You are on page 1of 1

74

phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập.
Hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý
cho các bên, do vậy để hợp đồng có hiệu lực pháp lý và có khả năng thực hiện,
chủ thể giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức hành vi giao kết hợp đồng
cũng như hậu quả của việc giao kết hợp đồng. Đối với cá nhân, tổ chức giao kết
hợp đồng phải đúng thẩm quyền.
Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng kinh doanh, thương mại
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Mục đích của hợp đồng là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn
đạt được khi giao kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản
mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất. Để hợp đồng có hiệu lực và có khả năng
thực hiện, pháp luật quy định mục đích, nội dung của hợp đồng không được vi
phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh
doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh
tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa, dịch vụ bị cấm
kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp (hiện tại vấn đề này đang
được quy định tại Luật Đầu tư năm 2020, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày
26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Đầu tư)
Thứ ba, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
Thứ tư, hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự trong trường hợp luật có quy định. Thông thường đó là quy định hợp đồng
phải được lập thành văn bản và /hoặc văn bản hợp đồng phải được đăng ký,
công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này, hình thức của hợp đồng là điều
kiện có hiệu lực, khi giao kết các bên phải tuân theo hình thức được pháp luật
quy định. Để hợp đồng kinh doanh, thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được
xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo Điều 24 Luật
Thương mại, hợp đồng kinh doanh, thương mại được thể hiện bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mà
pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định
đó. Như vậy, trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp
luật bắt buộc phải thỏa thuận bằng văn bản (ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, hợp đồng mua bán nhà ở nhằm mục đích kinh doanh...) sẽ là lý do dẫn
đến hợp đồng bị vô hiệu.
4.2. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu
a) ác trường hợp vô hiệu
Thứ nhất, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không thỏa mãn một trong các
điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

You might also like