You are on page 1of 2

Bình luận, đánh giá:

Phán quyết của Tòa phúc thẩm trong vụ việc trên được ban hành trên cơ sở xem xét tổng thể
quy định CISG và Bộ luật dân sự mới. Đánh giá toàn diện tình tiết với các điều kiện cấu
thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ nhất, để được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng thì phải có đủ các điều kiện cấu thành là:
(i) Hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên bị vi phạm; (ii) Có thiệt hại đáng kể; (iii) Bên vi
phạm có thể tiên liệu được thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Vụ án này bên mua (bị đơn) đã không có hành vi vi phạm cơ bản do thiếu một điều kiện cấu
thành vi phạm cơ bản là “có thể tiên liệu được thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra”. Nguyên
đơn đã lập luận việc tiến hành bảo quản hàng là hợp lý. Tuy nhiên, việc bảo quàn bằng cách
cô đặc hàng hóa đã làm thay đổi đối tượng hàng hóa theo hợp đồng là nước cam ép nguyên
chất, và đây không thể là một cách bảo quản hàng hợp lý. Đặc biệt, người bán không thông
báo và nêu lý do về sự cần thiết phải làm điều đó khi người mua chậm nhận hàng. Như vậy,
bị đơn không thể tiên liệu được thiệt hại đó khi họ không thực hiện nghĩa vụ của mình

Thêm nữa, qua phán quyết của Tòa án có thể thấy chỉ dấu “chậm nhận hàng vài ngày” không
được xem là có vi phạm cơ bản hợp đồng theo Điều 25.

Còn nguyên đơn (bên bán) đã đáp ứng điều kiện cấu thành hành vi vi phạm cơ bản: (i) hành
vi biến đổi tính chất của đối tượng trong hợp đồng thành “nước cam cô đặc”, không còn là
“nước cam ép nguyên chất” theo hợp đồng

Thứ hai, về các yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường:

Theo CISG, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi một bên không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng bất kỳ nghĩa vụ nào theo hợp đồng 1 và gây thiệt hại cho bên kia2.
Trong án lệ trên, Tòa án đã xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ việc nguyên đơn
không thực hiện đúng hợp đồng, cụ thể đối tượng của hợp đồng là “nước cam ép nguyên
chất”

Tòa án lập luận rằng việc giao hàng vào cuối tháng 8 là đề xuất sửa đổi hợp đồng và được bị
đơn chấp nhận. Bị đơn không thể hiểu rằng chậm nhận hàng vài ngày bị coi là vi phạm cơ
bản theo Điều 25. Theo tác giả, việc xác định không phải vi phạm cơ bản ở đây là không rõ
ràng. Và không chỉ nên xem xét ở khía cạnh việc nước cam ép không bền và cần thiết phải cô
đặc lại nếu để đến sau tháng 8. Bởi, đã có đề xuất giao hàng vào cuối tháng 8 và được bị đơn
chấp nhận => phát sinh nghĩa vụ nhận hàng theo đúng thỏa thuận là vào tháng 8. Tuy vậy, bị
đơn lại không nhận hàng vào đúng ngày thỏa thuận và lý do bên mua (bị đơn) không nhận
hàng vào ngày thỏa thuận chưa được làm rõ.

1
Điều 45.1(b) và Điều 61.1(b)
2
Điều 74
Thứ bai, về cách tính thiệt hại. Khi tính thiệt hại trực tiếp đo lường bằng sự chênh lệch theo
quy định tại Điều 75 là dựa vào giá trị chênh lệch giữa giá trị hợp đồng bị vi phạm và hợp
đồng mua bán hàng hóa thay thế.

Theo Điều 74 CISG không đề cập đến loại tiền tệ để tính toán bồi thường thiệt hại. Tuy vậy,
với tinh thần của CISG là bồi thường thiệt đầy đủ, nên các hội đồng trọng tài và giới học giả
đều có quan điểm rằng việc bồi thường thiệt hại nên được tính toán bằng loại tiền tệ của thiệt
hại đó.3 Trong vụ án trên Tòa phúc thẩm đã tính toán thiệt hại mà bên bán phải bồi thường
bằng đồng Franc vì thiệt hại của bên bị vi phạm là bên Pháp khi đã phải mua 570.039 lít nước
cam hàng thay thế với giá 245.116F.

Thêm vào đó, cũng đã bù trù vào nghĩa vụ trả tiền bởi những đơn hàng trước bị đơn (người
mua) chưa thanh toán cho nguyên đơn (người bán).

Như vậy, cách tính toán, và tiền tệ để tính toán và bồi thường thiệt hại của Tòa án đưa ra là
phù hợp, đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể.

3
J Gotanda trong S Kroll/L Mistelis/P Perales – Viscasilla, Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (Beck, Hart, Munich, 2011), Điều 74 đoạn 30

You might also like