You are on page 1of 15

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LOGIC HỌC

LỚP : 21DCQ
NHÓM : 05

HÀ NỘI - 2023
MỤC LỤC

Trang
Câu 1 1
Mở đầu 2
Chương 1: Lý giải Bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT 3
ngày 23/11/2018 theo nội dung và yêu cầu của 04 quy luật tư duy
logic
1.1. Nội dung của bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT 3
ngày 23/11/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.2. Lý giải bản án bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT 4
ngày 23/11/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo nội dung và
yêu cầu của các quy luật tư duy logic
Chương 2: Vai trò và ý nghĩa của quy luật tư duy logic trong lĩnh 8
vực pháp luật.
Kết luận 9
Tài liệu tham khảo 10
Câu 2 11
Câu 3 12
1

Câu 1: Vận dụng nội dung và yêu cầu của các quy luật tư duy logic để lý giải một vấn
đề trong lĩnh vực pháp luật nhằm làm rõ yêu cầu của 04 quy luật này.

Bài làm
2

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Tên gọi “Logic học” có nguồn gốc từ một từ cổ Hy lạp là “Logos” vốn có hai nghĩa:
Thứ nhất, là từ, lời nói, câu, quy tắc viết. Thứ hai, là tư tưởng, ý nghĩ, sự suy tư [5].
Quy luật tư duy logic là những mối liên hệ bản chất, tất yếu và phổ biến của các tư
tưởng tạo thành kết cấu bên trong của quá trình tư duy, kết cấu này đã được hình thành
trong lịch sử tương ứng với những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới
khách quan [4].
Logic học cung cấp cho sinh viên ngành luật nói riêng và những người làm trong
ngành luật nói chung một nền tảng vững chắc về suy luận, lập luận, phân tích kết cấu của tư
duy và một phương pháp luận lý tính chính xác từ đó đưa ra các giải pháp hữu ích nhất để
giải quyết vấn đề. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của logic học chính là hiểu và
vận dụng các quy luật của các quy luật tư duy logic.
Vì vậy, Nhóm 5 chúng em chọn đề tài “Vận dung nội dung và yêu cầu của 04 quy
luật tư duy logic: Quy luật đồng nhất, Quy luật cấm mâu thuẫn, Quy luật loại trừ cái thứ ba
và Quy luật lý do đầy đủ để lý giải Bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT ngày
23/11/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm
làm rõ yêu cầu của những quy luật này”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hiểu rõ và vận dụng nội dung và yêu cầu của 04 quy luật tư duy logic qua việc lý
giải Bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT ngày 23/11/2018 về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
- Từ đó hiểu rõ được vai trò và ý nghĩa của quy luật tư duy logic trong lĩnh vực pháp
luật.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của bài tiểu luận này là lý giải về mặt logic học Bản án
hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT ngày 23/11/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để làm sáng tỏ nội dung và yêu cầu của 04 quy luật tư
duy logic: Quy luật đồng nhất trong tư duy, Quy luật cấm mâu thuẫn, Quy luật loại trừ cái
thứ ba và Quy luật lý do đầy đủ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập phân tích tài liệu
- Phương pháp phân loại hệ thống hóa kiến thức
5. Kết cấu tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được
kết cấu thành 2 chương.
- Chương 1: Lý giải Bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT ngày 23/11/2018 theo
nội dung và yêu cầu của 04 quy luật tư duy logic
- Chương 2: Vai trò và ý nghĩa của quy luật tư duy logic trong lĩnh vực pháp luật.
3

CHƯƠNG 1:
LÝ GIẢI BẢN ÁN HÌNH SỰ PHÚC THẨM
SỐ 792/2018/HSPT NGÀY 23/11/2018 T
THEO NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA 04 QUY LUẬT TƯ DUY LOGIC

