You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC KÌ I


NĂM HỌC 2023 - 2024

KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH


ÁN LỆ

HỌ TÊN SV: HỒ NGỌC BẢO TRÂN


NGUYỄN THỊ NGỌC QUYỀN
NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG ANH
LỚP: LTM2001
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY : HUỲNH NỮ KHUÊ CÁC

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 12 – Năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

LỚP: LTM 2001

KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH


ÁN LỆ

Nghiên cứu Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản


bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản”

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: HUỲNH NỮ KHUÊ CÁC

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 12 – Năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, đầu tiên, nhóm xin trân thành cảm ơn cô
Các trong khoa Luật, Trường Đại Học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt những tiết học của môn Kỹ năng
nghiên cứu và phân tích án lệ. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu tiểu luận mà còn là hành trang quý
báu để nhóm có một nền tảng kiến thức vững chắc và tự tin.
Trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình làm bài tiểu luận, mặc dù
đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song nhận thấy
nhóm đã cố gắng hết sức nhưng vì tiếp cận với thực tế pháp lý cũng như hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà
nhóm chưa thấy được. Mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Cô để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, nhóm kính chúc Cô dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Nhóm xin chân thành cảm ơn!

1
DANH SÁCH NHÓM :
STT HỌ TÊN MSSV ND PHÂN MỨC ĐỘ
CÔNG HOÀN
THÀNH (%)
1 Hồ Ngọc Bảo Trân 20DH380651 Phần mở đầu 100%
2 Nguyễn Thị Ngọc Quyền 20DH380009 Phần nội dung 100%
3 Nguyễn Trần Phương Anh 20DH380831 Phần nội dung 100%

2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ được viết tắt Từ viết tắt


1 Bộ Luật hình sự BLHS

3
MỤC LỤC:

A.PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................
Lý do chọn đề tài.........................................................................................................
Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................................
Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................................
Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................
Kết cấu của Tiểu luận.................................................................................................
B.PHẦN NỘI DUNG............................................................................................
I. TÓM TẮT ÁN LỆ..............................................................................................................
Nguồn án lệ:................................................................................................................
Vị trí nội dung án lệ:..................................................................................................
Nội dung vụ án:..........................................................................................................
II. HIỂU VỀ NỘI DUNG ÁN LỆ.........................................................................................
1.Xác định hoàn cảnh pháp lý, yêu cầu của các bên, nhận biết vấn đề pháp
lý cần bình luận..................................................................................................................
2.Quan điểm của Tòa Án đã xét xử vụ án trước đó liên quan đến vấn đề
pháp lý cần bình luận:.......................................................................................................
3. Xác định quan điểm của TA đã ra án lệ đang được bình luận vấn đề
pháp lý đang quan tâm...................................................................................................
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ÁN LỆ.................................................................
1......So với thực tiễn pháp lý giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 sửa đổi,
bổ sung năm 2017...........................................................................................................
2.Đánh giá theo góc độ quan điểm cá nhân.........................................................
3.Đề xuất giải pháp/ kiến nghị...............................................................................
IV. KẾT LUẬN....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT..................................................................................
B. CÁC TRANG WEB........................................................................................

4
A.PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hành vi tham ô tài sản là loại tội điển hình và phổ biến trong xã hội ngày nay.
Những người tham ô tài sản là những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm
đoạt tài sản của người khác và đồng thời phải là người có trách nhiệm trong việc
quản lý đối với tài sản chiếm đoạt. Người phạm tội hành vi tham ô thực hiện với lỗi
cố ý và thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý có thể khác nhau nhưng thực chất
đều là sử dụng quyền hạn mình có để thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản
được giao hành tài sản của mình. Hiện nay, pháp luật nhà nước đã đưa có đưa ra
những hình phạt cho tội danh này nhưng tuy nhiên trong thực tế vẫn có một số
trường hợp bỏ lọt được tội phạm bởi vì còn những thiếu sót, lỗ hổng trong pháp luật
Việt Nam. Và những thiếu sót đó mà nhóm chúng em nhận thấy rằng chính là việc
xác định giá trị tài sản mà tội phạm chiếm đoạt trong trường hợp có khắc phục một
phần hậu quả để làm căn cứ định tội và định khung hình phạt còn có sự mâu thuẫn
và thiếu tính thống nhất thông qua án lệ số 19/2018/AL.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của án lệ số 19/2018/AL chính là đưa ra mức định khung
hình phạt dựa vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong pháp luật và xét xử trong thực
tiễn.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở bản án lệ số 19/2018/AL
được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào ngày 17/10/2018
và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA vào ngày 06/11/2018 của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về đề tài,
nhóm chúng em đã có sử dụng một số phương pháp như phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp diễn
dịch, phương pháp quy nạp để tổng hợp các kiến thức và luận cứ trong luật hình sự
và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của án lệ số 19/2018/AL là nghiên cứu về xác định giá trị tài
sản mà tội phạm chiếm đoạt trong tội “tham ô tài sản” được quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 278 BLHS năm 1999 (tương ứng với điểm c khoản 2 Điều 353 BLHS
2015), kết hợp với các xét xử đưa ra quyết định của Tòa án mà đưa ra những điểm
thiếu sót về hình phạt và mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt để có thể đưa ra những
giải pháp tốt hơn cho các trường hợp tương tự.
Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3
phần

