You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HÌNH THỨC THI TLOTT

Học phần: LUẬT KINH DOANH


Khóa: K2022 VB2 Đợt 4 Mã lớp HP: 22CLAW51100105
Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp
Thời hạn nộp bài: 04/12/2022
Họ tên SV: Lương Thị Phương Nhã
Mã số SV: 89224020009
Lớp: V222TP4KN1

Đề tài tiểu luận:


(LỢI THẾ TRONG VIỆC LỰA CHỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI)

Tóm tắt:
(Trong cuộc sống, tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi trong các mối quan
hệ xã hội, nó có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi, trong bất kỳ hoạt động đời sống xã
hội nào mà trong đó có sự hiện diện của con người. Trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại, việc tranh chấp là việc thường xuyên xảy ra trong doanh nghiệp
hay đơn vị kinh doanh. Việc tranh chấp thường phát sinh do các bên chưa đồng
nhất với nhau về quan điểm hoặc có hành vi vi phạm hợp đồng. Pháp luật nước
ta hiện nay, ngoài phương thức hòa giải, có hai phương thức giải quyết các
tranh chấp hiệu quả phổ biến là giải quyết bằng trọng tài thương mại và bằng
tòa án Việt Nam. Đối với nhịp sống hiện đại như hiện nay, cần sự đơn giản,
nhanh gọn và ít tốn chi phí cũng như thời gian, thì việc lựa chọn giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại là một sự lựa chọn đáng để cân nhắc.)

i
BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

Tranh chấp thương mại: TCTM
Kinh doanh thương mại: KD - TM
Trọng tài thương mại TTTM

ii
MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do và tình hình nghiên cứu:

2. Mục tiêu nghiên cứu:

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:

NỘI DUNG
1. Khái niệm giải quyết tranh chấp:

2. Đặc điểm của trọng tài thương mại:

3. Các hình thức trọng tài:

4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp:

5. Thủ tục của trọng tài:


6. Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại

PHẦN KẾT LUẬN




iii
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do và tình hình nghiên cứu
1.1 Lý do: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành,
phương thức giải quyết tranh chấp KD-TM thường có 4 phương thức:
thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi phương
thức đều có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung, và quy trình
tiến hành. Trong trường hợp đôi bên không thể tự thương lượng, giải
hòa với nhau, thì việc lựa chọn bên thứ ba để giải quyết tranh chấp là
việc cần thiết. Trọng tài thương mại (TTTM) với lợi thế thủ tục nhanh
gọn, chi phí thấp, rút ngắn thời gian cho các bên, đang dần được các
doanh nghiệp lựa chọn sử dụng và ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Cơ quan nhà nước cũng thể hiện sự quan tâm đến việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thông qua việc ban hành “Pháp lệnh Trọng tài
thương mại” ngày 25/02/2003 và sửa đổi thay thế bằng “Luật trọng tài
thương mại” vào ngày 17/06/2010. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam,
thì việc giải quyết tranh chấp bằng TTTM chưa được phát triển rộng
rãi, một trong những nguyên do, có thể các thương nhân Việt Nam
còn bỡ ngỡ, chưa thấy được những lợi thế mà phương thức này mang
lại để lựa chọn nó khi có tranh chấp xảy ra. Do đó, tôi đã lựa chọn chủ
đề:” Lợi thế trong việc lựa chọn giải quyết tranh chấp KD-TM bằng
trọng tài thương mại” để làm đề tài tiểu luận.

1.2 Tình hình nghiên cứu: Nước ta hiện nay đã ký với nhiều đối tác
trên thế giới các hiệp định thương mại song phương và đa phương,
điển hình là hai Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) và hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Điều này đã đem lại cho ta rất nhiều
cơ hội để phát triển và hòa nhập với thế giới. Tuy nhiên, cùng với việc
mở cửa, thúc đẩy hội nhập kinh tế thì nguy cơ tranh chấp KD-TM
cũng vì vậy mà gia tăng tương ứng, nên nhu cầu giải quyết tranh chấp
KD-TM trên phạm vi khu vực và thế giới theo đó cũng tăng lên. Đặc

