You are on page 1of 11

Trình bày quan điểm về việc gia nhập Công ước ICSID của Việt Nam

Với chính sách đầu tư cởi mở, Việt Nam ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài. Cùng với
sự phát triển của hoạt động đầu tư, các tranh chấp đầu tư cũng có xu hướng gia tăng nên
việc thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài đã trở
thành nhu cầu cấp thiết. Việc gia nhập công ước ICSID có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế Việt Nam qua những tác động tích cực
sau:
 Mang lợi ích về việc giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng,
giảm thiểu sự không chắc chắn cho cả nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhân đầu tư,
 Tạo ra một môi trường đầu tư ổn định dựa trên quy tắc trong giải quyết tranh chấp
đầu tư. Điều này có thể thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,
 Mở rộng hợp tác và quan hệ với các quốc gia thành viên khác, tạo điều kiện thuận
lợi cho giao lưu và hợp tác quốc tế;
 Tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư của Việt
Nam;
 Việt Nam có thể sử dụng các chuyên gia và trọng tài của ICSID, được hỗ trợ về
mặt kỹ thuật và năng lực giải quyết tranh chấp, đơn giản hoá việc thực hiện phán
quyết trọng tải.
 Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số bất cập mà Việt Nam có thể gặp phải khi gia nhập
công ước ICSID:
 Việt Nam có thể chịu rủi ro cao hơn về việc bị kiện từ các nhà đầu tư nước ngoài,
có thể mất nhiều chi phí,
 Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyết định theo công ước
ICSID trong trường hợp quyết định đó có sự xung đột với pháp luật quốc gia:
 Điều kiện cần thiết để tham gia tố tụng trọng tải và thi hành phán quyết còn yếu,
nhất là vấn đề đội ngũ luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm tham gia tổ tụng trọng
tài quốc tế.
Do đó, để có đủ khả năng phát triển bền vững trong thị trường quốc tế khi gia nhập công
ước ICSID, Việt Nam xem xét sửa đổi một số quy định pháp luật quốc gia, cụ thể
 Thứ nhất, Việt Nam cần xem xét và điều chỉnh các điều khoản trong Luật Đầu tư
để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu và tiêu chuẩn của công ước ICSID, đặcbiệt là về
bảo vệ nhà đầu tư,
 Thứ hai, lên kế hoạch xây dựng hệ thống pháp luật về hòa giải và giải quyết tranh
chấp có đáp ứng các nguyên lắc của công ước ICSID;
 Thứ ba, điều chỉnh các quy định để tăng cường bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
nước ngoài, đồng thời đảm bảo rằng các biện pháp này không xâm phạm chủ
quyền và lợi ích quốc gia;

 Thứ tư, điều chính chính sách thuế và tài chính để đảm bảo uân thủ các yêu cầu và
nguyên tắc của công ước ICSID.
Gia nhập Công ước ICSID là một nhu cầu tất yếu của Việt Nam nhằm thiết lập một cơ
chế giải quyết tranh chấp mới, có hiệu lực và hiệu quả cao hơn nhằm góp phần củng cố
lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về tính hấp dẫn, an toàn và tin cậy của môi trường đầu
tư Việt Nạm; tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết
tranh chấp đầu tư cũng như cơ chế thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt
Nam phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế và đảm bảo thực hiện các cam kết trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

• GIỐNG NHAU:

- Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp, cả UNCITRAL và Luật trọng tài thương mại Việt
Nam đều phải được đối xử công bằng trong khi giải quyết tranh chấp (Điều 17.1 Qui tắc
trọng tài UNCITRAL 2010 và Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010)

- Khi thành lập HĐTT, cả UNCITRAL và Luật trọng tài thương mại Việt Nam đều cho
các bên thỏa thuận số lượng trọng tài viên, và nếu các bên không thỏa thuận được thì số
lượng trọng tài viên là 3 trọng tài viên (Điều 7.1 Qui tắc trọng tài UNCITRAL 2010 và
Điều 39 Luật trọng tài thương mại 2010)