● Phần I: Tóm tắt án lệ

● Phần II: Hiểu về nội dung án lệ

● Phần III: Nhận xét đánh giá giá trị án lệ


5
B.PHẦN NỘI DUNG
I. TÓM TẮT ÁN LỆ
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 09/2015/HS-GĐT ngày 23-4-2015 của Tòa
Hình sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tham ô tài sản” đối với bị cáo:
Võ Thị Ánh N, sinh năm 1981; trú tại số 17, đường A, phường B, thành phố
C, tỉnh Bình Định.
Ngoài ra, trong vụ án còn có Phan Thị Q bị kết án về tội “Thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng”; Võ Thị Kim T bị kết án về tội “Thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước”.
Vị trí nội dung án lệ:
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ:
Bị cáo lợi dụng sơ hở trong quản lý của ngân hàng, nhiều lần trực tiếp làm
thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của chi nhánh ngân hàng do bị cáo
quản lý nhưng thực tế không chi trả cho bất kỳ ai mà bị cáo đã sử dụng số
tiền này.
Quá trình điều tra bị cáo đã khắc phục được một phần số tiền mà bị cáo đã
chiếm đoạt.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tham ô tài
sản”.
Giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt phải xác định là toàn bộ số tiền mà bị
cáo đã làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm khống từ quỹ của chi nhánh ngân
hàng (bao gồm cả số tiền bị cáo đã khắc phục trong quá trình điều tra).
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60; điểm c khoản 2 Điều
278 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm b, s Điều 51; Điều 54;
Điều 65, điểm c khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Nội dung vụ án:
Phòng giao dịch D là đơn vị trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành phố C, được thành lập theo Quyết định số
1667/QĐ/NHNN-TCCB ngày 02-03-2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, có nhiệm vụ huy động tiền
gửi tiết kiệm của dân cư.
Thời gian từ tháng 5-2008 đến tháng 4-2010, Phòng giao dịch D là một quầy
giao dịch làm việc chung văn phòng với phòng kế toán Ngân quỹ của Ngân
hàng nông nghiệp C. Phòng giao dịch D có 02 nhân viên là:
- Phan Thị Q là kế toán có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, lập các chứng
từ thu, chi tiền, mở sổ theo dõi nhật ký quỹ tiền mặt, hạch toán các khoản thu
chi vào chương trình giao dịch trên máy vi tính, in phát hành sổ tiết kiệm và
lập thẻ lưu tiết kiệm.

6
- Võ Thị Kim T là thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý sổ tiết kiệm trắng chưa phát
hành cho khách hàng; quản lý việc thu, chi tiền mặt.
-Còn Võ Thị Ánh N là giao dịch viên của phòng Kế toán - Ngân quỹ Ngân
hàng nông nghiệp C, có nhiệm vụ quản lý các khoản chi trả chuyển tiền đến
cho khách hàng vãng lai, chuyển tiền đi và đến, các nghiệp vụ huy động vốn,
hạch toán các khoản thu nợ, thu lãi bằng tiền mặt.
-Ngày 12-4-2010, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thành phố C, phát hiện sai phạm của giao dịch viên đang làm việc
tại chi nhánh nên báo cáo lên Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình
Định. Ngày 07-6-2010, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Bình Định có Công văn số 486/NHNNBĐ-HCNS đề
nghị Cơ quan điều tra làm rõ việc chi tiền tiết kiệm tại Phòng giao dịch D
cho 02 sổ tiết kiệm NA 222040 tên Đặng Thị Bích D và sổ tiết kiệm NA
1297720 tên Ngô Thanh V, làm thiệt hại cho Ngân hàng với tổng số tiền
774.403.300 đồng. Quá trình điều tra xác định:
- Đối với Phan Thị Q và Võ Thị Kim T đã trực tiếp chi tiền từ quỹ của phòng
giao dịch cho sổ tiết kiệm NA 222040 mang tên Đặng Thị Bích D là
200.100.000 đồng và sổ tiết kiệm NA 1297720 mang tên Ngô Thanh V là
102.870.600 đồng; tổng cộng là 302.970.600 đồng (200.100.000 +
102.870.600 = 302.970.600 đồng) mà không kiểm tra chứng minh thư nhân
dân của khách hàng để đối chiếu, dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng số tiền
trên.
- Đối với Võ Thị Ánh N đã trực tiếp làm các thủ tục và chi tiền từ quỹ của
chi nhánh Ngân hàng do Võ Thị Ánh N quản lý cho sổ tiết kiệm NA 1297720
mang tên Ngô Thanh V, tổng số tiền 471.432.700 đồng, gồm các lần sau:
Ngày 31-7-2009, Võ Thị Ánh N chi 23.124.400 đồng bao gồm 20.000.000
đồng tiền gốc và 3.124.400 đồng tiền lãi.
Ngày 03-11-2009, Võ Thị Ánh N chi 448.308.300 đồng bao gồm
375.000.000 đồng tiền gốc và 73.308.300 đồng tiền lãi.
Riêng đối với lần chi ngày 03-11-2009, Cơ quan điều tra đã xác định Võ Thị
Ánh N đã chuyển 251.000.000 đồng vào tài khoản ATM mang tên Võ Thị T
(thẻ này do Võ Thị Ánh N quản lý, sử dụng và giao dịch nhiều lần). Sau đó,
Võ Thị Ánh N đã rút 251.000.000 đồng từ tài khoản ATM của bà Võ Thị T
nhiều lần để chiếm đoạt.
Số tiền còn lại từ việc chi trả cho sổ tiết kiệm bậc thang NA 1297720 mang
tên Ngô Thanh V nhưng Võ Thị Ánh N không chứng minh được người nhận
tiền nên đã gây thiệt hại cho Ngân hàng 220.432.700 đồng. Do trong quá
trình điều tra, bị cáo Võ Thị Ánh N đã khắc phục xong số tiền này nên Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định không truy tố bị cáo về hành vi này.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 106/2013/HSST ngày 14-8-2013, Tòa án
nhân dân thành phố C, tỉnh Bình Định đã áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278;
các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật Hình sự xử phạt Võ
Thị Ánh N 03 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.
7
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 30/2014/HSPT ngày 24-02-2014, Tòa án
nhân dân tỉnh Bình Định căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 248; điểm đ khoản
2 Điều 249 Bộ luật Tố tụng hình sự chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo
của bị cáo Võ Thị Ánh N, áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278, các điểm b, p
khoản 1, 2 Điều 46, Điều 47 và Điều 60 Bộ luật Hình sự xử phạt Võ Thị Ánh
N 03 năm tù về tội “Tham ô tài sản” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử
thách là 05 năm.
Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 02/2015/KN-HS ngày 09-02-2015,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình
sự Tòa án nhân dân tối cao hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 30/2014/HSPT
ngày 24-02-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và Bản án hình sự sơ
thẩm số 106/2013/HSST ngày 14-8-2013 của Tòa án nhân dân thành phố C,
tỉnh Bình Định đối với Võ Thị Ánh N để điều tra lại theo đúng quy định của
pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề
nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao.

