You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH


____________________________

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH SỐ 1


MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
NHÓM THỰC HIỆN
Họ và tên MSSV
1.Trần Thị Như Hoài : 215085374

2.Phan Hồ Bảo Trâm : 215085600

3.Trần Kiều Khanh : 205085289

4.Nguyễn Thị Minh Yến : 215085664

GVHD: ThS. Nguyễn Minh Bách Tùng

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024


Phần I - Câu hỏi nhận định (Nêu Đúng/ Sai, giải thích và đưa cơ sở pháp lý)

a. Chỉ có các doanh nghiệp của các quốc gia thuộc thành viên WTO mới được
tham gia vào Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức này.
→ Nhận định SAI. Thành viên của WTO là các Quốc gia, vùng lãnh thổ, hoặc các tổ
chức, không quy chế cho từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có quyền và nghĩa
vụ trực tiếp từ các quy định của WTO. Về nguyên tắc, cơ chế giải quyết tranh chấp
trong WTO chỉ sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, nói cách khác là
giữa các Chính phủ với nhau. Nên cộng đồng doanh nghiệp muốn bảo vệ quyền lợi
của mình bằng cơ chế này phải thông qua Chính phủ, doanh nghiệp đóng vai trò cung
cấp thông tin vi phạm, căn cứ pháp lý, thực tiễn để Chính phủ tiến hành kiện nước
khác.

b. Cơ chế đồng thuận được quy định trong WTO là khi và chỉ khi 100% thành
viên hiện diện có mặt tại phiên họp đồng ý thông thì quyết định mới được
thông qua.
→ Nhận định ĐÚNG. Theo quy định trong WTO cơ chế đồng thuận được thông qua
khi tất cả các thành viên thông qua một vấn đề thì vấn đề mới được thông qua. Và đây
cũng chính là nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO.

c. Luật thương mại quốc tế là một ngành luật được xây dựng nhằm tập trung điều
chỉnh mối quan hệ buôn bán hàng hóa của các Quốc gia trên thế giới.
→ Nhận định SAI. Luật thương mại quốc tế là một tập hợp những quy tắc pháp lý của
"pháp luật quốc tế" và lex mercatoria mới, điều chỉnh các quan hệ trong thương mại
quốc tế với các chủ thế là các quốc gia có kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về
thương mại: (Ví dụ: Hiệp định chung thuế quan, thương mại (GATT), tổ chức thương
mại thế giới (WTO) )

d. Cơ quan giải quyết tranh chấp là một trong ba cơ quan quan trọng nhất của
WTO, cùng với Đại hội đồng giải quyết các vấn đề liên quan của Tổ chức.
→ Nhận định SAI. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thực chất là một hoạt động
với tư cách khác của Đại hội đồng (Điều 4.3 HĐ thành lập WTO), DSB giải quyết các
vấn đề liên quan đến tranh chấp thương mại Quốc tế giữa các thành viên của WTO.
Chức năng của DSB (Điều 2.1) là nhận thông báo và tham vấn, thành lập và quyết
định thành viên Ban hội thẩm, thông qua và chịu trách nhiệm các Báo cáo Ban Hội
thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình, theo dõi và thực thi các khuyến nghị và phán
quyết.
e. Theo quy định đặc thù của WTO, các Quốc gia Thành viên được quyền tham
gia vào các vụ kiện quốc tế của DSB khi có quan hệ lợi ích bị ảnh hưởng.
→ Nhận định ĐÚNG. Theo điều 10.3 DSU, Nếu một bên thứ ba cho rằng một biện
pháp là đối tượng của việc giải quyết tại ban hội thẩm đã triệt tiêu hoặc làm phương
hại đến quyền lợi của bên đó theo bất cứ hiệp định có liên quan nào, thì Thành viên đó
có thể sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp thông thường theo bản Thỏa thuận này.
Tranh chấp như vậy phải được chuyển cho ban hội thẩm ban đầu mỗi khi có thể.

