You are on page 1of 21

Trình bày tại Hội thảo

Cơ chế giám sát, thực


thi các cam kết về lao
động trong EVFTA

Cam kết về 10/11/2021

lao động của


Việt Nam
trong EVFTA Phạm Thị Chung
Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ
LĐTBXH
NỘI DUNG BÀI TRÌNH BÀY
Phần I. Cam kết lao động trong EVFTA
Phần II. Cơ chế, thiết chế thực thi cam kết
lao động trong EVFTA
PHẦN I Cam kết lao động trong EVFTA
Cam kết lao động trong EVFTA
 EVFTA không có chương riêng về lao động. Nội
dung cam kết về lao động nằm trong Chương
13 về Thương mại và Phát triển bền vững
 Chương 13 gồm 17 Điều về vấn đề lao động và
môi trường
Điều 13.1 Mục tiêu
 thúc đẩy phát triển bền vững, đặc biệt là thông
qua thúc đẩy sự đóng góp của vấn đề lao động
và môi trường liên quan đến khía cạnh thương
mại và đầu tư
 Tuyên bố Bộ trưởng của Hội đồng Kinh tế và Xã
hội Liên hợp quốc về Việc làm đầy đủ và Việc
làm Thỏa đáng năm 2006, Chương trình Nghị
sự về Việc làm thoả đáng của ILO
 Cách tiếp cận mang tínhhợp tác dựa trên giá trị
và lợi ích chung, có tính đến sự khác biệt về
mức độ phát triển của hai Bên
Điều 13.2 Quyền điều chỉnh và mức độ
bảo vệ
Hai Bên có quyền:
(a) quyết định mục tiêu, chiến lược, chính sách và ưu tiên phát
triển bền vững của mình;
(b) thiết lập mức độ bảo hộ được cho là phù hợp trong nước đối
với lĩnh vực môi trường và xã hội; và
(c) thông qua và sửa đổi luật pháp và chính sách liên quan theo
cách phù hợp với các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận, và
những thỏa thuận nêu tại Điều 13.4 (Các tiêu chuẩn và Thỏa
thuận lao động đa phương) và Điều 13.5 (Các Thỏa thuận Môi
trường Đa phương) mà bên đó là thành viên.
Hai Bên cam kết nỗ lực đảm bảo luật pháp, chính sách của
mình quy định và khuyến khích mức độ bảo hộ cao đối với các
lĩnh vực môi trường và xã hội và sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện
luật pháp, chính sách đó.
Điều 13.3 Duy trì mức độ bảo vệ (để
tham khảo)
1. Hai Bên nhấn mạnh rằng việc làm suy yếu mức độ bảo vệ môi trường
và lao động gây bất lợi cho mục tiêu của Chương này và việc khuyến
khích thương mại và đầu tư thông qua việc làm suy yếu mức độ bảo vệ
luật pháp môi trường và lao động trong nước là không phù hợp.
2. Một Bên sẽ không được phép giảm nhẹ hiệu lực pháp lý hoặc miễn
trừ, hoặc đề xuất việc giảm nhẹ hiệu lực pháp lý và miễn trừ luật pháp
về môi trường và lao động theo cách làm ảnh hưởng đến thương mại và
đầu tư giữa các Bên.
3. Một Bên sẽ không được phép không thực thi hiệu quả luật pháp môi
trường và lao động như là một biện pháp khuyến khích thương mại và
đầu tư thông qua một chuỗi các hành động hoặc không hành động có
tính kéo dài hoặc tái diễn.
4. Một Bên sẽ không được áp dụng luật pháp về môi trường và lao động
theo cách tạo ra phương tiện phân biệt đối xử tùy tiện và không chính
đáng giữa các bên hoặc một hạn chế trá hình đối với thương mại.
Điều 13.4. Tiêu chuẩn và Thỏa thuận Đa phương về
Lao động

 Thừa nhận tầm quan trọng của việc làm đầy đủ


và năng suất và việc làm thỏa đáng cho tất cả
mọi người.
 Tái khẳng định cam kết thúc đẩy phát triển
thương mại song phương một cách có lợi cho
việc làm đầy đủ và năng suất và việc làm thỏa
đáng cho tất cả mọi người, bao gồm với phụ nữ
và thanh niên.
 Tham khảo ý kiến của nhau và hợp tác khi phù
hợp về các vấn đề lao động liên quan tới
thương mại mà hai bên cùng quan tâm.
Điều 13.4. Tiêu chuẩn và Thỏa thuận Đa phương về
Lao động

 tái khẳng định cam kết, phù hợp với các nghĩa vụ
theo ILO và Tuyên bố năm 1998 của ILO về các
Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động và
những hành động tiếp theo, sẽ tôn trọng, thúc đẩy và
thực hiện hiệu quả các nguyên tắc về các quyền cơ
bản trong lao động, cụ thể là:
a) tự do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền
thương lượng tập thể;
b) chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép
buộc;
c) xóa bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em; và
d) chấm dứt phân biệt đối xử trong việc làm và nghề
nghiệp.
Điều 13.4. Tiêu chuẩn và Thỏa thuận Đa phương về
Lao động

