You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY –


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Duyên


Mã số sinh viên : 47.01.201.029
Mã lớp học phần : POLI1903

TP HỒ CHÍ MINH-2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT...............................2
1.1. Khái niệm pháp luật..............................................................................................2
1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật...............................................................................2
1.3. Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật......................................................2
1.3.1. Hành vi xác định của cá nhân, pháp nhân cụ thể...........................................2
1.3.2. Hành vi xác định phải trái pháp luật hiện hành.............................................3
1.3.3. Hành vi trái pháp luật phải có lỗi của chủ thể...............................................3
1.3.4. Chủ thể vi phạm pháp luật phải có năng lực chủ thể.....................................3
1.4. Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật................................................4
1.4.1. Mặt khách quan.............................................................................................4
1.4.2. Mặt chủ quan.................................................................................................5
1.4.3. Chủ thể...........................................................................................................6
1.4.4. Khách thể.......................................................................................................6
1.5. Phân loại vi phạm pháp luật.................................................................................6
1.5.1. Vi phạm hình sự.............................................................................................7
1.5.2. Vi phạm hành chính.......................................................................................7
1.5.3. Vi phạm dân sự..............................................................................................8
1.5.4. Vi phạm kỷ luật..............................................................................................8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở SINH VIÊN HIỆN NAY
........................................................................................................................................ 8
2.1. Tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay..........................................8
2.2. Nguyên nhân vi phạm pháp luật ở sinh viên hiện nay......................................11
2.3. Biện pháp khắc phục việc vi phạm pháp luật ở sinh viên hiện nay.................12
KẾT LUẬN.................................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................15
1

MỞ ĐẦU
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “Nhà
nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và mọi
công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật". Ta có thể thấy Đảng đã nhận
định về tầm quan trọng của pháp luật, không có pháp luật xã hội sẽ không thể ổn định
và phát triển. Vậy mà hiện nay tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta nói chung và sinh
viên nói riêng lại đang gia tăng nhanh chóng. Sinh viên vốn dĩ là những rường cột của
nước nhà, những người sẽ làm cho đất nước phát triển sánh ngang với các cường quốc
trên thế giới, vậy thử hỏi nếu sinh viên vi phạm pháp luật thì đất nước liệu có phát triển
không? Vì thế việc vi phạm pháp luật ở sinh viên là một vấn đề quan trọng đặt ra cho
các cơ quan chức năng cũng như đây là một vấn đề đáng suy ngẫm cho tất cả mọi
người. Bài tiểu luận này với đề tài: “ Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
2

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

1.1. Khái niệm pháp luật


Trải qua các thời đại và các giai đoạn trên thế giới đã hình thành rất nhiều quan
niệm về pháp luật. Nhà triết học Montesquieu cho rằng: “Luật, theo nghĩa rộng nhất, là
những quan hệ tất yếu từ trong bản chất của sự vật. Với nghĩa này thì mọi vật đều có
luật của nó. Thế giới thần linh, thể giới vật chất, những trí tuệ siêu việt, cho đến các
loài vật, và loài người đều có luật của mình”. Còn Angels lại cho rằng: “Pháp luật là ý
chí giai cấp đề lên thành luật”. Còn ở Việt Nam, Pháp luật là hệ thống những nguyên
tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp của mình.

1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật


Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Việc có kiến thức đúng và đầy đủ về các hành vi vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan
trọng, giúp nhận biết hiện tượng xã hội này, phân biệt với các hiện tượng lệch chuẩn
khác, từ đó có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, giảm thiểu hiện tượng này trong cuộc
sống.
Tuy nhiên, một hành vi chỉ được xem là vi phạm pháp luật khi hành vi đó hội tụ đủ
các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật.

