You are on page 1of 6

PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT

Căn cứ vào vào quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi xâm phạm đến
dựa vào tính chất nguy hiểm của hành vi , mức độ thiệt hại hoặc khả năng
thiệt hại cho xã hội mà vi phạm pháp luật chia làm 4 loại:
1. Vi phạm hình sự
2. Vi phạm hành chính
3. Vi phạm dân sự
4. Vi phạm kỉ luật
1. Vi phạm hình sự :vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định được quy định trong bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Ví dụ 1: Tội trộm cắp tài sản

Anh A 30 tuổi là nhà hàng xóm với anh B. Thấy buổi trưa A đỗ xe máy trong
cổng và vắng bóng người, B đã tiến hành trộm chiếc xe máy và mang đi bán với
số tiền 30 triệu và mua điện thoại, tivi mới.
Phân tích ví dụ :hành vi anh A thuộc vi phạm hình sự bởi vì hành vi của A có
đầy đủ các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ
luật hình sự như sau:
Người nào trộm cắp tài sản của người khác giá trị từ 2000.000 đồng đến dưới
50.000.000 thì bị phạt tù cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ
6 tháng đến 03 năm.
Dấu hiệu để biết A vi phạm hình sự:
• Xâm phạm tới tài sản của người khác , đây là quan hệ xã hội được pháp luật
hình sự bảo vệ (cụ thể là trộm cắp chiếc xe máy và mang bán với trị giá 30
triệu đồng).
• Đây là hành vi có ý định từ trước, lỗi cố ý của chủ thể trộm cắp tài sản để
bán lấy tiền thu lợi bất chính.
• A đã 30 tuổi có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.vì vậy, A phải chịu
toàn bộ trách nhiệm pháp lí hình sự và có thể phạt cải tạo không giam giữ 3
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo quyết định của Tòa án.
Ví dụ 2: Tội cố ý gây thương tích

Anh C (20 tuổi) do có hiềm khích với D nên vào buổi tối khi bắt gặp D một
mình uống rượu say về nhà, anh C lợi dụng tình trạng trời tối ít người qua lại
và C đang không tỉnh táo, dùng gậy bóng chày hành hung và đập rất nhiều phát
lên người anh C gãy tay, bầm tím tụ máu rất nhiều trên cơ thể, theo báo cáo
bệnh viện a điều trị thì tổn thương cơ thể là 50%.
Phân tích ví dụ : Hành vi của C đã xâm phạm đến sức khỏe của người khác
được quy định tại Điều 134 trong Bộ luật hình sự 2017 như sau:
Theo đó, người nào cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06
năm.
Dấu hiệu nhận biết C vi phạm hình sự:
• Anh C gây tổn thất cơ thể cho D đến 50%
• Hành vi của C là hành vi cố ý đã có ý định từ trước nhằm trả thù cho bản
thân
• C đã 20 tuổi hoàn toàn đủ năng lực trách nhiệm hình sự để chịu trách
nhiệm pháp lý.C có thể chịu phạt tù từ 02 đến 06 năm.
2 Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí của Nhà nước mà không phải là tội phạm
hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Ví dụ 1: Anh H bán hoa quả trên vỉa hè nơi có quy định cấm bán hàng rong, bị
cảnh sát giao thông phạt 100 nghìn đồng.

Phân tích hành vi H :