- Về phán quyết trọng tài, cả UNCITRAL và Luật trọng tài thương mại Việt Nam đều
quy định Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc
đa số ( Điều 33.1 qui tắc trọng tài UNCITRAL 2010 và Điều 60.1 Luật trọng tài thương
mại 2010); Phán quyết của Hội đồng trọng tải phải được lập bằng văn bản và phải được
trọng tài viên hoặc các trọng tài viên kỉ. Và một bản sẽ được tổng đạt cho mỗi bên. Phản
quyết này phải nêu rõ ngày và địa điểm lập phán quyết (Điều 34 Qui tắc trọng tài
UNCITRAL 2010 và Điều 61 Luật trọng tài thương mại 2010)

• KHÁC NHAU:

1. Thành lập HDTT:


- UNCITRAL: Trong trường hợp trọng tài viên thứ hai và/hoặc Chủ tịch hội đồng trọng
tải không xác định được, nếu không có thỏa thuận khác, cơ quan chỉ định trọng tài -
thường là Tòa Trọng tài thường trực (PCA) sẽ đóng vai trò là người chỉ định trọng tài

- Luật trọng tài thương mại Việt Nam: Trong trường hợp bị đơn không chọn được trọng
tài viên và 2 trọng tài viên của nguyên đơn và bị đơn không thống nhất được Chủ tịch hội
đồng trọng tài thì Chủ tịch trung tâm trọng tải sẽ là người chỉ định

2. Đơn khởi kiện:

- UNCITRAL: Nguyễn đơn sẽ gửi đơn khởi kiện bằng văn bản cho bị đơn (Điều 20.1
Qui tắc trọng tài UNCITRAL 2010)

- Luật trọng tài thương mại Việt Nam: Nguyên đơn sẽ gửi đơn khởi kiện cho Trung tâm
trọng tài, sau đó Trung tâm trọng tài gửi cho bị đơn (Điều 32 Luật trọng tài thương mại
2010)

3. Bản tự bảo vệ:

- UNCITRAL: Bản tự bảo vệ có thể là của nguyên đơn hoặc bị đơn (Điều 22 Qui tắc
trọng tài UNCITRAL 2010)

- Luật trọng tài thương mại Việt Nam: Bản tự bảo vệ là của bị đơn (Điều 35 Luật trọng
tài thương mại 2010)

4. Sửa phán quyết

- UNCITRAL: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu (Điều 38.1 Qui tắc
trọng tài UNCITRAL 2010)

- Luật trọng tài thương mại Việt Nam: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
(Điều 63.1 Luật trọng tài thương mại 2010)

CÂU HỎI: VIỆT NAM CÓ NÊN THAM GIA CÔNG ƯỚC SINGAPORE? Câu này chưa
rõ nhưng hình như là không nên nhé mn
Có thể thấy, việc gia nhập Công ước Singapore với mục tiêu gia tăng khả năng thi hành
thỏa thuận hòa giải quốc tế sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, pháp lý cho Việt Nam như:
sự phát triển của thị trường hòa giải thương mại, tính hấp dẫn của môi trường đầu tư,
kinh doanh cũng như hệ thống pháp luật nội địa. Việc gia nhập này cũng phù hợp với các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ trước đến nay.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và số lượng tranh chấp thương mại
quốc tế gia tăng, việc gia nhập một Công ước quốc tế về thi hành thòa thuận hòa giải
thành là cần thiết nhưng Việt Nam cần đáp ứng 02 điều kiện:
(i) hoàn thiện hệ thống pháp luật nội địa về hòa giải thương mại;
- Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn còn khoảng trống và có một số điểm khác
biệt so với quy định của Công ước:
+ Ví dụ: theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Tòa án Việt Nam chỉ công nhận thỏa
thuận giải quyết tranh chấp do hòa giải viên, tổ chức hòa giải được đăng ký hoạt động
theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, mà chưa có quy định về việc công nhân
thỏa thuận giải quyết tranh chấp do hòa giải viên, tổ chức hòa giải ở nước ngoài không
đăng ký hoạt động tại Việt Nam thực hiện
+Luật chỉ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định về nhân thân, hôn nhân và
gia đình của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (không phải Tòa án), nên thỏa thuận giải
quyết tranh chấp do hòa giải viên nước ngoài, tổ chức hòa giải ở nước ngoài không đăng
ký hoạt động tại Việt Nam thực hiện không thuộc loại được công nhận và cho thi hành.
+Do đó, để chuẩn bị gia nhập Công ước Singapore, Việt Nam cần lưu ý rà soát, bổ sung,
hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao mức độ tương thích của pháp luật nội
địa với quy định của Công ước

