Tel Fax Email
Represented by Mr
Hereinafter called as the BUYER

(4)
 The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the
commodity under the terms and conditions as following / provided in this
contract as follows:
 Both parties have agreed to sign the contract covering the following terms
and conditions:
 BÊN BÁN đã đồng ý bán và BÊN MUA đã đồng ý mua hàng hóa theo các
điều khoản và điều kiện sau/ được quy định trong hợp đồng này như sau:
 Hai bên đã đồng ý ký kết hợp đồng bao gồm các điều khoản và điều kiện
sau:

(5) Nội dung các điều kiện điều khoản:


1. Commodity (Tên hàng)
2. Quantity (Số lượng)
3. Quality (Chất lượng)
4. Shipment/Delivery (Giao hàng)
5. Price (Giá)
6. Payment (Thanh toán)
7. Packing and Marking (Bao bì và ký mã hiệu)
8. Warranty (Bảo hành)
9. Penalty (Phạt)
10. Insurance (Bảo hiểm)
11. Force Majeure (Bất khả kháng)
12. Claim (Khiếu nại)
13. Arbitration (Trọng tài)
CÁCH GHI TERMS AND CONDITIONS

ARTICLE 1: COMMODITY ....................................................

ARTICLE 2: QUALITY............................................................

ARTICLE 3: QUANTITY.........................................................

Hay

ART.1. COMMODITY..............................................................

ART.2. QUALITY......................................................................

ART.3. QUANTITY...................................................................

(6) Phần kết thúc hợp đồng


 Hiệu lực của hợp đồng
 Quy định khi có chỉnh sửa hay thỏa thuận mới
 Được lập thành bao nhiêu bản
 Chữ ký của hai bên

GENERAL CONDITIONS:
This contract comes into effect from the signing date and is made in four (04)
originals and each party keep two (02) originals. Any amendment, agreement and
additional clause to these conditions shall be valid only if made in written form
and duly confinned by both sides.

FOR THE SELLER FOR THE BUYER

ĐIỀU KIỆN CHUNG:


Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành bốn (04) bản chính,
mỗi bên giữ hai (02) bản chính. Bất kỳ sửa đổi, thỏa thuận và điều khoản bổ sung
nào đối với các điều kiện này sẽ chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện bằng văn bản
và được giới hạn bởi cả hai bên.

DÀNH CHO NGƯỜI BÁN DÀNH CHO NGƯỜI MUA


3.2 Các điều kiện và điều khoản

TERMS AND CONDITIONS

1. Commodity (Tên hàng)


2. Quantity (Số lượng)
3. Quality (Chất lượng)
4. Shipment/Delivery (Giao hàng)
5. Price (Giá)
6. Payment (Thanh toán)
7. Packing and Marking (Bao bì và ký mã hiệu)
8. Warranty (Bảo hành)
9. Penalty (Phạt)
10. Insurance (Bảo hiểm)
11. Force Majeure (Bất khả kháng)
12. Claim (Khiếu nại)
13. Arbitration (Trọng tài)

3.2.1 COMMODITY (TÊN HÀNG)

ARTICLE 1: COMMODITY / NAME OF GOODS

Tầm quan trọng:

Điều khoản thỏa thuận đối tượng hàng hóa hai bên mua bán trong hợp đồng -> xác định
rõ ràng, chính xác và đầy đủ -> hạn chế tranh chấp

 Tên thương mại kèm tên khoa học: chủ yếu dùng cho các loại dược phẩm, hóa
chất, thực động vật. Tên gọi trên hợp đồng được hiểu là cách đặt tên mà hai
bên cùng hiểu một nghĩa. Vì vậy, nếu dùng tên khoa học để tránh nhầm lẫn cần
phải có sự hiểu biết nhất định của các bên tham gia. Nếu bên nào chưa rõ cần
phải tra cứu trước. Ví dụ, alcohol… Gọi tên theo tên khoa học đôi khi vẫn cần
có những chú giải tên sản phẩm thương mại như Penicillin (Tiffy)… Nhiều
trường hợp người mua chỉ quan tâm đến giá trị và tên thương mại của sản
phẩm mà không am hiểu sâu về tên khoa học của sản phẩm.
Vd: Robusta/Abrica coffee beans