1.1. Nội dung của bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT ngày 23/11/2018 về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Khoảng 08 giờ ngày 22/12/2017, Đỗ Ngọc T mượn chiếc xe máy Wave màu cam
BKS: 18G1-279.74 của anh Trần Đình Nam đi mua đồ tại Siêu thị Big C. T điều khiển xe
máy đi vào trong bãi xe của siêu thị Big C và dựng xe máy tại cột số 7 thì phát hiện thấy
chiếc xe máy Wave Alpha, màu trắng bạc đen, BKS: 38N1-107.10 của chị Trần Thị N, vẫn
đang cắm chìa khóa điện tại cốp xe máy. T đi đến, mở cốp xe máy của chị N và phát hiện
thấy trong cốp xe máy 01 vé gửi xe, 01 sổ khám chữa bệnh, 01 mũ bảo hiểm và một áo mưa
màu xanh. T điều khiển xe máy của chị N đi qua trạm soát vé và dùng chiếc vé xe lấy trong
cốp xe của chị N đưa cho chị Nguyễn Thị Thảo là nhân viên bảo vệ trông giữ xe tại siêu thị
Big C (thuộc Công ty TNHH thương mại tổng hợp Trường Giang). Chị Thảo đối chiếu
trong màn hình máy tính thấy trùng khớp với biển số xe đi vào nên để T đi xe ra, lúc đó
khoảng 9h52’ cùng ngày. Sau khi lấy được xe máy, T đã điều khiển chiếc xe của chị N đi về
phòng trọ. Sau đó, T tiếp tục quay lại siêu thị Big C để lấy chiếc xe máy Wave, màu cam,
biển kiểm soát: 18G1-279.74 mang về trả lại cho anh Trần Đình Nam. Đến khoảng 17 giờ
cùng ngày, sau khi hết ca làm việc thì chị N xuống lấy xe thì phát hiện bị mất. liền đến Công
an để trình báo.
Kết luận định giá tài sản số 362 ngày 25/12/2018 của Hội đồng định giá quận Cầu
Giấy xác định: tổng giá trị tài sản mà Đỗ Ngọc T chiếm đoạt là 11.970.000 đồng.
Tại Bản án sơ thẩm số 174/2018/HSST ngày 17/8/2018 Tòa án nhân dân quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội đã quyết định: áp dụng khoản 1 Điều 173; điểm i,s khoản 1,2 Điều
51, Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt Đỗ Ngọc T 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”
nhưng cho hưởng án treo, hạn thử thách 18 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Ngày 31
tháng 8 năm 2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội kháng nghị phúc thẩm số 01 đề nghị Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị cáo
Đỗ Ngọc T về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 23/11/ 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội, bị cáo khai nhận hành vi phạm tội như nội dung bản án sơ thẩm đã quy kết.
Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm: Hành vi của bị cáo là gian dối, dùng vé
xe của chị Trần Thị N, đội mũ bảo hiểm của chị N, bịt khẩu trang để lừa chị Nguyễn Thị
Thảo là nhân viên bảo vệ kiểm soát vé cho T mang xe máy của chị N ra. Với hành vi này
của bị cáo đã phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chứ không phải là tội “Trộm cắp
tài sản” như bản án sơ thẩm đã xét xử đối với bị cáo.
4

