You are on page 1of 4

1.

Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật: (Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

a) Quốc hội (Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết)


b) Ủy ban thường vụ Quốc hội (Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên
tịch với ĐCTUBTWMTTQVN)
c) Chủ tịch nước (Lệnh, Quyết định)
d) Chính phủ (Nghị định, Nghị quyết liên tịch với
ĐCTUBTWMTTQVN)
e) Thủ tướng Chính phủ (Quyết định)
f) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
g) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Thông tư, Thông tư liên tịch )
h) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Thông tư, Thông tư liên)
i) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (18 Bộ trưởng + 4 Thủ
trưởng CQNB (Chủ nhiệm Văn phòng CP, Tổng Thanh tra CP, Thống
đốc NHNN, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)) (Thông tư, Thông tư liên
tịch )
j) Tổng Kiểm toán nhà nước (Kiểm toán nhà nước là một cơ quan trực
thuộc Quốc hội) (Quyết định)
k) Hội đồng nhân dân (3 cấp: tỉnh, huyện, xã) (Nghị quyết)
l) Ủy ban nhân dân (3 cấp: tỉnh, huyện, xã) (Quyết định)
m) Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

2. Phân tích và nêu ví dụ các loại hiệu lực


1) Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là tính bắt buộc thi
hành của văn bản quy phạm pháp luật đối với các chủ thể từ thời điểm văn
bản đó phát sinh hiệu lực tới thời điểm văn bản đó hết hiệu lực .
+ Có hiệu lực (Điều 151 Luật BHVBQPPL): ≥ 45 ngày (trung ương); ≥ 10
ngày (tỉnh); ≥ 7 ngày (huyện, xã); ngay lập tức (khẩn cấp, khoản 2 Điều 151).
(VD: theo khoản 1 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 “Luật này có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021”; khoản 1 Điều 44 Nghị
định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức “Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2020”)

+ Hết hiệu lực (Điều 154 Luật BHVBQPPL): Hết thời hạn; được sửa đổi, bổ
sung; bị bãi bỏ; hết hiệu lực theo văn bản được hướng dẫn.
(VD: Điều 689 Bộ luật Dân sự “Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 hết
hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực”. Khoản 3 Điều 67 Nghị định
115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức bãi bỏ hoàn toàn
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP và bãi bỏ một phần (Điều 2) Nghị định
161/2018/NĐ-CP).

2) Hiệu lực theo đối tượng tác động của Văn bản quy phạm pháp luật là tính
bắt buộc thi hành của văn bản quy phạm pháp luật đối với những chủ thể
pháp luật nhất định.
(VD: Luật Doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại,
giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp (Điều 2))
3) Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động
của văn bản trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Phạm vi đó có thể chỉ
trong một địa phương, có thể là trong cả nước hoặc rộng hơn.
(VD: khoản 1 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính “Đối với khu
vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao
hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi
vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật
tự, an toàn xã hội”)

4) Hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật. Việc
quy đinh và áp dụng hiệu lực hồi tố là nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo của
Nhà nước ta.
. (VD: Ngày trước tử hình, nay chung thân. Ông A phạm tội lúc luật
cũ có hiệu lực, chịu chung thân (hồi tố). Ông B phạm tội lúc luật mới có hiệu lực,
chịu chung thân (bình thường).

3. Đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
nay
Hệ thống pháp luật toàn diện và đồng bộ thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó, nghĩa là
hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp
luật trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, các quy định pháp luật phải có
khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, để các quan hệ xã hội quan trọng có tính
điển hình, phổ biến cần có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh.
Về kết cấu mỗi quy phạm pháp luật phải có cấu trúc lôgíc, chặt chẽ; mỗi chế định
pháp luật có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết; mỗi ngành luật có đầy đủ các
chế định pháp luật theo cơ cấu của ngành luật; còn hệ thống pháp luật có đủ các
ngành luật đáp ứng được nhu cầu phát triển của các quan hệ xã hội ở mỗi giai đoạn
phát triển của đất nước. Điều này đòi hỏi việc ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật không chỉ chú trọng tới các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, củng cố chính
quyền nhân dân mà còn phải chú ý tới các luật điều chỉnh một cách toàn diện các
quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực đời sống dân sinh như dân sự, thương mại, đầu tư,
môi trường..., không chỉ chú trọng tới luật nội dung mà còn phải chú ý tới luật hình
thức về trình tự, thủ tục.

