You are on page 1of 5

1.

*Tóm tắt: Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
-Nguyên đơn: Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel kiên ḅi ̣đơn là
Công ty cổ phần kim khíHưng Yên (HYM) về viêc ̣ phía Công ty bi ̣đơn đã
châm trễtrong viêc giao hàng dẫn đến tổn thất cho Công ty Vinausteel. Nay
Công ty Vinausteel yêu cầu bồi thường thiêt hại do phía Công ty kim khí Hưng
Yên gây ra là 8.681.106.883 đồng.
-Quyết định của các cấp xét xử:
+Tại bản án kinh doanh thương mai sơ thẩm số 04/2009/KDTM-ST
ngày 18/02/2009, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh quyết điṇh: buôc Công ty
Hưng Yên phải bồi thường thiệt hại cho công ty Vinausteel số tiền là
8.843.958.225 đồng.
+Taị bản án kinh doanh thương maị phúc thẩm 102/2009/KDTM-PT
ngày 15/7/2009 quyết định: hủy bản án sơ thẩm. Yêu cầu tòa án sơ thẩm giải
quyết lại vụ án theo quy định của pháp luât.
+Tại phiên tòa giám đốc thẩm đã đưa ra quyết định hủy Quyết định giải
quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số
46/2010/QĐ-PT ngày 09/3/2010 của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao
Hà Nôị và Quyết định đình chỉ giải quyết vu ̣ án kinh doanh thương mai ṣ ố
05/2009/QD-ST ngày 15/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Giao hồ
sơ về cho Tòa án sơ thẩm xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

*Tóm tắt: Quyết định số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/4/2013 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
-Nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam kiện bị đơn là
Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex. Ngày 14/5/2001 Ngân hàng TMCP
Công thương đã cho Xí nghiệp xây dựng 4-Công ty Xây dựng số II nay là
Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex vay 2 tỷ đồng. Nay Xí nghiệp xây
dựng 4 không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng đã xử lý phát mại một phần
tài sản thế chấp. Do xí nghiệp xây dựng 4 thuộc Công ty cổ phần xây dựng 16-
Vinaconex nên Ngân hàng yêu cầu công ty này phải có trách nhiệm thanh toán
khoản nợ nêu trên và xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ.
-Quyết định của các cấp xét xử:
+Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2008/KDTM-ST
ngày 27/10/2008 Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An ra quyết định Công ty cổ phần
xây dựng 16-Vinaconex phải thanh toán cho ông Trần Quốc Toản số tiền là
75.000.000 đồng, hợp đồng bảo lãnh số 02/HĐCT ngày 10/5/2001 giữa Ngân
hàng và ông Trần Quốc Toản vô hiệu.
+Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 95/2009 KDTM-PT
ngày 07/7/2009 quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.
+Tại bản Quyết định giám đốc thẩm số 10/2013/KDTM-GĐT ngag
25/4/2013 quyết định hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 95/2009
KDTM-PT ngày 07/7/2009 và bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số
01/2008/KDTM-ST ngày 27/10/2008. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân
tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
*Trường hợp đại diện hợp lệ:
1.1. Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện.
-Điều kiện liên quan đến chủ thể:
+ Theo khoản 5 Điều 139 khẳng định người đại diện có năng lực hành vi dân
sự, Điều 139 theo hướng người đại diện là cá nhân, không cho phép pháp nhân
đứng ra đại diện.
+Theo khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015, quy định rõ ràng bên đại diện có
thể là cá nhân hoặc pháp nhân: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (gọi chung
là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác
(gọi chung là người được đại diện) xác lập, giao dịch dân sự.”
-Điều kiện liên quan đến nội dung:
+Quy định cụ thể hậu quả pháp lý của hành vi đại diện. Đề cập cụ thể thời hạn
đại diện, trước đây BLDS 2005 không quy định vấn đề này. Quy định bổ sung
một số trường hợp đại diện theo ủy quyền chấm dứt. Quy định cụ thể chi tiết
căn cứ xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Bộ luật đã có
một số sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt
hơn trong việc trợ giúp cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự
của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự.
+Theo khoản 3 Điều 134 BLDS năm 2015, “Trường hợp pháp luật quy định thì
người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”. BLDS 2015 bổ sung, nếu
không có trong quyết định người đại diện có thể làm tất cả những gì vì lợi ích
người được đại diện theo Điều 141 quy định.
-Điều kiện liên quan đến hình thức:
Tách riêng quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân và đại diện theo
pháp luật của pháp nhân tại Điều 135 BLDS 2015: “Quyền đại diện được xác
lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là
đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi
chung là đại diện theo pháp luật).”