(ii) hoàn thiện hệ thống cơ quan thực thi Công ước trong trường hợp gia nhập
Để thực thi tốt Công ước Singapore, ngoài việc chuẩn bị hệ thống pháp luật nội địa đảm
bảo tính tương thích, Việt Nam cần chú ý hoàn thiện hệ thống các cơ quan, nguồn nhân
lực thực thi Công ước. Đối với cơ quan đầu mối quốc gia về thực thi Công ước, Việt
Nam có thể áp dụng kinh nghiệm tương tự trong quá trình thực thi Công ước New York
1958 để giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp quản lý, theo dõi một cách thống nhất việc công
nhận thỏa thuận hòa giải thành quốc tế
Theo đó, các quy định về cơ chế thông báo cho cơ quan đầu mối cũng cần được bổ sung
trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tương tự như với thi hành phán quyết trọng tài nước
ngoài

SO SÁNH GIÁ TRỊ KHUYẾN NGHỊ CƠ CHẾ CỦA ASEAN VÀ EU

Nội dung EU ASEAN


Hoàn cảnh ra đời - Qua một quá trình - Sau khi giành được độc lập,
chuẩn bị, theosáng bước vàothời kì phát triển kinh
kiến của Pháp, tế trong điềukiện khó khăn,
ngày18-4-1951, 6 nhiều nước trong khuvực nhận
nước Tây Âu thành thấy cần hợp tác với nhau
lập “Cộng đồng đểcùng phát triển và hạn chế
than - thép châu ảnh hưởngcủa các cường quốc
Âu” bên ngoài đối vớikhu vực. Hơn
- 25-3-1957, sáu nữa, những tổ chức hợptác
nước thành lập “ mang tính khu vực trên thế
Cộng đồng năng giớixuất hiện ngày càng nhiều,
lượng nguyên thành côngcủa Khối thị trường
tửchâu Âu” và “ chung châu Âu đãcổ vũ các
Cộng đồng kinh tế nước Đông Nam Á liên kết với
châu Âu” nhau.
- 1-7-1967, ba tổ - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các
chức hợp nước ĐôngNam Á (ASEAN)
nhấtthành “Cộng được thành lập tạiBangkok
đồng châu Âu” (Thái Lan),
- 1-1-1993, đổi tên gồm5nước:Indonesia,Malaysia,
thành Liên Singapore,Philippine và Thái
minhchâu Âu (EU) Lan
Mục tiêu EU ra đời không chỉ Phát triển kinh tế và văn hóa thông
nhằm hợp tác liên quanhững nỗ lực hợp tác chung giữa
minh giữa các nước cácnước thành viên, trên tinh thần duy
thành viên trong lĩnh trìhòa bình và ổn định khu vực
vực kinh tế, tiền tệmà
còn cả trong lĩnh vực
chính trị,đối ngoại và
an ninh chung.
Đối tượng kết nạp Các nước trong khu - Các nước trong khu vực Đông Nam
vào tổ chức vực châu Âu: Á.5 nước đầu tiên trong ASEAN
-1995 có 15 thành làIndonesia, Malaysia,
viên Philippines,Singapore và Thái Lan.
-2004 kết nạp thêm 10 - Sau đó kết nạp thêm Brunei (1984),
nước thành25 thành ViệtNam (1995), Lào và Myanmar
viên (1997),Cam-pu-chia (1999)
-2007 thêm 2 nước
thành 27 thànhviên
Các mốc phát triển 6/1979, bầu cử Nghị - 1967 – 1975: Là một tổ chức non
chính viện châu Âuđầu tiên. yếu,sự hợp tác khu vực còn lỏng lẻo.
3/1995, 7 nước EU - Từ 1976 đến nay: Có bước phát
hủy bỏ sự kiểmsoát triểnmới.
việc đi lại của công + 2/ 1976, tại Hội nghị cấp cao Bali,
dân cácnước này qua cácnước ASEAN kí Hiệp ước thân
