You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

BÀI THẢO LUẬN SỐ 6

STT Họ và Tên MSSV

1 Nguyễn Đông An 2153401020001

2 Nguyễn Đức Trâm Anh 2153401020009

3 Nguyễn Mai Thảo Anh 2153401020011

4 Hoàng Minh Hiếu 2153401020093

5 Trần Thị Thu Hoài 2153401020095

6 Lê Nhựt Linh 2153401020128

7 Lê Minh Phúc 2153401020201

8 Võ Thị Thanh Thảo 2153401020236

9 Trần Thị Minh Thư 2153401020247


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2022

2
MỤC LỤC
PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH 1

Câu 8. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. 1

Câu 9. Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. 1

Câu 10. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội
phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
1

Câu 15. Đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ôtô,
xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ. 2

Câu 16. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã
hộI đều được coi là hành vi khách quan của tội phạm. 2

PHẦN 2: BÀI TẬP 3

Bài tập 9 3

Bài tập 10 4

Bài tập 11 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

1
PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH

Câu 10. Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không thể bị khai trừ.

Nhận định sai


Vì có trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì
số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường
hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định
của Hội đồng thành viên, nên thành viên góp vốn của công ty hợp danh vẫn có thể bị khai
trừ
Cspl: Khoản 3, Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020

Câu 7. Thành viên hợp tác xã khi biểu quyết tại đại hội đồng thành viên không phụ
thuộc vào số vốn góp của họ vào hợp tác xã.

Nhận định đúng


Vì mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đại hội thành
viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc
vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành
viên.
CSPL: Khoản 3 Điều 34 Luật Hợp tác xã 2012

Câu 8. Trong mọi trường hợp, chủ tịch HĐQT hợp tác xã là người đại diện theo
pháp luật của hợp tác xã.

Nhận định đúng


Vì nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch HĐQT hợp tác xã là người đại diện theo pháp luật
của hợp tác
Cspl: Điều 37 Luật Hợp tác xã 2012
Câu 9. Thành viên HTX được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của
họ trong vốn điều lệ của HTX.
Nhận định đúng

1
Vì sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì thu nhập của
liên hiệp HTX sẽ được phân phối là đầu tiên trích lập các quỹ, sau đó phần còn lại sẽ
được phân phối cho các thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc như sau:
- Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành
viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc
làm;
- Phần còn lại được chia theo vốn góp;
- Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
quy định;
Cspl: Điều 46 Luật hợp tác xã 2012
Câu 10. Hợp tác xã không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và doanh
nghiệp trực thuộc.
Nhận định sai
Các loại hình doanh nghiệp trực thuộc bao gồm: chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh,… mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được lập chi nhánh, văn phòng đại diện
và địa điểm kinh doanh ở trong nước và nước ngoài. Trình tự, thủ tục thành lập thực hiện
theo quy định của Chính phủ.
Cspl: Điều 27 Luật hợp tác xã 2012
Câu 11. Hợp tác xã có 300 thành viên có quyền tổ chức đại hội đại biểu với số đại
biểu tham dự đại hội không thấp hơn 90 đại biểu.
Nhận định đúng
Vì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có 100 thành viên, hợp tác xã thành viên trở lên có thể
tổ chức đại hội đại biểu thành viên. Số lượng đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên
do điều lệ quy định nhưng phải bảo đảm: Không được ít hơn 30% tổng số thành viên, hợp
tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có từ trên 100 đến 300 thành
viên, hợp tác xã thành viên. Mà ở đây HTX này có 300 thành viên và 30% tổng số thành
viên của HTX là 90 thành viên vậy HTX này có quyền tổ chức đại hội đại biểu.
Cspl: Điều 30 Luật Hợp tác xã 2012