ARTICLE 1. COMMODITY:

Fertilizer => UREA, Fertilizer, Nitrogen 46% min, origin Indonesia

(Phân bón UREA, N tối thiểu 46%, xuất xở Indonesia)

 Tên thương mại kèm theo xuất xứ: Cách gọi tên gắn với xuất xứ thường diễn ra
đối với các sản phẩm nổi tiếng trong khu vực địa danh đó. Các tên gắn với địa
danh thường được các cơ quan địa phương cho phép hoặc hình thành từ tập
quán gọi tên xa xưa với đặc trưng hay đặc sản vùng và khu vực đó. Chẳng hạn
gọi tên nước mắm Phú Quốc, Vang Đà Lạt…
Vd: Thai Nguyen tea; Vietnam coffee

 Tên thương mại kèm theo năm sản xuất


Vd: coffee beans crop in 2022

1/ COMMODITY: Vietnamese Jasmine láng grain white rice, 5% broken, crop 2013

 Tên thương mại kèm tên nhà sản xuất: Cách gọi này được sử dụng đặt tên khi
tên các hãng và công ty trở thành những tên tuổi nổi tiếng và có uy tín cao như
các hãng TOYOTA, GM, GE, HONDA, BOEING… Việc đặt tên gắn với tên
hãng và công ty sẽ thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của người dùng vào sản
phẩm của các hãng đó.
Vd: Honda Cars; Sony Television; Samsung handphone

S/L No. Machine Model & Description


1 JUKI DNU-1541-7-0B/M51N/SC922AK/CP180C

 Tên thương mại kèm công dụng hàng hóa: Cách đặt tên này thường dùng đối
với các sản phẩm có công dụng đặc trưng và người sử dựng chỉ quan tâm đến
tính năng đó. Chẳng hạn gọi tên sản phẩm keo có loại keo dán gỗ, keo dán
kính… Các sản phẩm này có đặc trưng sử dụng chuyên dụng về từng loại nên
gọi tên theo công dụng sử dụng.
Vd: Cooking oil Nepture; Set of 3 pots for outside décor

Tên thương mại kèm qui cách/phẩm chất/mã hàng hóa:

Vd: Coffee beans grade 1


Air condition Model No. 123
Air condition inverter

1/.COMMODITY: Vietnamese Jasmine láng grain his rice, 61% brain, crop 2013

Tên thương mại kèm thông số kỹ thuật hàng hóa: chất lượng và ứng dụng của các sản
phẩm đó. Các sản phẩm đặt tên theo mác hàng hóa cũng hình thành từ việc cần có sự
phân biệt khi kinh doanh các sản phẩm này.

Cách đặt tên hàng hóa trong hợp đồng ngoại thương có thể kết hợp tổng hợp các cách đặt
tên ở trên. Việc đặt tên hàng hóa trong ngoại thương đòi hỏi phải rõ ràng và tránh nhầm
lẫn. Thông thường điều khoản này được quy định rất ngắn gọn như sau:

Article 1: Commodity
Name of goods: Digital Television 21 inch, brand name “WEGA”, model 2007,
made by SONY, Japan.
No ITEM
01 Hot/Cold Water Dispenser Model No: CNC3000BW
(CNC LOGO Led-06 COLORS) Floor Standlag R134A 220V
50HZ

1. TÊN HÀNG + tên khoa học


Vd: Robusta/Abrica coffee beans
2. TÊN HÀNG + xuất xứ
Vd: Vietnamese coffee beans
3. TÊN HÀNG + năm sản xuất
Vd: coffee beans in 2022
4. TÊN HÀNG + nhà sản xuất
Vd: Trung Nguyen coffee
5. TÊN HÀNG + công dụng hàng hóa
Vd: Set of 3 pots for outside décor
6. TÊN HÀNG + quy cách
Vd: coffee beans grade 1
7. TÊN HÀNG + mã hàng
Vd: coffee beans Code No. 2905
8. TÊN HÀNG + mô tả chi tiết
Vd: Hợp đồng số 1

You might also like