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ và thẩm tra chứng cứ tại phiên tòa, căn cứ
vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện ý kiến của Kiểm
sát viên, của bị cáo, nhận định của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội:
Bị cáo lợi dụng việc chị Trần Thị N quên chìa khóa ở cốp xe máy, lấy vé gửi xe
trong cốp xe của chị N để lấy xe khỏi bãi trông xe; bị cáo có hành vi gian dối, dùng vé xe
của chị Trần Thị N, đội mũ bảo hiểm của chị N, bịt khẩu trang để lừa chị Nguyễn Thị Thảo
là nhân viên bảo vệ kiểm soát vé cho T mang xe máy của chị N ra khỏi bãi xe. Hành vi này
của bị cáo đã phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chứ không phải là tội “Trộm cắp
tài sản” như bản án sơ thẩm đã xét xử đối với bị cáo.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HS-PT ngày 23/11/2018 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, thay đổi tội danh đối với bị cáo Đỗ
Ngọc T, tuyên bố bị cáo Đỗ Ngọc T phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", áp dụng
khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự.
1.2. Lý giải bản án bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT ngày 23/11/2018 về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo nội dung và yêu cầu của các quy luật tư duy logic
Để xác định tội danh của “Tội trộm cắp tài sản” hay “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
được chính xác, các nhà áp dụng pháp luật phải nắm vững những dấu hiệu pháp lý đặc trưng
được thể hiện trong cấu thành tội phạm cơ bản của các tội phạm này.
Qua quá trình thu thập phân tích tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu và
Bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HS-PT ngày 23/11/2018 về “tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản” và phương pháp phân loại hệ thống hóa kiến thức, nhóm tác giả xin lý giải bản án
hình sự trên khi áp dụng nội dung và yêu cầu của 04 quy luật tư duy như sau:
1.2.1. Quy luật đồng nhất
Tư tưởng phản ánh đối tượng xác định, được sử dụng trong tư duy phải luôn luôn
đồng nhất với chính nó [4].
Cơ sở khách quan của quy luật là tính đồng nhất, tính ổn định tương đối về chất của
các sự vật hiện tượng.
Quy luật đồng nhất yêu cầu các chủ thể tư duy: thứ nhất, tư duy phải xác định, không
được nhầm lẫn hoặc tự ý thay đổi đối tượng phản ánh; thứ hai, không được nhầm lẫn hoặc
tự ý thay đổi khái niệm trong quá trinh tư duy; thứ ba, khi cùng phản ánh một đối tượng
dưới cùng giác độ trước hết phải thống nhất khái niệm về nó; thứ tư, khi tái tạo một tư
tưởng phải đảm bảo tính chính xác [4].
Lý giải bản án:
Nội dung bản án được trình bày tại Mục 1.1. được trích dẫn tóm tắt từ bản án hình sự
phúc thẩm số 792/2018/HSPT ngày 23/11/2018 nhằm minh họa cho vấn đề đang nghiên
cứu, đã được diễn đạt đúng từ ngữ và văn cảnh của bản án gốc. Khi trích dẫn, tư tưởng được
nhắc lại hoàn toàn giống tư tưởng ban đầu, không “tam sao, thất bản”. Vì vậy, nội dung và
yêu cầu của Quy luật đồng nhất đã được thực hiện, đặc biệt đã sáng tỏ yêu cầu“khi tái tạo
một tư tưởng phải đảm bảo tính chính xác”.
5

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có thể thấy
rằng, hành vi chiếm đoạt tài sản là một trong những dấu hiệu cấu thành nên tội trộm cắp tài
sản (Điều 173), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174). Điểm khác biệt cơ bản giữa tội
trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi khách quan của tội phạm:
tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản, còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Hai tội danh này được quy
định tại 02 điều riêng biệt trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Như vậy,
các nhà xây dựng Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 khi tư duy “tội trộm cắp
tài sản”, không lẫn lỗn, nhầm lẫn sang khái niệm một số tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt tài sản khác như “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” mặc dù cùng có điểm chung dễ
gây nhầm lẫn là hành vi chiếm đoạt tài sản, tuân thủ nội dung và yêu cầu của Quy luật đồng
nhất.
Việc định tội danh chính xác là vô cùng quan trọng trong quá trình áp dụng pháp
luật. Qua nghiên cứu bản án trên, vì nhận thức không thống nhất về các quy định của pháp
luật hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã xác
định không chính xác tội danh, nhầm lẫn hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản với tội trộm cắp tài sản. Như vậy, tư duy không phản ánh đúng về đối tượng, dẫn đến vi
phạm yêu cầu của Quy luật đồng nhất.
1.2.2. Quy luật cấm mâu thuẫn:
Hai tư tưởng đối lập phản ánh một đối tượng trong cùng thời gian, cùng mối liên hệ
không thể cùng chân thực [4].
Cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẫn là phản ánh các khía cạnh, các mặt,
các dấu hiệu của đối tượng nhận thức không thể vừa thuộc về nó vừa không thuộc về nó,
vừa thế này vừa thế khác trong cùng một khoảng thời gian, một mối liên hệ.
Quy luật cấm mâu thuẫn đặt ra các yêu cầu cho quá trinh tư duy: thứ nhất, một tư
tưởng không thể có hai giá trị trái ngược nhau; thứ hai, nếu đã thừa nhận một tiền đề là chân
lí thì trong suốt quá trinh suy luận không được thừa nhận một tiền đề khác đối lập với nó
cũng là chân lí; thứ ba, không được xuất phát từ tiền đề sai để khẳng định mệnh đề đối lập
với nó là đúng hay là sai bởi vì, từ tiền đề sai thì mệnh đề đối lập với nó có thể đúng có thể
sai; thứ tư, không lấy hai dấu hiệu trái ngược nhau cùng làm cơ sở để diễn đạt một vấn đề;
thứ năm, trong tư duy không được nhầm lẫn hoặc tự ý thay đổi quan hệ của đối tượng khi
đang xem xét về nó [4].
Quy luật đồng nhất gắn kết hữu cơ với quy luật mâu thuẫn. Có thể nói rằng, nếu như
không có luật thứ nhất thì cũng không có luật thứ hai. Đồng thời quy luật mâu thuẫn vẫn có
tính độc lập của minh. Nếu luật đồng nhất quy định tính xác định của tư duy đúng đắn, thì
sự tác động của luật mâu thuẫn đảm bảo cho tính nhất quán, phi mâu thuẫn của tư duy đúng
đắn [5].
Lý giải bản án:
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 174/2018/HS-ST ngày 17/08/2018 TAND quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội đã quyết định: xử phạt Đỗ Ngọc T 09 tháng tù về tội “Trộm cắp
6

