You are on page 1of 16

CHƯƠNG 4

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO


1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA
WTO
WTO giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên trên cơ sở
những quy tắc và thủ tục quy định tại “Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục
điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp” (Dispute Settlement Understanding -
DSU) được các thành viên thông qua trong vòng đàm phán Uruguay. DSU được
ghi nhận tại Phụ lục 2 của WTO trong đó quy định các nguyên tắc, trình tự giải
quyết cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành các khuyến nghị và phán quyết
của cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quy định của DSU thì các thành viên
thỏa thuận theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp được áp dụng theo điều
22 và điều 13 của GATT 1947 cũng như các thủ tục được tiếp tục sửa đổi, bổ
sung (khoản 1 điều 3 DSU).
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO đóng vai trò quan trọng
sau đây:
- Thứ nhất, giải quyết mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp. Trong thương mại
quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong các bên không thực
hiện được nghĩa vụ của mình. Điều này dẫn tới tranh chấp giữa các bên.
Trong trường hợp như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp được vận hành để
giải quyết mâu thuẫn giữa các bên.
- Tăng giá trị thực tiễn của việc thực thi các HĐ. Các HĐ thực chất là các thỏa
thuận được các bên cam kết. Vì vậy, một HĐ không được thực hiện có nghĩa
là cam kết đã không được thực hiện và hậu quả của nó làm cho các thỏa
thuận trở nên vô nghĩa. Cơ chế giải quyết tranh chấp được áp dụng buộc bên
không thực hiện nghĩa vụ của mình phải có trách nhiệm đối với những thiệt
hại do mình gây ra đối với bên bị hại. Nói cách khác, giá trị thực tiễn của
việc áp dụng các thỏa thuận của các bên sẽ được cơ chế giải quyết tranh
chấp bảo đảm.
- Thứ ba, làm dịu những bất bình đẳng giữa người yếu và kẻ mạnh trên cơ sở
quy định pháp luật. Trong nhiều trường hợp, việc tranh chấp diễn ra giữa
những thành viên có trình độ phát triển kinh tế không giống nhau. Do đó
thường diễn ra sự không bình đẳng giữa các nước phát triển, các nước đang
phát triển và những nước kém phát triển. Trên thực tế, những nước có trình
độ kinh tế cao luôn có ưu thế hơn so với nước có nền kinh tế thấp. Tuy nhiên
1
cơ chế giải quyết tranh chấp với những luật lệ đã quy định trước đó có tính
đến khả năng kinh tế của các nước đã tạo nên môi trường pháp lý công bằng
và thỏa đáng giữa các nước có trình độ phát triển kinh tế không giống nhau.
- Thứ tư, là công cụ đảm bảo sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các cam kết
của Chính phủ. Có thể nói việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong
khuôn khổ WTO là một đóng góp có ý nghĩa to lớn. Trong đó tăng cường
tính pháp lý đối với việc thực thi các cam kết của các Chính phủ các thành
viên. Nói cách khác nếu không có cơ chế giải quyết tranh chấp thì tính thực
thi các cam kết của Chính phủ sẽ không bảo đảm. Do đó, tạo ra sự bất ổn
định đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đã được ghi nhận trong
các HĐ.
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Trong quá trình vận hành, ngoài việc phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của
WTO, quá trình giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO còn phải tuân theo
các nguyên tắc sau đây:
- Công bằng: kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp là phán quyết và
khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quy định của DSU,
những phán quyết hoặc khuyến nghị không được làm tang hoặc giảm các
quyền và nghĩa vụ của các bên đã được quy định trong các HĐ có liên quan
khoản 2, điều 3 DSU). Đồng thời các quyết định về giải quyết tranh chấp
không được làm triệt tiêu hay làm giảm những lợi ích mà bất cứ thành viên
nào có được từ các quy định của các HĐ có liên quan (khoản 5 điều 3 DSU).
- Nhanh chóng: Vấn đề thiết yếu đối với việc thực hiện có hiệu quả chức năng
của WTO và duy trì sự cân bằng thích hợp giữa quyền và nghĩa vụ của các
thành viên chính là giải quyết nhanh chóng các tranh chấp (khoản 3 điều 3
DSU). Vì vậy, một khi lợi ích trực tiếp hoặc gián tiệp của thành viên liên
quan bị vi phạm thì cần phải được bảo vệ một cách nhanh chóng.
- Hiệu quả: Để bảo vệ được quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, các thành
viên thể hiện quyết tâm của mình nhằm tăng cường tính hiệu quả trong việc
giải quyết tranh chấp. Quan điểm này được khẳng định trong khoản 1 điều 4
của DSU. Theo đó tính hiệu quả được quy định trong giai đoạn tham vấn,
một thủ tục đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp
- Bí mật: nguyên tắc bí mật trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được
thể hiện trong việc tiến hành tham vấn và tổ chức các cuộc họp của Ban hội