1
biệt, từ cuối năm 2019 đến nay, tác động dịch bệnh và sự khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, đã làm cho nhiều doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất,
và nhiều doanh nghiệp còn dẫn đến nguy cơ phá sản. Do đó, mà
những năm gần đây, mâu thuẫn kinh tế tăng lên gấp nhiều lần so với
những năm về trước.
Thêm vào đó, khi xảy ra tranh chấp, các chủ thể kinh doanh thường
lúng túng trong việc xử lý, đưa ra hướng giải quyết. Vì những điều
trên mà chúng ta cần lựa chon các hình thức và phương thức giải
quyết TCTM phù hợp, có hiệu quả cao, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên, qua đó, tạo lập xây dựng môi trường pháp lý
lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội

2. Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận


Mục tiêu: Xác định rõ các yếu tố lợi thế cũng như hạn chế ảnh hưởng
đến việc lựa chọn trọng tài thương mại

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.


3.1 Phương pháp:
+ Phương pháp nghiên cứu liệt kê – so sánh
+ Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp
3.2 Phạm vi :
Phạm vi trong lãnh thổ, tài liệu đang hiện hành tại Việt Nam

2
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP:
1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại (TCTM): lần đầu
tiên được quy định tại điều 238 trong Luật Thương mại năm 1997:”
TCTM là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.” Nếu nói theo quy
định của Luật Thương Mại năm 1997 so với quy định tại điều 30 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015 (liệt kê các tranh chấp được coi là tranh chấp
có liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại) thì chúng ta có
thể nhận thấy một số các tranh chấp xét về bản chất thì có thể được
xem là TCTM, nhưng lại không được liệt kê trong bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015, đó cũng chính là 1 số điểm gây ra một số xung đột pháp
luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Tuy
nhiên, để giải quyết vấn đề này nhà nước đã sửa đổi và ban hành và
sửa đổi Luật trọng tài thương mại để có linh động hơn trong việc xử lý
tranh chấp.

1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương
mại là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn,
trong đó bên thứ ba trung lập (Trọng tài viên) sau khi nghe các bên
trình bày sẽ ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.

1.3 Khái niệm trọng tài thương mại là một thiết chế giải quyết
tư và quyền lực của trọng tài là quyền lực hình thành từ sự thỏa thuận
(quyền lực hợp đồng) mà không mang quyền lực nhà nước. Nhìn
chung có thể đánh giá TTTM là hình thức giải quyết tranh chấp phi
chính phủ, mà thông qua các hoạt động của các trọng tài viên với tư
cách là bên thứ ba độc lập, được các bên có tranh chấp tin tưởng lựa
chọn.

3
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI:
- Thứ nhất: Thẩm quyền trọng tài phát sinh, khi giải quyết tranh chấp
mà có sự tham gia của bên thứ ba là một hội đồng trọng tài hay một
trọng tài viên duy nhất do các bên thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau
khi xảy ra tranh chấp, đóng vai trò là trung gian giữa hai bên, đưa ra
pháp quyết có tính bắt buộc bảo vệ quyền lợi các bên.
- Thứ hai: Trọng tài là một hình thức giải quyết TCTM thông qua thủ
tục tố tụng chặt chẽ. Trong quá trình này, các trọng tài viên và các bên
đương sự phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục nêu tại
Luật TTTM 2010, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó
quy định.
- Thứ ba: Phán quyết cuối cùng của trọng tài vừa là sự kết hợp của yếu
tố thỏa thuận (các bên có thể thỏa thuận về nội dung, cách thức giải
quyết và luật áp dụng đối với vụ tranh chấp), và yếu tố tài phán (có giá
trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành).

3. CÁC HÌNH THỨC TRỌNG TÀI:


3.1 Trọng tài vụ việc:
Là hình thức trọng tài được hình thành trên sự thỏa thuận của các bên
để giải quyết theo từng vụ việc sẽ tự giải tán khi tranh chấp được giải
quyết. Trọng tài vụ việc có một số đặc trưng như sau:
• Cơ cấu tổ chức đơn giản và linh hoạt.
• Không có trụ sở thường trực,
• Không có bộ máy điều hành
• Không có danh sách trọng tài viên riêng
• Không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình.