tài sản” cho hưởng án treo, hạn thử thách 18 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Ngày
31/08/2018 Viện trưởng VKSND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội kháng nghị phúc thẩm
số 01 đề nghị TAND thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Đỗ Ngọc T về tội “Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản”, chứ không phải là tội “Trộm cắp tài sản”.
Kết quả phúc thẩm: Bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HS-PT ngày 23/11/2018
của TAND thành phố Hà Nội đã quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, tuyên bị cáo Đỗ Ngọc T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản”
Hai phán đoán đối lập hoặc mâu thuẫn nhau về một đối tượng, được xét trong cùng
một thời gian, cùng một quan hệ, không thể cùng chân thực.
Không thể tồn tại 2 phán đoán “Bị cáo Đỗ Ngọc T phạm tội trộm cắp tài sản” và “Bị
cáo Đỗ Ngọc T không phạm tội trộm cắp tài sản” là cùng chân thực.
Qua nội dung bản án hình sự nghiên cứu, định tội danh cho bị cáo Đỗ Ngọc T đã vi
phạm Quy luật cấm mâu thuẫn.
Thông qua quyết định của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tại bản án phúc thẩm,
quyết định “Bị cáo Đỗ Ngọc T phạm tội trộm cắp tài sản” của Tòa án nhân dân quận Cầu
Giấy tại bản án hình sự sơ thẩm là không chân thực.
1.2.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba:
Hai tư tưởng mâu thuẫn cùng phản ánh sự vật, trong cùng thời gian, cùng mối liên
hệ, một tư tưởng chân thực thì thứ còn lại nhất định là giả dối, không có trường hợp thứ ba
[4].
Cơ sở khách quan của quy luật loại trừ cái thứ ba là phản ánh trạng thái loại trừ nhau
về mặt tồn tại của các sự vật hiện tượng.
Các đối tượng không thể cùng một lúc có hai dấu hiệu mâu thuẫn nhau cùng tồn tại.
Yêu cầu của quy luật loại trừ cái thứ ba: thứ nhất, hai tư tưởng (cùng phản ánh một sự vật
trong cùng một thời điểm) mâu thuẫn nhau, không được chấp nhận cả hai cùng chân thực
hoặc cùng giả dối; thứ hai, một tư tưởng bao giờ cũng phải có một giá trị xác định [4].
Lý giải bản án:
Trong bản án hình sự, chỉ có thể kết luận hoặc là bị cáo Đỗ Ngọc T phạm tội, hoặc
là bị cáo Đỗ Ngọc T không phạm tội chứ không thể đưa ra kết luận nào khác ngoài hai kết
luận nói trên. Không thể kết luận bị cáo Đỗ Ngọc T vừa phạm tội đồng thời bị cáo Đỗ
Ngọc T không phạm tội. Tư tưởng này chính là thể hiện tinh thần nội dung và yêu cầu của
quy luật loại trừ cái thứ ba.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 174/2018/HS-ST, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã
quyết định bị cáo Đỗ Ngọc T phạm tội “Trộm cắp tài sản” và tại Bản án hình sự phúc thẩm
số 792/2018/HS-PT, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên bị cáo Đỗ Ngọc T phạm
tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chứng tỏ bản án hình sự đã thể hiện tinh thần của quy luật
loại trừ cái thứ ba.
Luật loại trừ cái thứ ba gắn liền với luật mâu thuẫn, với sự cần thiết phải loại bỏ các
mâu thuẫn logíc trong tư duy. Luật mâu thuẫn khẳng định: hai tư tưởng mâu thuẫn không
7