biên giới của nhau. thiện vàhợp tác ở Đông Nam Á, xác
1/1999, đồng tiên định nhữngnguyên tắc cơ bản trong
chung châu Âuvới tên quan hệ giữacác nước (có 5 nguyên
gọi là đồng EURO tắc cơ bản).
(Ơ-rô)được phát hành, - Mở rộng thành viên của ASEAN:
và từ 1/2002 đượcsử Bru-nây (1984), Việt Nam (1995),
dụng ở nhiều nước Lào vàMian-ma (1997), Cam-pu-chia
EU, thay chocác đồng (1999).
bản tệ 1990, quan hệ - ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp
Việt Nam – EU tácnhằm xây dựng một Cộng đồng
đượcthiết lập và phát ASEANvề kinh tế, an ninh và văn hóa
triển trên cơ sởhợp tác vào năm2015.
toàn diện.
Hiện nay EU là liên
minh chínhtrị-kinh tế
lớn nhất hành
tinh,chiếm ¼ GDP
của thế giới.
Nhận xét chung(Vai EU cùng liên minh Từ năm nước sáng lập ban đầu,
trò đóng góp của với nhau về cácvấn đề đếnnăm 1999, ASEAN đã phát triển
EUvs châu Âu, của kinh tế, chính trị, tiền thành10 nước thành viên, hoàn tất ý
ASEANvới ĐNÁ) tệ đểcùng nhau hợp tưởng vềmột ASEAN 10 quốc gia
tác, bình đẳng vàngày ĐNÁ.Từ đây ASEAN đẩy mạnh hợp
càng phát triển. Ngày tác kinhtế, xây dựng ĐNÁ thành khu
nay,Euro là một trong vực hòa bình, ổn định cùng phát
những đồng tiềnmạnh triển.Chính “phương cách ASEAN”,
nhất thế giới, được sử đoàn kết và thống nhất đã giúp
dụngbởi hơn 320 triệu ASEAN và cácnước thành viên vượt
công dân ở 24quốc qua những giaiđoạn sóng gió của khu
gia. 19 Quốc gia vực và thế giới.Bên cạnh đó, ASEAN
thành viên EU và 5 còn là trung tâmkinh tế rộng mở với
quốc gia châu Âu hiệp định thươngmại tự do (FTA) với
khác. các đối tác quantrọng, trong đó Hiệp
Thúc đẩy tiến bộ công định Đối tác Kinhtế toàn diện khu vực
nghệ, khoahọc, kỹ (RCEP) tạo nênmột khu vực thương
thuật. EU loại bỏ tất mại tự do chiếm30% dân số thế giới
cảviệc kiểm soát biên và 32% GDP toàncầu.
giới giữa cácquốc gia Trải qua 54 năm hình thành và
thành viên, cho phép pháttriển, ASEAN có thể tự hào là
lưuthông hàng hóa và một hìnhmẫu liên kết khu vực thành
đi lại tự do. EUthúc công.Những thành quả đã đạt được là
đẩy các công nghệ rấtđáng trân trọng và là cơ sở cho
tiên tiếntrong bảo vệ niềm tinlạc quan về tương lai phát
môi trường cho triển củaASEAN vì hòa bình, ổn định,
cácquốc gia thành hướngđến người dân, thượng tôn pháp
viên với các dự án luật vàcùng phát triển thịnh vượng
nghiên cứu, phát triển
và năng lượng.
Nhờ có liên minh này,
mà khốiChâu Âu ngày
càng thịnh vượnghơn.
Từ cuối thập kỉ 90,
đây là tổchức liên kết
chính trị - kinh tế
lớnnhất hành tinh

So sánh Mục tiêu của ASEAN và EU


Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như:
kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…
Khác nhau:
+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế,
thương mại.
+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do
chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).