 Tiến hành những nỗ lực liên tục và bền bỉ nhằm phê


chuẩn các công ước cơ bản của ILO;
 xem xét việc thông qua các công ước khác được ILO
phân loại là phù hợp với thời điểm hiện tại, có tính đến
điều kiện trong nước;
 trao đổi thông tin với Bên kia về việc phê chuẩn nêu
trên.
 Tái khẳng định cam kết của mình về việc thực hiện có
hiệu quả các Công ước của ILO đã được hai Bên phê
chuẩn thông qua luật pháp và thực tiễn ở nước mình.
 Không sử dụng tiêu chuẩn lao động cho mục đích bảo
hộ thương mại.
Điều 13.4. Điểm chính cần nhớ!

Cam kết liên quan tới các công ước ILO:


 Các bên “sẽ tiến hành các nỗ lực liên tục và bền bỉ
để hướng tới việc phê chuẩn các công ước cơ bản
của ILO” nếu như nước đó chưa phê chuẩn
 Cân nhắc việc phê chuẩn các công ước khác của ILO có
tính đến điều kiện bối cảnh trong nước
 Các Bên khẳng định việc sẽ nội luật hóa và thực hiện
một cách có hiệu quả các công ước ILO mà Bên đó đã
phê chuẩn
Cơ chế, thiết chế
thực thi cam kết lao
PHẦN II. động trong EVFTA
Cơ chế thực thi Chương 13

a. Minh bạch hóa (Điều 13.12)


Mỗi Bên phải đảm bảo bất kì biện pháp nhằm bảo vệ các
điều kiện môi trường và lao động có thể ảnh hưởng đến
thương mại và đầu tư được thiết lập, giới thiệu và triển khai
thực hiện một cách minh bạch, thông báo kịp thời và đem
lại cơ hội đưa ra quan điểm cho những người quan tâm.
b. Đánh giá tác động (Điều 13.13): Hai Bên đánh giá cùng
nhau hoặc đánh giá độc lập việc thực hiện Hiệp định với
vấn đề phát triển bền vững
c. Hợp tác (Điều 13.14)
Điều 13.14 Hợp tác

Lĩnh vực hợp tác


  Về TMPTBV tại các diễn đàn quốc tế: ILO, Hội nghị Á – Âu;
  Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các phương pháp và tiêu chí đánh giá
tác động đối với thương mại bền vững;
 Tác động của các chính sách pháp luật về lao động và môi trường đối với
thương mại và đầu tư, bao gồm cả việc xây dựng các chiến lược và chính
sách về PTBV;
 Chia sẻ kinh nghiệm về thúc đẩy phê chuẩn và thực hiện các công ước của 
ILO và các hiệp định môi trường đa phương liên quan đến thương mại;
 Các khía cạnh liên quan tới thương mại của Chương trình nghị sự Việc làm
thoả đáng của ILO, ví dụ: mối liên hệ giữa thương mại và việc làm đầy đủ và
năng suất cho tất cả mọi người, bao gồm thanh niên, phụ nữ và người khuyết
tật, điều chỉnh thị trường lao động, tiêu chuẩn lao động và tiêu chuẩn lao động
quốc tế khác, thống kê lao động, phát triển nguồn nhân lực và học tập suốt
đời, bảo trợ xã hội…;
Điều 13.14 Hợp tác

Hình thức hợp tác


  Hội thảo, chuyên đề, đào tạo và đối thoại để chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm và thực hành tốt;
 Nghiên cứu;
 Hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực phù hợp;
 Hình thức hợp tác khác theo thỏa thuận của hai Bên.
Bộ máy, thiết chế trong EVFTA (Điều
13.15)
Thiết chế
VN EU
hỗn hợp
Đầu mối liên lạc Ủy ban thương
mại Đầu mối liên lạc

