You are on page 1of 6

3.

1 Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng MBHH

3.1.1 Thực trạng áp dụng về điều kiện, nguyên tắc và chủ thể của hợp đồng MBHH

-thực trạng áp dụng điều kiện trong hợp đồng MBHH

Về hàng hóa các bên đã có sự thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà các
bên chuẩn bị mua bán biết cụ thể hàng hóa, vì hiện nay có nhiều loại hàng hóa bị cấm
kinh doanh, mua bán, bị hạn chế có điều kiện

mặc dù đã có thỏa thuận từ trước về hàng hóa tuy nhiên thiếu sót vẫn còn cụ thể ở
hàng hóa nhận cần phải đáp ứng các điều kiện mà bên nhận đưa ra bời vì sẽ có trường
hợp hàng hóa được nhận không được như mong muốn, nên hợp đồng cần quy định rõ
về tiêu chuẩn hàng hóa.

Hiện nay ngoài việc phát sinh hàng hóa không phụ hợp với hợp đồng, còn có các phát
sinh khác như hàng hóa khiếm khuyết, giá trong hợp đồng mua bán và thực thế khi
nhận, phương thức và thời gian thanh toán, thời điểm giao nhận, địa điểm nhận hàng,
quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn thực hiện hợp đồng

Về giá cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng, cần lưu ý đồng tiền thanh toán vì hiện nay
nhà nước có cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ việt nam, thực trạng hiện nay
các chủ thể hay bỏ qua nhất là các xác định giá khi có biến động, khi có sự kiện bất
khả khán, điều kiện này rất quan trọng nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. .
Các bên cần thỏa thuận ấn định mức giá và ghi rõ vào hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn xảy
ra một số rủi ro như giá khi thị trường biến động, đồng tiền làm phương thức thanh
toán, tranh chấp về chi phí bốc dỡ, vận chuyển lưu kho bãi, cách thức giao nhận tiền,
phương thức bảo đảm hợp đồng bằng phương thức bảo lãnh. Các bên cần đưa ra các
điều khoản chi tiết, cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng giao dịch

Về Phương thức và thời gian thanh toán: tình trạng các bên gặp vấn đề ở khâu thanh
toán vì trên hợp đồng chỉ ghi thanh toán số tiền là bao nhiêu, lúc giao nhận hàng thì
bên bán lúc đó sẽ nhận cách thanh toán mình không mong muốn, các bên nên cần ghi
rõ phương thức thanh toán là chuyển khoản hay tiền mặt phải rõ ràng
Về thời gian thanh toán hiện trạng có các trường hợp, hợp đồng không ghi rõ thời
gian thanh toán là từng đợt hay toàn bộ số tiền phải thanh toán và thời gian thanh toán
cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên có thể mở LC
hoặc sử dụng các biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán.

Về Thời điểm giao nhận các tranh chấp hợp đồng xuất hiện về thời điểm giao nhận
ngày càng phổ biến nhất là khi hợp đồng không quy định rõ những điều kiện kèm theo
và thời điểm cụ thể trong tiến hành mua bán để bên bá thực hiện nghĩa vụ trong việc
chuyển giao hàng theo quy định cảu hợp đồng

thời hạn giao hàng có rất nhiều hợp đồng không quy định về thời điểm giao hàng,
hoặc ghi thời hạn giao hàng chung chung, gây khó khăn cho bên bán cũng như bên
mua trong việc giao nhận hàng ví dụ trong hợp đồng ghi thời hạn giao hàng vào tháng
11/2020. Trường hợp này, bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong
tháng 11 và thông báo trước với bên mua

về chuyển giao quyền sở hữu là nội dung qung trọng thực tế chuyển giao quyền sở
hữu là quy định quang trọng, nhằm xác định thời điểm kết thúc quyền sở hữu đối với
tài sản của một chủ thể và bắt đầu quyền sỡ hữu đối với cùng một tài sản đó của một
chủ thể khác, thực tế nếu không có thỏa thuận khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa
được chuyển giao từ người bán sáng người mua kể từ thời điểm chuyển giao theo điều
62 Luật Thương Mại 2005

