You are on page 1of 17

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI: VI PHẠM PHÁP LUẬT


BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Pháp luật đại cương

Hà Nội – 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................2

1. Lí do chọn đề tài...................................................................................2

2. Mục đích và nhiệm vụ..........................................................................2

3. Đối tượng thực hiện..............................................................................2

4. Pháp pháp thực hiện..............................................................................2

5. Ý nghĩa bài tập......................................................................................2

NỘI DUNG..............................................................................................3

1.Khái niệm vi phạm pháp luật...............................................................3

2.Dấu hiệu vi phạm pháp luật..................................................................3

3.Cấu thành vi phạm pháp luật................................................................5

3.1 Khái niệm cấu thành vi phạm pháp luật..............................................5

3.2 Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật..............................................5

4. Các loại vi phạm pháp luật..................................................................8

4.1 Vi phạm hình sự.................................................................................8

4.2 Vi phạm dân sự..................................................................................9

4.3 Vi phạm hành chính...........................................................................9

4.4 Vi phạm kỷ luật.................................................................................9

5. Ví dụ minh họa về vi phạm pháp luật...............................................10

KẾT LUẬN............................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................13

1
MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Đối với mỗi quốc gia pháp luật được xem là công cụ quan trọng trong
việc quản lí đất nước. Những năm vừa qua ở Việt Nam công tác pháp luật
nước ta có thay đổi trong các bộ luật, hiến pháp. Nhà nước đã có những Bộ
luật mới ban hành, sửa đổi những chính sách để phù hợp với sự phát triển
cũng như đời sống nhân dân hiện nay. Và trên cơ sở đó, vấn đề nâng cao hiểu
biết cho người dân về các hành vi trái pháp luật, các yếu tố cấu thành vi phạm
pháp luật là việc làm cần thiết bởi vì vi phạm pháp luật sẽ có ảnh hưởng tiêu
cực, nguy hiểm đến cuộc sống người dân. Vì vậy việc tìm hiểu về vi phạm
pháp luật, giúp mọi người hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật có vai trò rất quan
trọng, có ảnh hưởng đến đến việc tìm ra những biện pháp để giúp quản lí,
phòng chống những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội ngày nay. Hiểu
được tầm quan trọng ấy, giúp mọi người có thể nhận thức đúng đắn về các
hành vi, hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật vì vậy em chọn đề tài vi phạm pháp
luật.

2. Mục đích và nhiệm vụ thực hiện


Tìm hiểu kỹ hơn, hiểu rõ hơn về vấn đề vi phạm pháp luật và các hành vi
vi phạm pháp luật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Pháp luật Việt Nam
4. Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu tài liệu liên quan tới đề tài.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Hiểu rõ vi phạm pháp luật cũng như các hành vi trái pháp luật

2
NỘI DUNG
1.Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.1

Ví dụ: Hai thanh niên A và B cùng nhau vào tiệm vàng C để trộm cướp
vàng của cửa hàng, số vàng A và B lấy có giá trị 100 triệu đồng. A và B vi
phạm phạm luật vì đã thực hiện hành vi trộm cắp, chiếm đoạt tài sản.

2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật

Dựa vào 4 dấu hiệu cụ thể: 2

* Dấu hiệu thứ nhất, là hành vi xác định của chủ thể (được thể hiện ra
thế giới khách quan dưới dạng hành động và không hành động của con
người). Mang lại nguy hiểm cho xã hội (gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại cho những quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ).

Ví dụ: Mẫu thuẫn nên A cầm dao đâm B. Việc A đâm B là hành động
cụ thể xác định được là vi phạm pháp luật vì đã xâm hại đến tính mạng con
người. Còn việc C ghét D và muốn giết D thì không gọi là vi phạm pháp
luật vì C là muốn trong suy nghĩ chứ chưa thể hiện bằng hành động cụ thể,
không xác định là vi phạm.