1.2. Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng
Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel?
Trong phần Nhận thấy của Quyết định cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác
lập hợp đồng với Vinausteel: “Ngày 16/01/2007, Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên
(gọi tắt là Công ty kim khí Hưng Yên – bên A) – do ông Lê Văn Mạnh – Phó Tổng
Giám đốc làm đại diện ký Hợp đồng mua bán phối thép số 01/HĐPT/2007/VA-HY
với Vinausteel – bên B)”

1.3. Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel
không?
Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh không có trách nhiệm gì với Vinausteel.
Trích từ bản án: “Việc ông Lê Văn Mạnh có Bản cam kết vào ngày 01/4/2007 “xin
chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin cam kết nhận trách nhiệm trả cho Công ty và
các bên thứ ba (trong đó có Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel) tất cả các
khoản nợ và bồi thường thiệt hại phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng” mà ông Mạnh
đã ký trước hoặc từ các giao dịch, hợp đồng của Công ty được ký kết trước đó. Tuy
nhiên, Công ty Vinausteel không tham gia ký kết, không đồng ý nên không thuộc
trường hợp chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khản 1 Điều 315 Bộ luật
dân sự năm 2005”.

1.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm
liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết phục
không?)
-Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến ông Mạnh là thuyết
phục.
-Vì ông Mạnh mặc dù đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên trực tiếp ký Hợp đồng
với Công ty Vinausteel nhưng đó là dưới danh nghĩa của Công ty chứ không phải là
của riêng ông Mạnh, nghĩa là hợp đồng này là giữa hai pháp nhân với nhau. Chính vì
thế, việc Công ty Hưng Yên không giao đủ hàng là trách nhiệm của Công ty kim khí
Hưng Yên, không liên quan đến ông Mạnh. Ông Mạnh được bà Lan ký giấy ủy quyền
cho ông để thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, thường mại trong phạm vi ngành
kinh doanh của Công ty. Nên việc ông ký kết Hợp đồng với Vinausteel là hoàn toàn
không vượt quá thẩm quyền của ông, thỏa khoản 1 Điều 141 BLDS 2015về phạm vi
đại diện.
-Theo Luật Doanh nghiệp 2014: “Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm
trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền do vi phạm các nghĩa vụ quy định tại
Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ
ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện
thông qua người đại diện theo ủy quyền.”
- Như vậy, trách nhiệm giải quyết vấn đề này là của toàn bộ Công ty kim khí Hưng
Yên, còn ông Mạnh không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì đới với Công ty
Vinausteel. Tuy nhiên, ông Mạnh phải chịu trách nhiệm đối với nội bộ Công ty của
mình, Công ty kim khí Hưng Yên theo Luật Doanh nghiệp nêu trên.
-Có thể thấy, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng do người đại diện ký kết trong phạm vi
đại diện không là nghĩa vụ, trách nhiệm của người đại diện mà là của bên được đại
diện. Hay nói cách khác, hợp đồng dù do người đại diện ký kết thì trách nhiệm vẫn
thuộc về pháp nhân.