2
thẩm cũng như thủ tục tố tụng của quá trình xét xử phúc thẩm. Theo đó, quá
trình tham vấn phải được giữ bí mật (khoản 6 điều 4DSU). Các cuộc họp của
Ban hội thẩm phải được tiến hành không công khai. Theo đó các bên tranh
chấp và các bên quan tâm chỉ có thể được tham dự khi được Bna hội thẩm
mời (điều 2 phụ lục 3 của DSU về thủ tục làm việc) và quá trình tố tụng của
cơ quan phúc thẩm phải được giữ kín( khoản 10 điều 17 DSU)
- Đồng thuận phủ quyết (Đồng thuận nghịch): Nguyên tắc này được thể hiện
tại các khoản 1 điều 6, khoản 4 điều 16 và khoản 4điều 17 của DSU. Theo
các quy định này thì việc ra quyết định của DSB, thành lập Ban hội thẩm,
thông qua báo cáo cảu Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của cơ quan phúc
thẩm sẽ tuân theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Với nguyên tắc đồng
thuận phủ quyết thì tất cả các vấn đề nêu trên sẽ không được thông qua nếu
tất cả các thành viên đều nhất trí không thông qua.
- Được các bên chấp nhận: Trước khi khởi kiện bên nguyên đơn cần phải tự
xem xét đánh giá việc khiếu kiện của mình có kết quả hay không. Bởi vì,
theo khoản 7 điều 3 DSU quy định: “một giải pháp mà các bên tranh chấp có
thể chấp nhận được và phù hợp với các HĐ có liên quan sẽ được ưu tiên áp
dụng”.
- Đối xử ưu đãi với các thành viên là các nước đang phát triển và kém phát
triển: Trong khuôn khổ các HĐ của WTO, các nước đang phát triển và kém
phát triển luôn được các ưu đãi hơn so với các nước phát triển. Đối với các
trường hợp gải quyết tranh chấp thì tinh thần này cũng được phản ánh trong
các quy định giải quyết tranh chấp. Cụ thể là trong khi tham vấn, các thành
viên phải đặc biệt chú ý đến quyền lợi của các nước đang phát triển ( khoản
10 điều 4 DSU). Khi một hoặc nhiều bên là những nước đang phát triển thì
báo cáo của Bạn hội thẩm phải chỉ ra một cách rõ ràng hình thức trong đó
có tính đến các điều khoản có liên quan đến chế độ đãi ngộ khác biệt ưu đãi
hơn đối với thành viên là các nước đang phát triển (khoản 11 điều 12 DSU)
4.1.2. Các cơ quan liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp của WTO
Trong thủ tục giải quyết tranh chấp theo DSU, các cơ quan có liên quan bao
gồm: Cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body-DSB), Tổng giám
đốc và Ban thư ký WTO, Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm, trọng tài, các chuyên
gia và một số tổ chức chuyên môn. Trong đó DSB mang tính chất của một tổ chức
chính trị còn Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm, trọng tài là các tổ chức độc lập
bán tư pháp (gần giống như tòa án).
3
4.1.2.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB
Cơ quan giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO không phải là cơ quan
độc lập nằm ngoài cơ cấu tổ chức chung của WTO mà thực chất cơ quan này chính
là Đại hội đồng của WTO bởi vì khoản 3 điều 4 của HĐ thành lập WTO quy định
“khi cần thiết Đại hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhận phần trách nhiệm của cơ
quan giải quyết tranh chấp được quy định tại Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục
giải quyết tranh chấp”
- Thành phần của DSB
Với nội dung quy định tại khoản 3 điều 4 của HĐ thành lập WTO thì Đại hội đồng
WTO thực hiện trách nhiệm của mình theo DSU thông qua DSB. DSB bao gồm
đại diện của tất cả thành viên WTO. Những đại diện này tham gia DSB với tư
cách là công chức nhà nước, nhận chỉ đạo từ thủ đô về lập trường và quan điểm
đưa ra tại DSB. Vì thế có thể coi DSB là một cơ quan chính trị.
-Chức năng của DSB
DSB chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện và giám sát thi hành DSU và đưa ra
quyết định cuối cùng. DSB không trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình giải
quyết tranh chấp mà các công việc này DSB giao cho Ban Hội thẩm và cơ quan
phúc thẩm.
DSB sẽ thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Các báo
cáo do DSB thông qua được coi là phán quyết của DSB về giải quyết tranh chấp
DSB giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên theo quy định của DSU
và đưa ra quyết định cuối cùng. DSB không trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá
trình tố tụng giải quyết tranh chấp mà giao cho Ban Hội thẩm và cơ quan phúc
thẩm thực hiện. DSB sẽ thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và cơ quan phúc
thẩm
- Thẩm quyền của DSB
 Thành lập Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm
 Thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm
 Đảm bảo và giám sát việc thực thi các phán quyết và khuyến nghị, cho phép
trả đũa khi thành viên không tuân thủ phán quyết (khoản 1 Điều 2 DSU)
- Hoạt động của DSB

4
DSB họp khi cần thiết, nhằm tuân thủ thời hạn quy định tại khoản 3 điều
2 DSU. Thông thường DSU có một cuộc họp thường kỳ mỗi tháng. Khi một
thành viên đề nghị họp, Tổng giám độc WTO sẽ tổ chức thêm các cuộc họp
đặc biệt. Nhân viên Ban thư ký WTO hỗ trợ về mặt hành chính cho DSB
(khoản 1 điều 27 DSU)
Việc ra quyết định trong DSB cũng tuân thủ các nguyên tắc chung về giải quyết
tranh chấp nêu trên. Quy định này được thể hiện tại các khoản 1 điều 2, khoản 4
điều 2, khoản 1 điều 6, khoản 4 điều 16, khoản 14 điều 17, khoản 6 điều 22 của
DSU. Nội dung của các điều khoản trên đề cập tới nguyên tắc đồng thuận, đồng
thuận nghịch được các bên chấp nhận….

