You are on page 1of 6

TỔ 1

LỚP LUẬT SƯ K25 HẢI PHÒNG

NỘI DUNG BÀI HỌC


LS 5. KỸ NĂNG TRANH TỤNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Tình huống thực hành 03: Trần Trung Hiếu, Nguyễn Văn Hải
Phạm tội: Trộm cắp tài sản

Câu hỏi 1:
1. Xác định những chứng cứ phù hợp và những chứng cứ mâu thuẫn
1.1 Theo Biên bản Bắt người phạm tội quả tang ngày 04 tháng 10 năm 2018 của
Công an phường Cống Vị, Nguyễn Văn Hải khai: “Sau đó qua khu tập thể thanh tra
Chính phủ, tôi mang theo 01 đèn pin của Trung Quốc, tôi nhặt được 01 thanh sắt phi 12
dài khoảng 30cm ở giữa có hàn móc”, lúc nay Hải “tay cầm sắt và đèn pin còn Hiếu đi
người không”.
Theo Biên bản ghi lời khai hồi 4 giờ 00’ ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Công an
phường Cống Vị, Trần Trung Hiếu khai: “khi đi chúng cháu đã đem theo một then cửa
sắt (dài hơn 20cm có móc và 1 đèn pin. Then sắt cháu cầm còn đèn pin anh Hải cầm”.
Theo Biên bản ghi lời khai hồi 6 giờ 00’ ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Công an
phường Cống Vị, Trần Trung Hiếu khai: “Khi đi cháu cầm 01 chiếc then cửa bằng sắt phi
14 dài 30cm có móc giữa, chú Hải cầm 1 đèn pin và 2 chúng cháu đi bộ”.
Lời khai giữa Hải và Hiếu có sự mâu thuẫn, Hải khai nhặt được thanh sắt trên
đường đi còn Hiếu lại khai là thanh sắt khi đi cầm theo, kích thước của thanh sắt cũng
không không đồng nhất. Hải khai rằng Hải cầm thanh sắt và đèn pin còn Hiếu đi người
không nhưng Hiếu lại khai rằng Hiếu cầm then cửa bằng sắt còn Hải cầm đèn pin.
1.2. Theo Biên bản Bắt người phạm tội quả tang ngày 04 tháng 10 năm 2018 của
Công an phường Cống Vị, tại phần Tóm tắt nội dung sự việc có ghi như sau: “Kiểm tra
người Hải có thu giữ 01 đèn pin và một đoạn sắt phi 12 dài 35cm”.
Theo Biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu hồi 2h00’ ngày 4 tháng 10 năm 2018 tại
Công an phường Cống Vị - Ba Đình -Hà Nội ghi: “01 đoạn sắt dài 30cm phi 12 có hàn
khuy giữa”.
Vậy thì thanh sắt này dài 30cm hay 35cm? Tại sao vật chứng lại không đồng nhất
về kích thước?
1.3. Theo Biên bản ghi lời khai hồi 14giờ 00 phút ngày 4/10/2018 tại Trụ sở công
an phường Cống Vị, Trịnh Minh Toàn khai:
“Hỏi: Khi anh Hải đến hỏi mượn chiếc kìm cộng lực của anh có dùng với ai không
và anh Hải hỏi anh mượn để làm gì?
Đáp: Hôm đó Hải đến nhà tôi có một mình. Mấy hôm trước đó Hải có lên nhà tôi
và đã hỏi mượn, những lần hỏi mượn chỉ có một mình anh Hải. Hôm Hải hỏi mượn tôi
hỏi là mày mượn làm gì thì Hải bảo là mượn có việc. Tôi hỏi là việc gì thì Hải bảo là việc
nhà. Đến hôm tôi đến đòi kìm ở nhà Hải thì tôi thấy cómột người con trai là cháu của ông
Hải. Tôi biết người đó là cháu anh Hải vìhôm mẹ tôi mất thì anh Hải có đưa nó đến nhà
tôi, tôi cũng không biết tên nó.”
Cần phải xác minh rõ người cháu mà Trịnh Minh Toàn gặp ở nhà Hải có phải là Hiếu
không
2. Nếu lời khai mâu thuẫn, bất nhất và phương án giải quyết của luật sư sẽ xử
lý vấn đề này?
Trong tình huống này thì Hiếu đã nhận tội và khai Hải là đồng phạm tuy nhiên Hải
thì khai rằng mình bị oan và không cùng Hiếu đi trộm cắp. Như vậy quyền và lợi ích của
Hiếu và Hải đang xung đột. Nếu Hải và Hiếu sau khi đã được luật sư tư vấn về quyền và
lợi ích hợp pháp của mình mà vẫn không thể thống nhất thì luật sư sẽ chỉ nhận bảo vệ cho
một người, người còn lại thì luật sư sẽ giới thiệu cho một luật sư khác (Theo Quy tắc
11.4 và Quy tắc 15 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam).
Câu hỏi 2:
1. Nguyên nhân dẫn đến sự việc phạm tội? Diễn biến sự việc phạm tội? Có