II. HIỂU VỀ NỘI DUNG ÁN LỆ


1. Xác định hoàn cảnh pháp lý, yêu cầu của các bên, nhận biết vấn đề pháp
lý cần bình luận.
Trong thời đại ngày nay, hành vi chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên phổ
biến, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau cũng như toàn xã hội. Nếu
đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong luật hình sự thì tội tham ô là tội điển
hình trong số các tội phạm tham nhũng. Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản thuộc quyền quản lý của mình và
hành vi đó liên quan trực tiếp đến địa vị, quyền lực của người phạm tội. Tuy
nhiên, còn có nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá tội phạm chiếm đoạt tài
sản trong những trường hợp cụ thể.
Và việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “tham ô tài sản” theo
Quyết định giám đốc thẩm số 09/2015/HS-GĐT ngày 23/4/2015 của Tòa
Hình sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tham ô tài sản” đối với Bị cáo:
Võ Thị Ánh N, sinh năm 1981; trú tại số 17, đường A, phường B, thành phố
C, tỉnh Bình Định. Trong vụ án nêu trên có thể nhận thấy Võ Thị Ánh N
không được lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp C giao nhiệm vụ chi tiền tiết
kiệm nhưng lợi dụng sự sơ hở trong quá trình quản lý của Ngân hàng, Võ Thị
Ánh N đã nhiều lần trực tiếp làm các thủ tục và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của
chi nhánh ngân hàng do Võ Thị Ánh N quản lý cho sổ tiết kiệm NA 1297720
mang tên Ngô Thanh V với tổng số tiền là 471.432.700 đồng. Trong quá
trình điều tra, Cơ quan điều tra đã xác định không có khách hàng nào tên
Ngô Thanh V và bản thân Võ Thị Ánh N cũng không chứng minh được ai là
người đến nhận số tiền này.

8
Sau khi làm thủ tục chi tiền cho khách hàng Ngô Thanh V, Võ Thị Ánh N đã
chuyển 251.000.000 đồng là tiền trong quỹ của ngân hàng do Võ Thị Ánh N
quản lý vào tài khoản ATM mang tên Võ Thị T do Võ Thị Ánh N là người
trực tiếp mở thẻ, quản lý và sử dụng; sau đó nhiều lần rút số tiền này để
chiếm đoạt của Ngân hàng nông nghiệp C. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm đã kết án Võ Thị Ánh N về tội “Tham ô tài sản” đối với số tiền
251.000.000 đồng là có căn cứ và đúng pháp luật. Tuy nhiên, số tiền mà Võ
Thị Ánh N chiếm đoạt của Ngân hàng là 251.000.000 đồng nên hành vi
phạm tội của Võ Thị Ánh N thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3
Điều 278 BLHS 1999 “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng
đến dưới năm trăm triệu đồng” có khung hình phạt tù từ mười lăm năm đến
hai mươi năm. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng khoản 2 Điều 278 BLHS
1999 xử phạt bị cáo Võ Thị Ánh N 03 năm tù là quá nhẹ, không đúng với
quy định của pháp luật. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không
phát hiện ra sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm, vẫn giữ nguyên mức hình phạt
và cho bị cáo hưởng án treo là sai lầm nghiêm trọng, không đánh giá đúng
tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra.
Hiện nay, có nhiều cách giải thích khác nhau và chưa có tính thống nhất
trong việc xác định mức tiền làm căn cứ buộc tội trong những trường hợp đã
khắc phục được một số hậu quả. Do đó rất cần có một án lệ để giải thích vấn
đề này. Án lệ hình sự số 19/2018 có nội dung theo tình huống nêu trên. Trong
vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Ánh N đã lợi dụng điểm yếu trong hệ thống
quản lý của ngân hàng bằng thủ đoạn gian dối. Nguyễn Thị Ánh N liên tục
thực hiện các thủ tục rút tiền và sử dụng số tiền từ tài khoản của chi nhánh
mình nhưng không chi cho bất kỳ ai khác. Bị cáo sau đó đã trả lại một số tiền
bị đánh cắp trong quá trình điều tra. Viện kiểm sát nhân dân cho rằng số tiền
Bị cáo khắc phục hậu quả nên không truy tố về hành vi này. Việc không truy
tố số tiền đã khắc phục không những coi nhẹ tội phạm mà còn bỏ lọt tội
phạm dẫn đến việc xác định sai khung hình phạt thích hợp. Như vậy, án lệ số
19/2018 có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất quá
trình điều tra, truy tố, xét xử, không bỏ sót hành vi phạm tội liên quan đến
tham ô tài sản.
2. Quan điểm của Tòa Án đã xét xử vụ án trước đó liên quan đến vấn đề
pháp lý cần bình luận:
 Xét xử sơ thẩm:
- Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 106/2013/HSST ngày 14-8-2013, Tòa án
nhân dân thành phố C, tỉnh Bình Định đã áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278;
các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật Hình sự 1999 xử
phạt Võ Thị Ánh N 03 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.
-Ngày 27-8-2013, Võ Thị Ánh N có đơn kháng cáo xin hưởng án treo.
 Xét xử phúc thẩm:

9
- Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 30/2014/HSPT ngày 24-02-2014, Tòa án
nhân dân tỉnh Bình Định căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 248; điểm đ khoản
2 Điều 249 Tố tụng hình sự 1999 chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của
bị cáo Võ Thị Ánh N, áp dụng điểm c khoản 2 Điều 278, các điểm b, p khoản
1, 2 Điều 46, Điều 47 và Điều 60 Bộ luật Hình sự 1999 xử phạt Võ Thị Ánh
N 03 năm tù về tội “Tham ô tài sản” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử
thách là 05 năm.
 Kháng nghị:
-Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 02/2015/KN-HS ngày 09-02-2015, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa
án nhân dân tối cao hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 30/2014/HSPT ngày
24-02-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và Bản án hình sự sơ thẩm
số 106/2013/HSST ngày 14-8-2013 của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh
Bình Định đối với Võ Thị Ánh N để điều tra lại theo đúng quy định của pháp
luật.
-Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề
nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao.

