You are on page 1of 7

Câu 1:

1.1
Hợp đồng được kí giữa các bên không có điều khoản về luật áp dụng. Vậy nên, hợp đồng
được coi như là chịu sự điều chỉnh của luật các nước của các bên đó là Luật Việt Nam vì
người bán mang quốc tịch Việt Nam, đồng thời chế biến hàng hóa trên lãnh thổ Việt
Nam.
1.2
Các bên trong hợp đồng đều có địa điểm kinh doanh thuộc các quốc gia tham gia CISG,
nên xác định giao dịch này được điều chỉnh bởi CISG 1980.
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty Việt Nam và công ty Singapore là
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế căn cứ theo quy định tại Điều 1 Công ước Viên 1980
(CISG).
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa – 200 tấn hạt Điều ( giá X) không thuộc đối
tượng hàng hóa không được áp dụng công ước này vào việc mua bán được quy định tại
Điều 2 CISG 1980.
Giải quyết vấn đề:
- Chiếu theo điều 36 CISG 1980, người bán phải chịu trách nhiệm vì không đảm bảo
được rằng trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn duy trì được tình trạng thích hợp để
sử dụng cho đến khi người mua sử dụng chúng. Và theo điều 46(3) và điều 51(1) cisg
1980, người mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại ( bao gồm cả những khoản lợi đáng lẽ
được hưởng) và người bán phải bồi thường những lô hàng hỏng.
- Nhưng người mua cũng có sự thiếu sót, chiếu theo điều 38(1), khi nhận hàng người mua
không tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mặc dù người
mua đã nhận thấy 15 thùng hàng bị thủng mà vẫn cho tiến hành chế biến.
- Chiếu theo điều 77 cisg 1980, vì người mua mới bắt đầu công đoạn chế biến nên chưa
phải chịu nhiều tổn thất do lô hàng hỏng gây nên, do đó người bán có thể yêu cầu người
mua giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể
hạn chế được.
Trách nhiệm các bên như sau :
-Người bán: phải bồi thường thiệt hại và đền bù những lô hàng hỏng cho người mua và
cam kết giao hàng thay thế trong một thời gian nhất định và có thông báo cho người mua
biết. Đồng thời sẽ thông báo và nhắc người mua thanh toán toàn bộ số tiền hàng cho
mình đúng thời hạn.
- Người mua: điều 47(1) cisg 1980, người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn
bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ của mình, nhận bồi thường và hàng hóa
thay thế từ người bán, sau khi nhận hàng đầy đủ người mua phải tiến hành thanh toán
toàn bộ tiền hàng cho người bán theo điều 53 cisg 1980 trong thời gian nhất định.

Bài học kinh nghiệm:


- Quy định rõ về cách xác định chất lượng hàng hóa và cách kiểm định chất lượng
hàng hóa trong hợp đồng và cách xử lí nếu như hàng hóa không phù hợp trong hợp
đồng.
- Người bán cần ấn định rõ ràng trong hợp về thời gian cho người mua phản hồi về
chất lượng hàng hóa sau khi nhận hàng. Nếu hàng hóa có phát sinh vấn đề sau khi
đã phản hồi thì người mua tự chịu trách nhiệm.
Câu 2:
2.1.
Hợp đồng được kí giữa các bên không có điều khoản về luật áp dụng. Vậy nên, tòa án
quyết định sẽ áp dụng Luật Việt Nam- luật nước người khỏi kiện và chiếu theo Công Ước
Viên CISG 1980 để giải quyết tranh chấp.
2.2.
Các bên trong hợp đồng đều có địa điểm kinh doanh thuộc các quốc gia tham gia CISG,
nên xác định giao dịch này được điều chỉnh bởi CISG 1980.
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty Việt Nam và công ty Đứcvlà hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế căn cứ theo quy định tại Điều 1 Công ước Viên 1980
(CISG).
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa – tôm sú đông lạnh bóc vỏ còn đuôi xếp
duỗi thẳng không thuộc đối tượng hàng hóa không được áp dụng công ước này vào việc
mua bán được quy định tại Điều 2 CISG 1980.
Phán quyết của Tòa án
- Tòa án cho rằng người bán vi phạm khoản 1 điều 35 cisg 1980 vì đã giao hàng
không đúng chất lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng: hợp
đồng quy định người bán phải gao 10 container theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
châu Âu nhưng khi giao hàng lại có 3 container có dư chất cấm vượt tiêu chuẩn
châu Âu, gây nên thiệt hại cho người mua => Vậy 3 container này là hàng hóa
không phù hợp với hợp đồng.
