You are on page 1of 4

Bài tập về nhà

Bài 3
A
- Giả định: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo
sợ rằng việc này sẽ được thực hiện.
- Quy định: Không được đe dọa giết người, làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng
việc này sẽ được thực hiện.
- Chế tài: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng 03
năm.
- Đây là chế tài hình sự
B
- Giả định: Công chức đang thi hành công vụ.
- Quy định: Có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Chế tài: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình
thức kỉ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
(Điều 79 Luật Cán bộ, Công chức 2008; sửa đổi, bổ sung năm 2019)
- Đây là chế tài kỉ luật
C
- Giả định: Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
- Quy định: Phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là
chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc
công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy
định của pháp luật.
- Chế tài: Xử lí theo quy định của pháp luật
- Đây là chế tài hành chính
Bài 1:
Yêu cầu của bố mẹ A không hợp pháp vì tính đến ngày 30/11/2019 thì A đã đủ 15
tuổi, B đã đủ 18 tuổi và cả hai đều không mất năng lực hành vi dân sự; giao dịch
giữa A và B đều không phải là giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản hoặc
giao dịch theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý,
vì vậy giao dịch giữa A và B là hợp pháp và bố mẹ A không có quyền can thiệp như
vậy.
Bài 2
a) Lỗi: Bác sĩ A vì xem dở chương trình ti vi tại phòng trực nên không thực hiện
kịp thời việc cấp cứu cho C, dẫn đến C tử vong. Hành vi của bác sĩ A đã gây
thiệt hai cho xã hội (C tử vong) và A nhận thấy hành vi của mình và nhận
thức được hành vi gây hại cho xã hội, tuy không muốn có hậu quả xảy ra
song để mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp).
b) Lỗi: B cầm cây cọc tre nện một gậy chí tử vào đầu A. A đã chết trên đường
đi cấp cứu. Hành vi của B đã gây thiệt hại cho xã hội (A chết) và B nhận thức
được rõ hành vi và hậu quả của hành vi mình gây ra đồng thời mong muốn
hậu quả đó xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp).
c) Lỗi: A lệch tay bắn súng trúng người lấy củi, khiến người lấy củi bị thương.
Hành vi của A gây thiệt hại cho xã hội (người lấy củi bị thường), A nhận thấy
được hành vi và nhận thức được hậu quả do hành vi đó gây ra nhưng hy
vọng, tin tưởng vào điều đó không xảy ra (lỗi vô ý do quá tự tin).
Bài 4
a) Đúng, một người vi phạm vừa có thể bị phạt tiền vừa có thể bị ngồi tù tùy
theo loại, mức độ vi phạm và tình tiết tăng nặng.
b) Sai vì trường hợp đó có thể quy vào lỗi vô ý do cẩu thả.
c) Sai vì hành vi trái pháp luật cần có lỗi và do người có năng lực hành vi dân
sự gây ra mới được coi là vi phạm pháp luật.
d) Đúng vì người không có năng lực hành vi được coi là chủ thể của quan hệ
pháp luật vì vậy không cấu thành quan hệ pháp luật.
e) Sai vì theo Khoản 1, Điều 22, Bộ luật dân sự 2015 quy định người do bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi mới được coi là người mất năng lực hành vi dựa trên cơ sở kết luận
của giám y tâm thần.
Bài 5
Các quan hệ pháp luật phát sinh từ tình huống trên là:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp tư nhân Z và cơ quan chức năng là quan hệ
hành chính, chủ thể doanh nghiệp Z và cơ quan chức năng.
- Quan hệ dân sự giữa doanh nghiệp Z và công ty X, chủ thể là doanh nghiệp
Z và công ty X.
- Quan hệ dân sự giữa công ty X và các công nhân, chủ thể là công ty X và các
công nhân.

You might also like