You are on page 1of 2

 WTO (Tổ chức thuong mại thế giới)

WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế
duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO
chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.

WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ
chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại.Hiện nay đã có 164 thành viên.

 CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là sự kế thừa về các quy định về giải quyết tranh chấp đã phát
huy tác dụng tích cực trong gần 50 năm qua trong lịch sử của GATT 1947. Mục tiêu căn bản của cơ
chế giải quyết tranh chấp này là nhằm đạt được giải pháp tích cực cho tranh chấp.

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên 4 nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng,
hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và
nghĩa vụ, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của
luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế.

Khi phát sinh tranh chấp tại WTO, đầu tiên các bên sẽ tiến hành tham vấn để đưa ra giải pháp chung
thống nhất nhằm giải quyết vụ việc (Consultation – giai đoạn hòa giải), thông thường trong mỗi vụ
việc đều có sự tham gia của bên thứ ba (là những thành viên có lợi ích đáng kể và mong muốn tham
gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, nếu họ thấy có quyền lợi đáng kể trong vụ việc và cần được
Ban hội thẩm xem xét. Chỉ khi tham vấn không thành công, một Ban hội thẩm bao gồm từ 3 – 5 thành
viên sẽ được thành lập và có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể đang tranh chấp trên cơ sở các quy
định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn.

Sau khi hoàn tất việc thành lập Ban hội thẩm để xem xét vụ khiếu nại, việc đầu tiên Ban hội thẩm cần
phải làm là ấn định thời gian biểu cho hoạt động tố tụng của mình (Điều 12.3 DSU). Thủ tục của Ban
hội thẩm thường bao gồm các nội dung được nêu tại Điều 12 và Phụ lục 3 của DSU, trong đó có sự
linh hoạt nhất định để đảm bảo chất lượng báo cáo mà không làm chậm quá trình tố tụng. Việc ấn
định thời gian biểu giúp cho các bên nắm rõ được các nội dung và thời hạn cần phải làm trong mỗi vụ
tranh chấp, giúp họ chủ động hơn trong việc đưa ra những bằng chứng, căn cứ, lập luận trong các
văn bản đệ trình của mình.

Sau khi các cuộc họp điều trần được diễn ra, Ban hội thẩm sẽ đi vào giai đoạn thảo luận nội bộ (nghị
án), để xem xét đánh giá các vấn đề pháp lý, thực tế có liên quan phù hợp với quy định của WTO,
nghị án phải được giữ bí mật. Các bản báo cáo này được soạn thảo không có sự hiện diện của các bên
tranh chấp mà chỉ theo nội dung của những thông tin đã được cung cấp và các ý kiến đã được đưa ra
trước đó. Các ý kiến cá nhân của hội thẩm viên được trình bày trong bản báo cáo của ban hội thẩm
không được ghi tên người phát biểu ý kiến đó.
Sau khi báo cáo cuối cùng sẽ được gửi tới các bên tranh chấp trong vòng 2 tuần kể từ khi Ban hội
thẩm có kết luận ở giai đoạn rà soát giữa kỳ. Thông thường mỗi báo cáo của Ban hội thẩm có nội
dung rất lớn, để thuận lợi trong việc nghiên cứu xem xét lại của cơ quan phúc thẩm và trích dẫn án lệ
thì trong báo cáo phải thể hiện phần mục lục và các đoạn văn được đánh số riêng biệt theo thứ tự
từng phần của báo cáo. Nếu không có kháng cáo, quy trình giải quyết tranh chấp ngay lập tức sẽ
chuyển sang giai đoạn thực hiện sau khi DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm. Còn nếu có kháng
cáo thì vụ kiện sẽ được xem xét lại ở cấp Phúc thẩm.

You might also like