So sánh bối cảnh ra đời, mục tiêu ( xem ở bảng ) nguyên tắc hội nhập.
Về nguyên tắc hội nhập: EU được xây dựng trên nguyên tắc liên bang, sự liên kết, hội
nhập được bắt đầu từ kinh tế, dần dần chuyển sang chính trị; xây dựng các thể chế chung
vững chắc, đồng thời giữ vai trò hạt nhân, bản sắc dân tộc của các nước thành viên, trên
cơ sở luật pháp vững vàng. Còn các nước ASEAN đề ra nguyên tắc hội nhập kiểu hợp
bang, lỏng lẻo về xây dựng thể chế, giữ vững vai trò độc lập của các nước thành viên,
theo nguyên tắc đồng thuận, bắt đầu từ liên kết về an ninh, chính trị, sau đó dần dần
chuyển sang liên kết kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng chưa đạt được những hiệu quả vững
chắc.

So sánh về trình độ và mức độ hội nhập


Có thể thấy, EU và ASEAN cùng tiến hành liên kết, hội nhập, nhưng ngay từ thời điểm
xuất phát, trình độ phát triển kinh tế của mỗi khu vực đã có sự khác biệt khá rõ.
Vào năm 1951, khi 6 nước châu Âu cùng nhau thành lập ECSC, mức độ phát triển kinh tế
của những nước này đã rất cao so với mức trung bình của thế giới. Qua 6 lần mở rộng,
tuy trình độ phát triển giữa các thành viên của EU 27 có sự chênh lệnh, không đồng đều,
đặc biệt ở những nước thành viên mới gia nhập, song so với trình độ phát triển chung của
thế giới, các nước này vẫn xếp vào loại trung bình, thậm chí thuộc loại các nước trong Tổ
chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), như CH Séc, Hungary…
Trái lại, các nước ASEAN, trình độ phát triển kinh tế vào thời điểm ra đời (8-8-1967), nói
chung, thuộc mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới. Cho đến nay, trình độ phát
triển kinh tế giữa các thành viên cũng vẫn rất khác nhau. Tại 5 nước thành viên sáng lập
là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, thu nhập bình quân đầu người
hiện nay khoảng 2400 - 3000 USD. Brunei có thu nhập rất cao nhờ xuất khẩu dầu lửa, 4
nước còn lại là Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia có mức thu nhập bình quân khoảng
600 - 1000 USD/người. Như vậy, khoảng cách thu nhập giữa 5 nước thành viên cũ và 4
nước thành viên mới là rất khác nhau, khoảng từ 3- 4 lần.
Về trình độ, mức độ hội nhập, liên kết của EU và ASEAN cũng rất khác nhau. Các nước
EU ngay từ khi ra đời (năm 1951) đã bắt đầu xây dựng các cộng đồng kinh tế (năm 1951
và năm 1957) sau đó dần dần đề ra việc xây dựng liên minh hải quan (năm 1968), thị
trường thống nhất, liên minh kinh tế - tiền tệ (năm 1999), mà đỉnh cao là sự ra đời đồng
tiền chung euro (năm 2002). Còn các nước ASEAN đến năm 1992 mới ký kết Hiệp định
khung tăng cường hợp tác kinh tế và quyết định hình thành Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), một hình thức liên kết thấp hơn thị trường chung, nếu xét ở mức độ mở
cửa của nền kinh tế thị trường. Đến tháng 12-2005, tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước
Đông Nam Á ở Malaysia, các nước đã thảo luận về đề án đồng tiền chung châu Á, với tên
gọi ACU (Asian Currency Unit). Từ năm 2006, Ngân hàng Phát triển châu Á bắt đầu
chuẩn bị đưa ra đồng tiền chung châu Á, để 20-30 năm sau (đến năm 2026 hoặc 2036)
đồng ACU trở thành đồng tiền chung châu Á.
Sự khác nhau giữa EU và ASEAN thể hiện không chỉ ở trình độ phát triển và hội nhập
kinh tế, mà còn ở ý tưởng chiến lược liên kết châu Âu được thực hiện có bài bản, theo
định hướng rõ ràng, được điều chỉnh theo sự biến động của hoàn cảnh. Sau khi có kết quả
khả quan của liên kết kinh tế, các nước EU mới thúc đẩy liên kết chính trị. 15 năm sau
khi đã hoàn thành việc xác lập thị trường chung, các nước EU mới ký Đạo luật châu Âu
thống nhất với các thỏa thuận cải thiện hợp tác trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh, các quy
chế pháp lý trong hợp tác chính trị… Khi Hiệp ước Maastricht được ký kết vào tháng 12-
1991, EU mới có một văn kiện chính thức về liên minh chính trị. EU luôn bị phàn nàn là
khi đàm phán về thương mại, người ta thấy rõ tư cách siêu quốc gia của tổ chức này, còn
khi bàn đến các lợi ích chính trị - an ninh thì lại phải thảo luận với từng nước thành viên
riêng rẽ. Đây là điểm khác so với ASEAN.

