You are on page 1of 7

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: LUẬT DÂN SỰ

ĐỀ BÀI 04: Đề số 4: Phân tích, đánh giá Điều


129 Bộ luật dân sự năm 2015 và nêu kiến nghị
hoàn thiện.
Họ và tên : Nguyễn Văn Trung
Lớp : N15.TL4
MSSV : 452252

1
HÀ NỘI – 2021
“Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình
thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô
hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng
văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện
ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên
hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định
bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc
các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong
trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

2
MỤC LỤC

1. Phân tích Điều 129 của BLDS năm 2015................................1


2. Đánh giá Điều 129 BLDS năm 2015........................................2
3. Kiến nghị, hoàn thiện:..............................................................3

Bảng chữ viết tắt

STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG


1 BLDS Bộ luật dân sự

3
1. Phân tích Điều 129 của BLDS năm 2015
Theo quy định nêu trên của BLDS năm 2015, ta có thể thấy một số vấn đề
sau đây: Thứ nhất, Có hai trường hợp giao dịch dân sự được coi là không tuân
thủ về hình thức đó là: (i) Hình thức văn bản không đúng quy định của pháp luật
và; (ii) Hình thức văn bản vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng
thực. Như vậy, giao dịch dân sự đã được xác lập giữa các bên, trước hết, phải
được thể hiện bằng văn bản và trường hợp giao dịch dân sự thông qua phương
tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử cũng được coi là giao dịch bằng văn bản (khoản 1 Điều 119
BLDS năm 2015). Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng hành vi cụ
thể thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này. Thứ hai, điều kiện để
giao dịch dân sự không tuân thủ hình thức được Tòa án ra quyết định công nhận
hiệu lực đó là tồn tại trên thực tế việc một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất
hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc
nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật,
chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không
được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác
(sau đây gọi chung là bên có quyền). Theo Điều 274 BLDS năm 2015: Nghĩa vụ
là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa
vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực
hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một
hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Theo đó, đối
tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện, và
đối tượng phải xác định được. Như vậy, theo Điều 129 BLDS năm 2015 việc
thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch có thể hiểu là: Một bên
hoặc các bên đã chuyển giao ít nhất hai phần ba vật; Đã chuyển giao ít nhất hai
phần ba quyền; Một bên hoặc các bên đã trả ít nhất hai phần ba tiền hoặc giấy tờ
có giá; Một bên hoặc các bên đã thực hiện hoặc không thực hiện ít nhất hai phần
ba công việc đã thỏa thuận. Thứ ba, tuy nhiên không phải việc một bên hoặc các
bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì giao dịch đó
đương nhiên có hiệu lực, mà cần có thêm điều kiện là phải thông qua con đường
Tòa án. Cụ thể là, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, sau khi xem xét đầy
đủ các điều kiện của giao dịch dân sự như đã nêu trên thì Tòa án sẽ ra quyết định
công nhận hiệu lực của giao dịch dấn sự đó. Như vậy, quy định về giao dịch dân

1
sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức tại Điều 129 Bộ luật dân sự
2015 có những thay đổi nhất định so với Bộ luật dân sự 2005.
2. Đánh giá Điều 129 BLDS năm 2015
Xét ở một góc độ khác thì quy định tại Điều 129 thể hiện sự tôn trọng quyền tự
do thể hiện ý chí của các bên, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong giao
lưu dân sự. Suy cho cùng hình thức cũng chỉ là phương tiện ghi nhận nội dung
giao dịch, điều quan trọng là mong muốn và thiện chí thực hiện giao dịch dân sự
của các bên. Do đó, khi các bên đã thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ trong
giao dịch dân sự, các nhà làm luật cho rằng nên công nhận giao dịch đó có hiệu
lực pháp luật, nhằm khắc phục hạn chế của BLDS 2005, tránh tình trạng một
bên căn cứ vào sự vô hiệu hình thức cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ đã
thỏa thuận gây thiệt hại cho bên còn lại. Nhưng xét dưới góc độ thực tiễn, việc
áp dụng các quy định này cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định như sau: Thứ
nhất, vấn đề xác định hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng là vấn đề khó khăn.
Đối tượng của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng có thể một khoản tiền, vật, một
công việc phải thực hiện. Nếu đối tượng của giao dịch dân sự là công việc thì
việc phân chia hai phần ba nghĩa vụ là điều không thể vì chỉ khi công việc hoàn
thành thì mục đích của các bên mới đạt được. Trong hợp đồng song vụ, nghĩa vụ
được xác định là tổng nghĩa vụ của cả hai bên hay là nghĩa vụ của từng bên. Đối
với các giao dịch bảo đảm, việc xác định ít nhất hai phần ba nghĩa vụ là việc hết
sức khó. Lúc này, nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ trong hợp đồng bảo đảm
hay là xác định theo nghĩa vụ được bảo đảm. Thứ hai, quy định tại khoản 2 Điều
129 dễ dẫn đến tâm lý coi thường hình thức giao dịch. Vì khi giao dịch vi phạm
quy định về công chứng, chứng thực nhưng một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì một bên hoặc các bên có quyền
yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường
hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. Như vậy,
đối với giao dịch mà pháp luật quy định hình thức bắt buộc có công chứng,
chứng thực, các bên hoàn toàn có thể xác lập và thực hiện giao dịch mà không
phải hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực, khi thấy cần thiết phải công nhận
hiệu lực của giao dịch thì các bên yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định này dễ
dẫn đến tâm lý coi thường việc công chứng, chứng thực. Việc trì hoãn thời gian
hoàn tất thủ tục hình thức có thể là điều kiện để các bên trốn tránh nghĩa vụ với
bên thứ ba, hoặc phục vụ cho lợi ích khác của bản thân. Đối với hoạt động công
chứng, quy định này sẽ gây khó khăn cho các tổ chức hành nghề công chứng