1.5. Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm gì với Vinausteel không?
Theo Hội đồng thẩm phán, Công ty kim khí Hưng Yên có trách nhiệm thanh toán các
khoản nợ và bồi thường thiệt hại với công ty Vinausteel. Vì trong phần Xét thấy của
Quyết định: “Quá trình thực hiện hợp đồng trên, Công ty kim khí Hưng Yên không
giao đủ hàng là trách nhiệm của Công ty kim khí Hưng Yên”; “Công ty kim khí Hưng
Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho Công ty
Vinausteel chứ không phải cá nhan ông Mạnh, ông Dũng”.

1.6. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm
liên quan đến Hưng Yên nêu trên.
-Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến Công ty kim khí Hưng
Yên nêu trên là hợp lý. Vì việc Công ty kim khí Hưng Yên cho rằng việc ông Lê Văn
Dũng và ông Lê Văn Mạnh ký kết thực hiện hợp đồng thế nào Công ty không nắm
được là vô lý. Vì trong Quyết định có nhắc đến rằng công ty kim khí Hứng Yên thừa
nhận sau khi kí hợp đồng, công ty Vinausteel đã thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền và
Công ty kim khí Hưng Yên đã nhận đủ tiền. Cho nên việc công ty phủ nhận trách
nhiệm vì không nắm được hợp đồng là không có căn cứ.
- Theo khoản 1 Điều 139 quy định về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện như sau:
“Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với
phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện”. Vì vậy,
Công ty kim khí Hưng Yên chịu trách nhiệm với bên thứ ba là Công ty Vinausteel.

1.7. Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có
thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên không?
Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan đến Hưng Yên
(như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải
được giải quyết tại Tòa án.
Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có thỏa
thuận trọng tài thì thỏa thuận này vẫn có ràng buộc Công ty Hưng Yên. Vì có thỏa
thuận trọng tài trong Hợp đồng nên điều lệ của Công ty Hưng Yên quy định mọi tranh
chấp liên quan đến Công ty Hưng yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại
diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết tại Tòa án là không được áp dụng.
Theo Điều 19 Luật Trọng tài thương mại nói về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài
như sau: “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia
hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm
mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.” Như vậy, dù thỏa thuận trọng tài là điều khoản
nhỏ hay văn bản đi kèm thì đều tách biệt với hợp đồng được thỏa thuận. Do đó, Công
ty Hưng Yên vẫn phải chịu trách nhiệm cho những phần khác của hợp đồng chính,
không vì có thỏa thuận trọng tài mà mất đi nghĩa vụ của mình.

*Trường hợp đại diện không hợp lệ


1.8. Cho biết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý trường hợp đại
diện không hợp lệ, nhất là việc khai thác lý thuyết “đại diện bề ngoài/apparent
agent”? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.

1.9. Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với Ngân
hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác
lập)?
Trích từ phần Xét thấy của Quyết định: “Công ty xây dựng số II Nghệ An có Công
văn số 064CV/XDII.TCKT gửi Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An trong đó
có nội dung “đề nghị Ngân hàng Công thương Nghệ An không cho các Xí nghiệp
thuộc Công ty xây dựng số II Nghệ An vay vốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của
Công ty kể từ ngày 06/4/2001...” và “Các văn bản của Công ty liên quan tới vay vốn
tại Ngân hàng Công thương Nghệ An ban hành trước ngày 06/4/2001 đều bãi bỏ”,
nhưng ngày 14/5/2001 Ngân hàng vẫn ký Hợp đồng tín dụng số 01/HĐTD cho Xí
nghiệp xây dựng 4 vay tiền”.

1.10. Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách nhiệm với
Ngân hàng về hợp đồng trên không?
Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex phải chịu trách nhiệm với
Ngân hàng về hợp đồng trên. Vì trích từ Quyết định: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án
cấp phúc thẩm buộc Công ty cổ phần xây dựng 16 - Vinaconex phải trả khoản tiền nợ
gốc và lãi (1.382.040.000 đồng) cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là có
căn cứ”.

1.11. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.

You might also like