bao nhiêu hiện trường xác định trong vụ án? Có bao nhiêu bị hại, mối quan hệ giữa
bị hại với hành vi phạm tội quả tang này?
*Nguyên nhân:
+ Trần Trung Hiếu: do hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ ly dị, Hiếu bỏ nhà đi 1 tháng
nay và đến nhà chú là Hải ở Dốc Tam Đa – phường Thụy Khê ở. Hải bị Hải dụ dỗ, lôi
kéo đi trộm cắp.
+ Do lười lao động.
*Diễn biến sự việc phạm tội:
Khoảng 12h ngày 04/10/2018, Hải và Hiếu bị cơ quan Công an phường lập biên
bản bắt người phạm tội quả tang vì nghi vấn trộm cắp.
Kiểm tra trên người Hải thì thu được 01 thanh sắt phi 12 dài 35cm và 01 đèn pin.
Hiếu khai khoảng 12h ngày 04/10/2018, Hải rủ nhau đi xem ai có sơ hở tài sản gì
để trộm cắp. Cả hai đã vào khu tập thể Văn phòng Chính phủ để hành động nhưng chưa
lấy được gì thì bị các đồng chí cảnh vệ bắt giữ, thu tang vật. Hải không thừa nhận lời
khai của Hiếu, ngoài ra trong quá trình lập biên bản phạm pháp quả tang thì Hiếu còn
khai ra hai vụ trộm cắp trước đó.
Vụ thứ nhất, vào khoảng 21h ngày 27/9/2018, Hiếu và Hải dùng kìm cộng lực lấy
trộm một xe đạp mini Nhật của anh Trần Mậu Lân ở học viện Nguyễn Ái Quốc – Từ
Liêm – Hà Nội và đem bán cho người lạ được 1.030.000 đồng, cả 2 đã ăn tiêu hết.
Vụ thứ hai, khoảng 24h ngày 02/10/2018, Hiếu và Hải lấy trộm một xe đạp mini
Nhật của ông Hoàng Minh Hùng ở 36C Vĩnh Phúc III, Ngọc Hà, Ba Đình đem đi bán
được 970.000 đồng và cả 2 ăn tiêu chung.
*Có bao nhiêu hiện trường xác định trong vụ án: có 03 hiện trường, gồm:
- Khu tập thể Ban Chính phủ số 222 Đội Cấn- Hà Nội
- Học viện Nguyễn Ái Quốc – Từ Liêm – Hà Nội.
- 36C Vĩnh Phúc III, Ngọc Hà, Ba Đình – Hà Nội.
*Có bao nhiêu bị hại: Có 03 bị hại,
1. Bà Ngô Hồng Vân
2. Ông Trần Mậu Lân ở học viện Nguyễn Ái Quốc – Từ Liêm – Hà Nội và
3. Ông Hoàng Minh Hùng ở 36C Vĩnh Phúc III, Ngọc Hà, Ba Đình – Hà Nội.
*Mối quan hệ giữa bị hại với hành vi phạm tội quả tang này:
Do sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của người bị hại, cửa nhà khóa bằng các loại
khóa không an toàn, thậm chí quên không khóa cổng dẫn tới hành vi phạm tội quả tang
này.
2. Vật chứng thu được là những gì? Trị giá bao nhiêu? Xác định giá trị tài
sản này như thế nào?
*Vật chứng thu được:
+ 01 đoạn sắt dài 30cm phi 12 có khuy giữa;
+ 01 đèn pin
+ 01 chiếc kìm cộng lực chuôi sơn đỏ đã cũ có chiều dài khoảng 40 cm.
*Trị giá: không
*Xác định Giá trị tài sản này ntn:không
3. Việc thu giữ vật chứng tiến hành đúng quy định của pháp luật không?
- Căn cứ Điều 67 Bộ luật TTHS năm 2015:
Điều 67. Người chứng kiến
1. Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu
cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
2. Những người sau đây không được làm người chứng kiến:
a) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận
thức đúng sự việc;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.
3. Người chứng kiến có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật,
bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác
của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng
kiến;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;
đ) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.
4. Người chứng kiến có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;
c) Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;
d) Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;
đ) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.’’
 Như vậy, Cảnh sát khu vực không được ký vào người làm chứng.