Việc D thấy A bị đâm và chảy máu rất nhiều nhưng vì sợ nên


không đưa A đến viện dẫn đến A tử vong. Đây là không hành động nhưng
vẫn vi phạm pháp luật vì thấy chết nhưng không cứu dù mình đủ khả năng,
nếu đưa đến viện kịp thời có lẽ A không bị mất nhiều máu mà tử vong.
Theo điều 132 Bộ luật hình sự 2015

1
Bộ giáo dục và đào tạo (2017). Giáo trình pháp luật đại cương. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.trang 78
2
Bộ giáo dục và đào tạo (2017). Giáo trình pháp luật đại cương. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.trang 78

3
“Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
được quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì
bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm”.

* Dấu hiệu thứ hai, là hành vi trái pháp luật. Những biểu hiện của
hành vi trái pháp luật:

Biểu hiện đầu tiên là chủ thể làm những hành vi mà pháp luật cấm:
các hành vi giết người, cướp tài sản, đua xe trái phép, sử dụng ma túy...

Biểu hiện tiếp theo là việc chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới
hạn mà pháp luật cho phép. Cụ thể như việc pháp luật cho phép có thể
thực hiện một số hành vi để phòng vệ bản thân trong tình huống cấp bách
nhưng giết người sẽ vi phạm. Có thể là giết người cố ý hay không cố ý.

*Dấu hiệu thứ ba là hành vi có lỗi của chủ thể.

Lỗi là trạng thái tâm lí của chủ thể đối với hành vi, hậu quả do hành vi
của mình gây ra, thể hiện cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi trái
pháp luật chỉ bị xem là có lỗi khi hành vi mà chủ thể đã thực hiện là kết
quả của sự lựa chọn, quyết định của họ trong khi người đó có đủ điều kiện
khách quan và chủ quan để lựa chọn một cách xử sự khác phù hợp với
pháp luật.

Ví dụ: Trên đoạn đường vắng về nhà M gặp một cụ già đám thanh
niên đâm vào và bỏ chạy. M do dự không biết có nên đưa cụ đến bệnh viện
không nhưng sợ bị nghĩ là thủ phạm đâm cụ nên M phóng xe đi. Vì đưa
đến viện muộn nên cụ già bị mất nhiều máu và tử vong sau đó. Hành vi

4
của M là vi phạm pháp luật. Trong trường hợp đó M có thể lựa chọn đưa
cụ đi viện hoặc kêu gọi người khác giúp đỡ nhưng vì sợ nên M không làm
như vậy.

*Dấu hiệu thứ tư là vi phạm pháp luật phải là hành vi của người có
năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của chủ thể vi phạm pháp
luật vào thời điểm thực hiện hành vi, họ hoàn toàn có khả năng nhận thức
được tính chất nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi mà mình thực
hiện; khả năng điều khiển được hành vi; khả năng tự chịu trách nhiệm
pháp lí về hành vi của mình. Để xác định chủ thể của hành vi vi phạm
pháp luật có được kả năng đó hay không nhà nước căn cứ vào độ tuổi và
khả năng nhận thức của người đó vào thời điểm thực hiện hành vi trái
pháp luật để quy định vấn đề trên.

Ví dụ: H 12 tuổi đã thực hiện hành vi trộm cắp 2 triệu đồng tiền của
ông A( hàng xóm). Tại điểm điểm thực hiện hành vi vi trộm cắp H chỉ mới
12 tuổi dựa theo quy định của pháp luật H chưa đủ tuổi, chưa có năng lực
trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình bởi vì theo bộ luật hình sự mới
của nước ta năm 2015 “Theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm
2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về
mọi tội phạm (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng)”3 vì vậy tài thời điểm này H
không phải chịu hình phạt theo bộ luật hình sự đối với hành vi trộm cắp.

3. Cấu thành vi phạm pháp luật

3
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (16-5-2021). Hoàn thiện quy định về xác định tuổi khi giải quyết vấn đề
trách nhiệm hình sự và áp dụng thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi

5
3.1 Khái niệm cấu thành vi phạm pháp luật

Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù cho
một loại vi phạm cho một loại vi phạm pháp luật cụ thể, được nhà nước quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.

