You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

THẢO LUẬN LẦN 10

Bộ môn: Luật Hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm


Giảng viên: Mai Thị Thủy
Lớp: HS46B1
Nhóm thảo luận: Nhóm 3

STT Họ và tên MSSV


1 Lương Thanh Ngân 2153801013164
2 Nguyễn Thị Thùy Ngân 2153801013168
3 Phan Kim Thu Ngân 2153801013169
4 Lưu Hà Kim Ngọc 2153801013178
5 Nguyễn Phương Ngọc 2153801013180
6 Phùng Tô Hồng Ngọc 2153801013182
7 Nguyễn Mỹ Phượng 2153801013205
8 Trương Khánh Sương 2153801013218
9 Nguyễn Thị Thủy Tiên 2153801013224
10 Nguyễn Bạch Anh Thái 2153801013230
MỤC LỤC
I. Nhận định......................................................................................................................1
22. Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội chống
người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS)...................................................................1
25. Mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều cấu thành Tội sửa
chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340
BLHS).............................................................................................................................1
26. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi chỉ cấu thành Tội làm giả tài
liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS)................................................................1
II. BÀI TẬP.......................................................................................................................2
Bài tập 9.........................................................................................................................2
Bài tập 12.......................................................................................................................3
Bài tập 15.......................................................................................................................5
Bài tập 20.......................................................................................................................7
I. Nhận định
22. Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội
chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS).
- Nhận định đúng.
- CSPL: điểm d khoản 1 Điều 123, Điều 330 BLHS năm 2015.
- Giải thích: nếu dùng vũ lực chống người thi hành công vụ mà cố ý tước bỏ
tính mạng của người thi hành công vụ thì sẽ cấu thành Tội giết người theo Điều 123
BLHS 2015 với tình tiết định khung tăng nặng tại điểm d khoản 1 Điều 123 BLHS
2015.
25. Mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều cấu thành
Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ
chức (Điều 340 BLHS).
- Nhận định sai.
- CSPL: khoản 1 Điều 340 BLHS 2015
- Có hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu cấu thành Tội sửa
chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức khi thực hiện tội
phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
26. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi chỉ cấu thành Tội làm
giả tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 174, 341 BLHS 2015.
Xét thấy, hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức là là hành vi làm ra
giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức giống với giấy tờ thật của cơ quan, tổ chức đó
nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Trong trường hợp, làm giả giấy tờ
của cơ quan, tổ chức nhưng cơ quan, tổ chức này không có thật trên thực tế, tức
hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức này không còn thuộc trường hợp cấu
thành Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức mà khi đó sẽ được coi là Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015.
Ví dụ: Ông A làm giả giấy tờ, tài liệu để thành lập một Công ty ảo, sau đó
ông A dùng danh nghĩa Công ty này để ký kết hợp đồng mua 5 chiếc ô tô 7 chỗ của
Doanh nghiệp B và sau đó tới thời hạn thanh toán tiền thì ông A quỵt nợ Doanh
nghiệp B. Như vậy, trong trường hợp ông A phạm Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài
sản vì trên thực tế công ty này không có thật.

1
II. BÀI TẬP
Bài tập 9
Khoảng 14 giờ, Tâm đang ngủ trưa tại nhà thì có Dân, Hoàng, Nghĩa
đến chơi. Khi mọi người đang ngồi chơi thì Dân đề xuất mọi người cùng tham
gia đánh bạc bằng hình thức “đánh xóc đĩa” và được mọi người nhất trí. Tâm
đi lấy một bát, một đĩa sứ và một hột súc sắc. Đến 16 giờ khi mọi người đang
sát phạt nhau thì bị lực lượng công an bắt quả tang. Tang vật thu giữ gồm:
một bát, một đĩa sứ, một hột súc sắc cùng tổng số tiền thu trên chiếu bạc là
15.000.000 đồng. Về vụ án này, có 3 quan điểm về việc xác định tội danh đối
với Tâm:
a. Tâm phạm tội đánh bạc.
b. Tâm phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
c. Tâm phạm tội đánh bạc và gá bạc.
Theo anh (chị), Tâm phạm tội gì? Tại sao?
* Tâm phạm tội đánh bạc ( Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
- Khách thể: Xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
- Chủ thể: Tâm có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự.
- Mặt khách quan:
Hành vi: Tham gia đánh bạc với số tiền thu trên chiếu bạc là 15 triệu đồng.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
Mặc dù đánh bạc tại nhà Tâm và Tâm cung cấp bát, đĩa sứ và súc sắc nhưng
quy mô chưa đủ lớn nên không cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được
quy định tại điều 322 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