- Theo khoản 1 điều 36 CISG 1980: thời gian chuyển giao rủi ro là thời gian giao
hàng từ 7/2017 đến 9/2017, sau đó 10/2017 sự không phù hợp của hàng hóa được
phát phát hiện => theo đó,người bán vẫn phải chịu trách nhiệm cho sự không phù
hợp của hàng hóa này.
- Chiếu theo điều 36 CISG 1980, người bán phải chịu trách nhiệm vì không đảm
bảo được rằng trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn duy trì được tình trạng
thích hợp để sử dụng cho đến khi người mua sử dụng chúng.
 Theo 2 điều trên, người bán phải chịu trách nhiệm cho sự không phù hợp của hàng
hóa này và theo điều 46(3) và điều 51(1) cisg 1980, người mua có quyền đòi bồi
thường thiệt hại ( bao gồm cả những khoản lợi đáng lẽ được hưởng) và người bán
phải bồi thường 3 conatiner hỏng.
- Đề nghị hủy hợp đồng của người mua bị Tòa án hủy bỏ, Tòa án dẫn chứng cho
người mua theo điều 49(2) cisg 1980 là nếu người bán đã giao hàng thì người mua
sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng trước
đó, và điều 82(1) người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán
phải giao hàng thay thế, hay trả lại nếu họ không thể hoàn lại 3 container hàng đó
trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.
- Tuy nhiên theo đó, người bán vẫn bán được số hàng không đạt tiêu chuẩn đó và
kiếm được 1 khoản lợi nhuận nhất định. Vậy nên tòa án dẫn chứng khoản 2 điều
84, người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà
họ đã được hưởng từ 3 lô hàng lệch tiêu chuẩn mà đã bán cho khách hàng, nếu họ
không thể hoàn lại 3 lô hàng đó trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng
họ đã nhận ban đầu nếu muốn đòi bồi thường hay đòi người bán phải bù số hàng
đó.
- Sau khi người bán đã đã đền bù 3 container không phù hợp thì người bán có quyền
đòi người mua thanh toán tất cả bao gồm những lô hàng đạt chuẩn trước đó mà
người mua chưa thanh toán và cả 3 lô hàng sau khi người bán đền bù ( điều 62
CISG 1980).
Trách nhiệm của các bên :
- Người bán: phải bồi thường thiệt hại và đền bù 3 lô hàng khác cho người mua và
cam kết giao hàng thay thế trong một thời gian nhất định và có thông báo cho
người mua biết. Đồng thời sẽ thông báo và nhắc người mua thanh toán toàn bộ số
tiền hàng cho mình đúng thời hạn.
- Người mua: hoàn trả lại cho người bán số lợi nhuận đã kiếm được từ việc bán 3 lô
hàng lệch chuẩn đó như đã nói ở trên; chiếu theo khoản 1 điều 47 CISG 1980,
người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán
thực hiện nghĩa vụ của mình, nhận bồi thường và hàng hóa thay thế từ người bán,
sau khi nhận hàng đầy đủ người mua phải tiến hành thanh toán toàn bộ tiền hàng
cho người bán theo điều 53 cisg 1980 trong thời gian nhất định.
Bài học kinh nghiệm:
Trong quy trình thực hiện hợp đồng cần lưu ý những điều sau:
- Quy định rõ về cách xác định chất lượng hàng hóa và cách kiểm định chất lượng
hàng hóa trong hợp đồng cách xử lí nếu như hàng hóa không phù hợp trong hợp đồng.
- Đồng thời cần quy định rõ trong hợp đồng về địa điểm và thời gian chuyển giao rủi
ro và những nguyên nhân gây ra tổn thất được chấp nhận để dễ dàng trong quá trình giải
quyết nếu có tranh chấp xảy ra.
- Người mua phải tự kiểm tra hoặc nhờ cơ quan về kiểm định để kiểm tra hàng hóa
xem có phù hợp với tiêu chuẩn đã nêu trong hợp đồng không, nếu không phù hợp thì
phải báo cho người bán trong thời gian nhanh nhất có thể để người bán kịp thời xử lí
hoặc bồi thường hoặc giao hàng thay thế.
Câu 3
Nguyên đơn: bên mua Việt Nam
Bị đơn: bên bán Thái Lan
Phán quyết của Tòa án
- Khi thời hạn giao hàng trong hợp đồng đã hết, Nguyên đơn đã gia hạn thư tín
dụng cho tới ngày 31 tháng 5 năm 1980 cũng đồng thời là gia hạn thêm cho việc
giao hàng tới ngày đó. Việc làm này đã được cả hai bên thừa nhận.
- Mặc dù vậy, Bị đơn vẫn không thực hiện được việc giao hàng trong thời gian được
gia hạn này điều này đã cấu thành lỗi vi phạm hợp đồng của Bị đơn. Những gì xảy
ra sau ngày 31 tháng 5 năm 1980 không được tính tới vì các bên không có một
thoả thuận thêm nào về việc gia hạn thời hạn giao hàng.