4.1.2.2. TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BAN THƯ KÝ WTO


Tổng giám đốc WTO có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong các
giai đoạn khác nhau. Tổng giám đốc WTO trên cương vị công tác chính thức của
mình có thể đưa ra sáng kiến làm người môi giới, người hòa giải hoặc trung gian
nhằm giúp các thành viên giải quyết tranh chấp (khoản 6 điều 5 DSU). Khi thủ tục
giải quyết tranh chấp liên quan đến thành viên kém phát triển thì theo đề nghị của
thành viên này, Tổng giám đốc sẽ làm người môi giới, người hòa giải hoặc trung
gian để giúp các bên giải quyết tranh chấp trước khi có đề nghị thành lập Ban hội
thẩm (khoản 2 điều 24 DSU). Nếu trong vòng 20 ngày sau ngày thành lập Ban hội
thẩm mà không có sự nhất trí về thành viên của Ban hội thẩm, Tổng giám đốc sẽ
tham vấn với Chủ tịch DSB và Chủ tịch của các Hội đồng và Uỷ ban có liên quan
cũng như tham vấn với các bên tranh chấp để quyết định thành phần Ban hội thẩm
bàng việc bổ nhiệm những người mà Tổng giám đốc cho là thích hợp nhất (khoản
7 điều 8 DSU). Tổng giám đốc chỉ định trọng tài viên để xác định thời hạn thực
hiện hợp lý nếu các bên không thống nhất được thời hạn thực hiện và về Trọng tài
viên. Tổng giám đốc chỉ định Trọng tài viên để xem xét lại việc hoãn thực hiện
nghĩa vụ trong trường hợp quy định tại khoản 6 điều 22 DSU và tiến hành các khóa
đào tạo đặc biệt (khoản 2 điều 27 DSU). Bên cạnh đó, Ban thư ký giúp đỡ các
thành viên đang tranh chấp bằng việc đề cử Hội thẩm viên tiềm năng để giải quyết
tranh chấp (khoản 6 điều 8 DSU), hỗ trợ các Ban hội thẩm khoản 1 điều 27 DSU)
và hỗ trợ về mặt hành chính cho DSB.
4.1.2.3. BAN HỘI THẨM

