You are on page 1of 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quan hệ giao dịch hàng ngày, ngoài hợp đồng lao động (xác lập trong quan
hệ mua bán sức lao động), từ 01/01/2006, khi áp dụng Bộ luật dân sự 2005 và Luật
thương mại 2005, các giao dịch khác được xếp vào một trong 2loại hợp đồng: hợp
đồng dân sự và hợp đồng trong kinh doanh thương mại (hợp đồng thương mại).
Theo đ.4 LTM 2005, đối với các hoạt động thương mại đặc thù được qui
định trong luật khác thì áp dụng theo qui định của luật đó. Trường hợp hoạt động
thương mại không được qui định trong Luật thương mại (2005) và trong các luật
khác thì áp dụng qui định của Bộ luật dân sự 2005.
Ngoài ra, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui
định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có qui
định khác với qui định của Luật thương mại (2005) thì áp dụng theo qui định của
điều ước quốc tế đó. Các bên trong giao dịch có yếutố nước ngoài được thỏa
thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật
nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam (đ.5 LTM 2005).
Vậy, thế nào là hợp đồng thương mại?
Chương I : Lý thuyết
1. Khái niệm hợp đồng thương mại
LTM 2005 không định nghĩa thế nào là hợp đồng thương mại nhưng theo
đ.1 và đ.2 của LTM 2005 (nêu phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của
LTM 2005) có thể định nghĩa: “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận để thực
hiện các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và hoạt động thương
mại ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu các bên thỏa thuận áp dụng luật này hoặc
luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định áp
dụng luật này.”
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại (gồm hoạt động
khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
và hội chợ triển lãm thương mại) và các hoạtđộng nhằm mục đích sinh lợi
khác.
Hàng hóa trong hoạt động thương mại gồ m: tất cả các loại động sản (kể cả
động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai.
Theo đ.174 BLDS, bất động sản và động sản được phân biệt như sau:
-Bất động sản là các tài sản bao gồm:
+ Đất đai
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền
với nhà, công trình xây dựng đó
+ Các tài sản khác gắn liền với đất đai
+ Các tài sản khác do pháp luật qui định
-Động sản là những tài sản không phải là bất động sản
2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại
 Chủ thể của hợp đồng thương mại
Căn cứ theo Luật Thương mại, chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân,
có thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại
độc lập, có giấy phép kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức khác có hoạt động liên
quan đến thương mại.

Thương nhân là chủ thể của hợp đồng thương mại có thể là thương nhân Việt Nam
hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế). Ngoài
chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có
thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại trong những trường hợp pháp luật
quy định cụ thể.
 Đối tượng của hợp đồng thương mại
Đối tượng của hợp đồng thương mại chính là hàng hóa mà các bên sẽ mua bán với
nhau hoặc công việc, dịch vụ mà một bên sẽ thực hiện, cung cấp cho bên còn lại.
Các bên sẽ nêu cụ thể thông tin có liên quan của hàng hóa gồm: chủng loại hàng
hóa, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm kỹ thuật,…

– Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là việc thực hiện công
việc hay cung ứng dịch vụ, các bên cần quy định rõ công việc/dịch vụ này là gì,
những công việc/dịch vụ nào được xem là ngoài phạm vi và sẽ tính thêm phí, cách
thức cung cấp ra sao, do ai thực hiện, thực hiện vào thời điểm nào, tại địa điểm
nào,…

– Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa, tùy thuộc
hàng hóa mà các bên mua bán là hàng hóa đặc định (ví dụ như 01 tài sản cụ thể nào
đó) hoặc cùng loại (chẳng hạn như hàng hóa sản xuất hàng loạt).

 Hình thức của hợp đồng thương mại


Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại
hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì
phải tuân theo các quy định đó.

Ngoài ra, Luật thương mại 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax,
thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

 Nội dung của hợp đồng thương mại


Nội dung của hợp đồng thương mại là tổng hợp tất cả các điều khoản mà các bên
tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận với nhau, các điều khoản này bao gồm cả
quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên khi tham gia.
Pháp luật đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên, tuy nhiên nội dung của hợp đồng
cũng phải đủ các điều khoản cơ bản và đúng với quy định pháp luật. Một số nội
dung cần có trong hợp đồng thương mại như:

– Đối tượng của hợp đồng: là tài sản hiện hành hoặc tài sản được hình thành trong
tương lai, các công việc được làm hoặc không được làm;

– Số lượng, chất lượng của đối tượng hợp đồng;

– Giá cả, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, địa điểm thanh toán;

– Thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng;

– Các nội dung khác.