f. Quốc gia Thành viên thắng kiện được quyền khước từ biện pháp do Thành viên
thua kiện thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB để ngay lập tức áp dụng
biện pháp trả đũa thương mại.
→ Nhận định SAI. Trả đũa là một trong hai biện pháp tạm thời, theo điều 22.3 trả đũa
được thực hiện khi cả 2 bên không thống nhất được mức bồi thường sau 20 ngày khi
hết thời hạn hợp lý, DSB nghiêm cấm trả đũa đơn phương không được thông qua nên
muốn thực hiện biện pháp này bắt buộc phải có sự chấp thuận từ DSB.

Phần 2 – Câu hỏi lý thuyết


Câu 1: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa Cơ chế giải quyết tranh chấp
của GATT và Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và cho ý kiến.

Điểm giống nhau:


- Mục tiêu chung: Cả hai cơ chế đều nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại
giữa các quốc gia thành viên.
- Nguyên tắc quy trình công bằng: Cả GATT và WTO đều cam kết đảm bảo quy
trình giải quyết tranh chấp công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử.
Điểm khác nhau:

Cơ chế giải quyết tranh chấp Cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO của GATT
Quy định Thiết lập một cơ chế pháp lý đầy Các quy định còn rời rạc
đủ, chi tiết (Thỏa thuận về các
Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh
việc giải quyết tranh chấp
(DSU))
Thành phần Cơ chế giải quyết hai cấp gồm Cơ chế giải quyết một cấp,
sơ thẩm và phúc thẩm, bên cạnh không có thời hạn và chỉ thông
đó có quy định hết sức chặt chẽ qua 1 bên duy nhất
về các thời hạn cho hoạt động
của Ban hội thẩm nhằm mục tiêu
giải quyết nhanh chóng tranh
chấp, tránh để quá lâu làm ảnh
hưởng đến tính cạnh tranh của
hàng hoá dịch vụ cũng như ý
nghĩa của khuyến nghị giải quyết
tranh chấp
Nguyên tắc Nguyên tắc “đồng thuận nghịch” Nguyên tắc đồng thuận truyền
hay còn gọi là “đồng thuận phủ thống, một rào cản trong việc
quyết” nhanh chóng, hạn chế thông qua các quyết định của
việc khiếu kiện lâu dài có thể cơ quan giải quyết tranh chấp.
gây thiệt hại, nhanh, gọn và ít
phụ thuộc vào áp lực chính trị
của các quốc gia
Hiện tượng trả Về bồi thường và trả đũa đơn Hiện tượng trả đũa đơn phương
đũa đơn phương, không được thực hiện khá phổ biến trong thực tiễn
phương mà không có sự chấp thuận của giải quyết tranh chấp của
cơ quan này GATT 1947
Phạm vi WTO mở rộng phạm vi này để GATT hạn chế phạm vi giải
bao gồm cả dịch vụ và quyền sở quyết tranh chấp cho các vấn
hữu trí tuệ. đề thương mại hàng hóa.
Hiệu lực và Cơ chế của WTO có hiệu lực
thực thi rộng rãi hơn và có cơ chế thực
thi mạnh mẽ hơn so với GATT.
WTO có thể áp đặt các biện
pháp phản ứng nếu một quốc gia
không tuân thủ quyết định của
hệ thống giải quyết tranh chấp.
Trách nhiệm Cơ chế của WTO đặt nhiều trách
và quyền lợi nhiệm hơn lên các quốc gia
thành viên và bảo vệ quyền lợi
của các bên trong một cách cụ
thể hơn so với GATT.

Nhận xét:

Cơ chế của WTO, mặc dù mạnh mẽ, có thể gây ra sự bất công cho các nước đang phát
triển nhưng nó cũng cần thiết để đảm bảo quy tắc và công bằng trong thương mại
quốc tế.

You might also like