2
trong việc đồng bộ hóa thông tin các giao dịch trên hệ thống thông tin công
chứng, gây khó khăn cho các công chứng viên khi muốn kiểm tra thông tin tài
sản trong những lần giao dịch tiếp theo. Khoản 2 Điều 129 chỉ áp dụng cho các
loại giao dịch mà luật bắt buộc phải công chứng, chứng thực, không áp dụng cho
trường hợp khác về điều kiện có hiệu lực hình thức của giao dịch (không được
quy định trong điều 129 như đăng ký), thì dù hai bên có thực hiện 2/3 nghĩa vụ,
thậm chí thực hiện xong nghĩa vụ trong giao dịch cũng không được công nhận
hợp đồng. Qua đó, Điều 129 của BLDS không đề cập đến loại giao dịch mà thủ
tục “đăng ký” là điều kiện có hiệu lực của giao dịch đó. Điều đó có nghĩa, Điều
129 Bộ luật đã loại trừ, không áp dụng cho trường hợp hình thức giao dịch phải
có thủ tục đăng ký mà hai bên không thực hiện việc đăng ký, nên không được áp
dụng

3. Kiến nghị, hoàn thiện:


Thứ nhất, Điều 129 BLDS 2015 có hai khoản nhưng ranh giới giữa hai điều
khoản này rất khó xác định trên thực tiễn. Vì vậy phải đặt ra quy định cụ thể để
làm ranh giới phân biệt khoản 1, 2 điều này. Thứ hai, để tạo nên tính đồng bộ
của các quy phạm pháp luật, BLDS nên quy định cụ thể các giao dịch dân sự
phải thỏa mãn quy định về hình thức bắt buộc. Thứ ba, BLDS cần xác định rõ
hình thức giao dịch dân sự là văn bản có công chứng và hình thức văn bản có
chứng thực. Thứ tư, quy định về hình thức đăng kí là điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự được quy định trong BLDS còn khá mơ hồ, cần phải phân biệt
giữa đăng kí tài sản và đăng kí giao dịch. Thứ năm, các quy định về giao dịch
dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức theo BLDS 2015 chưa
phù hợp, cần phải sửa đổi. Điều 129 BLDS 2015 không nên căn cứ vào việc một
bên hoặc các bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch
để Tòa án công nhận giao dịch có hiệu lực pháp luật. Do đó, Điều 129 BLDS
2015 nên sửa đổi theo hướng: “1. Trường hợp có quy định về hình thức bắt buộc
của hợp đồng mà hình thức không được tuân thủ thì hợp đồng đó vô hiệu, trừ
các trường hợp: một hoặc các bên yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp
đồng vi phạm hình thức và Tòa án xét thấy hợp đồng đó thỏa mãn các điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Khoản 1 Điều 117 thì Tòa án ra quyết định
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoàn tất các thủ tục hình thức bắt buộc đối với
hợp đồng đó. 2. Di chúc không tuân thủ quy định về hình thức được quy định tại
Bộ luật này thì bị vô hiệu”. Thứ sáu, cần phải đặt ra và quy định các tiêu chí cụ
thể để được coi và xem xét là đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự 2015


2. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 1) – Trường Đại học Luật Hà Nội –
NXB Công an nhân dân
3. “Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức theo
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” - luận văn thạc sĩ luật học
/Nguyễn Thị Tố Tâm - PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu hướng dẫn
4. “Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ về hình thức, do người mất
năng lực hành vi dân sự xác lập.”

https://luatminhkhue.vn/giao-dich-dan-su-vo-hieu-do-khong-tuan-thu-ve-hinh-
thuc-do-nguoi-mat-nang-luc-hanh-vi-dan-su-xac-lap.aspx

5. “Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức – Thực trạng
và hướng hoàn thiện”

https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/hop-dong-vo-hieu-do-khong-tuan-thu-
quy-dinh-ve-hinh-thuc-%E2%80%93-thuc-trang-va-huong-hoan-thien-2511

You might also like