5
Theo DSU khi có yêu cầu của bên nguyên đơn thì Ban hội thẩm sẽ được thành lập
chậm nhất là vào cuộc họp của DSB tiếp theo của cuộc họp mà yêu cầu này lần
đầu tiên như một mục của chương trình nghị sự DSB trừ khi tại cuộc họp đó DSB
đưa ra quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành lập Ban hội thẩm. Thông
thường khi bên nguyên đơn yêu cầu thì một cuộc họp DSB sẽ được tổ chức trong
15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu với điều kiện là phải thông báo cuộc họp
trước 10 ngày (khoản 1 điều 6 DSU). Nếu tranh chấp có nhiều nguyên đơn thì cũng
chỉ có 1 Ban hội thẩm được thành lập để xem xét các đơn kiện có tính đến quyền
của tất cả các thành viên có liên quan (khoản 1 điều 9 DSU). Nếu có 2 hoặc nhiều
Ban hội thẩm được thành lập để xem xét các đơn kiện có liên quan tới cùng một
vấn đề thì sẽ cố gắng đến mức cao nhất để chọn các hội thẩm viên chung cho các
Ban hội thẩm riêng đó (khoản 3 điều 9 DSU). Các quy định này đảm bảo tính
nhanh chóng, thống nhất và hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp.
Ban hội thẩm gồm 3 hội thẩm viên trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một Ban hội
thẩm gồm 10 hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm
(khoản 5 điều 8 DSU). Các hội thẩm viên được DSB lựa chọn trên cơ sở danh sách
các chuyền gia do Ban thư ký WTO giới thiệu và được thông báo cho các thành
viên WTO. Trong trường hợp vụ tranh chấp xảy ra giữa một thành viên phát triển
và một thành viên đang phát triển, nếu có yêu cầu của thành viên đang phát triển
thì Ban hội thẩm sẽ có ít nhất một thành viên là công dân thành viên đang phát
triển (khoản 10 điều 8 DSU).
Chức năng của Ban hội thẩm là hỗ trợ DSB làm tròn trách nhiệm theo DSU và các
HĐ có liên quan ( điều 11 DSU). Do vậy, Ban hội thẩm cần phải đánh giá một
cách khách quan về các vấn đề tranh chấp. gồm cả việc đánh giá thực tế vụ việc,
khả năng áp dụng, sự phù hợp của các HĐ có liên quan. Ban hội thẩm sẽ đều đặn
tham vấn với các bên tranh chấp và tạo cho họ những cơ hội như nhau để đưa ra
một giải pháp thỏa đáng đối với cả 2 bên.
Kết quả làm việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình lên DSB. Nếu báo cáo này
được DSB thông qua thì được coi như là phán quyết của DSB và có hiệu lực ràng
buộc các bên tranh chấp phải thi hành. Cơ quan chịu trách nhiệm hỗ trợ về mặt
hành chính và pháp lý cho Ban hội thẩm là Ban thư ký WTO.
4.1.2.4. CƠ QUAN PHÚC THẨM
Giai đoạn xét xử phúc thẩm là giai đoạn thứ hai sau khi có yêu cầu của bất kỳ bên
tranh chấp và chấm dứt tồn tại sau khi tranh chấp đã được giải quyết. Cơ quan
phúc thẩm được thành lập và duy trì hoạt động với tính chất là một cơ quan thường
6
trực của DSB. Nếu một bên tranh chấp gửi đơn kháng cáo đối với báo cáo của Ban
hội thẩm thì cơ quan phúc thẩm sẽ xem xét lại các vấn đề pháp lý bị kháng cáo và
có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại các ý kiến của Ban hội thẩm
(khoản 13 điều 17 DSU).
Cơ quan phúc thẩm gồm 7 người, là cơ quan thường trực của DSB. Ban phúc
thẩm mỗi vụ việc gồm 3 người ( điều 17 DSU). DSB thành lập cơ quan phúc thẩm
từ những năm 1995 và đã chỉ định 7 thành viên đầu tiên của cơ quan phúc thẩm.
việc chỉ định này dựa trên cơ sở đồng thuận nhiệm kỳ 4 năm và mỗi người có thể
tái bổ nhiệm 1 lần (điều 17 DSU). Nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm
ngay sau khi HĐ WTO có hiệu lực sẽ hết hạn sau 2 năm. Người được bổ nhiệm
thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết có thể giữ vị trí đó trong thời gian còn
lại của người tiền nhiệm. Như vậy trung bình cứ 2 năm thì thay đổi một số thành
viên của cơ quan phúc thẩm. Việc thay đổi như vậy nhằm đảm bảo cho cơ quan
phúc thẩm luôn có sự luân phiên thay đổi thành viên cũ và thành viên mới. Duy trì
được hoạt động bình thường của cơ quan phúc thẩm.
Các tiêu chuẩn đối với thành viên Ban phúc thẩm quy định khá chi tiết trong DSU.
- Là những người có uy tín, có kinh nghiệm chuyên môn về pháp luật, thương
mại quốc tế và những lĩnh vực thuộc điều chỉnh của WTO.
- Họ không được liên kết với bất kỳ một Chính phủ nào, với tư cách thành
viên Bạn phúc thẩm thì họ sẽ đại diện rộng rai
- Họ phải sẵn sàng tham gia làm việc vào bất cứ lúc nào, phải theo kịp các
hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động liên quan của WTO.
- Hj không được tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi có thể tạo ra
xung đột lợi ích trực tiếp hay gián tiếp ( khoản 3 điều 17 DSU). Trong Cơ
quan phúc thẩm lúc nào cũng có 3 hoặc 4 thành viên là công dân của nước
thành viên đang phát triển. Tuy nhiên việc chọn 3 thành viên để thành lập
Ban phúc thẩm sẽ được chọn ngẫu nhiên.
- Nhiệm vụ hỗ trợ về mặt luật pháp và hành chính của Cơ quan phúc thẩm do
Ban thư ký của cơ quan phúc thẩm thực hiện (khoản 7 điều 17 DSU)
4.1.2.5. TRỌNG TÀI
Điều 22 DSU cho phép các bên được lựa chọn Trọng tài để giải quyết
trong trường hợp nếu thành viên có liên quan phản đối mức độ tạm hoãn được
đề xuất hay mức độ trả đũa được đề nghị áp dụng hoặc thời hạn hợp lý cho việc
thi hành phán quyết không được các bên thống nhất. Việc áp dụng trọng tài phải
do Ban hội thẩm ban đầu tiến hành nếu các bên thành viên chấp nhận hoặc do
7
Tổng giám đốc chỉ định (khoản 6 điều 22 DSU). Trong trường hợp này trọng tài
không xem xét bản chất của những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác bị tạm
hoãn mà chỉ quyết định xem mức tạm hoãn có tương xứng với mức độ thiệt hại
hay không. Hoặc các nghĩa vụ khác có được phép hay không theo HĐ có liên
quan (khoản 7 điều 22).
Điều 25 DSU quy định trọng tài được là biện pháp thay thế trong trường
hợp những vấn đề tranh chấp đã được các bên xác định rõ (khoản 1 điều 25) với
điều kiện các bên thỏa thuận đồng ý sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp
(khoản 3 điều 25).
Với các quy định trên đây, các trọng tài viên với tư cách cá nhân hoặc một
nhóm, phát huy chức năng của mình trong các trường hợp khác nhau:
- Trọng tài viên được triệu tập để xét xử vấn đề nào đó ở một vài giai đoạn của
quá trình giải quyết tranh chấp, bên cạnh Ban Hội thẩm và cơ quan Phúc thẩm.
DSU quy định 2 trường hợp rất cụ thể, đó là sau khi DSB đã thông qua báo cáo
của Ban hội thẩm hoặc báo cáo của cơ quan phúc thẩm và bên thua kiện sẽ phải
thực hiện phán quyết hoặc khuyến nghị của DSB. Trường hợp 1 là khi trọng tài
viên được triệu tập để ra quyết định đối với việc xác định thời hạn hợp lý cho
bên bị kiện thực hiện (khoản 3(c) điều 21 DSU). Trường hợp 2 là khi biện pháp
trả đũa được áp dụng, bên phải chịu sự trả đũa đó có thể yêu cầu trọng tài xem
xét lại nếu bên này phản đối mức độ hoặc bản chất của việc hoãn thực hiện
nghĩa vụ được đề xuất theo khoản 6 điều 22 DSU.
- Việc xét xử của trọng tài là biện pháp thay thế cho việc giải quyết tranh chấp
của Ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm (Điều 25 DSU). Kết quả xét xử của
trọng tài có thể bị kháng cáo nhưng được thi hành thông qua DSU (điều 21 và
22 DSU)
4.1.2.6. THAM VẤN TỪ CHUYÊN GIA
Để có thể giải quyết các tranh chấp có tính phức tạp và liên quan đến nhiều
vấn đề chuyên môn kỹ thuật hoặc khoa học. DSU quy định Ban hội thẩm tìm kiếm
thông tin và tư vấn kỹ thuật từ các chuyên gia khi Ban hội thẩm cân nhắc thấy cần
phải tư vấn các chuyên gia để làm tròn trách nhiệm của mình. (điều 13 DSU). Ban
hội thẩm tiến hành tham vấn các chuyên gia trên cơ sở cá nhân. Để đảm bảo tính
khách quan và chính xác, các thành viên nhóm chuyên gia tư vấn làm với tư cách
cá nhân và không phải là đại diện chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức nào.