Một sự khác biệt có thể thấy rất rõ nữa là mức độ liên kết nội khối của ASEAN thấp hơn
rất nhiều so với sự liên kết nội khối của EU. Tuy ASEAN đã có AFTA, có sự liên kết
kinh tế theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng quan hệ nội khối vẫn còn hạn chế.
Trong nhiều năm nay, buôn bán nội khối của ASEAN vẫn chỉ dừng lại ở mức trên 20%,
các nước thành viên của ASEAN chủ yếu buôn bán với bên ngoài, không phải buôn bán
nội khối, thu hút đầu tư cũng từ bên ngoài. Trái lại, ở các nước EU, buôn bán nội khối là
chủ yếu, lên đến 50%, ở một số nước thành viên, con số này lên đến 80%.

Giữa EU và ASEAN cũng có sự khác biệt trong chính sách đối ngoại, mặc dù cả 2 khối
đều hướng ngoại, nghĩa là đều hướng mạnh ra hợp tác với bên ngoài, với các đối tác, các
thể chế toàn cầu và đều phấn đấu cho một thế giới đa cực. Các nước EU, đặc biệt từ sau
khi Hiệp ước Maastricht có hiệu lực (năm 1993), đã thực hiện chính sách đối ngoại và an
ninh chung. Việc tuân thủ chính sách đối ngoại và an ninh chung của các nước thành viên
EU được xem xét, đánh giá bằng luật pháp nghiêm ngặt. Đặc biệt, sau khi Hiệp ước
Lisbon có hiệu lực (tháng 12-2009), EU đã có chức danh “đại diện cấp cao về chính sách
đối ngoại và an ninh”, thường gọi là Cao ủy Đối ngoại, hay Bộ trưởng Ngoại giao” của
EU, kiêm phó chủ tịch Ủy ban châu Âu. Từ đây, EU có tiếng nói thống nhất với thế giới
về chính sách đối ngoại của cả Liên minh. Trong khi đó, về chính sách đối ngoại, 10
nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng, nhất là các chính sách về hòa bình, ổn định,
hợp tác, phát triển quan hệ với bên ngoài, nhưng từng quốc gia lại có những khác biệt, có
những định hướng khác nhau. Do cơ sở pháp lý không chặt chẽ, chỉ dựa trên nguyên tắc
đồng thuận, nên mức độ hội nhập ở các vấn đề, kể cả vấn đề đối ngoại của ASEAN cũng
lỏng lẻo hơn với EU.

Bài học kinh nghiệm cho ASEAN qua sự hội nhập của EU
Thứ nhất, do EU là mô hình liên kết, hội nhập mang hai dạng thức vừa liên bang (liên kết
xây dựng nhà nước siêu quốc gia) vừa hợp bang (liên kết giữa các quốc gia có chủ
quyền), trong đó chất liên bang nhiều hơn, còn ASEAN thì ngược lại. Vì vậy, tham khảo
mô hình liên kết của EU, các nước ASEAN cần nhất thiết không học tập máy móc, mà
phải tính đến những nét đặc thù của mình. Cần nghiên cứu bổ sung những kết quả mà EU
đã đạt được, đặc biệt là kinh nghiệm xây dựng ngôi nhà chung EU về hiến pháp (hiến
pháp chung EU), trội về kinh tế (các bước phát triển từ thị trường chung, hải quan chung,
liên minh kinh tế, tiền tệ, đồng tiền chung…), về chính trị, an ninh (chính sách an ninh và
đối ngoại chung…).