3. Xác định quan điểm của TA đã ra án lệ đang được bình luận vấn đề pháp lý
đang quan tâm

- Tại phiên giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử Tòa Hình sự đã nhận định: bị
cáo Võ Thị Ánh N không được lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp C giao
nhiệm vụ chi tiền tiết kiệm nhưng lợi dụng sự sơ hở trong quá trình quản lý
của ngân hàng, bị cáo đã nhiều lần trực tiếp làm các thủ tục và chi tiền tiết
kiệm từ quỹ của chi nhánh ngân hàng do bị cáo quản lý cho sổ tiết kiệm
mang tên Ngô Thanh V với tổng số tiền là 471.432.700 đồng. Trong quá
trình điều tra, Cơ quan điều tra đã xác định không có khách hàng nào tên
Ngô Thanh V và bản thân Võ Thị Ánh N cũng không chứng minh được ai là
người đến nhận số tiền này.
- Sau khi làm thủ tục chi tiền cho khách hàng Ngô Thanh V, Võ Thị Ánh N
đã chuyển 251.000.000 triệu đồng là tiền trong quỹ của ngân hàng do Võ Thị
Ánh N quản lý vào tài khoản ATM mang tên Võ Thị T do bị cáo là người
trực tiếp mở thẻ, quản lý và sử dụng; sau đó nhiều lần rút số tiền này để
chiếm đoạt của ngân hàng.
- Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án bị cáo về tội tham ô
tài sản đối với số tiền 251.000.000 đồng là có căn cứ và đúng pháp luật. Tuy
nhiên, số tiền mà bị cáo chiếm đoạt của ngân hàng là 251.000.000 đồng nên
hành vi phạm tội của bị cáo thuộc trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ
hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, có khung hình phạt tù từ
mười lăm năm đến hai mươi năm. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng xử phạt bị

10
cáo ba năm tù là quá nhẹ, không đúng với quy định của pháp luật. Khi xét xử
phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện ra sai lầm của Tòa án cấp
sơ thẩm, vẫn giữ nguyên mức hình phạt và cho bị cáo hưởng án treo là sai
lầm nghiêm trọng, không đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của hành vi
phạm tội do bị cáo gây ra.

III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ÁN LỆ


1. So với thực tiễn pháp lý giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 sửa
đổi, bổ sung năm 2017
Về Điều 278 BLHS năm 1999 và Điều 353 BLHS năm 2015, hai quy định trên có
sự khác biệt về mức độ hình phạt tù và mức độ phạt tiền dựa trên giá trị tài sản bị
chiếm đoạt, hậu quả gây ra. Trong khi mức độ hình phạt tù giống nhau, mức độ phạt
tiền trong trường hợp thứ nhất cao hơn so với trường hợp thứ hai. Ngoài ra, giá trị
tài sản bị chiếm đoạt trong trường hợp thứ nhất cũng cao hơn so với trường hợp thứ
hai.
Sự khác biệt giữa trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự,
đó là trường hợp:
- Tham ô chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.
- Tham ô gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng trở lên.
- Tham ô gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Tham ô dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt
động.
Nhìn chung, “tham ô tài sản” được đánh giá là đối tượng tội phạm nghiêm trọng do
mức độ ảnh hưởng gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và ảnh
hưởng đến uy tín và niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Để phòng ngừa
và xử lý tội phạm này.Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) đã quy định rõ các
hành vi, điều kiện, mức độ và hình phạt của tội tham ô tài sản tại Điều 353 cũng
như bổ sung chi tiết, cụ thể hóa hơn cho Điều 278 (BLHS năm 1999).
Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người phạm tội tham ô tài
sản là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý. Tài sản ở đây có thể là tiền, hàng hóa, giấy tờ có giá, quyền lợi hợp
pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Người phạm tội tham ô tài sản bị xử lý như
sau:
- Người nào tham ô tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình
sự 2015 (sửa đổi năm 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Người nào tham ô tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng,
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
11
- Người nào tham ô tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000
đồng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 15 năm.
- Người nào tham ô tài sản trị giá từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000
đồng, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 18 năm.
- Người nào tham ô tài sản trị giá từ 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 18
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội tham ô tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ
01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lưu ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà
nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định nêu trên.
Đối tượng của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại
khoản 2 Điều 352 BLHS năm 2015, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, người đại
diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người giữ chức danh, chức vụ quản lý
trong doanh nghiệp, tổ chức, những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công
vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Đối tượng bị hại của tội tham ô tài sản là cơ quan, tổ chức trong hoặc ngoài nhà
nước, có quyền sở hữu tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt.
Tài sản bị chiếm đoạt của tội tham ô tài sản là tài sản có giá trị về kinh tế, có thể
định lượng được, do cơ quan, tổ chức giao cho người có chức vụ, quyền hạn quản
lý, sử dụng, định đoạt.
Hành vi của tội tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà
mình có trách nhiệm quản lý, sử dụng, định đoạt. Hành vi này có thể thực hiện bằng
nhiều cách, như biển thủ, lấy cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, sử dụng sai mục
đích, bán, cho, tặng, đổi, cầm cố, giao cho người khác sử dụng, định đoạt hoặc
không nộp lại tài sản khi nghỉ việc, chuyển công tác, nghỉ hưu.
Khung hình phạt của tội tham ô tài sản được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều
353 BLHS năm 2015, tùy thuộc vào trị giá tài sản bị chiếm đoạt, các tình tiết định
khung, tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự.
Điều luật nêu trên có sự mơ hồ ở phần quy định của quy phạm pháp luật. Khoản 1
có cụm từ “hoặc dưới 2.000.000 đồng”, nhưng lại tiếp theo là cụm từ “nhưng
thuộc một trong các trường hợp sau đây”. Khoản 2 cũng có cùng cụm từ này. Điều
này khiến cho người đọc hiểu nhầm là các phần quy định trước cụm từ này ở khoản
1 cũng áp dụng cho khoản 2, kể cả trường hợp dưới 2.000.000 đồng cũng bị xử lý
theo tình tiết ở khoản 2.
Để khắc phục những vấn đề trong Điều 353 BLHS năm 2015 về tội tham ô tài sản,
các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, ban hành pháp luật cần làm rõ và chính xác
hơn các quy định về “Tội tham ô tài sản”, bằng cách sửa đổi, bổ sung BLHS hiện
hành; cũng như ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể đối với các vấn đề
liên quan.
12
Bên cạnh đó, theo Điều 54 Bộ luật hình sự 2015, (khoản này được sửa đổi bởi
Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết
án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Mà pháp luật cũng quy định rằng,
khi xét xử tội phạm tái phạm, tái phạm nguy hiểm, Tòa án phải áp dụng khung hình
phạt cao hơn một bậc so với khung hình phạt quy định cho từng tội. Tuy nhiên,
trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này
nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình
phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc
loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
So với quy định của Điều 278 (BLHS năm 1999), thì Điều 353 Bộ luật Hình sự
2015 (sửa đổi năm 2017) về tội tham ô tài sản là một quy định pháp luật quan trọng,
nhằm ngăn chặn và trừng trị, răn đe những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Việc sửa đổi phản này ánh sự
quyết liệt và nghiêm minh của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống
với tội phạm tham nhũng, bảo vệ tài sản công và tư, góp phần xây dựng một nền
kinh tế minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững dựa trên nguyên tắc “Nghiêm trị
người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố
ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.” hay nguyên tắc “Khoan hồng đối với pháp
nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình
giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động
ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.” được quy định tại Điều 3 về “Nguyên
tắc xử lý” của BLHS năm 2015 số 100/2015/QH13.
2. Đánh giá theo góc độ quan điểm cá nhân
Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người phạm tội
tham ô tài sản. Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm
đoạt tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Điều này thường xảy ra khi
người đó tận dụng sự sơ hở trong quá trình quản lý của tổ chức hoặc cá nhân mình
đang làm việc. Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội phải lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của mình về việc quản lý tài sản. Giá trị chiếm đoạt
thường được xác định bằng số tiền hoặc giá trị của tài sản mà người đó đã lợi dụng.
Trong quá trình xử lý vụ án tham ô tài sản, việc khắc phục hậu quả là quan trọng.
Điều này có thể bao gồm việc trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, hoặc thực hiện các
biện pháp phục hồi khác nhằm giảm nhẹ tác động của hành vi phạm tội. Tội tham ô
tài sản thường đi kèm với các tội phạm xâm hữu khác như giả mạo hồ sơ, chứng từ
để chiếm đoạt tài sản. Những hành vi này đe dọa tính chất bền vững của cộng đồng
và yêu cầu hệ thống pháp luật can thiệp để đảm bảo công bằng và an ninh xã hội.
Trong trường hợp của Võ Thị Ánh N, bà đã lợi dụng chức vụ là giao dịch
viên của phòng Kế toán - Ngân quỹ Ngân hàng nông nghiệp C để chi tiền từ quỹ
của chi nhánh Ngân hàng cho sổ tiết kiệm, tổng số tiền 471.432.700 đồng, mà
không chứng minh được người nhận tiền. Đây là hành vi rõ ràng vi phạm các quy