8
Các quy tắc thành lập các nhóm chuyên gia và thủ tục được quy định chi tiết tại
phụ lục 4 của DSU. Theo đó, các nhóm chuyên gia rà soát thực hiện các nhiệm vụ
theo yêu cầu của Ban hội thẩm và báo cáo lên Ban hội thẩm. Nhóm chuyên gia chỉ
có vai trò tư vấn còn quyết định cuối cùng về các vấn đề pháp lý và đánh giá các
tình tiết vụ việc trên cơ sở báo cáo của các chuyên gia thuộc thẩm quyền của Ban
hội thẩm.
1.2. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
4.2.1. Tham vấn
Tham vấn là giai đoạn đầu trong thủ tục giải quyết tranh chấp. Là việc các
thành viên tranh chấp tiến hành đàm phán với nhau để đưa ra một thỏa thuận về
giải quyết tranh chấp. Hoạt động tham vấn có ý nghĩa nhằm giải quyết vấn đề
trên tinh thần hợp tác thông qua đàm phán giữa các bên tranh chấp hoặc thông
qua trung gian hòa giải của một bên thứ ba.
Thông qua tham vấn, bản chất sự việc tranh chấp được tìm hiểu và từ đó dẫn
đến một giải pháp chung cho các bên. Trong trường hợp các bên tranh chấp
không đạt được một giải pháp chung tại giai đoạn tham vấn thì đây được coi là
một bước đầu tiên đặt cơ sở chuẩn bị cho các bước tiếp theo của quy trình giải
quyết tranh chấp
Tham vấn là một thủ tục bắt buộc và việc yêu cầu tham vấn sẽ mang lại kết quả
là việc chính thức đưa một tranh chấp ra WTO cũng như khởi động quá trình áp
dụng quá trình áp dụng các quy định của DSU. Để việc tham vấn có thể được
tiến hành thì bên đưa ra yêu cầu tham vấn phải đệ trình bằng văn bản trong đó
trình bày rõ lý do yêu cầu bao gồm cả việc chỉ ra cơ sở pháp lý cho việc yêu cầu
tham vấn (khoản 4 điều 4 DSU).
Theo quy định của DSU thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu
cầu tham vấn thì bên được yêu cầu phải thiện chí trả lời các yêu cầu của bên
yêu cầu. Nếu trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn
mà bên được yêu cầu không trả lời hoặc trong thời gian 30 ngày bên được yêu
cầu không tham gia tham vấn thì bên yêu cầu có thể yêu cầu thành lập Ban hội
thẩm.
4.2.2. Hội thẩm
Hội thẩm là giai đoạn DSB tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động
của Ban hội thẩm. Cơ sở pháp lý để DSB thành lập Ban hội thẩm là yêu cầu bằng

9
văn bản của nguyên đơn đối với việc thành lập Ban hội thẩm. Trong đó, nguyên
đơn cần nêu rõ thủ tục tham vấn đã được các bên tiến hành nhưng tranh chấp vẫn
chưa được giải quyết, đồng thời nêu ra những cơ sở pháp lý cho việc nộp đơn yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm.
Khi nhận được đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm thì DSB sẽ triệu tập phiên họp
để xem xét việc có thành lập Ban hội thẩm hay không. Nếu không có ý kiến phản
đối về việc thành lập Ban hội thẩm thì Ban hội thẩm sẽ được thành lập ngay sau
phiên họp của DSB để tiến hành xem xét tranh chấp (khoản 1 điều 6 DSU).
Ban thư ký của WTO sẽ đề nghị 3 người tham gia Ban hội thẩm cho các bên tranh
chấp lựa chọn kèm theo danh sách các ứng cử viên có trình độ. Nếu trong vòng 20
ngày sau ngày thành lập Ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về thành phần Ban
hội thẩm theo yêu cầu của bất kỳ bên nào thì Tổng giám đốc WTO sau khi tham
vấn với Chủ tịch DSB và Chủ tịch Hội đồng và các Ủy ban có liên quan cũng như
tham vấn với các bên tranh chấp sẽ quyết định thành lập Ban hội thẩm bằng việc
bổ nhiệm các hội thẩm viên từ những người mà Tổng giám đốc cho là thích hợp
nhất theo đúng bất kỳ quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan được
áp dụng cho những tranh chấp đó. Chủ tịch của DSB sẽ thông báo cho các thành
viên về thành phần của Ban hội thẩm đã được thành lập không quá 10 ngày kể từ
ngày Chủ tịch DSB nhận được yêu cầu như trên (điều 8 DSU).
Sau khi được thành lập Ban hội thẩm sẽ tiến hành xem xét giải quyết tranh chấp,
Các bước làm việc của Ban hội thẩm được tiến hành như sau:
- Trước khi mở phiên họp chính thức đầu tiên, Ban hội thẩm yêu cầu các bên
tranh chấp phải gửi cho Ban hội thẩm hồ sơ bao gồm các văn bản về ý kiến
của mình đối với vụ tranh chấp và các chứng cứ có liên quan khoản 1 điều 7
DSU)
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ Ban hội thẩm sẽ chính thức mở phiên họp đầu tiên.
Trong phiên họp này, các bên tranh chấp và bên thứ ba có liên quan chỉ được
trình bày quan điểm của mình đối với vấn đề tranh chấp. Những ý kiến phản
bác chính thức chỉ được đưa ra trong cuộc họp đi vào nội dung thứ hai của
Ban hội thẩm. Các bên phải đệ trình ý kiến phản bác bằng văn bản tới Ban
hội thẩm trước khi cuộc họp này diễn ra. Lần lượt bên bị đơn được phát biểu
trước và sau đó bên nguyên đơn có quyền phát biểu. trong bất cứ thời điểm
nào, Ban hội thẩm cũng có thể đưa ra câu hỏi với các bên và yêu cầu họ phải
giải thích ngay trong cuộc họp với các bên hoặc bằng văn bản. Để đảm bảo