2

3
PHẦN 2: BÀI TẬP

Bài tập 10
A, B, C là một nhóm thanh niên có nhiều tiền án, tiền sự. Chúng đã thống nhất kế hoạch hành
động là đột nhập vào nhà của một người để lấy trộm chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng. Theo sự
phân công, A đứng ngoài cảnh giới, trong lúc gia đình chủ nhà ngủ say B và C lẻn vào lấy chiếc
xe máy. B và C bị phát giác, cả gia đình chủ nhà hô hoán đuổi bắt. Cả hai chạy ra cửa thì bị con
trai chủ nhà giữ C lại. Sẵn có dao trong người, C đâm chết anh thanh niên đó. A và B thì chạy
thoát.
Biết rằng trong vụ án này có hai tội phạm là tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội trộm cắp tài
sản (Điều 173 BLHS); tội giết người quy định dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản không? Nếu có thì mỗi người thực hiện tội phạm với
vai trò nào, mức độ trách nhiệm ra sao?
2. Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn nào?
3. Có đồng phạm trong tội giết người không? Tại sao?
4. Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn

1.
Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015, “Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Trước khi vào trộm
cắp, A, B và C đã thống nhất với nhau kế hoạch hành động là đột nhập vào nhà và lấy trộm chiếc
xe máy. Sự thống nhất này cho thấy cả A, B và C đều cùng cố ý thực hiện tội phạm, cụ thể ở đây
là trộm cắp tài sản. Vì vậy, đủ điều kiện trong BLHS 2015 quy định để xác định có đồng phạm
trong sự tội trộm cắp tài sản trên

Trong đó, B và C thực hiện tội phạm với vai trò là người thực hành, A thực hiện tội phạm với vai
trò là người giúp sức vì theo sự phân công, A sẽ đứng ngoài cảnh giới để canh chừng, khi gia
đình chủ nhà ngủ say thì B và C sẽ lẻn vào lấy chiếc xe máy.

4
Mức độ trách nhiệm của B và C: chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi thực hiện tội
phạm của mình.
Mức độ trách nhiệm của A: Vì là người giúp sức nên trách nhiệm hình sự của A sẽ ít hơn so với
các đồng phạm khác.

2.
Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn là phạm tội chưa đạt.
Căn cứ theo Điều 15 BLHS 2015: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không
thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
Vào thời điểm A đứng ngoài nhà để canh chừng, B và C đã bị phát giác khi chưa kịp trộm chiếc
xe máy. Ở đây có thể thấy B và C vẫn có xu hướng ý chí và mong muốn thực hiện việc trộm
chiếc xe máy đến cùng, nhưng tội phạm vẫn không hoàn thành được vì đã bị phát giác. Việc bị
phát giác này là một nguyên nhân khách quan, nằm ngoài ý muốn của B và C .

3.
Không có đồng phạm trong tội giết người ở trường hợp trên.
Căn cứ theo Điều 17 BLHS 2015, “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng
thực hiện một tội phạm”. Hành vi giết người của C đã nằm ngoại dự tính ban đầu của A, B và C.
Cụ thể, trước khi B, C lẻn vào nhà, A, B và C đã thống nhất kế hoạch hành động là đột nhập vào
nhà của một người để lấy trộm chiếc xe máy. Việc C đâm con trai chủ nhà để chạy thoát đã nằm
ngoài kế hoạch ban đầu của 3 người. Vì vậy không thể khẳng định A và B cùng mong muốn C
giết con trai chủ nhà để tẩu thoát và không thể khẳng định A và B mong muốn hậu quả xảy ra
hay để mặc hậu quả xảy ra.

4.
Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn hoàn thành.
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả
trong cấu thành tội phạm. Xét hành vi giết người của C, việc C đã đâm con trai chủ nhà dẫn đến
hậu quả con trai chủ nhà chết. Có thể thấy hành vi phạm tội này của C đã thỏa mãn hết các dấu
hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm đối với tội giết người, có nghĩa là hành vi này đã hoàn
thành về mặt pháp lý.

5

6
Bài tập 12

A đang đi đường thì gặp B - một thanh niên không quen biết, đã say xỉn đòi A cho điếu
thuốc lá. A không chịu và bỏ đi. B cho là A coi thường mình nên đã rút dao giắt ở thắt lưng
ra đâm A sượt qua bờ vai. A bỏ chạy nhưng B vẫn rượt đuổi cùng với con dao găm trên
tay. Gặp hẻm cụt, A hết đường chạy, nên đã quay mặt lại đối diện với B, giằng được dao
đâm nhiều nhát vào ngực của B. B chết tại chỗ.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Trong tình huống trên quyền phòng vệ có khởi phát không?