3.2 Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

Gồm 4 yếu tố:

*Thứ nhất là mặt khách quan

Mặt khách quan của vi pham pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài
của hành vi trái pháp luật, gồm 4 biểu hiện: hành vi trái pháp luật, hậu quả
nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm và
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

Hành vi trái pháp luật là việc chủ thể thực hiện hành vi pháp luật cấm

( hành động) hoặc chủ thể thực không thực hiện hành vi mà pháp luật yêu cầu
( không hành động)

Ví dụ: hành vi trái pháp luật: vượt đèn đỏ, không đội mũ khi tham gia giao
thông, trốn thuế...

Hậu quả gây ra: gây thương tích bao nhiêu %, tổn hại danh dự...

Mối quan hệ nhân quả là nguyên nhân và hậu quả của sự việc như A bỏ
thuốc diệt cỏ vào nước và đưa B uống. Vì vậy B chết

*Thứ hai là mặt chủ quan

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là hoạt động tâm lí bên trong của
người vi phạm pháp luật gồm có lỗi, động cơ và mục đích thực hiện.

6
Lỗi trong mặt chủ quan của chủ thể vi phạm pháp luật được thể hiện dưới
hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý

Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó
xảy ra 4

Ví dụ: A và B yêu nhau được một thời gian sau đó chia tay. Mặc dù A nhiều
lần xin B quay lại nhưng B không đồng ý và còn rất phù phàng với A. Do tức
vì đã cầu xin mà B không quay lại nhiều lần nên A đã hẹn B ra gặp mặt lần
cuối. Sau khi nói chuyện A đã dùng dao để giết B. Rõ ràng A biết hành vi giết
người của mình là trái pháp luật nhưng vì không muốn B yêu ai nữa nên đã
làm như vậy, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và tuy không mong muốn cho
hậu quả đó xảy ra nhưng mặc kệ hậu quả xảy ra 5.

Ví dụ: Bà H có một chuồng gà nhưng mấy hôm nay hôm nào cũng bị mất
một con bà nghi do N là hàng xóm có tính ăn cắp lấy. Vì vậy bà giăng một
đoạn dây điện hở trong chuồng gà. Đêm hôm đó tên trộm vào trộm gà và dẫm
phải dây điện nên đã tử vong. Hành vi của bà H là lỗi cố ý gián tiếp. Bà biết
giăng dây điện sẽ gây chết người nhưng tức vì bị mất gà nên bà vẫn làm vậy
để trả thù.

Lỗi vô ý do quá tự tin: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó gây nguy hại cho xã hội
nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không thể xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
nên đã thực hiện hành vi trái pháp luật và gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
4
Khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự 2015
5
Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự 2015

7
Ví dụ: A chở B và C trên xe máy ở đoạn đường vắng vì nghĩ rằng đường
này sẽ không có công an kiểm tra và không có nhiều người nên đi với vận tốc
80 km/h. Hành vi của A là trái pháp luật chở quá số người cho phép và điều
khiển xe với tốc độ quá giới hạn cho phép.

Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm pháp luật đã gây ra hậu quả nghiêm
trọng cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không lường trước được hậu quả xảy
ra mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả ấy.

Ví dụ: K là bác sĩ phẫu thuật cho D nhưng trong quá trình làm phẫu thuật
và xử lí vết mổ không cẩn thận nên vết mổ của D bị nhiễm trùng nặng. D tử
vong một tháng sau phẫu thuật vì nhiễm trùng vết thương.

Động cơ vi phạm pháp luật: là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Ví dụ: động cơ để H thực hiện hành vi giết K là do M mâu thuẫn với anh
trai K và muốn anh trai K mất đi người thân.