3.2 Trọng tài quy chế:


Là hình thức trọng tài được tổ chức thành các trung tâm trọng tài
thương mại. Trung tâm trọng tài các pháp nhân tư hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận, có trụ sở giao dịch ổn định. Danh sách các trung
4
tâm trọng tài thương mại tại Việt Nam (theo
https://bttp.moj.gov.vn/qt/Pages/trong-tai-
tm.aspx?Keyword=&Field=&&Page=2). Các trung tâm có một số
đặc trưng như sau:
• Tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước.
• Được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên và được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép.
• Có tư cách pháp nhân độc lập. Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp
nhân tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác
• Tổ chức quản lý đơn giản gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức bao gồm có ban
điều hành và các trọng tài viên của trung tâm.
• Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định lĩnh vực hoạt động và quy tắc tố
tụng riêng.
• Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng
tài viên của trung tâm

4. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP:


Đối với việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì nguyên tắc cơ bản
nhất đó chính là “sự thỏa thuận của các bên” được quy định rõ tại
Điều 4 Luật TTTT 2010 cụ thể như sau:
• Thỏa thuận trọng tài
• Trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan
• Trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật
• Trọng tài phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên
• Giải quyết một lần

5. THỦ TỤC CỦA TRỌNG TÀI


Trình tự giải quyết tranh chấp bắt đầu tiến hành khi:
• Nhận được đơn kiện và tài liệu kèm theo
• Bản bảo vệ của bị đơn
5
• Chọn và chỉ định Trọng tài viên
• Hòa giải
• Tổ chức phiên họp
• Hội đồng trọng tài ra phán quyết

6. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRỌNG TÀI


THƯƠNG MẠI:
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
1. Giải quyết tranh chấp được tiến hành 1. Trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp
không công khai, trừ trường hợp các bên xét xử duy nhất (chung thẩm), nên
có thỏa thuận khác (theo điều 4 luật các quyết định của trọng tài bị hạn
TTTM 2010) - > Điều này giúp các bên chế cơ hội sửa chữa nếu có sai sót.
bảo mật thông tin kinh doanh của mình,
bảo vệ hình ảnh trên thị trường. 2. Chi phí để giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài tại Việt Nam hiện tại
2. Thực hiện theo trình tự chủ yếu dựa trên còn khá cao, nên đối với các doanh
thỏa thuận của các bên. Các bên có thể tự nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nhiều
thỏa thuận về ngôn ngữ, địa điểm giải hạn chế.
quyết tranh chấp, và luật áp dụng giải
quyết tranh chấp (theo điều 10 + 11 + 14 3. Nếu trong hợp đồng không có
Luật TTTM 2010) - > Được chủ động thoả thuận khi phát sinh tranh chấp
lựa chọn thủ tục tố tụng phù hợp với yếu sẽ giải quyết bằng trọng tài thì trọng
tố doanh nghiệp, đây là lợi thế đối với tài không có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
4. Quyết định của Trọng tài không
3. Phán quyết trọng tài có tính chung thẩm, có giá trị thi hành cao như Quyết
(Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật định của Tòa án.
TTTM 2010) khi các bên đưa tranh chấp
ra giải quyết tại trọng tài, thì vụ việc đó 5. Phán quyết của trọng tài có thể bị
sẽ giải quyết ở một cấp xét xử duy nhất tuyên hủy bởi quyết định của tòa án.

