You are on page 1of 4

UNCITRAL là cơ quan chuyên môn pháp lý của Liên Hợp quốc, được Đại hội đồng Liên

Hợp quốc lập ra từ năm 1966 với mục đích và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong
thúc đẩy quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật thương mại quốc tế, thông
qua đó giảm thiểu những rào cản đối với sự phát triển của thương mại quốc tế. Hiện
nay, thông qua 6 nhóm công tác, hoạt động của UNCITRAL đang tập trung vào các
mảng công tác về trọng tài và hòa giải, cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà
nước và nhà đầu tư, thương mại điện tử, luật phá sản, giao dịch bảo đảm, doanh
nghiệp vừa và nhỏ.

Đoàn TAND tối cao tham dự phiên họp


Đối với Nhóm công tác V về luật phá sản, qua 53 phiên làm việc (mỗi năm 2 phiên),
UNCITRAL đã thảo luận và ban hành nhiều văn bản quan trọng, nổi bật như Luật mẫu
của UNCITRAL về phá sản xuyên quốc gia được ban hành năm 1997 (Luật mẫu) và
Hướng dẫn thực thi và giải thích luật mẫu này vào năm 2013 (Hướng dẫn).
Phiên họp lần thứ 54 được tổ chức tại thủ đô Viên của Cộng hòa Áo trong thời gian 5
ngày làm việc, từ ngày 10 đến ngày 14/12/2018. Phiên họp có sự tham dự của đại diện
40 nước thành viên của Nhóm công tác, đại diện của 18 nước với tư cách là quan sát
viên và của 20 tổ chức quốc tế dưới sự điều hành của ông Wisit Wissitsora-AT (đại
biểu của Thái Lan). Đây là lần thứ tư Việt Nam cử đoàn tham dự với tư cách là quan
sát viên của Nhóm công tác.
Tại phiên họp lần thứ 54, UNCITRAL đã thảo luận về 3 chủ đề gồm: (i) phá sản xuyên
quốc gia của nhóm doanh nghiệp; (ii) nghĩa vụ của giám đốc trong giai đoạn doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán; và (iii) phá sản doanh nghiệp rất nhỏ, nhỏ và vừa
(MSMEs).
Phá sản xuyên quốc gia của Nhóm doanh nghiệp
Tại phiên họp thứ 43 vào năm 2010, Ủy ban đã chấp nhận đề xuất của Nhóm công tác
rằng cần tiến hành trao đổi và xử lý vấn đề phá sản xuyên biên giới đối với nhóm các
doanh nghiệp. Nhóm công tác đã trao đổi về chủ đề này tại phiên họp thứ 45 (tháng
4/2014), 46 (tháng 12/2014), 47 (tháng 5/2015), thứ 48 (tháng 12/2015), 49 (tháng
5/2016), 50 (tháng 12/2016), 51 (tháng 5/2017), 52 (tháng 12/2017) và 53 (tháng
5/2018).
Sau quyết định của Nhóm công tác tại phiên họp thứ 53 rằng văn bản cần được chuẩn
bị dưới hình thức là luật mẫu trong đó tên tiêu đề tạm thời là “Luật mẫu về phá sản
nhóm doanh nghiệp”, nội dung văn bản tiếp tục được sửa đổi để nhóm tiếp tục xem xét
tại phiên họp thứ 54 của Nhóm công tác. Tại phiên họp thứ 54, các đại biểu đã thảo
luận và đồng ý với các nội dung cơ bản của Luật mẫu về phá sản nhóm doanh nghiệp
và giao cho Ban Thư ký tiếp thu, chỉnh sửa, trình nhóm công tác vào phiên họp thứ 55.
Nghĩa vụ của giám đốc của các doanh nghiệp trong giai đoạn doanh nghiệp sắp
mất khả năng thanh toán
Sau khi hoàn thành phần thứ Tư của Hướng dẫn lập pháp về luật phá sản trong đó đề
cập đến nghĩa vụ của các giám đốc trong giai đoạn sắp phá sản (2013), tại phiên họp
thứ 44 (tháng 12/2013), Nhóm công tác đã thống nhất về tầm quan trọng của việc thảo
luận về nghĩa vụ của giám đốc của các doanh nghiệp trong nhóm trong giai đoạn sắp
phá sản bởi vì có nhiều vấn đề thực tiễn khó khăn trong lĩnh vực này và một giải pháp
phù hợp sẽ mang lại lợi ích lớn cho việc thực hiện cơ chế phá sản có hiệu quả. Đồng
thời, Nhóm công tác cũng nhận thấy rằng có những vấn đề cần cân nhắc một cách cẩn
trọng để các giải pháp đưa ra không cản trở việc phục hồi hoạt động kinh doanh và
khiến cho các giám đốc gặp khó khăn khi hoạt động để hỗ trợ cho việc phục hồi hoặc
buộc giám đốc phải tiến hành mở thủ tục phá sản khi chưa chín muồi. Về những vấn đề
đã xem xét, Nhóm công tác thống nhất rằng việc xem xét xem phần thứ ba của Hướng
dẫn lập pháp sẽ được áp dụng như thế nào đối với đối với việc phá sản nhóm doanh
nghiệp và xác định những vấn đề khác (ví dụ như xung đột giữa nhiệm vụ của giám đốc
