You are on page 1of 5

1.

Di sản thừa kế
•Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

-Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 573/2013/DS-GĐT ngày


16/12/2013 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh
chấp thừa kế tài sản” tại tỉnh Vĩnh Phúc giữa nguyên đơn là chị Phùng Thị H1,
chị Phùng Thị N2, chị Phùng Thị H2, chị Phùng Thị P với bị đơn là anh Phùng
Văn T; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm chị Phùng Thị N2, chị
Phùng Thị H3.

-Vị trí nội dung án lệ: “Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông
Phùng Văn K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên;
phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà Phùng
Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc
bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng
Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng
Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con.
Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã
đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông
Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G
đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp
sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m2(bao gồm cả phần đất đã
bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng.”

-Khái quát nội dung của án lệ:


+Tình huống án lệ: Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng
thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc
chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống
của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
+ Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng
không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên
nhận chuyển nhượng.

•Trả lời:
1.2. Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-Theo điều 612 BLDS 2015, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
1.3. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế
bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
-Thứ nhất, nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân khách quan.
+Nguyên nhân khách quan: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, bão tố hay các
thảm họa tự nhiên khác... Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm
cho nó bị hư hỏng và thay vào đó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện
thực.
+Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế thì tài
sản mới thay thế cho di sản thừa kế đó sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản
mới này sẽ được chia theo pháp luật.
-Thứ hai, được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan.
+Nguyên nhân chủ quan được xác định có sự tác động phần nào đó bởi
yếu tố con người. Sự thay thế do tự bản thân cá nhân nào muốn thay thế hoặc
sự thay thế được sự đồng thuận bởi tất cả những người thừa kế và được pháp
luật thừa nhận.
+Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng
thời thay thế bởi một tài sản khác thì khi đó tài sản mới này sẽ không được coi
là di sản thừa kế.
+Nếu vì lý do chủ quan mà di sản thừa kế bị làm hư hỏng hoặc bị bán mà
không có sự đồng ý của các đồng thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn được coi là
di sản thừa kế và người làm thất thoát di sản có trách nhiệm trả lại phần giá trị
làm thất thoát để chia thừa kế.
1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan
đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Theo nhóm, nhóm đồng ý với hướng giải quyết trong Án lệ 16/2017/AL liên
quan đến phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K. Bởi vì:
- Trong vụ án, nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận rằng lúc còn sống bà
Phùng Thị G đã chuyển nhượng 131m2 đất cho ông Phùng Văn K và
không hề phản đối việc này. Sau đó ông K cũng đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử đất chứng tỏ mạnh đất đó đươc chuyển nhượng là không
trái pháp luật.
- Bà G bán đất cho ông K để thưc hiện nhiệm vụ chung là lo cho cuộc sống
của bà và các con.
- Như vậy, phần đất đã chuyển nhương cho ông K là hoàn toàn hợp
1.7. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con
mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi
là di sản để chia không? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cho cuộc sống của các
con mà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó không được coi
là di sản để chia. Vì bà G có bán đất để lo cho việc riêng thì 131m 2) đất đó vẫn
nằm trong phần tài sản được định đoạt của bà là 199m2/398m2 đất. Như vậy,
với trường hợp này thì bà G sẽ không còn được chia ½ của 267m 2 đất còn lại
mà chỉ còn 68m2 đất thuộc tài sản của bà( vì đã trừ 131m2/199m2).

1.8. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong
diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà G chết, di sản của bà G trong diện tích đất là diện tích đất
chung còn lại của hai vợ chồng bà sau khi bán cho ông K 131 , tức là 133,5 m 2
ứng với của 267 m2. Điều này đã được ghi nhận trong bản án: “Do đó, phần di
sản của bà Phùng Thị G để lại là khối tài sản (133,5 m2) được chia theo di
chúc…”

1.9. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là
43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16
không? Vì sao?
• Việc Tòa án quyết định phần còn lại của di sản bà G là 43,5 m 2 để chia
thừa kế theo pháp luật là thuyết phục vì:
+Thứ nhất, bà G trước khi qua đời có để lại di chúc định đoạt phần 90m2
trong khối tài sản 133,5 m2 cho chị H1 và di chúc này đã được xem là hợp
pháp theo Điều 630 BLDS 2015 nên đương nhiên phải tôn trọng ý chí của bà.
+Thứ hai, bà G chỉ định đoạt một phần tài sản của mình nên áp dụng điểm a
khoản 2 Điều 650 BLDS 2015 thì phần còn lại (43,5 m2) sẽ được chia thừa kế
theo pháp luật.

• Đây không phải là nội dung của Án lệ 16 vì Án lệ này có nội dung xoay
quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản
thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.

1.10. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần
còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16
không? Vì sao?
• Việc Tòa án quyết định còn lại 43,5 m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại
là thuyết phục vì:
+Thứ nhất, bà G để lại di chúc nhưng chỉ định đoạt một phần tài sản là 90m2
đất cho chị H1 và không đề cập đến 5 người con còn lại cùng với 43,5 m2. Áp
dụng điểm a khoản 2 Điều 650 BLDS 2015 thì 5 người con này sẽ được chia
43,5 m2 theo pháp luật.
+ Thứ hai, 5 người con còn lại đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 nên được hưởng phần di sản bằng
nhau ứng với 5 kỷ phần.