thể cùng chân thực. Nhưng không cho biết, chúng có thể cùng giả dối không. Luật loại trừ
cái thứ ba trả lời câu hỏi ấy. Theo nghĩa này, có thể coi nó là sự bổ sung cho luật mâu thuẫn
(và suy ra, cho cả luật đồng nhất).
1.2.4. Quy luật lí do đầy đủ:
Mọi tư tưởng được thừa nhận là chân thực đều phải có những tư tưởng khác đã
chứng minh chân thực hoặc quá rõ ràng làm căn cứ [4].
Cơ sở khách quan của quy luật lí do đầy đủ là hệ quả của sự tác động giữa các mặt
các yếu tố bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng và nguyên nhân làm xuất hiện tồn tại, biến
đổi của các sự vật, hiện tượng.
Yêu cầu của quy luật lí do đầy đủ: thứ nhất, những tư tưởng được sử dụng làm căn
cứ để lý giải cho tư tưởng nào đó, trước hết, chúng phải được xác nhận là chân thực; thứ
hai, nếu những tư tưởng được sử dụng làm căn cứ logic cho tư tưởng nào đó thì chúng phải
có quan hệ tất yếu với nhau; thứ ba, không được đưa ra những tư tưởng có tính chất áp đặt,
quy chụp hoặc một số lí do chưa đủ để rút ra kết luận [4].
Luật lý do đầy đủ cũng liên hệ chặt chẽ với các quy luật logic trên. Tính xác định của
một tư tưởng (luật đồng nhất) mở ra khả năng thiết lập tính chân thực hay giả dối của nó
trong các mối quan hệ qua lại với các tư tưởng khác (luật mâu thuẫn và luật loại trừ cái thứ
ba). Nhưng không thể xác lập tính chân thực hay giả dối nếu thiếu cơ sở tương ứng [5]
Lý giải bản án:
Để quyết định bị cáo Đỗ Ngọc T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Tòa án nhân
dân thành phố Hà nội đã căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ và thẩm tra chứng cứ tại
phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện
ý kiến của Kiểm sát viên, của bị cáo. Tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi
phạm tội như nội dung bản án sơ thẩm đã quy kết. Lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai
của nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, các tài
liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, đủ cơ sở xác định: Bị cáo lợi dụng việc chị Trần
Thị N quên chìa khóa ở cốp xe máy, lấy vé gửi xe trong cốp xe của chị N để lấy xe khỏi bãi
trông xe; bị cáo có hành vi gian dối, dùng vé xe của chị Trần Thị N, đội mũ bảo hiểm của
chị N, bịt khẩu trang để lừa chị Nguyễn Thị Thảo là nhân viên bảo vệ kiểm soát vé cho T
mang xe máy của chị N ra khỏi bãi xe. Hành vi này của bị cáo đã phạm tội “Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản” chứ không phải là tội “Trộm cắp tài sản” như bản án sơ thẩm đã xét xử đối với
bị cáo. Do vậy, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội, thay đổi tội danh đối với bị cáo Đỗ Ngọc T. Tuyên bố bị cáo Đỗ
Ngọc T phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", áp dụng khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự.