-thực trạng áp dụng nguyên tắc của hợp đồng mua bán hàng hóa

Các bên tham gia hợp đồng có quyền tự do giao kết hợp đồng, quyết định mình sẽ bị
ràng buộc như thế nào, Và một khi đã tuyên bố ý chí về sự tự ràng buộc thì người đó
không còn được tự do thực hiện nghĩa vụ nữa, mà sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Hiệu lực
ràng buộc của hợp đồng, phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc của hợp đồng,
trường hợp các bên tham gia tuân thủ đúng các nguyên tác của hợp đồng thì phải bị
phạt vi pham hợp đồng theo đúng thỏa thuận của hợp đồng

Trên thực tế trường hợp vi phạm nguyên tăc của hợp đồng vẫn xảy ra ví dụ về một
trường hợp:
ngày 20 tháng 1 năm 2020, bà Hoa có mua một lô áo sơ mi của công ty cổ phần may
Dệt Kim Sen,sau khi nhận được hàng, bà Hoa có phát hiện một phần áo sơ mi trắng bị
loang màu sang xanh nhạt, bà có báo với giám đốc công ty mà bà đã ký kết thì nhận
được phản hồi rằng tôi sẽ được đổi số hàng bị lỗi trên trong thời gian 5 ngày kể từ
ngày nhận hàng.Tuy nhiên đến tháng 3 này, sau nhiều lần liên lạc nhưng công ty Dệt
Kim Sen vẫn không đổi cho cho bà Hoa.

Theo điểm c, khoản 1 Điều 39 Luật thương mại 2005 thì một trong những trường hợp
mà hàng hóa được coi không phù hợp với hợp đồng là:“Không bảo đảm chất lượng
như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua”

số hàng hóa bị loang màu ở đây không đảm bảo chất lượng của mẫu hàng hóa mà
công ty Dệt Kim A đã giao cho bà Hoa Do đó, công ty Dệt Kim A phải có trách nhiệm
đối với số hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Cụ thể theo quy định tại Điều
40 Luật thương mại 2005 thì:

“Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù
hợp với hợp đồng được quy định như sau:

Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết
đó

Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định
của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá
đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó
được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro

Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm
chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.”
sau khi bên bán giao hàng thì bà Hoa mới biết được khiếm khuyết của hàng hóa đó,
tức là khiếm khuyết của lô hàng được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro. Áp dụng
theo Khoản 2 Điều 40 Luật thương mại 2005 thì khi bạn khiếu nại thì bên bán phải
chịu trách nhiệm về khiếm khuyết đó.

Điều 301 Luật thương mại 2005 quy định về mức phạt vi phạm như sau:

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa
vụ hợp đồng bị vi phạm…”
Ngoài ra, công ty Dệt Kim Sen có thể phải bồi thường thiệt hại về những tổn thất do
hành vi vi phạm hợp đồng gây ra nếu việc công ty Dệt Kim Sen giao hàng không đúng
theo hợp đồng trực tiếp gây ra tổn thất cho công việc kinh doanh của bà Hoa. Giá trị
bồi thường được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 302 Luật thương mại 2005 “Giá trị
bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải
chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

-thực trạng áp dụng chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiện nay các hợp đồng mua bán hàng hóa đa số đều thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật về chủ thể giao kết hợp đồng, tuy nhiên vẫn có các trường hợp chủ thể giao
kết hợp đồng là người không có thẩm quyền giao kết hậu quả dẩn đến sự tranh chấp
giữa các bên,

Trên thực tế có nhiều hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền và khi xảy ra
xung đột, công ty không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng đã lấy lý do người ký
không đúng thẩm quyền để thoái thác trách nhiệm. Điều này gây nhiều thiệt hại cho
đối tác, đặc biệt với những hợp đồng có giá trị lớn thì thiệt hại là không hề nhỏ. Công
ty không chịu bồi thường thiệt hại cho đối tác vì cho rằng người ký hợp đồng không
nhân danh công ty, còn cá nhân ký kết hợp đồng hoặc thoái thác trách nhiệm hoặc
không có khả năng tự chịu trách nhiệm đối với thiệt hại quá lớn của đối tác
Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người
đại diện theo pháp luật, mã số thuế, số tài khoản ngân hàng sử dụng để giao dịch…
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Khi tiến
hành giao kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ và yêu cầu đối tác cung cấp bản sao
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư để đảm bảo đúng
thông tin và thẩm quyền ký kết.