Hệ thống pháp luật phải luôn thống nhất


Sự thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống
nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật. Tính
thống nhất của hệ thống pháp luật được thể hiện trong cả hệ thống cũng như trong
từng bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật ở các cấp độ khác nhau, nghĩa là giữa
các ngành luật trong hệ thống pháp luật; giữa các chế định pháp luật trong cùng một
ngành luật; giữa các quy phạm pháp luật trong một chế định pháp luật cũng phải
thống nhất. Không có các hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau của
các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ
thống pháp luật. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành
không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hoà về nội dung mà còn phải bảo đảm tính thứ
bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng.

Hệ thống pháp luật được ban hành phù hợp


Phương pháp điều chỉnh pháp luật được sử dụng phù hợp cho mỗi loại quan hệ xã hội.
Chất lượng của hệ thống pháp luật còn biểu hiện ở việc lựa chọn phương pháp điều
chỉnh pháp luật phù hợp cho mỗi loại quan hệ xã hội. Việc lựa chọn phương pháp
điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội mà
pháp luật điều chỉnh và ý muốn chủ quan của nhà làm luật thông qua sự nhận thức, sự
tính toán của họ về những lĩnh vực, những vấn đề cần điều chỉnh pháp luật trong mỗi
giai đoạn lịch sử của sự phát triển xã hội. Sự lựa chọn phương pháp điều chỉnh pháp
luật không đúng, không phù hợp sẽ làm mất đi hoặc giảm đi tính hiệu quả của pháp
luật, bởi khi đó sẽ không đạt được mục đích mong muốn hoặc chỉ đạt được ở mức độ
thấp. Chẳng hạn, để giải quyết những tranh chấp, xử lý những vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai có thể bằng thủ tục hành chính và cũng có thể
bằng thủ tục tư pháp, vì vậy đòi hỏi phải chọn phương pháp nào và giao cho cơ quan
nào giải quyết thì phù hợp hơn, có hiệu quả cao hơn.

Từ Việt Nam suy ra: Xuất phát từ những nghiên cứu toàn diện về hệ thống pháp
luật, nhất là những bất cập của nó nhìn từ những yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW, trong đó
đã đánh giá: “Hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính
khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều
bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp
lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực
hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế
bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu”. Trong số những nguyên nhân chính của
những yếu kém nêu trên Nghị quyết nhấn mạnh đến sự thiếu vắng tầm nhìn chiến
lược

4. So sánh tập hợp pháp với pháp điển hóa


Pháp điển hóa: là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó không
những tập hợp những văn bản đã có theo 1 trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm
lỗi thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những quy phạm mới nhằm thay thế cho
những quy định bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được thực hiện trong quá
trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm hiện hành, nâng cao hiệu lực pháp lý của
chúng
Tập hợp hoá: là sắp xếp các văn bản qiu phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp
luật riêng biệt theo một trình tự nhất định. Hoạt động này không làm thay đổi nội
dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy
định pháp luật rõ ràng là đã hết hiệu lực
- Giống nhau: là những công việc hết sức phức tạp, tỉ mỉ, đòi hỏi phải tiến hành phù
hợp với yêu cầu của kỹ thuật lập pháp
- Khác nhau:
Pháp điển hoá Tập hợp hoá
Về chủ thể Những cơ quan nhà nước Bất kỳ tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền nào
Về khả năng tác động -Có khả năng làm thay đổi -Không làm thay đổi nội
nội dung của các văn bản dung của các văn bản pháp
pháp luật luật
-Làm thay đổi cơ bản chất -Chỉ sắp xếp theo mọt trật
lượng điều chỉnh của pháp tự nhất định
luật
Về kết quả Một văn bản quy phạm Một quyển tuyển tập văn
pháp luật mới và nâng cao bản theo mục đích của chủ
hiệu quả pháp lý thể thực hiện

You might also like