You are on page 1of 2

Họ và tên: Bàn Tòn Trẹ

MSSV: 452355
Lớp: N01-TL1

Trả lời
1.Trong mọi trường hợp, hợp đồng thương mại không tuân thủ quy định v
ề hình thức do pháp luật quy định thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu.
- Sai. Căn cứ pháp lý: Điều 116, Điều 129 Bộ Luật Dân sự năm 2015
- Giải thích: Theo các căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015: “Giao dịch dân sự
là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự”. Do đó, giao dịch dân sự là hợp đồng nói chung và
hợp đồng thương mại nói riêng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ các bên.

Căn cứ Điều 129 Bộ luật này quy định: “Giao dịch dân sự vi phạm quy định
điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng
văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc
các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt
buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất
hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường
hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

Như vậy, hợp đồng thương mại không tuân thủ quy định về hình thức do pháp
luật quy định vẫn có hiệu lực khi thuộc một trong hai trường hợp quy định tại
Điều 129 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

2.Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể trở thành một bên chủ thể của hợp đồn
g thành lập công ty.
- Sai. Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Giải thích: Theo căn cứ trên, không phải mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền
thành lập công ty. Như vậy các tổ chức, cá nhân thuộc khoản 2 Điều 17 Luật
Doanh nghiệp 2020 không thể trở thành một bên chủ thể của hợp đồng thành lập
công ty.

3.Trong mọi trường hợp, thương nhân dự kiến nhượng quyền phải đăng ký
hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
- Sai. Căn cứ pháp lý: Điều 291 Luật Thương mại 2005; Khoản 2 Điều 3 Nghị
định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 35/2006/NĐ-
CP về hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Giải thích: Theo các căn cứ trên, thương nhân dự kiến nhượng quyền không
cần phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại khi rơi vào một trong các
trường hợp sau:

+ Nhượng quyền trong nước;

+ Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

You might also like