1.3. Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật


1.3.1. Hành vi xác định của cá nhân, pháp nhân cụ thể
Bất kì sự việc nào của con người tạo nên đều bắt nguồn từ những động cơ, nguyên
nhân nào đó và được thực hiện, thể hiện bằng hành vi xác định dưới dạng hành động
(ví dụ: giết người,...) hoặc không hành động (ví dụ: không nộp thuế,...) nhằm đạt được
mục đích nhất định.
3

1.3.2. Hành vi xác định phải trái pháp luật hiện hành
Một hành vi được xem là trái pháp luật khi hành vi đó không tuân theo những quy
định của pháp luật, xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ. Pháp
luật chỉ có thể điều chỉnh hành động, chứ không thể điều chỉnh tư tưởng, ý nghĩ, ý
niệm khi chúng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hành động hoặc không hành
động. Hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng:
 Chủ thể làm một việc (hành động) mà pháp luật cấm không được làm.
Ví dụ: Vượt đèn đỏ,…
 Chủ thể không làm một việc (không hành động) mà pháp luật yêu cầu.
Ví dụ: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô
tô, xe máy điện, xe đạp điện,…
 Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá quy định của pháp luật.
Ví dụ: Trưởng thôn bán đất công cho các cá nhân, tổ chức,…
1.3.3. Hành vi trái pháp luật phải có lỗi của chủ thể
Để xác định hành vi có được xem là vi phạm pháp luật hay không cần xem xét cả
mặt chủ quan của hành vi mà ở đây mặt chủ quan đó là yếu tố lỗi của người thực hiện
hành vi. Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định hành vi vi phạm pháp luật.
Những hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi của chủ thể thì cũng không bị coi là
vi phạm pháp luật. Trong trường hợp những hành vi trái pháp luật nhưng do chủ thể
thực hiện trong những hoàn cảnh, điều kiện không có cách xử sự khác để lựa chọn thì
hành vi đó được xem là không có lỗi nên không được xem là hành vi vi phạm pháp
luật.
Ví dụ: Tự vệ chính đáng,…
1.3.4. Chủ thể vi phạm pháp luật phải có năng lực chủ thể
Điều này có nghĩa là khi một chủ thể có khả năng nhận thức hậu quả của hành vi
mình gây ra và có khả năng lựa chọn cách xử sự khi thực hiện hành vi thì hành vi đó
mới được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế những hành vi trái pháp luật được
4

thực hiện bởi những chủ thể không có năng lực hành vi thì không được xem là hành vi
vi phạm pháp luật. Cụ thể tại điều 21, Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự." (2)
Về cơ bản, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ có những dấu hiệu như trên. Tuy nhiên
để xác định một hành vi cụ thể có được xem là vi phạm pháp luật hay không cần xét
trực tiếp qua các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật.

1.4. Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật


1.4.1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật chính là những biểu hiện ra bên ngoài thế
giới khách quan của vi phạm pháp luật, nó bao gồm các hành vi trái pháp luật, hậu quả
nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho
xã hội đó, thời gian, địa điểm và phương tiện vi phạm.
 Hành vi trái pháp luật hay hành vi gây nguy hiểm cho xã hội: là hành vi trái với
quy định của pháp luật, nó gây ra hoặc có nguy cơ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã
hội.
 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về con người và của cải hoặc
những thiệt hại phi vật chất khác (ví dụ: tinh thần,…) do hành vi trái pháp luật gây ra
cho xã hội.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là: mối
quan hệ nội tại và tất yếu giữa chúng. Hành vi là tiền đề gây ra hậu quả hoặc nguyên
nhân trực tiếp của hậu quả vì thế mà thời gian xãy ra của nó sẽ trước hậu quả, hậu quả
phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân nào
khác.
 Thời gian vi phạm pháp luật chính là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra hành vi vi
phạm pháp luật.
5