Như vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuân thủ nội dung và yêu cầu của
Quy luật lí do đầy đủ.
8

CHƯƠNG 2:
VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT TƯ DUY LOGIC
TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT
Qua lý giải bản án trên, có thể thấy rõ vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng của các quy
luật tư duy logic trong lĩnh vực pháp luật.
2.1. Vai trò và ý nghĩa của quy luật đồng nhất:
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, việc hiểu và vận dụng đúng luật đồng nhất có ý
nghĩa vô cùng quan trọng Người học luật và hành nghề luật phải đọc và hiểu được các quy
phạm pháp luật mà trong đó có rất nhiều thuật ngữ pháp lý. Muốn tránh vi phạm luật đồng
nhất, các thuật ngữ cần phải được định nghĩa, chú thích rõ ràng. Một thuật ngữ pháp lý phải
được hiểu và vận dụng một cách nhất quán, không được tự ý thay đổi nội hàm hay ngoại
diên của thuật ngữ đó.
2.2. Vai trò và ý nghĩa của quy luật cấm mâu thuẫn:
Trong thực tiễn nói chung, trong hoạt động pháp lý nói riêng, sự thống nhất giữa tư
tưởng và hệ quả là cơ sở để xác định tính đúng đắn, hợp lý của các căn cứ buộc tội hay chỉ
ra sự mâu thuẫn trong tư tưởng của người khác.
Để bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định pháp luật, mỗi một văn bản pháp luật
cần được sắp xếp logic, mang tính hệ thống, nội dung chính xác, biểu đạt rõ ràng, không
dùng những từ nhiều nghĩa gây hiểu nhầm. Các văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn không
được mâu thuẫn với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong hoạt động điều tra, quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa to lớn trong việc bác bỏ
phán đoán của tội phạm. Khi tội phạm đưa ra lời khai sai sự thật, điều tra viên cần đưa ra
phán đoán đối lập và sử dụng bằng chứng, lập luận để chứng minh phán đoán của minh là
đúng, qua đó phủ nhận phán đoán của đối phương.
2.3. Vai trò và ý nghĩa của của quy luật loại trừ cái thứ ba:
Luật loại trừ cái thứ ba là luật đặc trung của logíc lưỡng trị. Nó có ý nghĩa to lớn đối
với tư duy chính xác, và là cơ sở cho chứng minh bằng phản chứng (chứng minh gián tiếp).
Chẳng hạn, cần chứng minh luận đề, nhưng thiếu căn cứ để chứng minh. Trong khi đó đủ
căn cứ để bác bỏ phản đề. Phản đề sai đó, theo luật này, ta rút ra tính đúng đắn của luận đề.
2.4. Vai trò và ý nghĩa của của quy luật lí do đầy đủ:
Khi xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, nhà xây dựng văn bản pháp luật phải cân
nhắc tất cả những điều kiện một cách có cơ sở. Điều đó làm sáng tỏ, thuyết phục, tạo niềm
tin cho người dân vào văn bản pháp luật một cách logic.
Khi làm công tác điều tra, công tố, thực hiện nhiệm vụ, quy luật này giúp công tác
được thực hiện một cách logic, khoa học, đủ căn cứ pháp lý, hạn chế gây ra tình trạng oan
9

sai, gây hại cho người vô tội. Tránh được tư tưởng giáo điều, chủ quan, duy ý chí của cán
bộ.
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, có tính xác định chặt chẽ về hình thức. Những
người làm trong lĩnh vực pháp luật cần có một tư duy logic, phát ngôn cần có căn cứ, vì vậy
ý nghĩa của quy luật này có tầm quan trọng rất lớn.

KẾT LUẬN

Các quy luật tư duy logic: quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại
trừ cái thứ ba và quy luật lí do đầy đủ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.
Hiểu và vận dụng đúng đắn các quy luật tư duy logic sẽ giúp chúng ta hạn chế được
những sai lầm logic của bản thân trong quá trình tư duy cũng như phát hiện nhanh nhạy hơn
những sai lầm về logic trong lời nói cũng như trong lập luận của người khác.
Nắm vững các quy luật tư duy logic giúp chúng ta lập luận, diễn giải cũng như chứng
minh, bác bỏ vấn đề có sức thuyết phục; giúp suy nghĩ đúng đắn, nhất quán, liên tục, không
mâu thuẫn, biết dùng khái niệm (từ), phán đoán (câu) một cách chính xác, biết phát triển tư
tưởng (lập luận) mạch lạc, hợp lý.
Các quy luật cơ bản của tư duy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người
hành nghề luật trong việc hình thành và phát triển tư duy pháp lý.
10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017)
2. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2021)
3. Bản án hình sự phúc thẩm số 792/2018/HSPT ngày 23/11/2018 về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản 23/11/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
4. Lê Thanh Thập (2016), Giáo trình Logic học, Nhà xuất bản Công An Nhân
Dân, Trường Đại học Luật Hà Nội.
5. Nguyễn Thúy Vân và Nguyễn Anh Tuấn (2007) Giáo trình Lôgíc học đại
cương, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
11