* Tâm chỉ phạm tội đánh bạc theo Điều 321 BLHS năm 2015 chứ không phạm tội
tổ chức đánh bạc và gá bạc theo Điều 322 BLHS năm 2015. Tuy Tâm cho mượn địa
điểm, cung cấp công cụ để đánh bạc nhưng chưa thỏa mãn các điều kiện để cấu
thành tội tổ chức đánh bạc và gá bạc theo Điều 322:
- Chưa thỏa điều kiện từ 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc
cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000
đồng trở lên. Chỉ có 4 người tham gia đánh bạc, chưa đủ 1 chiếu bạc.
- Tâm không có hành vi tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh
bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh
gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương
tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc.

2
- Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá dưới
20.000.000 đồng (cụ thể là 15.000.000 đồng).
- Tâm chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy
định tại Điều 321 BLHS 2015 về Tội đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội
quy định tại Điều 321 BLHS 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Bài tập 12
A là gái mại dâm. B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm. Sau khi thỏa
thuận giá cả là 200.000 đồng, A đưa B và C đến nhà D là người cho A thuê chỗ
để hành nghề. Sau khi hành lạc xong B giả quên tiền nên yêu cầu về nhà lấy
tiền trả cho A và để lại giấy chứng minh nhân dân (CMND) làm tin. A chờ
không thấy B và C đến nên đã đến địa chỉ ghi trong giấy CMND thì người có
giấy CMND là một thanh niên khác và có nói anh bị mất giấy CMND. A tìm
kiếm, phát hiện ra chỗ ở của B, C và yêu cầu công an giải quyết về hành vi của
B và C.
Hãy xác định có tội phạm trong vụ việc này hay không với giả định:
a. A là người dưới 16 tuổi.
Tội phạm trong trường hợp này là: B và C phạm tội mua dâm người dưới 18
tuổi theo Điều 329 BLHS 2015, D phạm tội chứa mại dâm theo Điều 327 BLHS
2015.
*Trường hợp của B và C là tội mua dâm người dưới 18 tuổi (khoản 2 Điều 329
BLHS 2015)
- Khách thể: trật tự an toàn công cộng và sự phát triển bình thường, lành
mạnh về thể chất và tinh thần của người chưa thành niên.
- Chủ thể: B, C là người thành niên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt khách quan của tội phạm:
+ B và C đã thỏa thuận bằng tiền (200.000 đồng) với người chưa thành
niên (A) để thực hiện hành vi giao cấu nhằm thỏa mãn dục vọng của mình.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý. B và C biết việc làm của mình là trái
pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
*Trường hợp của D là tội chứa mại dâm (Điều 327 BLHS 2015):
- Khách thể: Xâm phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đến đời sống văn
hoá, trật tự trị an xã hội.
- Chủ thể: Chủ thể thường
- Mặt khách quan của tội phạm: Cho A thuê chỗ để thực hiện hành vi mua
bán dâm.