 Địa điểm vi phạm pháp luật là vị trí, nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật.
 Phương tiện vi phạm pháp luật được hiểu là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực
hiện hành vi trái pháp luật của mình.
Những yếu tố này cũng ít nhiều phản ánh cho ta thấy tính chất nguy hiểm của các
hành vi vi phạm pháp luật.
1.4.2. Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ diễn biến tâm lí của chủ thể khi vi
phạm pháp luật. Các dấu hiệu của mặt chủ quan bao gồm lỗi, động cơ vi phạm pháp
luật và mục đích vi phạm pháp luật.
Lỗi là nhận thức và mong muốn của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và
hậu quả do hành vi đó gây ra.
Lỗi là trạng thái tâm lý bên trong hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình
(hành vi chủ động, có ý thức….) và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội
(chủ thể nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện),
cho nên lỗi là yếu tố quan trọng phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp
luật.
Căn cứ vào dấu hiệu ý chí và lý trí, lỗi gồm hai loại cơ bản là: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Lỗi cố ý lại chia ra làm hai loại: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
 Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho
xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xãy ra.
Ví dụ: A biết B sẽ đi ngang đoạn đường đó mỗi ngày nên A đã gài bẫy điện khiến B
bị giật điện đến chết.
 Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội và thấy trước hậu quả do hành vi đó gây ra, tuy nhiên chủ thể không mong muốn
hậu quả xảy ra nhưng lại có ý thức để mặc hậu quả xãy ra.
Ví dụ: M thấy N sắp chết đuối và M hoàn toàn có khả năng cứu N nhưng M đã để
mặc cho N chết đuối.
6

Lỗi vô ý chia ra làm hai loại: lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
 Lỗi vô ý do quá tự tin: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội và chủ thể thấy trước được hậu quả do hành vi đó gây ra, tuy nhiên chủ thể
không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng chủ thể lại hi vọng và tin tưởng rằng hậu quả
se không xảy ra.
Ví dụ: D lái xe quá tốc độ và tin rằng sẽ không xảy ra tai nạn nhưng thực tế tai nạn
đã xảy ra.
 Lỗi vô ý do quá cẩu thả: chủ thể không nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội và không thấy trước hậu quả do hành vi đó gây ra nhưng pháp
luật bắt buộc chủ thể phải thấy trước hậu quả xảy ra, tuy nhiên chủ thể hoàn toàn không
mong muốn hậu quả xảy ra.
Ví dụ: ông A kinh doanh thuốc nông dược nhưng do sắp xếp bảo quản cẩu thả dẫn
đến xảy ra ngộ độc thực phẩm.
1.4.3. Chủ thể
Chủ thể của vi phạm pháp luật là: cá nhân tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm
pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lí căn cứ vào độ tuổi, vào khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi, và tùy thuộc vào khách thể được pháp luật bảo vệ mà quy định
năng lực chịu trách nhiệm pháp lý trong các ngành Luật.
1.4.4. Khách thể
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Tính chất của khách thể vi
phạm pháp luật cũng là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ
nguy hiểm của hành vi trái pháp luật, là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi
phạm pháp luật.
Ví dụ: Hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của con người thì mức độ nguy
hiểm cao hơn các hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội.
7

1.5. Phân loại vi phạm pháp luật


Vi phạm pháp luật xảy ra rất đa dạng, phức tạp, vì thế việc phân loại vi phạm pháp
luật có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì việc
phân loại này càng có ý nghĩa quan trọng. Theo một cách cơ bản vi phạm pháp luật
được chia làm bốn loại: vi phạm hình sự (tội phạm), vi phạm hành chính, vi phạm dân
sự và vi phạm kỷ luật.
1.5.1. Vi phạm hình sự
Vi phạm hình sự (tội phạm): theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2005 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2017) “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền
con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình
sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.” (2)
Ví dụ: : M (20 tuổi), M có xích mích với N và muốn dạy cho N một bài học, nên M
hẹn N ra chỗ vắng người và dùng gậy đánh N khiến N bị thương nặng, tỷ lệ thương
tích là 20%. Theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hành
vi của M lúc này là vi phạm hình sự.
1.5.2. Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính: là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức xâm phạm các quy tắc
quản lý nhà nước (quản lý trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông,…) mà
không phảo là tội phạm và theo quy định của pháp luậtphải bị xử phạt hành chính do cá
nhân hoặc tổ chức thực hiện cố ý hoặc vô ý.
8