2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B không? Tại sao?

1. Theo khoản 1 Điều 22 BLHS, điều kiện phát sinh quyền phòng vệ:

- Thứ nhất, có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật. Sự tấn công phải là hành vi của
con người, cụ thể là B. Có thể thấy rõ hành vi rút dao ra đâm A cùng với hành vi rượt đuổi A tới
cùng với con dao trên tay của B đã thể hiện rõ sự tấn công này là trái pháp luật và mang tính
nguy hiểm đáng kể.

- Thứ hai, sự tấn công xâm phạm quyền và lợi ích của A. Hành vi tấn công của B xâm phạm đến
quyền bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của A là quyền và lợi ích chính đáng được Nhà nước và
pháp luật bảo vệ.
- Thứ ba, sự tấn công phải đang hiện hữu nghĩa là hành vi tấn công phải đang xảy ra hoặc đe doạ
xảy ra ngay tức khắc. Xét theo tình tiết vụ án, việc B rút dao đâm sượt qua vai A và cố tình cầm
dao tiếp tục dí A vào ngõ cụt là hành vi tấn công có chủ đích gây ra thương tích cho A và đe doạ
xảy ra ngay tức khắc.
Xét thấy, do đã thoả mãn cả 3 điều kiện trên nên A phát sinh quyền phòng vệ.

2. A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B.


Như đã phân tích ở trên, việc A phát sinh quyền phòng vệ, tức đã thoả mãn 3 điều kiện.
Tuy nhiên, A dùng dao đâm nhiều nhất vào ngực của B khiến B tử vong tại chỗ cho thấy
rằng A đã lựa chọn biện pháp và mức độ phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết. A tấn công B với
mục đích phòng vệ cũng như để trốn thoát. Khi A giằng được giao từ B, A đã có phần chủ động
hơn B, vì vậy việc A đâm nhiều nhát vào ngực của B đến mức B chết tại chỗ đã vượt quá mức
cần thiết của sự phòng vệ.
Vì vậy, hành vi của A được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được qui định
tại khoản 2 Điều 22 BLHS 2015: “ Vượt quá phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng
quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

7
xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự
theo qui định của Bộ luật này.”

8
Bài tập 13
H là trạm trưởng một trạm kiểm lâm của Hạt kiểm lâm thuộc tỉnh Q, nơi mà một thời
gian dài rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Trong một lần đi tuần tra, trạm của H bắt được
một bè gỗ khai thác trái phép nhưng không biết chủ số gỗ là ai nên H lệnh cho anh em
đưa về trạm. Trưa hôm đó, S là chủ số gỗ trên vác dao vào trạm bảo với H là tại sao thu
gỗ của S. Vừa nói S vừa đập phá đồ đạc, dùng dao khống chế anh em kiểm lâm và bắt
mọi người khuân gỗ trả lại bè. H cản lại thì bị S chém 2 nhát vào tay bị thương. H vào
trạm lấy khẩu súng AK lên đạn, bắn một phát chỉ thiên và lệnh cho S dừng tay. S cầm
dao đi về phía H. H chĩa súng vào người S và bắn 3 phát ở khoảng cách 3m. Hậu quả là S
trúng 3 viên đạn, viên đầu tiên từ trước ra sau xuyên đầu gối trái, 2 viên sau từ lưng
xuyên qua tim ra phía ngực và chết ngay sau đó một thời gian ngắn.
Hành vi của H có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Tại sao?

Hành vi của H không được xem là phòng vệ chính đáng.


Cơ sở pháp lý Điều 22 Phòng vệ chính đáng, Bộ luật Hình sự 2015.
Vì, H đã chống trả quá mức cần thiết. Rõ ràng, khi H bắn viên đầu tiên từ trước ra sau xuyên đầu
gối trái thì S lúc này đã không thể gây nguy hiểm cho chính bản thân H. Cho nên, ta có thể thấy
2 viên mà H bắn ngay sau đó là không cần thiết. Như vậy, H đã có hành vi vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng ( theo khoản 2, Điều 22 Phòng vệ chính đáng, Bộ luật Hình sự 2015)

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Hình sự. (2015).

10

You might also like