3
- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý. D biết rõ hành vi của mình là trái
pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
b. A là người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi.
Có tội phạm trong vụ việc này. Là B, C phạm tội mua dâm người dưới 18
tuổi (Điều 329 BLHS 2015) và D phạm tội chứa mại dâm (Điều 327 BLHS 2015)
*B,C phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329):
- Khách thể:
+ QHXH: Xâm phạm đến sự phát triển bình thường của người chưa thành
niên về thể chất, tâm sinh lý, đồng thời xâm phạm đến trật tự trị an xã hội;
+ Đối tượng tác động: A người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm. Sau khi thỏa thuận giá
cả là 200.000 đồng, A đưa B và C đến nhà D là người cho A thuê chỗ để hành nghề;
- Chủ thể: Chủ thể thường (B và C đủ tuổi và NLTNHS)
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý, B và C biết rõ việc mình bỏ tiền ra để trả cho
người bán dâm và được giao cấu với người bán dâm, biết rằng đây là hành vi nguy
hiểm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn mong muốn được thực hiện tội
phạm này.
*D phạm tội chứa mại dâm (Điều 327):
- Khách thể:
+ QHXH: Xâm phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đến đời sống
văn hoá, trật tự trị an xã hội.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: D cho A thuê chỗ của mình để hành nghề mại dâm.
- Chủ thể: Chủ thể thường (D đủ tuổi và NLTNHS)
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý, D biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, có thể
gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện tội phạm này.
c. A là người trên 18 tuổi.
- Căn cứ Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì A bị xử phạt vì là người
bán dâm
- Căn cứ Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì B,C bị xử phạt vì là người
mua dâm
+ Khách thể:
QHXH: Xâm phạm đến sự phát triển bình thường của người chưa thành niên
về thể chất, tâm sinh lý, đồng thời xâm phạm đến trật tự trị an xã hội;
Đối tượng tác động: A người trên 18 tuổi.
+ Mặt khách quan:
4
Hành vi: B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm. Sau khi thỏa thuận giá cả là
200.000 đồng, A đưa B và C đến nhà D là người cho A thuê chỗ để hành nghề;
+ Chủ thể: Chủ thể thường (B và C đủ tuổi và NLTNHS)
+ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý, B và C biết rõ việc mình bỏ tiền ra để trả cho
người bán dâm và được giao cấu với người bán dâm, biết rằng đây là hành vi nguy
hiểm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn mong muốn được thực hiện tội
phạm này.
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 327 Bộ luật Hình sự, Điều 25 Nghị định
167/2013/NĐ-CP thì bà D bị xử về Tội chứa mại dâm
+ Khách thể: Xâm phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đến đời sống
văn hoá, trật tự trị an xã hội.
+ Chủ thể: Chủ thể thường
+ Mặt khách quan của tội phạm: Cho A thuê chỗ để thực hiện hành vi
mua bán dâm.
+ Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý. D biết rõ hành vi của mình là trái
pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Bài tập 15
Sau khi nhậu xong, A chở B và C không đội nón bảo hiểm phóng nhanh,
lạng lách trên đường. Thấy vậy, T và H là chiến sĩ đội tuần tra giao thông đuổi
theo, ép xe của A vào lề đường và yêu cầu xuất trình giấy tờ. A liền xuống xe,
mở cốp lấy cây mã tấu dài khoảng 35 cm chạy tới chém liên tiếp vào H. T rút
súng ra để giải nguy cho đồng đội thì ngay lập tức bị B xông vào tước vũ khí
rồi chĩa nòng súng vào người T dọa bắn, T hoảng sợ chạy vào con hẻm gần đó.
Sau khi thấy H nằm bất động và T đã bỏ chạy. A, B, C dùng mã tấu, gạch, đá
đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu
động) mà T và H đang sử dụng rồi lên xe bỏ trốn cùng với khẩu súng mà B lấy
của T. Anh H sau đó được đưa cấp cứu nhưng đã tử vong do vết thương đâm
vào đầu và bụng.
Hãy xác định tội danh cho tình huống trên.
A phạm tội giết người đối với H theo Điều 123 BLHS và căn cứ theo quy
định tại NQ 04/HĐTP ngày 29/11/1986: “Nếu người phạm tội giết người thi hành
công vụ, thì họ bị xử lý về tội giết người”
- Khách thể: tính mạng của anh H
- Đối tượng tác động: anh H
- Mặt khách quan:

5
+ Hành vi: A đã có hành vi giết người, cụ thể A dùng cây mã tấu dài
khoảng 35 cm chạy tới chém liên tiếp vào H khi bị cảnh sát giao thông cho dừng xe
để kiểm tra giấy tờ.
+ Hậu quả: anh H tử vong.
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi dùng hung khí nguy hiểm chém liên tiếp
vào đầu và bụng nạn nhân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết cho anh H.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp theo khoản 1 Điều 10 BLHS. A nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy được hậu quả tất yếu xảy ra
nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: chủ thể thường, A có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, xác định hành vi của B khi A dùng mã tấu chém B: Ở đây chia
làm 2 trường hợp
- Trường hợp 1: B không phải là đồng phạm khi B cướp súng từ T nhưng lúc
đó A đã chém xong H
- Trường hợp 2: B là đồng phạm khi B cướp súng từ T nhưng lúc đó A vẫn
còn đàn chém H thì B cướp súng từ tay T tạo điều kiện cho A tiếp tục thực hiện
hành vi phạm tội của mình.
Do đó, không thấy rõ việc B cướp súng là tạo điều kiện cho A tiếp tục hành
vi nên B không phải là Đồng phạm theo Điều 17 BLHS.
Tội danh của B:
B phạm tội chống người thi hành công vụ đối với T theo Điều 330 BLHS và
căn cứ theo quy định tại NQ 04/HĐTP ngày 29/11/1986: “Nếu đe dọa giết người để
chống người thi hành công vụ, thì xử lý về tội chống người thi hành công vụ”
- Khách thể: Hoạt động quản lý hành chính bình thường, đúng đắn của cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội
- Đối tượng tác động: người thi hành công vụ là anh T.
- Mặt khách quan: hành vi đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ,
B đã có hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ được giao. Cụ
thể khi thấy anh T rút súng giải cứu đồng đội khi đồng đội đang gặp nguy thì ngay
lập tức bị B xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T dọa bắn, T hoảng
sợ chạy vào con hẻm gần đó. B đã có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực khiến anh T
hoảng sợ bỏ chạy.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp theo khoản 1 Điều 10 BLHS. B nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, biết được hành vi của mình là trái pháp
luật nhưng vẫn thực hiện.

