You are on page 1of 6

Khoa Luật Hành chính – Nhà nước

Lớp HC47.1

BUỔI THẢO LUẬN 03


Bộ môn: Luật Hình sự phần chung

Giảng viên: Th.S Trần Văn Thượng

Nhóm: 03

Thành viên

STT Họ và tên MSSV


1 Trần Thị Thanh Diệu 2253801014018
2 Tô Minh Đức 2253801014019
3 Lê Nguyễn Mỹ Dung 2253801014020
4 Trần Hạnh Dung 2253801014021
5 Hồ Sỹ Dũng 2253801014022

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2023


I. Trắc nghiệm tự luận: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
Câu 8: Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.
Nhận định sai, vì một tội phạm có thể xâm hại đến nhiều khách thể nhưng không
phải lúc nào tất cả các khách thể đó đều được xem là khách thể trực tiếp.
Khách thể trực tiếp là nói đến quyền cụ thể của ai đó cần được bảo vệ, khi đó
khách thể trực tiếp là quan hệ xã hội mà tội phạm gây thiệt hại thể hiện được đầy đủ
bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.Trong nhiều trường hợp, nếu một tội
phạm xâm phạm đến nhiều khách thể mà xâm phạm đến khách thể nào cũng thể hiện
được bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó thì các khách thể đó đều
được coi là khách thể trực tiếp.
Ví dụ: Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 BLHS, khách thể bị xâm
phạm là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Ở hai quan hệ này đều thể hiện rõ mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Câu 9: Một tội phạm trên thực tế đã làm cho đối tượng của tội phạm tốt
hơn so với tình trạng ban đầu thì không được coi là gây thiệt hại cho xã hội.
Nhận định sai, vì cho dù một tội phạm trên thực tế đã làm cho đối tượng của tội
phạm tốt hơn so với ban đầu nhưng nó vẫn xâm phạm đến các quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ. Ví dụ nếu một người ăn cắp chiếc xe và độ lại nó thì người đó đã
xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác. Việc xâm phạm này đã làm thay đổi nội
dung của các quan hệ xã hội.
Ví dụ: A trộm một chuỗi vòng ngọc trai đen tự nhiên của B. A mang về, cất đi,
bảo quản và không làm gì hư hại đến chuỗi ngọc trai. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản
của A đã gây thiệt hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm
cho xã hội và cấu thành tội phạm.

Câu 10: Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng điều chỉnh của luật
hình sự?
Nhận định sai, vì đối tượng tác động của tội phạm là những phần trong khách
thể của tội phạm mà khi tác động đến nó, người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại
gây nên thiệt hại hoặc đe dọa gây nên thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ.
Đối tượng tác động của tội phạm thường được thể hiện dưới các dạng sau đây:
+ Con người là đối tượng tác động của các hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người đó.
+ Các đối tượng vật chất bao gồm các vật thể cụ thể như tài sản, phương tiện
đảm bảo cuộc sống con người có chủ sở hữu hợp pháp. Sự tác động vào đối tượng vật
chất này làm thay đổi các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản, phương tiện đó.
+ Hoạt động bình thường của các chủ thể quan hệ xã hội: Hoạt động bình
thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong các lĩnh vực an ninh, quốc
phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội... Sự tác động vào hoạt động bình thường làm cho các
chủ thể tham gia các quan hệ xã hội không hoạt động được bình
thường dẫn đến việc gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội
phạm xảy ra giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.