Thứ hai, để đi đến một thị trường chung như EU hiện nay, ASEAN chắc chắn sẽ phải
khắc phục một số vấn đề. Chẳng hạn, sự khác biệt về trình độ phát triển. Không thể có
một thị trường chung vận hành một cách thông thoáng nếu trình độ phát triển kinh tế giữa
các thành viên còn quá chênh lệch. Do đó, nhiệm vụ của ASEAN trong thời gian tới là
thu hẹp khoảng cách phát triển đó. Việc này sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với EU vì hai lẽ
sau: Một là, sự khác biệt giữa các nước thành viên trong ASEAN quá lớn. Hai là, EU là
một thực thể có nhiều tiềm lực, có quỹ để giúp đỡ các nước thành viên mới gia nhập còn
nghèo nhằm san bằng khoảng cách phát triển, còn ASEAN trước kia và hiện nay không
có loại quỹ lớn như vậy, nên việc thu hẹp khoảng cách dựa trên sự nỗ lực của từng quốc
gia thành viên ASEAN là chính.

Thứ ba, cách thức vận hành cơ chế hợp tác. Bài học 45 năm qua của ASEAN cho thấy,
chính sự tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và đồng
thuận là nguyên tắc bảo đảm sự gắn kết giữa các quốc gia. Nếu rời bỏ nguyên tắc đó sẽ
nảy sinh rất nhiều vấn đề, thậm chí có thể đưa đến chia rẽ, nhưng nếu duy trì một cách
cứng nhắc các nguyên tắc đó thì sự hợp tác của ASEAN cũng gặp phải những trở ngại. Vì
vậy, cần phải tìm cách đáp ứng cả hai nhu cầu: làm cho cỗ máy ASEAN vận hành trôi
chảy, đồng thời duy trì được sự thống nhất trong đa dạng. Hiện nay, các nước ASEAN
đang cố gắng vận hành theo xu hướng này.

Thứ tư, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (năm
2008), đặc biệt từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu (từ cuối năm 2009), EU đã bộc lộ
rõ những khuyết tật trong cấu trúc mô hình, tổ chức, vận hành cả về chính trị, kinh tế, xã
hội. Đó là những mâu thuẫn giữa thiết chế và vận hành của nhà nước siêu quốc gia EU
với 27 nước thành viên; sự mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền và các đảng phái đối lập ở 27
nước thành viên; sự mâu thuẫn giữa các chính sách giải quyết khủng hoảng nợ công của
nhà nước siêu quốc gia EU, hai nước lớn Đức, Pháp với sự phản ứng của người dân ở 27
quốc gia thành viên đòi thay đổi chính sách tài chính khắc khổ của chính phủ bằng chính
sách thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm nhiều hơn nữa... Đó còn là mâu thuẫn
giữa chính sách an sinh xã hội theo nguyên tắc “đóng - hưởng” bất hợp lý với việc cải
cách hệ thống an sinh xã hội theo hướng nghiêm ngặt hơn; mâu thuẫn giữa một số nước
theo chủ nghĩa biệt lập nhằm giữ vững lợi ích dân tộc của nước mình với các thành viên
khác trong EU; mâu thuẫn trong nội bộ các nước sử dụng chung đồng tiền chung châu
Âu...
Cơ chế hợp tác linh hoạt, mềm dẻo tạo nên sự thành công cho các nước ASEAN suốt 45
năm qua đang thực sự chịu những thách thức to lớn khi nhu cầu phát triển kinh tế và hội
nhập đòi hỏi ASEAN phải hợp tác, liên kết gắn bó với nhau mạnh mẽ hơn. Những kết
quả đạt được cũng như những mâu thuẫn nêu trên trong cơ cấu tổ chức, mô hình phát
triển, cũng như cách thức vận hành của EU sẽ là những kinh nghiệm để các nước
ASEAN tham khảo trong quá trình thúc đẩy liên kết, hội nhập khu vực, xây dựng mô
hình thể chế phù hợp với sự đa dạng văn hoá và dân tộc của các nước thành viên.

You might also like