Ủy ban Thương
mại và phát triển
bền vững

DAG DAG
Diễn đàn chung
Điều 13.15 Thiết chế

Thành lập Ủy ban chuyên trách và Nhóm tư vấn trong nước


 Hai Bên thống nhất thành lập Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững,
gồm các cán bộ cấp cao của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
của mỗi Bên, hoặc các cán bộ được chỉ định.
 Mỗi Bên cam kết thành lập Nhóm  tư vấn trong nước mới hoặc tham vấn ý
kiến của Nhóm tư vấn trong nước hiện có về PTBV. Nhóm tư vấn bao gồm
các tổ chức đại diện độc lập, bảo đảm sự cân bằng giữa các lĩnh vực kinh
tế, xã hội và môi trường. Nhóm tư vấn trong nước có thể đệ trình quan điểm
hoặc kiến nghị với Bên đó về việc thực hiện Chương Thương mại và PTBV.
CÁC BƯỚC XỬ LÝ BẤT ĐỒNG
• Gửi văn bản cho đầu mối liên lạc
• Bắt đầu ngay khi 1 Bên gửi yêu cầu
Tham vấn

• Nếu tham vấn không giải quyết được


• Có thể tham vấn DAG hoặc chuyên gia khác
UBTMPTBV

• Nếu UBTMPTBV không giải quyết được vấn đề trong 120


ngày
Hội đồng • HĐCG gồm 3 người
chuyên gia • Đưa ra báo cáo và khuyến nghị giải pháp
Điều 13.16 Tham vấn chính phủ

Việc thực thi Chương 13 của Hiệp định EVFTA không đặt ra vấn đề trừng phạt
thương mại. Trong trường hợp có bất đồng trong quá trình thực thi, một Bên có
thể tham vấn với Bên kia bằng cách gửi văn bản yêu cầu. Hai Bên phải nỗ lực
hết mình để đi đến một giải pháp thỏa đáng, có cân nhắc kĩ đến các vấn đề và
lợi ích của Bên là nước đang phát triển.

Nếu một Bên tin rằng vấn đề cần thảo luận thêm, Bên đó có thể gửi yêu cầu
bằng văn bản tới Bên kia và yêu cầu triệu tập Ủy ban TMPTBV để xem xét vấn
đề. Khi thích hợp, Ủy ban này có thể tham vấn Nhóm tư vấn trong nước của
một hoặc cả hai Bên, hoặc sự hỗ trợ của chuyên gia.
Điều 13.17 Hội đồng chuyên gia

 Nếu vấn đề chưa được Ủy ban TMPTBV giải quyết thỏa đáng trong vòng 120 ngày
hoặc theo thỏa thuận hai Bên, một Bên có thể gửi một văn bản yêu cầu đến Bên kia
yêu cầu triệu tập một Hội đồng chuyên gia để xem xét vấn đề đó.
 Danh sách Hội đồng chuyên gia phải bao gồm ít nhất 15 cá nhân. Vị trí Chủ tịch phải
do cá nhân không phải một trong hai Bên đảm nhận. Mỗi Bên đề xuất ít nhất 05 cá
nhân làm chuyên gia. Hai Bên cũng sẽ chọn ít nhất 05 cá nhân để đưa vào danh sách
Chủ tịch. Các chuyên gia trong danh sách phải có kiến thức chuyên môn về pháp luật
lao động hoặc môi trường, phải độc lập, không chịu sự chỉ đạo từ bất kì tổ chức hoặc
chính phủ nào về các vấn đề liên quan, hoặc có mối liên hệ với chính phủ của bất kì
Bên nào.
 Hội đồng Chuyên gia gồm 03 thành viên, thành phần cụ thể do hai Bên thỏa thuận.
Sau khi được thành lập, Hội đồng Chuyên gia phải xác minh vấn đề và đưa ra các
báo cáo, kiến nghị giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó. Hội đồng này phải gửi báo
cáo cuối cùng không quá 180 ngày kể từ khi thành lập, và công bố công khai báo cáo
đó.
  Hai Bên phải thảo luận hoặc triển khai các biện pháp thích hợp trên cơ sở nội dung
báo cáo cuối cùng của Hội đồng Chuyên gia. Ủy ban TMPTBV sẽ giám sát việc triển
khai nói trên.
CÁC BƯỚC XỬ LÝ BẤT ĐỒNG
• Gửi văn bản cho đầu mối liên lạc
• Bắt đầu ngay khi 1 Bên gửi yêu cầu
Tham vấn

• Nếu tham vấn không giải quyết được


• Có thể tham vấn DAG hoặc chuyên gia khác
UBTMPTBV

• Nếu UBTMPTBV không giải quyết được vấn đề trong 120


ngày
Hội đồng • HĐCG gồm 3 người
chuyên gia • Đưa ra báo cáo và khuyến nghị giải pháp

You might also like