6
- Chủ thể: chủ thể thường, B có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự.
B phạm tội chiếm đoạt, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng theo
Điều 304 BLHS.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
và công cụ hỗ trợ năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2018), thì: “Vũ khí là thiết bị,
phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng
gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu
vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ
khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. “
- Khách thể: chế độ quản lý của Nhà nước đối với vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự, xâm phạm tới an toàn, trật tự xã hội.
+ Đối tượng tác động: vũ khí quân dụng, cụ thể là khẩu súng của CSGT
- Mặt khách quan: hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng với hình thức cướp
giật tài sản. Cụ thể thì B đã xông vào tước vũ khí của T và cùng đồng bọn bỏ trốn
cùng với khẩu súng đó.
+ Hành vi vận chuyển: Mang khẩu súng từ địa điểm này sang địa điểm
khác
+ Hành vi tàng trữ: Cướp súng xong thì cất súng trong người và bỏ trốn
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức được hành vi nguy hiểm của
mình, nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
- Chủ thể: chủ thể thường, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực chịu
trách nhiệm hình sự.
A, B, C phạm tội tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo Điều 178
BLHS
- Khách thể: quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
+ Đối tượng tác động: xe chuyên dùng của CSGT
- Mặt khách quan: hành vi làm cho tài sản của người khác bị mất giá trị sử
dụng ở mức độ còn có khả năng khôi phục lại được. Cụ thể A, B, C dùng mã tấu,
gạch, đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT
+ Hậu quả: gây thiệt hại 5 triệu đồng
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi dùng mã tấu, gạch, đập phá chiếc xe
của CSGT là nguyên nhận trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tài sản 5 triệu đồng
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp theo khoản 1 Điều 10 BLHS. A,B,C nhận
thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy được hậu quả xảy ra và
mong muốn hậu quả xảy ra.

7
- Chủ thể: chủ thể thường, A, B, C có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Bài tập 20
A đã thuê B làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng số
tiền phải chi trả cho số giấy tờ này là 530 triệu đồng. A đã dùng 9 tờ giấy giả
này để vay tiền của 8 người với số tiền hơn 40 tỉ đồng. Sau khi nhận tiền, A đã
đổi chỗ ở, cắt đứt mọi liên lạc. A bị cơ quan công an điều tra bắt giữ sau đó.
Anh chị hãy xác định A và B có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? Tại
sao?
A phạm 2 tội: Tố sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341
BLHS 2015 và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015.
*Tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341):
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: xâm phạm đến hoạt động bình thường,
đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước.
+ Đối tượng tác động: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả.
- Chủ thể: A có đầy đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan: Hành vi: A thuê B làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, A đã dùng 9 tờ giấy giả để vay tiền của 8 người với số tiền hơn 40 tỷ
đồng.
- Mặt chủ quan: hành vi của A là lỗi cố ý.
* Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174):
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản.
+ Đối tượng tác động: 40 tỷ đồng.
- Chủ thể: A có đủ năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan: Hành vi: A đã dùng 9 tờ giấy giả này để vay tiền của
người với số tiền hơn 40 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, A đã đổi chỗ ở, cắt đứt mọi liên
lạc.
- Mặt chủ quan: hành vi của A là lỗi cố ý trực tiếp.

B phạm Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 BLHS 2015.
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: xâm phạm đến hoạt động bình thường,
đúng đắn của cơ quan nhà nước.
+ Đối tượng tác động: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả.
8
- Chủ thể: B có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan: Hành vi: B đã làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho A với số tiền nhận được từ việc làm này là 530 triệu đồng.
- Mặt chủ quan: hành vi của B là lỗi cố ý.

You might also like