10
tính minh bạch, các bài trình bày, bác bỏ và tuyên bố sẽ được đưa ra tại
phiên họp với sự có mặt của các bên.
Thủ tục làm việc theo Phụ lục 3 của DSU trên đây có thể thay đổi nếu Ban hội
thẩm quyết định khác, sau khi tham vấn với các bên tranh chấp. nguyên tắc làm
việc chung là thủ tục làm việc của Ban hội thẩm phải có sự linh hoạt đầy dủ để
đảm bảo cho các báo cáo của Ban hội thẩm có chất lượng cao mà không làm
chậm quá trình tố tụng tại Ban hội thẩm một cách không cần thiết (điều 12 của
DSU).
- Tham vấn chuyên gia nếu có
Trong quá trình xét xử, nếu thấy cần thiêt thì Ban hội thẩm có thể tham khảo ý
kiến các chuyền gia. Ban hội thẩm sẽ chuyền phần mô tả (thực tế và lập luận)
của bản dự thảo báo cáo của mình cho các bên tranh chấp. Các bên có 2 tuần để
đệ trình các ý kiến của mình về phần mô tả báo cáo bằng văn bản.
- Lập báo cáo giữa kỳ
Sau khi hết hạn tiếp nhận ý kiến của các bên tranh chấp về mô tả báo cáo. Ban
hội thẩm sẽ đưa ra một báo cáo giữa kỳ cho các bên. Bản báo cáo này bao gồm:
các phần mô tả, báo cáo điều tra và các kết luận của Ban hội thẩm điều 15.2
DSU. Nếu sau 1 tuần, các bên không có yêu cầu về việc rà soát lại các phần của
báo cáo thì báo cáo giữa kỳ này được coi là bản báo cáo cuối cùng của Ban hội
thẩm. Nếu có yêu cầu xem xét lại các kết luận và phán quyết thì Ban hội thẩm
có thể triệu tập thêm một cuộc họp với các bên về những vấn đề được chỉ rõ
trong các văn bản nhận xét, thời gian dành cho việc này không quá 2 tuần.
- Lập báo cáo cuối cùng
Sau khi rà soát lại báo cáo giữa kỳ, Ban hội thẩm sẽ hoàn tất và đưa ra báo cáo
cuối cùng. Báo cáo này được gửi cho các bên tranh chấp cũng như tất cả các
thành viên. Thời gian để Ban hội thẩm hoàn tất báo cáo cuối cùng là từ 6 đến 9
tháng kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm. Đối với các trường hợp khẩn cấp thì
thời hạn này được rút ngắn còn từ 3 đến 6 tháng (khoản 8 và 9 điều 12 DSU).
Đối với các thành viên đang phát triển, thời gian này có thể xê dịch để họ chuẩn
bị và trình bày lập trường của mình vì các thành viên này thường thiếu khả năng
ứng phó nhanh về hành chính và kỹ thuật. Tất cả các ưu tiên dành cho các thành
viên đang phát triển phải được nêu rõ trong báo cáo của Ban hội thẩm.
- Thông qua báo cáo cuối cùng