Mục đích vi phạm pháp luật: là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể
vi phạm pháp luật đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

Ví dụ: mục đích vi phạm pháp luật của A là giết B để lấy được 100 triệu
của B

*Thứ ba là mặt khách thể

Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được nhà
nước bảo vệ bị hành vi trái pháp luật xâm hại hoặc đe dọa xâm hại

*Thứ tư chủ thể vi phạm pháp luật

8
Chủ thể vi phạm pháp luật là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi, tương ứng với loại vi
phạm pháp luật.

4. Các loại vi phạm pháp luật

4.1 Vi phạm hình sự (tội phạm)

Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát
sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên
quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ
luật Hình sự.

Ví dụ: hành vi trộm cắp, giết người chiếm đoạt tài sản là vi phạm hình sự

4.2 Vi phạm dân sự

Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản
được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác
được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

Ví dụ: Chị A có một căn chung cư đứng tên mình và cho chị B thuê. Đến
ngày trả tiền thuê chị B không trả và chị A yêu cầu không cho thuê nhưng chị
B không đồng ý và cũng không chịu thanh toán tiền phòng.

4.3 Vi phạm hành chính

Vi phạm pháp luật hành chính: hành vi (hành động hoặc không hành
động) nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân
có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự
quản lý Nhà nước và xã hội mà không phải là tội phạm và phải chịu trách
nhiệm hành chính.

9
Ví dụ: Do A và B có mâu thuẫn nên A đã rủ bạn đến nhà B đập phá và
đánh B

4.4 . Vi phạm pháp luật kỷ luật

Là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do cán bộ công
chức thi hành công vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố
tụng gây ra, gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, đơn vị mình hoặc xâm hại
đến các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, theo quy
định của pháp luật họ phải gánh chịu chế tài kỷ luật.

Ví dụ: Chị V là kế toán của công ty X nhưng do chị làm bản báo cáo tài
chính sai dẫn đến gây thiệt hại về tài sản của công ty X. Vì vậy chị bị Ban
giám đốc kỉ luật.

5. Ví dụ minh họa về vi phạm pháp luật

Anh K- chồng chị H (45 tuổi) ngoại tình với cô N và cô N (bạn thân
của chị) thường xuyên nhắn tin khiêu khích chị, ép buộc chị phải li hôn
với anh H. Chị đến gặp N và sau đó về bị anh K đánh. Do quá tức giận vì
bị phản bội và căm hận nên chị đã nảy sinh ra ý định giết anh K. Chị H bỏ
thuốc diệt cỏ vào nước mà anh K hay uống sau đó khi anh K kêu chị mang
nước cho anh ấy, chị đã mang cốc nước có thuốc độc đưa anh uống. Sau
khi uống nước anh K có các triệu chứng ói mửa và bất tỉnh chị H đã để vỏ
chai thuốc diệt cỏ tại chỗ anh K và lờ đi, tiếp tục xuống nhà đi chợ để tạo
hiện trường giả là anh K uống thuốc diệt cỏ tự tử. Anh P- anh trai anh K
đến và thấy anh P bất tỉnh nên đã đưa lên bệnh viện cấp cứu. Đến viện thì
anh K đã tử vong do uống phải quá nhiều thuốc diệt cỏ và không cấp cứu
kịp thời ngay sau đó.

*Dấu hiệu phạm tội:

10
Thứ nhất là hành vi; chị H bỏ thuốc độc vào nước uống của anh K và
không đưa anh K đến bệnh viện cấp cứu.

Thứ hai: hành vi giết người trái với pháp luật

Thứ ba là lỗi cố ý: chị H cố ý bỏ thuốc độc vào để anh K uống và tử


vong hơn nữa sau khi anh K uống và bị ngất chị đã lờ đi không đưa anh
đến bệnh viện cấp cứu

Thứ tư: chị H đã đủ tuổi để tham gia vào quan hệ pháp luật và là
người bình thường, có năng lực để nhận thức về hành vi cua mình là trái
với pháp luật

*Cấu thành vi phạm pháp luật:

Mặt khách quan:

Hành vi giết người, thấy chết không cứu trong điều kiện phù hợp với
khả năng là hành vi trái pháp luật. Khi thấy anh K bị ngộ độc như vậy
đáng ra chị nên đưa anh K đến viện để cấp cứu kịp thời.

