You are on page 1of 4

Lý thuyết: Hãy cho biết trong những trường hợp nào thì

sự im lặng của một bên là chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng? Cho ví dụ từng trường hợp cụ thể. Trách nhiệm
pháp lý của bên im lặng là gì? Viện dẫn cơ sở pháp lý.
-Theo khoản 2 Điều 393 BLDS năm 2015, im lặng không
coi là chấp nhận giao kết hợp đồng. Im lặng được suy
đoán là chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ là một ngoại lệ
của nguyên tắc trên, được áp dụng với điều kiện là hoàn
cảnh này phải được các bên tiên liệu bằng thỏa thuận,
hoặc do thói quen đã được các bên xác lập trước đó. Bên
cạnh đó, theo nguyên tắc công bằng, nếu BLDS hoặc luật
liên quan có quy định, thì im lặng được coi là chấp nhận
nếu trong các trường hợp đó, bên chấp nhận có nghĩa vụ
phải tuyên bố ý chí rõ rang là sẽ chấp nhận giao kết hợp
đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.
VD.Khoản 2 Điều 394 BLDS có quy định: nếu trả lời
chấp nhận lẽ ra đã tới đúng hạn, nhưng vì lý do khách
quan mà đã không tới đúng hạn, nhưng bên đề nghị đã
biết hoặc phải biết về lý do khách quan này, thì hợp đồng
cũng được coi là đã giao kết (chấp nhận giao kết có hiệu
lực), trừ trường hợp ngay lập tức, bên đề nghị tuyên bố từ
chối giao kết hợp đồng. Đây là nghĩa vụ mà bên đề nghị
phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên tắc thiện chí và
nguyên tắc công bằng. Tương tự, tại quy định về mua sau
khi dùng thử, luật cho phép xem sự im lặng sau khi hết
thời hạn dùng thử là chấp nhận xác lập hợp đồng mua bán
đối với tài sản đã được dùng thử. Đây là quy định dựa
trên lẽ công bằng và vì bảo vệ lợi ích chính đáng của bên
kia ( Khoản 1 Điều 452 BLDS năm 2015). Tuy vậy, cũng
có thể xem đây là một căn cứ để hủy bỏ hợp đồng, vì vào
thời điểm dùng thử, các bên đã giao kết xong hợp đồng
dùng thử có điều kiện “hết hạn dùng thử mà không thông
báo từ chối thì hợp đồng có hiệu lực chính thức”
-Trách nhiệm pháp lý của bên im lặng: Sự im lặng được
coi là đề nghị giao kết hợp đồng khi có thỏa thuận giữa
các bên hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên
(Điều 393 BLDS 2015).

Vận dụng: An là chủ tạp hóa và kinh doanh gạo, khách


hàng thân thiết của Bình (đại lý phân phối gạo của Cty
Lương thực thực phẩm Sóc Trăng). Đầu tháng 5/2021,
Bình gửi mail báo giá gạo cho An là 25.000đồng/1kg gạo
ST 25. Thông thường, An sẽ phản hồi mail cho Bình vào
mỗi lần nhận chào giá để đặt hàng. Ngày 05/5/2021 An
không trả lời mail mà nhắn tin cho Bình đặt mua 20 tấn
gạo ST 25. Bình không trả lời tin nhắn của An mà gửi
mail thông báo ngày giao hàng là ngày 8/5/2021, Đến
ngày giao, đơn vị giao hàng đã tiến hành giao cho An 20
tấn gạo theo tin nhắn đặt hàng. Nhưng An từ chối nhận vì
giá gạo cao, yêu câu đơn vị vận chuyển trả hàng lại cho
Bình. Bình nhận hàng và yêu cầu An thanh toán phí vận
chuyển trả hàng và bồi thường tổn thất cho Bình vì từ
chối nhận hàng không có căn cứ, số tiền là 8% trên giá trị
hàng hóa. Hãy
1. Xác định HĐ giữa An và Bình đã được giao kết hay
chưa?
- Hợp đồng giữa An và Bình đã được giao kết.
2. Thời điểm giao kết? Hình thức của hợp đồng
- Thời điểm giao kết: Bắt đầu vào thời điểm An gửi tin
nhắn đặt mua ngày 05/5/2021.
- Hình thức của hợp đồng: Bằng văn bản (Điều 33,34
Luật Giao dịch điện tử năm 2005).
3. Loại Hợp đồng
- Đối tượng: Gạo ST25. - Số lượng, chất lượng: 20 tấn
gạo ST25. - Giá: 25.000đ/1kg gạo, phương thức thanh
toán: Nhận trực tiếp bằng tiền mặt. - Thời hạn: ngày giao
08/05/2021, địa điểm: nơi cư trú của An, phương thức
thực hiện: bên bán giao 1 lần và trực tiếp cho bên mua. -
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: An phải thanh toán
phí vận chuyển trả hàng và bồi thường 8% trên giá trị
hàng hóa cho Bình
- Quyền, nghĩa vụ các bên: + Anh An: có nghĩa vụ thanh
toán tiền hàng, có quyền nhận được hàng đúng hạn. +Anh
Bình: có nghĩa vụ giao hàng đúng hạn, có quyền nhận
được đầy đủ tiền hàng sau khi bên An nhận được hàng.

4.Nội dung cơ bản của HĐ


An là chủ tạp hoá ,kinh doanh gạo còn Bình là đại lý
phân phối gạo.Bình chào giá An bằng mail nhưng An lại
nhắn tin đặt hàng. Đến ngày giao An không nhận vì giá
gạo cao và yêu cầu trả hàng . Bình yêu cầu An thanh toán
phí vận chuyển , số tiền là 8%trên giá trị hàng hoá.
5.Phân tích trách nhiệm của 02 bên
Theo như ví dụ trên, An phải chịu trách nhiệm thanh
toán phí vận chuyển cũng như 8% trên giá trị hàng hóa
bởi vì việc trả lời mail là hoạt động mà cả hai giao tiếp
khi giao dịch mà An lại không trả lời mail dù biết giá gạo
tăng giá. Còn về phần Bình nên chú ý cho những lần giao
dịch tiếp theo bởi vì ngoài việc thông báo trên phương
tiện điện tử mà cả hai thường dùng thì nên trả lời luôn
trên phương tiện mà khách hàng sử dụng gần nhất để trao
đổi với Bình.

You might also like