3.1.2 thực trạng áp dụng pháp luật về đối tượng và hình thức của hợp đồng mua bán
hàng hóa

-thực trạng áp dụng pháp luật về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là hàng hóa. Các bên tham gia
thường tranh chấp về hàng hóa không đúng đối tượng đã thỏa thuận, về chất lượng
hàng hóa không đúng, không đáp ứng được theo tiêu chuẩn, tranh chấp đơn vị tính,
quy định trong hợp đồng không cụ thể và chi tiết dẫn đến hiểu lầm hoặc do một bên
lợi dụng sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ

khái niệm về hàng hoá vẫn còn sự hạn chế, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong quy định
này hàng hoá chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình. Như vậy, các loại tài sản vô hình
khác như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ… chưa được thừa nhận là hàng hoá

-thực trạng áp dụng pháp luật về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

thực tiễn hình thức mua bán hàng hóa hiện nay, thông thường đối với các doanh
nghiệp lớn hoặc đối tượng hợp đồng với khối lượng nhất đinh, giá trị hợp đồng lớn thì
các doanh nghiệp thường chọn hình thức là hợp đồng bằng văn bản. Bên bán sẽ chào
hàng, báo giá, giới thiệu sản phẩm, chất lượng sản phẩm và gửi cho bên mua, tiếp đó
các bên tiến hành đàm phán về các điều khoản, yêu cầu đối tác soạn thảo hợp đồng
bằng văn bản và các bên tiến hành ký kết hơp đồng. Đối với các thương nhân, doanh
nghiệp nhỏ và vừa có mối quan hệ kinh doanh với nhau lâu dài, quan hệ mua bán dựa
vào sự uy tín thì việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra sẽ dễ dàng hơn, các
bên thường thỏa thuận, đàm phán về đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá cả,
phương thức thanh toán… thông qua điện thoại, email theo hợp đông, thỏa thuận văn
bản đầu tiên đã xác lập hoặc chỉ soạn thảo hợp đồng đơn giản thể hiện số lượng, giá cả
và phương thức thanh toán, điều nảy tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc
giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa diễ ra nhanh chóng. Nhưng mặt trái
là khi các các doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng băng điện thoại
hoặc emai hay bằng văn bản, nhưng nội dung thỏa thuận không được thể hiện cụ thể
về đối tượng hàng hóa, quyền nghĩa vụ các bên không đảm bảo thì dễ gặp rủi ro khi
một bên vi phạm hợp đồng đã giao kết thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
không được đảm bảo, dẩn đến tranh chấp.

3.1.3 Thực trạng áp dụng pháp luật về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là sợ giao kết đã thỏa thuận của các bên
tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa về các điều khoản trong hợp đồng như: tên hàng
hóa số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa, bao bì và ký mã hiệu, giao nhận hàng
hóa, giá cả, phương thức thanh toán, trách nhiệm khi vi phạm hợp đông mua bán hàng
hóa ….

Trong thực tế, hậu quả xấu đã xảy ra xuất phát từ điểm các bên trong hợp đồng không
quy định rõ ràng hoặc đầy đủ những nội dung của hợp đồng dẫn tới có tranh chấp xảy
ra các bên sẽ không có chứng cứ hoặc chứng cứ không rõ ràng và những thiệt hại
không cần thiết có thể xảy ra đối với tất cả các bên và không thể lường trước được. Vì
vậy khi soạn thảo nội dung hợp đồng đòi hỏi các chủ thể cần phải lường trước các tình
huống, quy định nội dung một cách rõ ràng để hạn chế mức rủi ro thấp nhất

You might also like