Câu 13: Phương tiện phạm tội của Tội đua xe trái phép (điều 266 BLHS) là
xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắng động cơ
Nhận định đúng, vì theo khoản 1 Điều 266 BLHS 2015
"1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động
cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều
265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm”
Vậy hành vi đua xe trái phép là sự ganh đua tốc độ của từ 02 bên trở lên trên
đường bộ một cách trái phép. Đua tốc độ chủ yếu thực tế là đua nhanh, nhưng việc đua
chậm vẫn bị coi là tội phạm nếu có đủ dấu hiệu theo quy định. Phương tiện đua là ô tô,
xe máy, phương tiện có gắn động cơ khác. Việc đua các loại phương tiện thô sơ như xe
trâu, xe ngựa…thì không coi là tội đua xe trái phép nhưng có thể bị xử lý về tội khác.
Tội phạm hoàn thành khi thuộc một trong các trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi quy định tại Điều 266 hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết
án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Khác với tội tổ
chức đua xe trái phép, đối tượng tác động của tội phạm này không phải là người đua
xe, mà là phương tiện dùng để đua là ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động
cơ.

Câu 14: Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, những người đồng
phạm buộc phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.
Nhận định đúng, vì chủ thể của tội phạm thông thường đòi hỏi phải đáp ứng
dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự. Với những tội phạm cụ thể cần phải có thêm
những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội phạm đó được. Những chủ thể đòi hỏi
dấu hiệu đặc biệt như vậy gọi là chủ thể đặc biệt.
VD: Dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” ở tội trộm cắp tài sản ( Điều
173 BLHS 2015). Dấu hiệu này thay cho dấu hiệu “tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng
đến dưới 50.000.000 đồng )
Câu 16: Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu
thành tội phạm cơ bản.
Nhận định sai, vì CTTP cơ bản chỉ có dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả tội
phạm, còn dấu hiệu hậu quả của tội phạm là một trong các dấu hiệu bắt buộc có trong
CTTP vật chất.

II. Bài tập


Bài 8: Chị Y vừa được công ty thương mại X tuyển vào làm thủ quỹ. Biết
rõ việc này ba tên A, B, C ( đã thành niên và đều là thành phần thất nghiệp,
nghiện ngập ) đã chặn đường chị Y đòi chị Y phải giao nộp cho chúng 5 Triệu
đồng, nếu không chúng sẽ tố cáo hành vi tham ô mà chị Y đã thực hiện trước đây
ở một cơ quan nhà nước. Lo sợ bị mất việc làm, chị Y đã tự ý lấy số tiền 5 triệu
trong công quỹ của công ty X và giao cho bọn chúng. Vụ việc bị phát hiện.
Chị Y được coi là bị cưỡng bức .
Loại cưỡng bức chị Y bị là cưỡng bức về tinh thần vì : A, B, C chỉ đe dọa chị
nếu không giao cho chúng 5 triệu thì chúng sẽ tố chị tham ô ở cơ quan nhà nước trước
kia chị làm chứ không có tác động vật lý hay bắc trói gì chị Y.
Chị Y phải chịu trách nhiệm hình sự Vì : chị Y chỉ bị cưỡng bức về tinh thân và
số tiền 5 triệu không phải là chúng bắt chị giao nộp ngay lúc đó mà chị còn nhiều thời
gian chuẩn bị, trước những sự lựa chọn như có thể vay mượn gia đình hay là lấy tiền
của bản thân chị ra giao thì chị lại chọn con đường phạm pháp là lấy tiền công quỹ của
công ty X ra giao. Nên mặc dù bị cưỡng ép nhưng Chị vẫn phải chịu trách nhiệm hình
sự cho hành vi của chị.