6
và phán quyết của trọng tài đưa ra có giá
trị ràng buộc như bản án của tòa án. Các 6. Hình thức trọng tài chưa được phổ
bên không thể chống án hay kháng án -> biến nhiều trong đời sống nên sự
Quá trình xét xử ngắn và có hiệu lực hiểu biết của người dân về trọng tài
tương đương như phán xét của toàn án. chưa cao dẫn đến chưa có sự tin
tưởng về khả năng, hiệu quả, giá trị
4. Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng pháp lý của phán quyết trọng tài.
tài ngắn gọn, nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian và công sức (theo chương V Khởi
kiện của Luật TTTM 2010)

5. Phán quyết trọng tài được sự công nhận


quốc tế, thông qua một loạt các công ước
quốc tế như Công ước New York 1958,
Công ước Washington 1965, Công ước
Liên Mỹ về trọng tài thương mại quốc tế.
-> So với các phán quyết ở tòa án, các
phán quyết của trọng tài được công nhận
rộng rãi hơn và dễ thực thi hơn.

6. Giải quyết tranh chấp bằng TTTM giúp


duy trì được mối quan hệ đối tác của các
bên vì giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài luôn đề cao sự thỏa thuận của các bên,
nhờ dó duy trì hòa khí cho đôi bên.

Tóm lại, Luật TTTM là phương thức giải quyết TCTM có những ưu điểm
nhất định so với các phương thức khác như thương lượng hòa giải, tòa án.
Nó vừa đảm bảo tính bắt buộc cưỡng chế cho việc thi hành án, nhưng vẫn
có tính chất tự do định đoạt, làm duy trì hòa khí trong các mối quan hệ hợp
tác đôi bên.
7
KẾT LUẬN
Khi xảy ra tranh chấp trong vấn đề kinh doanh thương mại, phương án tốt
nhất luôn là sự thương lượng, hòa giải giữa đôi bên, vì nó giúp tránh những
tranh cãi không đáng có trong mối quan hệ đối tác lâu dài, mà phương án này
đem lại nhiều lợi ích cho cả hai phía. Tuy nhiên, khi lợi ích của đôi bên có sự
đối kháng sâc sắc thì các bên nên nhờ bên thứ ba đứng ra can thiệp hoà giải.
Có hai cơ quan tài phán có đủ thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình là toà
án và trọng tài.
Tùy vào thỏa thuận của các bên, mà sẽ lựa chọn cơ quan nào sẽ đứng ra giải
quyết tranh chấp. Do tính chất và nguyên tắc hoạt động của cơ quan tòa án có
nhiều điểm khác cơ quan trọng tài, nên các thương nhân nên có sự tìm hiểu để
hiểu rõ hơn về những mặt được và mất khi lựa chọn cơ quan giải quyết tranh
chấp, và đưa ra sự lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp đối với bản thân.
Theo những phân tích đã nêu phía trên, thì đây là sự lựa chọn đáng để cân
nhắc do những ưu điểm của trọng tài mang lại là giải quyết nhanh, tiết kiệm
chi phí, đảm bảo bí mật, và phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm. Các
thương nhân Việt Nam có thể yên tâm hơn khi lựa chọn trọng tài để giải quyết
tranh chấp kinh doanh đặc biệt là kinh doanh quốc tế.

8
DANH MỤC TÀI LIỆU
A. Danh mục văn bản pháp luật:
1. Võ Phước Long, Giáo trình Luật kinh doanh, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh- (tr.324 đến tr.364).
2. Hướng dẫn học tập Học phần luật Kinh Doanh, NXB Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh –(tr.234 đến tr.236).
Tiếng Việt
1. https://tuoitre.vn/khi-co-tranh-chap-doanh-nghiep-nen-chon-trong-tai-
hay-toa-an-de-giai-quyet-20210424153327492.htm
2. https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-
tuc.aspx?ItemID=68021&CategoryId=0
3. https://bttp.moj.gov.vn/qt/Pages/trong-tai-
tm.aspx?Keyword=&Field=&&Page=2
4. Luật trọng tài thương mại 2010 ngày 17 tháng 6 năm 2010
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Luat-Trong-tai-
thuong-mai-2010-108083.aspx
5. Luật thương mại năm 1997 ngày 10 tháng 5 năm 1997
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Thuong-mai-
1997-58-L-CTN-40647.aspx
6. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ngày 25 tháng 11 năm 2015
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Bo-luat-to-tung-
dan-su-2015-296861.aspx
Tiếng nước ngoài

9
PHỤ LỤC
(NẾU CÓ)

10

You might also like