11
Sau khi báo cáo cuối cùng của Ban hội thẩm được gửi tới các thành viên, các thành
viên có 20 ngày để xem xét. Nếu có ý kiến phản đối về bản báo cáo thì thành viên
phản đối phải chuyển văn bản giải thích lý do phản đối của mình cho DSB chậm
nhất là 10 ngày trước khi DSB triệu tập phiên họp xem xét và thông qua báo cáo
Các bên tranh chấp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo của
Ban hội thẩm. Các quan điểm và ý kiến của họ được ghi lại đầy đủ. trong vòng 60
ngày kể từ ngày chuyển báo cáo cho các thành viên, báo cáo này sẽ tự động được
thông qua tại phiên họp của DSB trừ khi xảy ra một trong hai khả năng: một trong
các bên tranh chấp thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mình; hoặc
DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận nghịch không thông qua báo cáo này
Báo cáo của Ban hội thẩm sẽ có giá trị pháp lý khi được DSB thông qua. Báo cáo
đã được thông qua này được coi là phán quyết của DSB và có hiệu lực ràng buộc
các bên phải thi hành.
4.2.3. Kháng cáo và phúc thẩm
- Kháng cáo:
Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên thứ ba mới có quyền kháng cáo
báo cáo của Ban hội thẩm. Tuy nhiên, các bên thứ ba đã thông báo cho DSB về
quyền lợi đáng kể có thể đệ trình bằng văn bản cho Cơ quan phúc thẩm và sẽ được
tạo cơ hội để cơ quan phúc thẩm nghe vấn đề kháng cáo (khoản 4 điều 117 DSU).
Thời hạn để kháng cáo là 20 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm gửi bản báo cáo cuối
cùng cho các thành viên WTO. Tức là trước khi DSB thông qua bản báo cáo cuối
cùng.
Sau khi nhận được kháng cáo hợp lệ, DSB sẽ chỉ định Cơ quan phúc thẩm gồm 3
trong số 7 thành viên của Cơ quan phúc thẩm thường trực. Cơ quan phúc thẩm này
sẽ nghe các kháng cáo – ý kiến phản đối báo cáo cuối cùng của Ban hội thẩm.
- Phúc thẩm:
Phạm vi xem xét kháng cáo của cơ quan phúc thẩm sẽ giới hạn về những vấn đề
pháp lý đã được đề cập trong báo cáo của Ban hội thẩm và những giải thích pháp
luật của Ban hội thẩm (khoản 6 điều 17 của DSU).
Thời hạn xem xét kháng cáo là 60 ngày, tính từ ngày một bên tranh chấp chính
thức thông báo quyết định kháng cáo của mình lên DSB. Khoảng thời gian này có
thể gia hạn tới mức tối đa là 90 ngày. Khi cơ quan phúc thẩm thấy mình không thể

12
cung cấp báo cáo trong vòng 60 ngày trên và cơ quan này đã thông báo bàng văn
bản cho DSB về lý do trì hoãn cùng với thời gian dự kiến đệ trình báo cáo.
Thủ tục phúc thẩm tranh chấp cụ thể sẽ được Cơ quan phúc thẩm soạn thảo với sự
tham vấn của Chủ tịch DSB và Tổng giám đốc WTO. Sau đó được thông báo cho
các thành viên. Qua trình tố tụng phúc thẩm phải được giữ kín: các báo cáo của cơ
quan phúc thẩm sẽ được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và
theo tinh thần của các thông tin được cung cấp và các tuyên bố được độc lập. Các
ý kiến của các cá nhân làm việc tại Cơ quan phúc thẩm được trình bày tại báo cáo
của Cơ quan phúc thẩm sẽ không được ghi tên cá nhân đó….
Kết quả của quá trình phúc thẩm có thể là việc giữ nguyên, sử đổi hoặc hủy bỏ các
kết luận pháp lý và phán quyết của Ban hội thẩm.
Kết quả xem xét kháng cáo được thể hiện bằng một báo cáo của Cơ quan phúc
thẩm. Báo cáo của cơ quan phúc thẩm sẽ được DSB thông qua và được các bên
tranh chấp chấp nhận một cách vô điều kiện, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở
đồng thuận không thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày báo cáo đó được gửi tới các thành viên. Thủ tục thông qua không
làm phương hại đến quyền của các thành viên thể hiện quan điểm của mình trong
báo cáo này (điều 17 DSU).
4.2.4 Thi hành phán quyết
Việc giải quyết tranh chấp chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế khi các phán quyết của
DSB được các bên thi hành, nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả các thành viên
Theo DSU trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo cảu Ban hội thẩm
hoặc Cơ quan phúc thẩm, DSB sẽ tiến hành một cuộc họp nhằm xem xét vấn đề thi
hành khuyến nghị và phán quyết của DSB. Tại cuộc họp này, bên thua kiện phải
thông báo cho DSB về các dự định của mình đối với việc thực hiện các khuyến
nghị và phán quyết của DSB. Trường hợp không thể thực hiện ngay lập tức các
khuyến nghị và phán quyết của DSB, thành viên liên quan sẽ có một khoảng thời
gian hợp lý để thực hiện. Có 3 cách xác định “khoảng thời gian hợp lý” này theo
điều 21 DSU.
Việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB, sẽ được chính DSB giám
sát. Bất kỳ một thành viên nào cũng được nêu vấn đề thực hiện các khuyến nghị và
phán quyết tại DSB vào bất kỳ thời điểm nào.