Hậu quả: anh K chết

Mối quan hệ nguyên nhân hậu quả: việc chị H bỏ thuốc diệt cỏ vào nước
uống của anh K dẫn đến anh K tử vong

Địa điểm thực hiện hành vi phạm tội : nhà của anh K và chị H

Công cụ giết người: thuốc diệt cỏ

Mặt chủ quan:

Hành vi của chị là lỗi cố ý trực tiếp để thực hiện hành vi giết người.
Trong trường hợp này chị có nhiều cách để trả thù chứ không nên chọn cách
giết người để trả thù. Mặc dù chị biết việc bỏ thuốc độc vào thuôc sẽ làm cho

11
anh K chết nhưng chị vẫn bỏ. Hơn nữa sau khi thấy anh K có dấu hiệu ngộ
độc chị còn làm hiện trường giả là anh K tự tử và không đưa anh đến viện để
cấp cứu kịp thời mà lờ đi chợ xem như không biết.

Động cơ chị giết anh K: do anh K ngoại tình, chị bị bồ của anh khiêu
khích và bị anh đánh đập nên chị tức giận.

Mục đích giết anh K để trả thù vì đã phản bội và đánh chị.

Khách thể

Hành vi của chị H đã xâm phạm đến quyền được bảo đảm về tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.

Chủ thể: chị H 45 tuổi đã đủ tuổi để nhận thức về hành vi của mình cũng
như có thể điều khiển được hành vi của mình

Hành vi của chị đã vi phạm hình sự, chị là tội phạm hình sự.

12
KẾT LUẬN
Tìm hiểu về các hành vi trái pháp luật, các dấu hiệu và các yếu tố cấu thành
nên hành vi đó giúp mọi người có cái nhìn cụ thể, hình dung rõ hơn để thực
hiện quy định của pháp luật một cách đúng đắn nhất. Pháp luật bảo đảm
những quan hệ xã hội, bảo vệ con người và đảm bảo cho xã hội được an toàn,
cuộc sống người dân được cải thiện. Trong xã hội hiện nay, hành vi trái pháp
luật diễn ra ngày càng nhiều với các thủ đoạn phạm tội tinh vi, phức tạp làm
hại đến cuộc sống mọi người dân. Các vụ án, các hành vi trái pháp luật luôn là
đề tài mà người dân cả nước quan tâm, rất nóng trên các bản tin, các phương
tiện truyền thông. Việc tìm hiểu về vi phạm pháp luật này, các hành vi vi
phạm pháp luật giúp mọi người hiểu rõ hơn về các hành vi vi phạm pháp luật
và giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về các hành vi mà bản thân nên
và không nên làm. Hãy khiến bản thân trở thành một công dân tốt không nên
chỉ nghĩ đến những việc làm, hành vi tiêu cực, vì một phút nóng giận mà sẽ
hối hận, lãng phí cuộc đời.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ giáo dục và đào tạo (2017). Giáo trình pháp luật đại cương. Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm.
2.Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật số 100/2015/QH13
https://luatvietnam.vn/hinh-su/bo-luat-hinh-su-2015-101324-d1.html
3.Lê Minh Toàn (2019).Pháp luật đại cương. Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia sự thật.
4.Mai Hồng Quý (2017).Giáo trình Pháp luật dại cương. Nhà xuất bản Sư
phạm Hà Nội

14
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, em xin chân thành cảm ơn giảng viên học phần Pháp
luật đại cương đã cho em có nhiều hơn kiến thức về pháp luật. Nhờ cách
truyền đạt, hướng dẫn dễ hiểu mà em có những kiến thức vững vàng để áp
dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên vốn kiến thức của em còn hạn chế trong quá
trình làm bài không tránh được những sai sót kính mong các thầy cô xem xét
và sửa bài để em có những bài tập lần sau được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

15
16

You might also like