Bài 10: A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B
đã nhiều lần vào khu rừng trên để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả
tang B đang chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở của nông trường để xử
lý theo quy định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở
nông trường, lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây
chém hai nhát vào đầu A làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực
và mặt của A. Khi thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau
có người phát hiện và A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị
thương tật với tỷ lệ 65%. Biết rằng hành vi của B cấu thành 2 tội: tội giết người
(Điều 123 BLHS) và tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS). Anh (chị) hãy xác
định:
1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do B thực hiện đối với tội giết người
là con người. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do B thực hiện đối với tội trộm
cắp tài sản là tài sản bị trộm cắp. Khách thể trong vụ án này là quan hệ về nhân thân -
quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng của con người (cụ thể là tính mạng của A)
và quan hệ về tài sản – quyền sở hữu tài sản của nông trường X (cụ thể là gỗ cây bạch
đàn).
2. Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu công cụ phạm tội có
phải là dấu hiệu định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?
Công cụ phạm tội trong vụ án này là cây rìu.
Dấu hiệu công cụ phạm tội này không phải là dấu hiệu định tội của tội phạm
này. Vì công cụ phạm tội này không có tích chất quy định tội phạm mà đó chỉ là yếu tố
phụ trong cấu thành tội phạm. Trong các tội danh nêu trên thì việc sử dụng công cụ gì
cũng không gây ảnh hưởng đến việc định tội danh cho tội phạm.
3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?
Loại hậu quả mà B gây ra là loại hậu quả về vật chất bao gồm thiệt hại về thể
chất và thiệt hại về vật chất. Thiệt hại về thể chất ở đây cụ thể là tính mạng của A (anh
A bị thương tật với tỷ lệ 65%). Thiệt hại về vật chất ở đây cụ thể là gỗ cây bạch đàn
của nông trường X.
4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?
Căn cứ vào khoản 1, Điều 10 BLHS 2015 thì lỗi của B trong việc gây thương
tích cho A là lỗi cố ý trực tiếp. Vì khi B thực hiện hành vi này, B đã nhận thức rõ hành
vi này nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả mà nó gây ra, biết rằng hành vi
của mình sẽ có thể gây chết người và chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng B vẫn
quyết tâm thực hiện (thể hiện ở việc B đã lợi dụng việc trời tối và đoạn đường khó đi
để có thể thực hiện trót lọt hơn. Ngoài ra, khi anh A bị chém vào đầu hai nhát rồi gục
đi thì B vẫn tiếp tục chém vào mặt và ngực anh A với mong muốn cho anh A chết đi
để không ai phát hiện về hành vi trộm cắp của mình và nhằm để anh A không thể tố
cáo B)

Bài 11: A, B, C là bạn bè cùng xóm. Do có mâu thuẫn với một số thanh
niên phường bên nên A bị họ hiếp đáp. A kể lại cho B và C nghe. Khi nghe A kể,
B và C cùng thống nhất đến phường bên để hỏi đám thanh niên kia. Cả 3 thống
nhất rằng nếu nói chuyện phải quấy không thành thì đánh nhau để đảm bảo đám
thanh niên kia không dám hiếp đáp A nữa. Trước khi đi, C đã dắt theo một con
dao nhỏ ( A và B không biết ). Khi đến nơi, sau khi nói chuyện không thành
A,B,C cùng đám thanh niên kia ẩu đả lẫn nhau. C bất thình lình rút dao ra đâm
tới tấp vào một người trong đám thanh niên. A,B thấy vậy xông tới ngăn không
cho B tiếp tục đâm. Người bị hại chết trên đường cấp cứu.
Anh ( chị ) hãy xác định: A,B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
đâm người của C hay không? Tại sao ?
Theo quy định của khoản 2 Điều 127 BLHS 2015 thì anh C có thể bị phạt tù từ
07 - 15 năm tù. Tuy nhiên, đối với A và B thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi đâm người của C, trừ khi họ tham gia vào hành vi này hoặc hành vi của họ có
thể được coi là thúc đẩy hoặc đóng vai trò quan trọng trong việc khiến C giết người.
Tuy cả 3 người A,B,C đã thống nhất trước khi đi rằng nếu nói chuyện không
thành thì sẽ đánh nhau, nhưng A và B không biết trước việc C có cầm theo dao và
không tham gia vào hành vi đâm người của C mà thay vào đó là can ngăn. Do đó, họ
có thể được coi là chỉ tham gia vào một cuộc ẩu đả, và không đóng vai trò quan trọng
gì trong việc thúc đẩy C đâm người, nên trách nhiệm của họ thường sẽ ít hơn so với C
và không chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của C.
Lưu ý: Việc quyết định A và B có phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi
của C còn phải dựa trên tình tiết cụ thể của vụ việc và các bằng chứng có sẵn.

You might also like