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận tất cả các
điều khoản mà hai bên cảm thấy cần thiết hoặc có thể bổ sung thêm điều khoản
mới hoặc bỏ đi. Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng thì các bên có thể lập
thêm phụ lục hợp đồng.

3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại


Theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật Dân sự, hợp đồng trong thương mại có hiệu
lực phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
 Thứ nhất, Chủ thể của hợp đồng phải có năng lực pháp luật, năng lực hành
vi dân sự và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật (như vệ sinh môi
trường, trình độ chuyên môn...)
Người trực tiếp giao dịch hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của các bên.
 Thứ hai, Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp.
Nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội. Hàng hoá trong giao dịch hợp đồng không thuộc danh mục
pháp luật cấm.
 Thứ ba, Hợp đồng phải được thiết lập trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.
Các bên giao kết hợp đồng phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, mọi
hành vi mang tính chất áp đặt đều bị coi là không hợp pháp và sẽ dẫn tới sự vô
hiệu của hợp đồng.
 Thứ tư, hình thức của hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói bằng văn bản hoặc bằng hành vị cụ
thể. Tuy nhiên, đối với những hợp đồng mà pháp luật qui định phải làm thành văn
bản thì phải tuân theo hình thức đó.
KẾT LUẬN

Trong quá trình kí kết hợp đồng có thể xảy ra nhiều rủi ro mà các bên gặp phải như
nhu cầu thị trường thay đổi, sự thay đổi của thiên nhiên, công nghệ... Bởi vậy, yêu
cầu của thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần phải quy định bổ sung những cơ chế pháp lý
cho phép điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp thay đổi hoàn cảnh dẫn đến khó
khăn đặc biệt cho việc thực hiện hợp đồng làm phát sinh những vấn đề bất trắc gây
ảnh hưởng cho các bên trong quan hệ hợp tác, làm việc, nhất là trong bối cảnh của
toàn cầu hóa hiện nay, và khi mà việc tuân thủ vô điều kiện nguyên tắc ‘hiệu lực
bất biến của hợp đồng’ có thể dẫn đến “quyết định sai lầm khiến một số người giàu
lên bằng những tổn thất phi lý của người khác” thì việc tìm cơ chế pháp lý thích
hợp để giải quyết vấn đề này càng trở cần thiết.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế thế
giới, pháp luật cũng không thể “ngoài cuộc” mà cần phải tiếp thu có chọn lọc các
quy định tiên tiến của pháp luật các nước từ đó loại bỏ được những khiếm khuyết
của các quy định của pháp luật các nước đã được ban hành trước đây, đồng thời
làm cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng trở nên hiện đại, tương thích với
pháp luật của các nước và của các tổ chức quốc tế, nhưng cũng phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh và trình độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Lớp học phần: 232_PLAW4411_02

Nhóm: 9

Buổi họp thứ nhất

Địa điểm: Họp online qua Google Meet

Thời gian: 20h30 ngày 28 tháng 3 năm 2024

Thành viên có mặt: 9/9 thành viên có mặt

Mục tiêu:

- Phân tích đề tài


- Phân công nhiệm vụ

Nội dung:

1. Phân tích chủ đề


- Lập đề cương chi tiết cho đề tài.
2. Phân công nhiệm vụ
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
- Giao deadline cho từng nhiệm vụ.

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2024

Thư kí Nhóm trưởng


Trang Thủy
Trần Thị Trang Mai Thu Thủy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Lớp học phần: 232_PLAW4411_02

Nhóm: 9
Buổi họp thứ hai
Địa điểm: Họp online qua Google Meet
Thời gian: 20h30 ngày 07 tháng 04 năm 2024
Thành viên có mặt: 9/9 thành viên có mặt
Mục tiêu:
- Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung word.
- Triển khai làm powerpoint.
Nội dung:

1. Chỉnh sửa nội dung word.


- Nhóm trưởng và các thành viên rà soát về phần nội dung.
- Giao deadline chỉnh sửa nội dung cho các thành viên.
2. Triển khai làm powerpoint.

- Thống nhất ý đưa vào slide


- Giao deadline làm powerpoint
Thư kí Nhóm trưởng
Trang Thủy
Trần Thị Trang Mai Thu Thủy

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2024

You might also like