Câu hỏi 3:
1. Việc các đối tượng khai ra các lần phạm tội trước đó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến
việc xử lý hình sự của bản thân các đối tượng, cụ thể như sau:
 Vụ trộm cắp không thành vào khoảng 0g00 ngày 04/10/2018:
 Hải và Hiếu có thể khôngbị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp tài sản theo
Điều 173 BLHS 2015.Tình tiết giảm nhẹ do hành vi phạm tội chưa thành căn cứ theo
Điều 15 và Điều 57 BLHS 2015.
 Thời điểm 04/10/2018, Hiếu chưa đủ 18 tuổi. Hiếu có thể được miễn trách nhiệm
hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS.
 Hiếu khai ra 2 lần phạm tội trước đó của cả Hải và Hiếu (đã trộm cắp 02 xe đạp, bán
lấy được 1.030K và 970K; cả hai đã chi tiêu hết); đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử
lý hình sự của bản thân các đối tượng. Cụ thể:
 Đối tượng Trần Trung Hiếu:
 Bị truy tố tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS 2015; do thực hiện cùng loại hành
vi trộm cắp tài sản nhiều lần, thực hiện một cách liên tục kế tiếp nhau về mặt thời
gian, với tổng giá trị tài sản trộm cắp với bằng hoặc trên 2 tr.đ (mức tối thiểu để truy
cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS)..
 Tình tiết tăng nặng: phạm tội có tổ chức
 Hiếu vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ sau:
+Thành khẩn khai báo theo điều 51 BLHS 2015.
+ Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người phạm tội dưới 18 tuổi phạm tội được
hưởng mức án nhẹ hơn.
 Đối tượng Nguyễn Văn Hải: Hải là người phủ nhận toàn bộ những lần phạm tội trước
đó theo lời khai của Hiếu. Tuy nhiên lời khai của Hiếu rất khớp với biên bản hiện
trường và lời khai của bị hại. Vì thế rất có khả năng lời khai của Hiếu được cơ quan
điều tra áp dụng, điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến việc xử lý hình sự của Hải.
 Bị truy tố tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS 2015; do thực hiện cùng loại hành
vi trộm cắp tài sản nhiều lần, thực hiện một cách liên tục kế tiếp nhau về mặt thời
gian, với tổng giá trị tài sản trộm cắp với bằng hoặc trên 2 tr.đ (mức tối thiểu để truy
cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS).
 Tình tiết tăng nặng:
+Phạm tội có tổ chức.
+ Phạm tội 2 lần trờ lên, tái phạm, xui dục người dưới 18 tuổi phạm tội theo điều 52
BLHS.
2. Xác định nhân thân các đối tượng:
(*)Họ và tên: Trần Trung Hiếu
Giới tính: Nam Tên gọi khác: Không
Sinh năm: 2001 Tại: Hải Phòng
Chỗ ở hiện nay: Số 2 Dốc Tam Đa, phường Thụy Khê, quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội
Nơi đăng ký NKTT: số 5 Trần Hưng Đạo, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng,thành
phố Hải Phòng.
Nghề nghiệp: Không
Bố: Trần Quốc Dũng – 39 tuổi; Nghề nghiệp: xã viên HTX cơ khí Dũng Tiến
Trú tại: số 21 Hoàng Văn Thụ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố
Hải Phòng;
Mẹ: Ngô Thị Vũ - 39 tuổi.Nghề nghiệp: Làm thợ
Trú tại: 701 đường Hùng Vương, phường 13, quận 6,TP.Hồ Chí Minh
Tiền án, tiền sự: không