13
định về quản lý tài chính, tài sản của Nhà nước và có dấu hiệu của tội tham ô tài sản
theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015.
Việc Võ Thị Ánh N đã khắc phục xong hậu quả, Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành phố C đã thu hồi được toàn bộ số tiền bị mất không phải
là lý do để miễn trách nhiệm hình sự cho bà. Việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại
hoặc khắc phục hậu quả chỉ là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự, không phải là điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, việc sửa chữa,
bồi thường hoặc khắc phục hậu quả phải được thực hiện trước khi bị khởi tố, không
tính đến thời gian bị khởi tố. Trong trường hợp của Võ Thị Ánh N, bà đã khắc phục
hậu quả sau khi bị khởi tố, nên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ này.
Do đó, không đồng tình với việc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định
không truy tố Võ Thị Ánh N về hành vi này là bỏ lọt tội phạm, vi phạm nguyên tắc
xử lý vi phạm hành chính theo Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi
bổ sung 2020, gây mất công lý và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tố tụng. Bởi lẽ
bà Võ Thị Ánh N bản thân khi ở vị trí trên là người có học vấn cao, hiểu rõ pháp
luật nhưng tự thân mình không làm chủ được hành vi dẫn đến việc sa vào vòng lao
lý.
Tham ô là một hành vi vi phạm pháp luật, làm mất lòng tin của nhân dân vào
nhà nước và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tham ô không
chỉ xảy ra ở những người có quyền lực, mà còn ở những người có học vấn cao, có
kiến thức chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc. Những người này thường
được kỳ vọng là có đạo đức, có tâm huyết, có tinh thần phục vụ nhân dân. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, không ít trường hợp, những người có học vấn cao lại lợi
dụng vị trí, chức vụ của mình để tham ô, chiếm đoạt tài sản công, gây thiệt hại lớn
cho nhà nước và xã hội. Thông thường các tội phạm này có hành vi trái pháp luật có
thể là do sự thiếu sót trong quản lý, giám sát và kiểm tra của cơ quan có thẩm
quyền. Những người có học vấn cao thường được giao những nhiệm vụ quan trọng,
có liên quan đến ngân sách, dự án, đấu thầu, hợp đồng… Nếu không có sự minh
bạch, công khai, rõ ràng trong quy trình, quy chế, quy định, thì sẽ tạo ra những kẽ
hở. Lúc nào tạo nên ranh giới cơ hội cho những người có học vấn cao dễ đi đến sự
tham ô, lạm dụng quyền hạn. Khoảng cách giữa chúng rất ngắn. Hay tôi cho rằng
một số có thể xuất phát từ sự suy đồi về đạo đức, nhân cách của những người có học
vấn cao. Những người này thường có tham vọng, muốn giàu có, muốn thể hiện bản
thân, muốn có địa vị cao trong xã hội. Họ không còn giữ được sự khiêm tốn, tự
trọng, trung thực, tôn trọng pháp luật. Họ không còn quan tâm đến lợi ích chung,
mà chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, gia đình. sự suy đồi về đạo đức, nhân cách của
một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có học vấn cao. Những người
này thường có tham vọng, muốn giàu có, muốn thể hiện bản thân, muốn có địa vị
cao trong xã hội. Họ không còn có tình yêu quê hương, đất nước, mà chỉ có tình yêu
tiền bạc, danh vọng muốn đứng trên đỉnh cao làm chủ con người, tâm lý mang một
số tư tưởng lệch lạc. Hoặc do sự thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức về hậu quả nghiêm
trọng của việc tham ô. Những người có học vấn cao thường nghĩ rằng, họ có thể che
giấu, bao che, thoát khỏi sự truy tố, xử lý của pháp luật. Họ không nhận ra rằng,
việc tham ô không chỉ làm mất uy tín, danh dự, sự nghiệp của bản thân, mà còn làm
mất niềm tin, tình cảm của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội. Họ không nhận ra
14
rằng, việc tham ô là một hành vi phản động, là một hành vi phản quốc, là một hành
vi phản nhân loại, trái với chuẩn mực xã hội.
Việc xử lý nghiêm minh tội tham ô là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của nhà nước và xã hội, nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích chung của nhân dân, đảm
bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Từ đó cũng phần nào tạo dựng được niềm
tin vững chắc cho nhân dân tin vào cán cân công lý, tin vào sự công bằng của pháp
luật, giá trị của nhân quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xử lý nghiêm minh tội
tham ô vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, thiếu hiệu quả. Nếu không xử lý nghiêm
minh tội tham ô,bỏ lọt các tội phạm thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như :
Thứ nhất, gây mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước, vào chính quyền, vào
pháp luật. Khi những người có học vấn cao, có quyền lực, có chức vụ tham ô, lạm
dụng quyền hạn, mà không bị xử lý nghiêm minh, sẽ làm cho nhân dân cảm thấy bất
công, bức xúc, thất vọng. Mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước là một vấn đề
nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển và bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nhân dân sẽ không còn tin tưởng
vào sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của nhà nước, vào sự công bằng, minh bạch,
dân chủ của pháp luật. Nhân dân sẽ không còn hợp tác, hỗ trợ, tham gia vào các
hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… Nhân dân sẽ không
còn có tinh thần yêu nước, bảo vệ quê hương, đất nước. sự tham nhũng, lạm dụng
quyền hạn, sai phạm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có