• Vi phạm hành chính cụ thể là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại mục 2
chương 2 nghị định 100.
• Hành vi bán hàng rong trên vỉa hè là hành vi có lỗi. Lỗi có thể là cố ý(A biết
nhưng vẫn làm) hoặc lỗi vô ý (H không biết quy định của pháp luật).
• Quy phạm quy tắc quản lí nhà nước của Nhà nước (quy tắc quản lý giao
thông đường bộ).
• Theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính từ 100 -200 nghìn đồng.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A chuyên sản xuất các loại hàng may mặc mùa hè nhưng vì
lợi ích công ty doanh nghiệp A không nâng cao chất lượng sản phẩm mà bán các
loại hàng giả , hàng kém chất lượng.
Phân tích hành vi của doanh nghiệp A:
• Hành vi có lỗi: Căn cứ theo các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng năm 2013 tổ chức kinh doanhcos trách nhiệm cung cấp hàng hóa
đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc đưa ra thị trường. Vì vậy sản xuất hàng
giả hàng kém chất lượng là hành vi có lỗi( lỗi cố ý).
• Quy phạm quản lí nhà nước về hoạt động thương mại (buôn bán hàng giả,
hàng kém chất lượng).
• Gây ra những thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.
2. Vi phạm dân sự
Khái niệm: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi của các cá nhân, tổ chức
có năng lực trách nhiệm dân sự, xâm hại đến các quan hệ tài sản(quan hệ sở
hữu, quan hệ hợp đồng..)quan hệ nhân thân.
Ví dụ 1: công ty A kí kết hợp đồng mua 10 tấn gạo với công ti B. Theo thỏa
thuận bên A có trách nhiệm giao hàng cho bên vào vào ngày 22/08. Nhưng
đến ngày thì bên A không giao hàng cho bên B, do điều kiện sản xuất B phải
mua hàng của C.
Giải thích :Trong trường hợp công ti A vi phạm dân sự vì xâm phạm đến
quan hệ tài sản của công ti B gây thiệt hại cho công ti B. Do đó A phải trả
số tiền chênh lệch giữa giá trị hàng hóa mà B mua của C so với giá thị
trường.
Ví dụ 2: một bạn sinh viên H từ ở quê lên thành phố để học đại học thì có
thuê một phòng trọ nhỏ với giá 2tr 2 bên đã kí kết hợp đồng thuê nhà trong
thời hạn 01 năm. Tuy nhiên vì có người thuê với giá cao hơn nên chủ trọ đã
đuổi H khi chỉ mới 6 tháng.
Giải thích: Chủ trọ đã vi phạm dân sự vì không thực hiện đầy đủ ngĩa vụ
dân sự trong giao dịch ban đầu là 1năm nhưng chỉ mới được 6 tháng đã kết
thúc hợp đồng vì lợi ích cá nhân. Điều này xâm phạm quan hệ tài sản của H
do đó chủ trọ phải chịu trách nhiệm bồi thường thỏa đáng cho H.
3.Vi phạm kỉ luật
Khái niệm: vi phạm kỉ luật là hành vi có lỗi ,xâm phạm tới chế độ kỉ luật lao động,
kỉ luật công vụ của đơn vị, cơ quan tổ chức nhất định.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Tinh Anh quy định nội quy công ty là không được nhuộm
tóc và đi làm từ 8h sáng đến 17h chiều tuy nhiêm chị A nhân viên bán hàng của
coong ty lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm trễ 30 phút. Dù đã nhiều lần
nhắc nhở nhưng vẫn không thay đổi khi đó công ty đã họp xét kỉ luật và sa thải A.
Ví dụ 2: học simh thường sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra hoặc vắng mặt trong
các buổi học không lí do..
Bảng so sánh các vi phạm pháp luật
Tiêu chí Vi phạm hình sự Vi phạm hành Vi phạm dân sự Vi phạm kỉ luật
chính
Khái niệm Được xem là hành vi Là hành vi gây Là hành vi trái Là hành có lõi
nguy hiểm nhất cho xã nguy hiểm cho xã pháp luật có lỗi trái với những
hội xâm phạmd độc lập hội nhưng ở mức xâm phạm tới quan quy định của một
chủ quyền, chế độ độ thấp hơn được hệ tài sản quan hệ đơn vị cơ quan tổ
chính trị, kinh tế, văn pháp luật hành nhân thân chức
hóa, tính mạng sức chính quy định.
khỏe danh dự, nhân
phẩm..
Chủ thể vi Là những cá nhân Cá nhân, tổ chức Cá nhân ,tổ chức Cá nhân, tập thể
phạm

Lĩnh vực quan Xâm phạm chủ quyền, Các quan hệ quản Quan hệ tài sản và Cơ quan, xí
hệ xã hội xâm lãnh thổ, tính mạng, lí hành chính của quan hệ nhân thân nghiệp, trường
hại sức khỏe, danh dự, nhà nước học...
nhân phẩm..

You might also like