• Đây không phải là nội dung của Án lệ 16 vì Án lệ này có nội dung về việc
công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do
một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.

2. Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản


•Tình huống:
-Bà Loan vay của Ngân hàng 100 triệu đồng. Một thời gian sau bà Loan chết
và các con bà Loan đã chia thừa kế di sản của bà Loan
•Tóm tắt quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 của Hội đồng
thẩm phán tòa án nhân dân tối cao:
-Nguyên đơn: ông Nguyễn Hồng Vũ bà Nguyễn Thị Kim Oanh, bà Nguyễn
Thị Kim Thu. Nội dung: tài sản của cụ Phúc , cụ Thịnh gồm khoảng 200m 2
đất trên có 2 ngôi nhà 2 tầng, công trình phụ và đồ dung khác tại số 708 Ngô
Gia Tự. Ngoài ra còn thửa đất ở 167 Nguyễn Văn Cừ đã cho ông Vũ bởi cụ
Thịnh. Cụ Phúc có ý nguyện sau khi bán nhà, đất tại 708 Ngô Gia Tự thì chia
cho con gái mỗi người 30 triệu đồng, còn con trai mỗi người 100 triệu đồng,
còn lại để cho cụ Thịnh. Ngày 07/02/2006, cụ Thịnh họp gia đình và nhất trí
sang tên sổ đỏ cho ông Vân. Ngày 08/05, cụ Thịnh viết di chúc để lại toàn bộ
tài sản của mình cho ông Vân và ông trả tiền cho các anh em.
-Tòa sơ thẩm: yêu cầu chia thừa kế của bà Oanh và bà Dung , không chấp
nhận chia bằng hiện vật, giao cho vợ chồng ông Vân thửa đất số 26 và yêu cầu
ông Vân trả cho ông Vi 150 triệu đồng và ông Vũ 110 triệu đồng, xác nhận di
chúc của cụ Thịnh hợp pháp, xác nhận thửa đất số 26 là di sản của 2 cụ Phúc và
Thịnh.
-Tòa phúc thẩm: Sửa lại so với bản sơ thẩm là: chấp nhận đơn yêu cầu thừa
kế của bà Dung và bà Oanh, ông Vân phải trả tiền cho ông Vũ, ông Vi đồng
thời trả cho bà Oanh va bà Dung mỗi người 40 triệu đồng.
-Tòa giám đốc thẩm: Hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đồng thời giao lại
cho Tòa án tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

•Trả lời:
2.1. Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt
và nhữngnghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-Theo khoản 8 điều 372 BLDS, vì người quá cố đã chết nên nghĩa vụ do
người đó thực hiện phải kết thúc. Nếu người quá cố đã chết để lại nghĩa vụ
( không liên quan đến tài sản ) thì nghĩa vụ đó sẽ không đơn nhiên chấm dứt

2.2. Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-Theo khoản 1 điều 615 BLDS thì những người thừa kế phải thực hiện nghĩa
vụ về tài sản của người quá cố

2.3. Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản
không? Vì sao?
-Theo khoản 1 điều 615 BLDS thì bà Loan đối với ngân hàng thuộc trường
hợp có thỏa thuận khác. Vì vậy, nghĩa vụ của bà Loan đối với ngân hàng là
nghiã vụ về tài sản.

2.4. Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện
nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan? Vì sao?
-Theo khoản 1,2,3 điều 615 BLDS, thì những người con của bà Loan sẽ
thực hện nghĩa vụ trả nợ.

2.5. Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng
người quá cố khi họ còn sống?
-Trong Quyết định số 26, ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản
lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ 

2.6. Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
-Trong Quyết định trên, tòa công nhận ông Vân, ông Vi có công chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ và yêu cầu chỉ rõ công sức quản lí tài sản để chia số tiền
còn lại cho anh em trong nhà

2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm
(trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố).
-Hướng xử lý trên của tòa giám đốc thẩm là thỏa đáng. Vì tòa giám đốc
thẩm nhận thấy: “Trên đất tranh chấp có ngôi nhà 2 tầng và một nhà trần làm
công trình phụ, các đương sử khai không thống nhất phần diện tích nhà nào của
cụ Phúc, cụ Thịnh để lại, phần diện tích nào do vở chồng ông Vân làm, tòa án
cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ, nhưng lại xác định 2 ngôi
nhà một tầng là tài sản của cụ Phúc, cụ Thịnh là chưa đủ cơ sở vững chắc.
Đồng thời tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và
công quản lý tài sản nhưng lại không xác định công sức chăm sóc cha mẹ và
quản lý tài sản đó được hưởng bao nhiêu để đối trừ số tiền còn lại để chia cho
các đồng thừa kế là chưa hợp lí”. Vì thế tòa giám đốc thẩm tuyên bố hủy bản
án sơ thẩm và bản án phúc thẩm là hoàn toàn hợp lí.

You might also like