học vấn cao, có quyền lực, có chức vụ trong hệ thống chính trị. Những hành vi này
không chỉ làm mất ngân sách, tài sản công, gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội, mà
còn làm mất uy tín, danh dự, sự nghiệp của bản thân, làm mất niềm tin, tình cảm
của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội
Thứ hai, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khi
những người có học vấn cao, có quyền lực, có chức vụ tham ô, lạm dụng quyền hạn,
mà không bị xử lý nghiêm minh, sẽ làm cho ngân sách, tài sản công bị lãng phí, thất
thoát, biến mất. Sẽ làm cho các dự án, đầu tư, hợp đồng, đấu thầu bị sai phạm, gian
lận, tham nhũng. Sẽ làm cho nền kinh tế bị suy thoái, lạc hậu, không cạnh tranh. Sẽ
làm cho xã hội bị bất ổn, bất bình đẳng, bất công. Sẽ làm cho môi trường bị ô
nhiễm, hủy hoại, đe dọa sức khỏe, sinh mạng của nhân dân.
Thứ ba, gây mất uy tín, danh tiếng, vị thế của đất nước trên thị trường quốc
tế. Khi những người có học vấn, có quyền lực, có chức vụ tham ô, lạm dụng quyền
hạn, mà không bị xử lý nghiêm minh, sẽ làm cho đất nước bị coi thường, khinh
miệt, chê cười bởi các nước khác. Sẽ làm cho đất nước bị mất niềm tin, tín nhiệm,
hợp tác, hỗ trợ bởi các tổ chức, cá nhân quốc tế. Đất nước bị mất cơ hội, lợi thế,
quyền lợi trong các vấn đề quan trọng như an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
dục, y tế… khó có thể đứng cùng vị trí hay bục vinh quang của thế giới.
Như vậy, có thể thấy, việc xử lý nghiêm minh tội tham ô đối với những
người có học vấn, địa vị, hiểu rõ pháp luật nhưng cố tình tham ô là một việc làm cần
thiết, cấp bách, không thể chậm trễ, lơ là. Chúng ta cần phải có hành động cụ thể để
thể hiện sự quyết tâm, đồng lòng, đoàn kết, hành động để đấu tranh, ngăn chặn, xử
lý nghiêm minh tội tham ô, để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.
Trên góc độ pháp luật, phân tích và sự lựa chọn của Tòa án nhân dân tối cao đem so
15
sánh với nhiều tình huống phức tạp thì chúng ta sẽ làm cho việc xác định các tội
danh như đã nêu trở nên khó khăn. Sự phân biệt giữa các yếu tố cấu thành tội phạm
trong các tình huống này chỉ mang tính chất tương đối.
Trên thực tế, chúng ta cần cân nhắc, xem xét, rõ ràng và đánh giá "Tội tham
ô tài sản" và các yếu tố liên quan. Điều này giúp tránh được sự đánh giá chưa chính
xác và sai sót trong việc xác định tội danh làm mất đi tính công bằng sai lệch
nguyên tắc pháp luật đã xây dựng “Giải quyết các vụ việc, vụ án đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật”, giữ vững uy tín của cơ quan Nhà nước.
3. Đề xuất giải pháp/ kiến nghị
Để quản lý hành vi tham ô tài sản, cần thiết phải có chính sách và quy trình rõ ràng
cho việc quản lý tài sản và kiểm soát tài sản. Việc này có thể bao gồm việc giám sát
các giao dịch tài chính, kiểm tra tài sản thường xuyên và đào tạo nhân viên về quy
trình quản lý tài sản.
Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành vi tham ô tài sản, chẳng hạn
như kiểm tra lý lịch của những người được giao trách nhiệm quản lý tài sản, tạo ra
môi trường làm việc minh bạch và công khai, và cung cấp các kênh phản ánh để
nhân viên có thể báo cáo những hành vi bất thường.
Hành vi tham ô tài sản là một trong những vấn đề đáng lo ngại trong các tổ chức và
doanh nghiệp. Để ngăn chặn việc này xảy ra, cần có các biện pháp phòng ngừa như
kiểm tra lý lịch của những người được giao trách nhiệm quản lý tài sản. Đồng thời,
tạo ra môi trường làm việc minh bạch và công khai cũng là một trong những giải
pháp hiệu quả để ngăn chặn hành vi tham ô tài sản. Ngoài ra, cần cung cấp các kênh
phản ánh để nhân viên có thể báo cáo những hành vi bất thường. Những biện pháp
này sẽ giúp tăng cường sự đảm bảo an toàn tài sản và giữ gìn uy tín của tổ chức,
doanh nghiệp.
Cuối cùng, nếu phát hiện bất kỳ hành vi tham ô tài sản nào, cần phải có các biện
pháp xử lý nghiêm khắc, bao gồm kỷ luật nhân viên liên quan và đưa vụ việc ra tòa
án nếu cần thiết.
Việc bảo vệ tài sản là rất quan trọng trong mọi tổ chức hay doanh nghiệp. Nếu
không có sự chú ý và quản lý tốt, thì tài sản của tổ chức có thể bị thất thoát hoặc bị
tham ô. Vì vậy, cần thiết phải có các chính sách và quy định nghiêm ngặt để đảm
bảo an toàn cho tài sản của tổ chức. Nếu phát hiện bất kỳ hành vi tham ô tài sản
nào, các biện pháp xử lý nghiêm khắc cần được thực hiện, bao gồm kỷ luật nhân
viên liên quan và đưa vụ việc ra tòa án nếu cần thiết. Điều này sẽ không chỉ giúp
bảo vệ tài sản của tổ chức mà còn giúp duy trì uy tín và sự tin tưởng của khách hàng
và đối tác. Thực tế cho thấy, việc xử lý nghiêm minh tội tham ô tài sản vẫn còn
nhiều khó khăn, hạn chế, thiếu hiệu quả. Vậy làm thế nào để cải thiện một cách tối
ưu giải pháp pháp lý trong trường hợp tham ô tài sản? Theo tôi, có một số giải pháp
cần thiết như sau:
Thứ nhất, là hoàn thiện khung pháp lý về tội tham ô tài sản. Cần phải xây dựng và
ban hành những văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể, rõ ràng về định nghĩa, cấu
thành, điều kiện, mức độ, hình phạt của tội tham ô tài sản. Cần phải thống nhất,
đồng bộ, nhất quán các quy định về tội tham ô tài sản trong các văn bản pháp luật
16
khác nhau, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống tham
nhũng, Luật Kiểm sát… Cần phải cập nhật, bổ sung, sửa đổi những quy định về tội
tham ô tài sản theo thực tiễn phát triển của xã hội, theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn
quốc tế.