với nhiệm vụ của bản thân doanh nghiệp và lợi ích của nhóm) sẽ rất hữu ích.
Tại phiên họp thứ 54, văn bản này một lần nữa lại được Nhóm công tác đưa ra xem
xét. Tại phiên họp này, với nhận thức rằng các văn bản về nhóm doanh nghiệp đang
được dần hoàn thiện, cho nên Nhóm công tác có thể xem xét điều chỉnh thêm về dự
thảo văn bản về nghĩa vụ của giám đốc để có thể hoàn thiện cùng với việc hoàn thiện
dự thảo Luật mẫu về phá sản nhóm doanh nghiệp.
Đoàn TAND tối cao thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Áo
Phá sản doanh nghiệp rất nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs)
Tại phiên họp thứ 46 năm 2013, Ủy ban đã yêu cầu Nhóm công tác V tiến hành kiểm
tra sơ bộ những vấn đề có liên quan đến phá sản doanh nghiệp MSMEs vào phiên họp
mùa xuân 2014, và cụ thể thể là xem xét liệu Hướng dẫn lập pháp của UNCITRAL về
luật phá sản có đưa ra được những giải pháp đầy đủ và phù hợp đối với MSMEs. Nếu
không thì Nhóm công tác cần phải xem xét cần phải làm thêm cái gì để hoàn thiện và
đơn giản hóa thủ tục phá sản cho MSMEs. Kết luận của Nhóm công tác về các vấn đề
liên quan đến MSMEs đã được đưa vào trong báo cáo của Nhóm gửi lên cho Ủy ban
vào năm 2014 với thông tin chi tiết để Ủy ban xem xét xem cần phải làm gì tiếp theo,
nếu có.
Tại phiên họp thứ 51 (tháng 5/2017) Nhóm công tác đã có những thảo luận ban đầu về
việc văn bản đối với lĩnh vực này sẽ được xây dựng như thế nào. Tại phiên họp thứ 53
(tháng 5/2018), Nhóm công tác đã thảo luận về văn bản A/CN.9/WG.V/WP.159 và đã
có nhiều ý kiến khác nhau đối với dự thảo này. Tại phiên họp thứ 54, Nhóm công tác đã
thảo luận về cơ chế giải quyết phá sản theo quy trình rút gọn đối với MSMEs.
Đánh giá chung
Đây là lần thứ tư Tòa án nhân dân tối cao cử đoàn cán bộ tham dự phiên họp của
Nhóm công tác V của UNCITRAL về chủ đề phá sản với tư cách là quan sát viên. Các
thông tin về tình hình phát triển của pháp luật trong lĩnh vực phá sản xuyên quốc gia đã
được các thành viên trong Đoàn cập nhật kịp thời. Mặc dù nhiều vấn đề được trao đổi
tại các phiên họp còn mới đối với Việt Nam, nhưng đoàn công tác cho rằng việc tiếp
cận dần với pháp luật và thực tiễn quốc tế sớm sẽ giúp chúng ta có thời gian chuẩn bị
tốt hơn và có cơ sở vững chắc khi nghiên cứu sửa đổi Luật phá sản năm 2014.
Việc tham dự các phiên họp của Nhóm công tác mang lại hiệu quả tích cực, góp phần
giúp Tòa án nhân dân tối cao xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, có khả
năng tiếp thu nhanh và nắm bắt đầy đủ các thông tin về pháp luật, thực tiễn quốc tế; tạo
dựng được các mối quan hệ với các chuyên gia trong lĩnh vực này tại các diễn đàn
quốc tế và có thể tận dụng được quan hệ đó để hỗ trợ việc phát triển pháp luật và nâng
cao năng lực của đội ngũ cán bộ Tòa án sau này, nhất là trong bối cảnh ngày
18/12/2018, Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2019-2025, trong cuộc
bầu cử tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc, khóa 73 tại New York, Mỹ.
Theo đó, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên UNCITRAL đánh dấu bước tiến tiếp
theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, cụ thể ở đây là hội
nhập pháp lý đa phương, thực hiện chủ trương tham gia xây dựng, định hình luật chơi
chung ở cấp độ quốc tế trong khuôn khổ Liên Hợp quốc. Sắp tới, việc triển khai các
Hiệp định song phương và đa phương về thương mại, đầu tư, kể cả các hiệp định tự
do thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTTP) đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Việt Nam về hoàn thiện pháp luật về
thương mại.
Trong thời gian công tác tại Cộng hòa Áo, Đoàn công tác của Tòa án nhân dân tối cao
đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Áo, tiếp xúc với một số đối tác, tổ
chức quốc tế để tìm hiểu cơ hội, thúc đẩy quan hệ hợp tác trong thời gian tới.
Tạ Đình Tuyên

You might also like