Câu 2: Thực hiện các thao tác Logic biến đổi phán đoán đơn sau đây:
"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội"

Bài làm:
1. Cấu tạo của phán đoán:
- Chủ từ (S): Tội phạm
- Vị từ (p): Hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hệ từ (-): là => Suy ra, đây là phán đoán có chất khẳng định
- Lượng từ: không có
Biểu diễn bằng hình vẽ:

P-

S+

Nhìn quan hệ giữa S và P qua hình trên ta có thể thấy thuật ngữ “Tội phạm” được đề
cập hết, là phán đoán cho biết mọi đối tượng “tội phạm” đều thuộc về vị từ “Hành vi nguy
hiểm cho xã hội”.
Suy ra, phán đoán đơn “Tội phạm (S +) là hành vi nguy hiểm cho xã hội (P - )” là
khẳng định toàn thể.
2. Thao tác Logic biến đổi phán đoán bao gồm 3 thao tác dưới dây:
2.1. Đổi chỗ (hoán vị) phán đoán đơn
 Làm thay dổi, chuyển vị trí của S và P cho nhau nhưng không làm thay đổi giá trị
của phán đoán
Do ngoại diên của khái niệm tội phạm và ngoại diên của khái niệm hành vi nguy
hiểm cho xã hội có quan hệ bao hàm (S là một bộ phận của P) nên S có tính chu diên, P
không có tính chu diên.
Áp dụng công thức suy diễn theo phép đỗi chỗ cho chủ từ và vị từ có quan hệ bao
hàm, ta có:
ASP => IPS : Tội phạm (S) là hành vì nguy hiểm cho xã hội (P) => một số hành vi
nguy hiểm cho xã hội (P) là tội phạm (S).
12

2.2. Đổi chất phán đoán đơn


 Lượng phán đoán giữ nguyên, chất thay đổi bằng thao tác phủ định hai lần.
ASP => ESP : Tội phạm (S) là hành vì nguy hiểm cho xã hội (P)
 Cách 1: Tội phạm (S) không thể không là hành vi nguy hiểm cho xã hội (P).
 Cách 2: Không có tội phạm nào không là hành vi nguy hiểm cho xã hội (P)
2.3. Đối lập vị từ
 Kết hợp đổi chỗ thuật ngữ, đổi chất phán đoán
ASP => EPS: Tội phạm (S) là hành vì nguy hiểm cho xã hội (P)
 Không là hành vi nguy hiểm cho xã hội (P) thì không thể là tội phạm (S)
Kết luận: từ phán đoán “"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội".
Có thể biến đổi như sau:
 Một số hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
 Tội phạm không thể không là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
 Không có tội phạm nào không là hành vi nguy hiểm cho xã hội
 Không là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không thể là tội phạm

Câu 3: Cho mệnh đề A = [(p ∧ q) v (pq)]


a. Tìm giá trị của mệnh đề A với mọi giá trị của p, q
b. Nếu giá trị của p=q thì giá trị của mệnh đề A=?

Bài làm
Lập bảng giá trị logic ta có:
p q p ∧ q pq A = [(p ∧ q) v (pq)]

1 1 1 1 1

1 0 0 0 0

0 1 0 1 1

0 0 0 1 1

a, Từ bảng giá trị logic trên, ta có giá trị mệnh đề A với mọi giá trị p, q như sau:
 Với p=1 và q=1 thì A=1
 Với p=1và q=0 thì A=0
 Với p=0 và q=1 thì A=1
 Với p=0 và q=0 thì A=1
b, Nếu p=q tức là xảy ra 2 trường hợp p=q=1 và p=q=0.
Từ bảng giá trị logic trên:
13

 p=q=1 thì A= 1;
 p=q=0 thì A= 1;
Vì vậy, với giá trị p=q thì giá trị của mệnh đề A=1.

You might also like