- Sau khi xem xét, trọng tài không thể chấp nhận lý do không thực hiện hợp đồng
mà Bị đơn đưa ra là bất khả kháng” vì trong hợp đồng cũng đã đề cập rõ ràng là:
sự biến động của tiền tệ cũng như việc tăng giá sẽ không được coi là bất khả
kháng; Và cũng vì trên thực tế, cho tới ngày 31 tháng 5 năm 1980 (ngày hết hạn
của thư tín dụng sau khi đã được gia hạn thêm) Bị đơn đã không hề thông báo một
cách cụ thể cho người bán về bất khả kháng, vấn đề này chỉ được đưa ra trong
cuộc thương thảo cuối tháng 7. Điều này cho phép Tòa án kết luận là Bị đơn thực
tế đã có khả năng giao hàng song muốn tăng giá lên cao hơn nên đã không thực
hiện nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng
Theo đó, Nguyên đơn đã có được lệnh phong toả Bảo đảm thực hiện hợp đồng
cùng hai thư tín dụng theo quyết định của tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh. Vì
vậy, mong muốn hủy hợp đồng của Bị đơn bị Tòa án bác bỏ, hay nói cách khác bị
đơn phải tiếp tục hợp đồng, giao chuyến hàng thứ hai và ba.
-Tuy nhiên về việc Bị đơn chưa nhận được tiền thanh toán của người mua cho
chuyến hàng thứ nhất :
+ Vì người mua đã chỉ định công ty giám định để kiểm tra chất lượng hàng hóa
được giao, nên Bị đơn có trách nhiệm phải yêu cầu công ty giám định đó cấp giấy
chứng nhận ngay sau khi hàng được kiểm tra. Vì đã không làm được điều này, Bị
đơn đã tự gây khó khăn cho việc nhận tiền bằng L/C.
+ Do bản chất của L/C là xác nhận không huỷ ngang nên Nguyên đơn đã không
thể huỷ bỏ thư tín dụng đu L/C đã hết hạn ngày 22/2/2018. Bị đơn có nghĩa vụ
phải xuất trình đúng hạn đầy đủ bộ chứng từ, nếu thiếu, họ phải tìm mọi cách để
có được chứng từ bị thiếu đúng thời hạn song thực tế họ đã không làm được điều
đó. Và dù giả thiết rằng bộ chứng từ đã được xuất trình đầy đủ và đúng hạn mà
ngân hàng vẫn từ chối thanh toán thì đó lại là vấn đề nội bộ giữa Ngân hàng mở
thư tín dụng và Ngân hàng xác nhận.
+ Trước đó Bị đơn gần như đã hoàn toàn im lặng cho tới ngày 7 tháng 5 năm 1980
và sau đó chỉ quan tâm tới việc nâng giá hợp đồng. Trong suốt thời gian đó họ
không hề chứng minh được việc Nguyên đơn đã từ chối hợp đồng hay từ chối
thanh toán chuyến hàng đầu tiên.
- Theo đó vì bị đơn là bên vi phạm hợp đồng , nên Bị đơn có trách nhiệm bồi
thường thường thiệt hại những khoản phí mà người mua đã bỏ ra nhưng chưa nhận
được toàn bộ hàng hóa: phí bảo hiểm, phí ngân hàng,.. do Nguyên đơn yêu cầu.
 Phán quyết cuối cùng:
+ Tòa án bác bỏ mong muốn hủy hợp đồng của Bị đơn và Bị đơn phải bồi thường
các khoản sau do vi phạm hợp đồng: phí bảo hiểm thực hiện hợp đồng trị giá 5%
tổng giá trị hợp đồng ; phí ngân hàng, phí bảo hiểm nếu Nguyên đơn yêu cầu.
+ Đồng thời, Bị đơn phải nhanh chóng thực hiện giao hàng nốt phần còn lại , và
Nguyên đơn sẽ thanh toán toàn bộ tiền hàng còn lại cho ngân hàng.
Bài học kinh nghiệm:
- Cẩn thận, kĩ càng trong quá trình kí kết hợp đồng, hợp đồng phải thể hiện rõ ràng
những mong muốn của các bên các các quy định chung, đồng thời thể hiện rõ
những biện pháp giải quyết hay hình phạt khi có bên vi phạm hợp đồng để dễ dàng
xử lý khi có tranh chấp xảy ra.
- Bên vi phạm hợp đồng sẽ luôn luôn nêu ra các lí do để thoái thác trách nhiệm và
kiện ngược lại bên kia, kể cả lý do không có trong hợp đồng. Vậy nên, bên bị vi
phạm phải nắm chắn hợp đồng và căn cứ vào luật áp dụng cho hợp đồng để có thể
bác những lí do đòi miễn trách không hợp lý.