Thứ hai, là tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội tham ô tài sản. Cần
phải thực hiện nghiêm túc, minh bạch, công khai, rõ ràng những hoạt động liên
quan đến ngân sách, tài sản công. Cần phải tăng cường sự giám sát của cơ quan có
thẩm quyền, của cộng đồng, của truyền thông, của dư luận. Cần phải nhanh chóng
phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi tham ô, lạm dụng quyền hạn.
Cần phải thu hồi, bồi thường, xử phạt nặng những người có tội, không có vùng cấm,
không có khoan dung, không có đặc ân.
Thứ ba, là nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ, công chức, nhân
viên nhà nước, nhất là những người có học vấn cao, có quyền lực, có chức vụ trong
hệ thống chính trị. Cần phải giáo dục, rèn luyện, khuyến khích thế hệ đi sau có tinh
thần trách nhiệm, có tâm huyết, có tinh thần phục vụ nhân dân. Cần phải tôn vinh,
khen thưởng, động viên những người này có những đóng góp, thành tích xuất sắc
trong công việc. Cần phải phê bình, nhắc nhở, cảnh báo những người này có những
sai sót, khuyết điểm, vi phạm trong công việc. Cần phải tạo ra một môi trường lành
mạnh, cạnh tranh sáng tạo, hợp tác hỗ trợ, gắn bó với nhau. Khi con người có hành
vi tham ô sẽ làm mất giá trị, phẩm chất, tinh thần của con người. Khi những người
nhận thức rõ, có quyền lực, có chức vụ tham ô, lạm dụng quyền hạn, chiếm đoạt tài
sản công, họ không còn giữ được sự khiêm tốn, tự trọng, trung thực, tôn trọng pháp
luật. Họ không còn quan tâm đến lợi ích chung, mà chỉ quan tâm đến lợi ích cá
nhân, gia đình. Họ không còn có tình yêu quê hương, đất nước, mà chỉ có tình yêu
tiền bạc, danh vọng. Họ không nhận ra rằng, họ đang cắt đứt nguồn gốc, nguồn cội,
nguồn sống của con người .
Thứ tư là niềm tin, sự quyết tâm, đồng lòng, đoàn kết, hành động của cả nhà nước
và xã hội, của cả cán bộ, công chức, nhân viên nhà nước và nhân dân, của cả những
người có học vấn cao và những người không có học vấn cao. Cần có những giải
pháp cụ thể, hiệu quả, như hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường công tác phòng
ngừa, phát hiện, xử lý, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức… Cần có sự hợp
tác, hỗ trợ, tương trợ của các tổ chức, cá nhân quốc tế, của các nước bạn, láng
giềng, đối tác…
Ngoài ra, chúng tôi có một số đề xuất có thể cải thiện quy trình xác định giá trị tài
sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản”:
 Rõ ràng hóa quy trình xác định giá trị tài sản:
Việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt nên dựa trên một quy trình rõ ràng và
minh bạch. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các chuyên gia đánh giá độc lập
để xác định giá trị thực tế của tài sản.
 Cải thiện quản lý ngân hàng:
Để ngăn chặn tội tham ô tài sản, ngân hàng nên cải thiện hệ thống quản lý của mình.
Điều này có thể bao gồm việc tăng cường giám sát, cải thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ và đào tạo nhân viên về các nguyên tắc tuân thủ.
17
 Xem xét lại hình phạt:
Hình phạt cho tội tham ô tài sản nên phản ánh mức độ nghiêm trọng của hành vi và
mức độ thiệt hại gây ra cho nạn nhân. Nếu hình phạt hiện tại không đủ mạnh để răn
đe, có thể cần xem xét việc tăng cường hình phạt.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khắc phục thiệt hại:
Nếu bị cáo đã khắc phục một phần số tiền mà họ đã chiếm đoạt, điều này nên được
xem xét khi xác định hình phạt. Điều này có thể khuyến khích bị cáo khắc phục
thiệt hại và giúp nạn nhân lấy lại tài sản của mình.
 Cải thiện giáo dục pháp lý:
Cung cấp giáo dục pháp lý cho công chúng có thể giúp ngăn chặn tội tham ô tài sản.
Điều này có thể bao gồm việc giảng dạy về hậu quả pháp lý của tội tham ô tài sản
và cách ngăn chặn nó.
 Góc độ pháp lý về án lệ so với các vụ việc tương tự
Án lệ số 19/2018/AL là một trong những vụ án được chọn làm án lệ trong hệ thống
pháp lý của Việt Nam, đặt ra một tiêu chuẩn mới về cách xác định giá trị tài sản bị
chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản”. Trong vụ án này, bị cáo đã lợi dụng sơ hở
trong quản lý của ngân hàng để chiếm đoạt số tiền lớn. Điều này đã tạo ra một tiền
lệ quan trọng, khẳng định rằng giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải xác định là toàn bộ
số tiền mà bị cáo đã làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm khống từ quỹ của chi nhánh
ngân hàng.
So sánh với các vụ việc tương tự, án lệ số 19/2018/AL có một số điểm đặc biệt.
Trong khi các vụ việc khác thường tập trung vào các vấn đề như tranh chấp đòi lại
tài sản, tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc tranh chấp Di
sản thừa kế, thì Án lệ số 19/2018/AL lại tập trung vào việc xác định giá trị tài sản bị
chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản”. Điều này làm cho vụ án này trở nên độc đáo
và có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử pháp lý của Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng như mọi vụ án, Án lệ số 19/2018/AL không phải là hoàn hảo. Một
số người phê phán rằng việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt dựa trên số tiền
mà bị cáo đã làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm khống từ quỹ của chi nhánh ngân
hàng có thể không phản ánh đúng giá trị thực tế của tài sản bị chiếm đoạt. Dù sao,
Án lệ số 19/2018/AL vẫn là một bước tiến quan trọng trong việc xác định giá trị tài
sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản”, và nó sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến
các vụ án tương tự trong tương lai.