(*)Họ và tên: Nguyễn Văn Hải


Giới tính: Nam Tên gọi khác: không
Sinh: 17 tháng 05 năm 1980 Tại:
Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Nghề nghiệp: không
Chỗ ở: Số 2 Dốc Tam Đa, phường Thụy Khê, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Nơi đăng ký NKTT: Số 2 Dốc Tam Đa, phường Thụy Khê, quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội
Bố: Nguyễn Đăng Qui – 73 tuổi. Nghề nghiệp: hưu trí
Thường trú: Số 2 Dốc Tam Đa, phường Thụy Khê, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Mẹ: Trần Thị Thuận – 72 tuổi.
Tiền án, tiền sự:
-Lần 1: năm 2008, bị TAND TP.HN xử 4 năm từ về tội trộm cắp tài sản
- Lần 2: năm 2015,bị TAND Q.Ba Đình xử 12 tháng án treo về tội trộm cắp tài sản,
-Lần 3:năm 2016, bị TAND Q.Ba Đình xử một năm án tù bị bắt về tội trộm cắp tài
sản, cộng một năm án treo thành 2 năm tù giam; ra trại năm 2018.

 Ý nghĩa việc xác định nhân thân trong giải quyết vụ án


- Nhân thân người phạm tội là toàn bộ các yếu tố về tự nhiên và xã hội có liên quan
đến người phạm tội; bao gồm: tuổi đời, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, trình độ văn
hóa, trình độ chuyên môn, quá trình công tác, thành tích, kỷ luật, lịch sử bản thân,
hoàn cảnh gia đình … Các yếu tố về nhân thân người phạm tội được thể hiện trong lý
lịch bị can và các tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người phạm tội.
- Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì các yếu tố về nhân thân của người
phạm tội phải được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đầy đủ hồ sơ vụ án như là một
tài liệu chính thức. Bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra, bản cáo trạng của Viện
kiểm sát và bản án của Tòa án phải ghi đầy đủ các yếu tố về nhân thân của người
phạm tội,vì đây là một trong những căn cứ quyết định hình phạt, thiếu nó thì việc
quyết định hình phạt sẽ không được chính xác, không đảm bảo sự nghiêm minh của
pháp luật.
- Trong một số trường hợp, các yếu tố về nhân thân người phạm tội đã được nhà làm
luật quy định là yếu tố loại trừ trách nhiệm hình sự, yếu tố miễn hình phạt, yếu tố
định tội, định khung hình phạt hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Tuy nhiên, trong trường hợp các yếu tố về nhân thân người phạm tội chưa được quy
định là yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thì khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xem
xét để áp dụng một hình phạt cho tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Xem
xét, cân nhắc nhân thân người phạm tội để làm căn cứ quyết định hình phạt, chủ yếu
xem xét các yếu tố về nhân thân không phải là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm
nhẹ, không phải là yếu tố định tội hay định khung hình phạt. Vì vậy, khi xem xét
nhân thân người phạm tội với ý nghĩa là một căn cứ để quyết định hình phạt, Tòa án
phải xem xét cả mặt tốt, mặt xấu, đồng thời phải đánh giá được khả năng phát triển
nhân cách của họ, khả năng cải tạo cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình cải
tạo họ trở thành người có ích cho xã hội

You might also like