Câu 4
Phán quyết của trọng tài
Nguyên đơn: bên bán Việt Nam
Bị đơn: công ty vận chuyển B Singapore
Phán quyết của Trọng tài:
- Về việc vi phạm hợp đồng của Bị đơn:
+ Vì Nguyên đơn và Bị đơn đã kí hợp đồng vận chuyển vào ngày 5/1/1998 và Nguyên
đơn đã thanh toán đủ cước phí vận chuyển vào giữa tháng 1/1998, Nguyên đơn đã
hoàn thành nhiệm vụ của mình theo hợp đồng, tuy nhiên Bị đơn lại để hàng giao chậm
so với thời gian dự kiến và đồng thời để hàng hóa bị bán đột ngột trên đường vận
chuyển khiến cho người mua của bị đơn không nhận được hàng => Bị đơn đã không
hoàn thành nhiệm vụ của mình theo hợp đồng.
+ Cụ thể về vụ việc tàu đã không thể quá cảnh qua Kênh Suez được cho là do tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu giữa bên B và chủ sở hữu tàu, khiến cho tàu bị
chậm theo thời gian quy định. Hơn nữa, Bị đơn đã không thông báo cho Nguyên đơn
biết về tình trạng chậm trễ của chuyến hàng đã khiến cho Nguyên đơn mất công đi
điều tra.
+ Tiếp đó, là hàng hóa bị bắt giữ theo yêu cầu của ngân hàng nhận cầm cố của chủ tàu
và bị bán đi với giá 1.400.000 USD tại Gibralta => Việc hàng hóa bị dỡ và bị bán đột
ngột vẫn chưa được xác định và sự việc này hoàn toàn bất ngờ vì chưa đề cập đến
trong hợp đồng về việc hàng hóa có thể bị bán giữa chùng được hay không.
 Từ các lí do trên đã cấu thành sự vi phạm hợp đồng của Bị đơn và và trọng tài đã ra
phán quyết rằng Bị đơn có trách nhiệm bồi thường hoặc hoàn trả các chi phí mà
Nguyên đơn đã chi để thực hiện hợp đồng.
- Về việc yêu cầu bồi thường và đền bù của Nguyên đơn dành cho Bị đơn:
+ Theo đó , Tòa án ra phán quyết như sau :vì Bị đơn đã vi phạm hợp đồng nên
Nguyên đơn có quyền đòi bồi thường 3.200.000 USD là trị giá số hàng theo Điều 4
Hợp đồng mua bán , đồng thời Nguyên đơn có quyền đòi bị đơn hoàn trả 288.820,80
USD là một phần của cước phí vận chuyển; Bị đơn có trách nhiệm hoàn trả lại các
khoản bồi thường mà Nguyên đơn đã yêu cầu như trên đúng thời hạn.
+ Đồng thời, trọng tài cũng cho rằng Bị đơn sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi khiếu
kiện hoặc bản án mà một bên thứ ba ( người mua của Nguyên đơn) tiến hành chống
lại Nguyên đơn phát sinh có liên quan đến sự mất mát/ không giao hàng, vì hàng hóa
mất mát hoàn toàn là do lỗi của Bị đơn, Nguyên đơn không có trách nhiệm trong sự
việc này.
 Phán quyết cuối cùng của trọng tài:
- Chấp nhận đơn khởi kiện của Nguyên đơn với những đề xuất sau đây cho Bị đơn:
+ Bồi thường tiền hàng và hoàn trả một phần cước phí vận chuyển cho Nguyên đơn.
+ Chịu trách nhiệm với bên thứ ba nếu bên thứ ba thực hiện kháng cáo với Nguyên
đơn.
Bài học kinh nghiệm:
- Khi thực hiện giao kết hợp đồng vận chuyển, nên tìm hiểu kĩ và chọn công ty vận
chuyển uy tín trên thị trường, đồng thời nên chọn công ty nào đã có tàu ( phù hợp
tiêu chuẩn), tránh trường hợp công ty lại phải kí hợp đồng riêng với chủ sỡ hữu tàu
khác, từ đó chúng ta sẽ không kiểm soát được các điều kiện vận chuyển với chủ
tàu vì mình không phải người kí hợp đồng đó, dẫn đến khi có tranh chấp khó khăn
trog việc giải quyết.
- Đồng thời, lúc giao kết hợp đồng cần đề cập rõ đến những rủi ro như hàng mất mát
hay bị bán giữa chừng trong quá trình vận chuyển và cách xử phạt nếu vi phạm, để
khi xảy ra rủi ro có chứng cứ để đem ra tòa kiện chủ sở hữu tàu và đòi bồi thường
thiệt hại

You might also like