You are on page 1of 6

CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG

MÃI QUỐC TẾ - CÓ ĐÁP ÁN


Các câu hỏi ôn tập môn Luật thương mại quốc tế – Có đáp án
Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Luật thương mại quốc tế. Các câu hỏi ôn
tập môn Luật thương mại quốc tế và đáp án tham khảo:
1. Tại sao biện pháp tự vệ được hợp pháp hoá trong WTO?
Được sử dụng để “đối phó” với hành vi thương mại hoàn toàn bình
thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành
mạnh) nên về hình thức, việc áp dụng biện pháp tự vệ bị coi là đi ngược
lại chính sách tự do hoá thương mại của WTO.
Tuy vậy, đây là biện pháp được thừa nhận trong khuôn khổ WTO (với
các điều kiện chặt chẽ để tránh lạm dụng). Lý do là trong hoàn cảnh buộc
phải mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại theo các cam kết WTO,
các biện pháp tự vệ là một hình thức “van an toàn” mà hầu hết các nước
nhập khẩu là thành viên WTO đều mong muốn.
Với chiếc van này, nước nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập
khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong
một số trường hợp đặc biệt khó khăn.
2. Một mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu không nhiều có thể bị kiện
để áp dụng biện pháp tự vệ ở nước ngoài không?
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra
và không được áp dụng biện pháp tự vệ đối với nước xuất khẩu là nước
đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3% tổng
nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu (trường hợp này được
xem là có lượng nhập khẩu “không đáng kể” và do đó có thể được bỏ
qua). Là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng quy chế này.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập
khẩu từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự chiếm trên 9%
tổng lượng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu.
3. Vì sao điều kiện FCA được áp dụng phổ biến? ( phù hợp cho các
phương thức vận chuyển hiện đại bằng container)
Điều kiện FCA là một điều kiện Incoterm phù hợp với nhiều phương thức
vận tải, kể cả vận tải đa phương thức, nên có tính ứng dụng rất cao. Ngoài
ra, FCA cho phép người mua hàng chủ động hơn trong việc chỉ định nhà
vận chuyển thích hợp.
Không giống như EXW, người mua hàng sử dụng FCA không cần mất
nhiều thời gian cho việc thông quan hàng hóa trước khi xuất khẩu. Điều
này rất có lợi cho người mua trong việc giúp họ giảm thiểu 1 số chi phí
không mong muốn – Khi phải thuê ngoài các dịch vụ chuyên về thông
quan xuất khẩu, trong trường hợp họ không thông thạo quy trình tại nước
xuất khẩu.
Một ưu điểm lớn là người mua không cần quá lo lắng và áp lực trong việc
có được giấy phép xuất khẩu theo quy định, để thông quan hàng hóa.
Trách nhiệm này thuộc về người bán.
FCA cũng được đề xuất cao hơn so với FOB, FCA giúp giảm thiểu các
rủi ro và tranh chấp có thể xảy ra cho cả người mua và người bán trong
khi chuyển giao hàng hóa. Vì người mua và người bán thỏa thuận rằng
người mua thực hiện việc xếp và chất hàng lên phương tiện vận tải do
người bán cung cấp, vị trí chuyển giao rủi ro có thể là cơ sở của người
bán hoặc tại 1 địa điểm thỏa thuận nào đó trong phạm vi nội địa người
bán.
4. Thuế quan có phải là biện pháp để chống trợ cấp và chống bán
phá giá?
Theo hiệp định SCM thì Có 03 biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
+ Cam kết xóa bỏ trợ cấp điều 18.1 HĐ SCM.
+ Nhà sản xuất xem xet lại giá sản phẩm Điều 18.1 HĐ SCM.
+ Thuế chống trợ cấp Điều 19 HĐ SCM.
5. Các quốc gia không phải là thành viên của WTO có thể bị áp dụng
thuế chống bán phá giá (thuế đối kháng) không?
Theo Điều VI của hiệp định GATT thì các nước ký kết GATT 1994 sẽ
được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong đó có thuế chống
bán phá giá (thuế đối kháng) khi có đủ các điều kiện quy định theo Luật
chứ không yêu cầu phải bắt buộc là thành viên WTO.
Và quốc gia nào vi phạm các quy định trên thì có thể bị áp dụng biện
pháp đối kháng chứ không nhất thiết phải là thành viên của WTO.
Câu 6: Mục tiêu, vai trò của CISG trong thương mại quốc tế?
Mục tiêu của CISG:
– Thống nhất luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
– Giảm xung đột pháp luật thông qua việc thống nhất luật nội dung, hạn
chế tranh chấp phát sinh.
– Tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa các quốc gia.
Vai trò của CISG:
– Điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại hàng hóa
thế giới.
– Có ít nhất 2500 vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
trong đó Tòa án và trọng tài áp dụng CISG để giải quyết.
– Có 74 quốc gia thành viên. Hầu hết các cường quốc về kinh tế trên thế
giới (Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Úc, …) đã tham gia CISG.
– Là tiền đề và là nguồn tham khả quan trọng của Bộ nguyên tắc
UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế và Các nguyên tắc của Luật
hợp đồng Châu Âu (PECL)
– Là nguồn tham khảo quan trọng của luật thương mại hợp đồng của các
quốc gia trong đó có Việt Nam.
Câu 7: Các nội dung chính của CISG
CISG gồm 101 Điều, được chia thành 4 phần với các nội dung chính sau:
– Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung(Điều 1 – Điều 13).
Phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng, đồng thời nêu rõ
nguyên tắc trong áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giai các tuyên bố, hành
vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng.
– Phần 2: Thành lập hợp đồng(trình tự, thủ tục kí kết HĐ) (Điều 14 –
Điều 24): Trong phần này, Công ước quy định chi tiết các vấn đề pháp lý
đặt ra trong quá trình kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
– Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 – Điều 88): Phần này quy định các
vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện HĐ như quyền và nghĩa vụ của
Người Bán và Người Mua, trách nhiệm các bên khi không thực hiện đúng
hợp đồng, vấn đề bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng, miễn trách, …
– Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 – Điều 101): Phần này quy
định về các thủ tục để các quốc gia kí kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước,
các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số
vấn đề thủ tục khác.
Câu 7: CISG quy định thế nào về ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa?
Chào hàng (Điều 14 – Điều 17)
Điều 14 CISG định nghĩa chào hàng là một lời đề nghị kí kết hợp đồng,
được gửi đến một hay một số người cụ thể, trong đó xác định và miêu tả
đầy đủ về hàng hóa, số lượng, giá cả.
Ngoài ra, CISG còn quy định hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ
chào hàng.
Chấp nhận chào hàng (Điều 18 – Điều 24)
CISG quy định chấp nhận chào hàng là sự chấp nhận toàn bộ nội dung
của chào hàng. Bất kì sự thay đổi, bổ sung nào với chào hàng ban đầu đều
được xem như sự từ chối chào hàng và cấu thành chào hàng mới, trừ phi
các nội dung mới không làm thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng ban
đầu
Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh
toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao
hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các ben hay đến việc giải quyết tranh
chấp đều được coi là biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.
Ngoài ra, CISG có quy định về thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn,
kéo dài thời hạn chấp nhận, thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp
đồng có hiệu lực.
Câu 8: Nghĩa vụ của Người Bán theo CISG
Theo CISG, Người Bán có những nghĩa vụ sau đây (Điều 30 – Điều 44):
Nghĩa vụ giao hàng: Người Bán phải giao hàng đúng thời hạn và địa điểm
theo quy định của hợp đồng (hoặc của CISG nếu hợp đồng không quy
định). Hàng giao phải phù hợp với các yêu cầu về số lượng, phẩm chất
như quy định trong hợp đồng.
Nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa: Người Bán có nghĩa vụ
phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa đúng thời hạn, đúng địa
điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng.
Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa.
Câu 9: Nghĩa vụ của Người Mua theo CISG
Theo CISG, Người Mua có những nghĩa vụ sau đây (Điều 53 – Điều 60):
– Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng: Người Mua có nghĩa vụ thanh toán tiền
hàng, bao gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ mà hợp đồng
hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng. Tiền
hàng phải được trả theo đúng thời hạn và tại địa điểm do hợp đồng hoặc
do CISG quy định.
– Nghĩa vụ nhận hàng: Người Mua có nghĩa vụ nhận hàng. Nghĩa vụ này
không chỉ là việc tiếp nhận hàng hóa mà còn bao gồm việc thực hiện các
hành vi để tạo điều kiện cho Người Bán giao hàng.
Câu 10: Khi Người Bán vi phạm hợp đồng, Người Mua có thể áp
dụng những biện pháp gì?
– Yêu cầu Người Bán thực hiện nghĩa vụ, sửa chữa hay thay thế hàng hóa
không phù hợp;
– Gia hạn một thời hạn bổ sung hợp lý để Người Bán thực hiện nghĩa vụ;
– Yêu cầu giảm giá hàng;
– Đòi bồi thường thiệt hại theo các quy định tại các điều từ 74 đến 77;
– Hủy hợp đồng, nếu vi phạm của Người Bán là vi phạm cơ bản hoặc khi
Người Bán vẫn tiếp tục vi phạm khi hết thời hạn bổ sung (về khái niệm vi
phạm cơ bản: xem điều 25).
Câu 11: Khi Người Mua vi phạm hợp đồng, Người Bán có thể áp
dụng những biện pháp gì?
– Yêu cầu Người Mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán/nhận hàng;
– Gia hạn một thời hạn bổ sung hợp lý để Người Mua thanh toán/nhận
hàng;
– Đòi bồi thường thiệt hại theo các quy định tại các điều từ 74 đến 77;
– Hủy hợp đồng, nếu vi phạm của Người Mua là vi phạm cơ bản hoặc khi
Người Mua vẫn tiếp tục vi phạm khi hết thời hạn bổ sung.
Câu 12: Trường hợp nào CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế?
CISG được áp dụng cho HĐ mua bán hàng hóa quốc tế:
– Khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên của
CISG; hoặc
– Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của
nước thành viên CISG; hoặc
– Khi các bên lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của mình;
hoặc
– Khi cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG làm luật áp dụng.
Khi Việt Nam chưa gia nhập CISG thì CISG có thể được áp dụng cho HĐ
mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là doanh nghiệp Việt Nam theo
các trường hợp thứ 2, thứ 3 và thứ 4 ở trên.
Câu 13: Trường hợp nào không áp dụng CISG?
CISG không áp dụng vào việc mua bán:
– Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ;
– Bán đấu giá;
– Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật;
– Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông
hoặc tiền tệ;
– Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí;
– Ðiện năng.
Câu 14: Việt Nam đã gia nhập CISG chưa?
Ngày 18/12/2015 vừa qua, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia
nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên
hợp quốc để trở thành viên thứ 84 của Công ước này.
Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia
vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ
hội nhập của Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và cho các doanh nghiệp việt nam một
khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.

You might also like