IV. KẾT LUẬN

18
Án lệ số 19/2018/AL liên quan đến việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt
trong tội “Tham ô tài sản”. Nó được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao thông qua vào ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo
Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao.
Trong tình huống án lệ này, bị cáo đã lợi dụng sơ hở trong quản lý của ngân
hàng, nhiều lần trực tiếp làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của chi
nhánh ngân hàng do bị cáo quản lý nhưng thực tế không chi trả cho bất kỳ ai
mà bị cáo đã sử dụng số tiền này. Quá trình điều tra, bị cáo đã khắc phục
được một phần số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt.
Giải pháp pháp lý trong trường hợp này là bị cáo phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội “Tham ô tài sản”. Giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt phải xác định
là toàn bộ số tiền mà bị cáo đã làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm khống từ
quỹ của chi nhánh ngân hàng (bao gồm cả số tiền bị cáo đã khắc phục trong
quá trình điều tra).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Hình sự năm 1999, số hiệu 15/1999/QH10 ban hành 21/12/1999.
2. Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ Luật hình
sự về án treo do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
3. Bộ luật Hình sự năm 2015, số hiệu 100/2015/QH13 ban hành 27/11/2015.
4. Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy
định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa
án Nhân dân Tối cao ban hành 29/11/1986.
B. CÁC TRANG WEB
1. https://tapchitoaan.vn/mot-so-diem-chua-hop-ly-trong-quy-dinh-ve-dieu-
353-blhs-nam-2015
2. https://tapchitoaan.vn/an-le-so-19-2018-al-ve-xac-dinh-gia-tri-tai-san-bi-
chiem-doat-trong-toi-tham-o-tai-san
3. https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/
tham-nhung/46591/tham-o-tham-nhung-la-gi-tham-o-tai-san-bi-xu-ly-the-
nao
4. https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/
TAND155847//idcPrimaryFile&revision=latestreleased&rid=1
5. https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/229C-hd-quy-dinh-ve-toi-tham-
o-tai-san-thuoc-cac-truong-hop-quy-dinh-tai-khoan-4-dieu-278-bo-luat-hinh-
su.html

19
6. https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/an-le/21703/an-le-
so-19-2018-al-ve-xac-dinh-gia-tri-tai-san-bi-chiem-doat-trong-toi-tham-o-
tai-san
7. https://bachkhoaluat.vn/v5-cam-nang/12227/tran-dinh-a-pham-toi-tham-o-
tai-san
8. https://bachkhoaluat.vn/v5-cam-nang/18306/nhan-dien-va-giai-phap-dau-
tranh-voi-toi-pham-tham-o-tai-san-trong-linh-vuc-ngan-hang
9. https://bachkhoaluat.vn/v5-bai-viet-chuyen-gia/38/hanh-vi-tham-o-trong-
quan-ly-tai-san-doanh-nghiep
10. https://hethongphapluat.com/bo-luat-hinh-su-2015/dieu-353
11. https://hocluat.vn/quy-dinh-toi-tham-o-tai-san-toi-nhan-hoi-lo-tai-bo-luat-
hinh-su-2015/
12. https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=183216
13. https://luatsux.vn/docs/hinh-su/van-ban/bo-luat-hinh-su-2015/
14. https://accgroup.vn/dieu-278-toi-tham-o-tai-san
15. https://luatminhkhue.vn/mot-so-dac-diem-tam-ly-va-thu-doan-pham-toi-cua-
bi-can-trong-toi-tham-o-tai-san.aspx p-luat-hinh-su-viet-nam

20

You might also like