13
Vấn đề này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự tại kỳ họp của DSB sau 6 tháng
kể từ ngày ấn định “khoảng thời gian hợp lý” nêu trên và sẽ vẫn nằm trong chương
trình nghị sự của DSB cho đến khi vấn đề được giải quyết trừ khi DSB quyết định
khác. Ít nhất là 10 ngày trước mỗi kỳ họp của DSB, thành viên thi hành phải cung
cấp cho DSB văn bản báo cáo tình hình tiến triển thực hiện các khuyến nghị và các
phán quyết này.
Đối với tranh chấp do một thành viên đang phát triển khởi xướng vụ việc thì DSB
sẽ có những biện pháp thích hợp để thực hiện ưu đãi đối với thành viên đang phát
triển. DSB sẽ chú ý đến phạm vi thương mại của biện pháp bị khiếu nại cũng như
ảnh hưởng của biện pháp đó đối với nền kinh tế của thành viên này.
Trong trường hợp đã hết thời hạn thi hành phán quyết mà bên phải thi hành không
tiến hành điều chỉnh biện pháp thương mại vi phạm cho phù hợp với các HĐ của
WTO và phán quyết của DSB thì bên thắng kiện có thể yêu cầu bồi thường, hoặc
tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác (biện pháp trả đũa).
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bồi thường hoặc áp dụng biện pháp trả đũa chỉ là biện
pháp tạm thời khi khuyến nghị và phán quyết chưa được thi hành nghiêm chỉnh.
Nội dung của biện pháp bồi thường và trả đũa được quy định như sau:
- Bồi thường
Biện pháp này mang tính chất tự nguyện và phù hợp với các HĐ có liên quan
(khoản 1 điều 22 DSU). Bên khởi kiện có thể yêu cầu được bồi thường ngay khi
thời hạn thi hành các phán quyết đã hết mà bên thua kiện không thi hành. Bên thua
kiện khi đó phải đàm phán với bên tháng kiện về mức bồi thường.
- Biện pháp trả đũa
Khoản 2 điều 22 DSU quy định, nếu các bên không thỏa thuận được biện pháp bồi
thường thỏa đáng trong vòng 20 ngày kể từ ngày hết hạn thời gian hợp lý thì bất cứ
bên nào đã viện dẫn tới các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu DSB
cho phép tạm hoãn thi hành việc áp dụng đối với thành viên liên quan những
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo các HĐ có liên quan..
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hết thời hạn thi hành phán quyết DSB sẽ cho
phép bên thắng kiện tiến hành trả đũa, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng
thuận bác bỏ yêu cầu trả đũa (khoản 2 điều 22 DSU).
Trả đũa gồm 2 loại: trả đũa song hành và trả đũa chéo. Trả đũa chéo gồm trả đũa
chéo lĩnh vực và trả đũa chéo Hiệp định. Thứ tự áp dụng các biện pháp này là trả

14
đũa song hành, trả đũa chéo lĩnh vực, trả đũa chéo hiệp định. Nếu thành viên thắng
kiện yêu cầu trả đũa chéo lĩnh vực hoặc trả đũa chéo hiệp định thì thành viên đó
phải tuyên bố lý do cho yêu cầu đó. Đồng thời, yêu cầu đó phải được chuyền tới
DSB cũng như các Hội đồng có liên quan của WTO.
Trả đũa song hành là biện pháp do bên thắng kiện áp dụng khi bên thua kiện
không tiến hành điều chỉnh biện pháp thương mại vi phạm cho phù hợp với các
nghĩa vụ theo các HĐ của WTO và phán quyết của DSB khi đã hết thời hạn thi
hành phán quyết. Nội dung của biện pháp này là bên thắng kiện tạm hoãn thi hành
những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong cùng một kĩnh vực mà quyền
lợi của bên này bị thiệt hại.
Trả đũa chéo lĩnh vực là biện pháp do bên thắng kiện áp dụng khi bên thua kiện
không tiến hành điều chỉnh biện pháp thương mại vi phạm cho phù hợp với các
nghĩa vụ theo cấc HĐ của WTO và phán quyết của DSB khi đã hết thời hạn thi
hành phán quyết. Nội dung của biện pháp này là bên thắng kiện tạm hoãn thi hành
những nhượng bộ và những nghĩa vụ khác trong các lĩnh vực khác với lĩnh vực mà
quyền lợi của bên này bị thiệt hại nhưng trong cùng một HĐ.
Trả đũa chéo hiệp định là biện pháp do bên thắng kiện áp dụng khi bên thua kiện
không tiến hành điều chỉnh biện pháp thương mại vi phạm cho phù hợp với các
nghĩa vụ theo cấc HĐ của WTO và phán quyết của DSB khi đã hết thời hạn thi
hành phán quyết. Nội dung của biện pháp này là bên thắng kiện tạm hoãn thi hành
những nhượng bộ và những nghĩa vụ khác theo một HĐ khác có liên quan.
DSB không cho tiến hành trả đũa nếu HĐ có liên quan của WTO cấm việc trả đũa
đó (khoản 5 điều 22 DSU). Các HĐ cấm trả đũa là HĐ nông nghiệp (AOA) và HĐ
về những khía cạnh liên quan đên thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).
Bên cạnh đó, nếu tiến hành các biện pháp tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc
các nghĩa vụ khác thì mức độ trả đũa phải tương xứng với mức độ thiệt hại mà bên
bị vi phạm phải gánh chịu (khoản 4 điều 22 DSU).
Tóm lược chương 4
Các Thành viên WTO bắt buộc phải tham gia và phán quyết của cơ quan
giải quyết tranh chấp của WTO có giá trị ràng buộc đối với các thành viên. Tuy
nhiên, trong hầu hết các trường hợp phức tạp, quy trình giải quyết tranh chấp có
thể kéo dài từ 2 đến 4 năm ( mặc dù về mặt lý thuyết là không quá 1 năm). Việc
viện dẫn quyền được tạm dừng nghĩa vụ của bên thắng kiện khi bên thua kiện

15
không thi hành phán quyết là không khả thi, đặc biệt là đối với các thành viên có
tiềm lực kinh tế yếu

16

You might also like