Ở nước ta hiện nay, vi phạm hành chính được quy định trong Luật xử lí vi phạm
hành chính và các Nghị định về xử lí vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: Anh B (30 tuổi), B sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy
khi tham gia giao thông. Theo điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP,
hành vi của B lúc này sẽ bị xử phạt hành chính.
1.5.3. Vi phạm dân sự
Vi phạm dân sự: là những hành vi xâm hại đến quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có
liên quan hoặc không liên quan đến tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự. Đây
được xem là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ
thể.
Ví dụ: X là sinh viên đại học thuê trọ của chị Y. Khi kí kết hợp đồng thuê nhà có
thời hạn 1 năm, điều khoản ghi rõ nghĩa vụ và quyền của mỗi bên. Tuy nhiên, X mới ở
được gần 2 tháng, chị Y đã đuổi X đi vì tìm được người khác thuê phòng trọ đó với giá
cao hơn. Lúc này hành vi của chị Y là vi phạm dân sự.
1.5.4. Vi phạm kỷ luật
Vi phạm kỷ luật: là hành vi của cá nhân, tổ chức có quan hệ ràng buộc với một cơ
quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước gây xâm hại các quan hệ xã hội được
xác lập trong nội bộ cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của nhà nước.
Ví dụ: Nhà trường cấm sinh viên sử dụng điện thoại trong phòng thi nhưng vì để
gian lận nên sinh viên X đã lén lút sử dụng điện thoại trong phòng thi. Lúc này hành vi
của sinh viên X là vi phạm kỷ luật.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở SINH VIÊN HIỆN NAY

2.1. Tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay
Sinh viên là những người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó
họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề nhất định để chuẩn bị cho
công việc sau này. Họ được xã hội công nhận qua những kiến thức, bằng cấp đạt được
9

trong quá trình học tập. Vốn là những con người trí thức được đào tạo, trang bị những
kiến thức và mang trong mình xứ mệnh đưa đất nước ngày một phát triển, vậy mà tình
hình vi phạm pháp luật ở sinh viên hiện nay lại là một vấn đề hết sức đáng lo ngại. Số
lượng sinh viên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng kèm theo
mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật ngày càng nguy hiểm cho xã hội.
Theo thông tin tại trang thông tin điện tử tỉnh Nghệ An đã thống kê được từ đầu năm
đến nay, Công an TP Vinh đã thụ lý 36 vụ, 49 đối tượng; trong đó 3 đối tượng là học
sinh, 1 đối tượng là sinh viên Lào đang học tại Trường Đại học Vinh, còn lại chủ yếu là
sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn với các hành
vi: trộm cắp tài sản, cướp tài sản, mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ; tàng trữ,
mua bán trái phép chất ma túy, đánh bạc… Công an thành phố đã truy tố trước pháp
luật 11 vụ, 11 đối tượng; số còn lại xử phạt hành chính. Và trong năm 2016, Công an
TP Vinh cũng đã phát hiện, xử lý 874 trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm Luật
Giao thông đường bộ với các lỗi chủ yếu như: Điều khiển xe môtô, xe đạp điện không
đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không có giấy phép lái
xe…(3)
Một trong những vụ việc đáng nhắc đến như vụ việc của một sinh viên năm cuối của
trường đại học tại Hà Nội , vì uống rượu, đã lái xe ô tô gây tai nạn liên hoàn trên phố đi
bộ Tam Bạc, đâm liên tiếp 3 ô tô phía trước cùng chiều làm hư hỏng nặng 4 ô tô và làm
chết nữ công an phường.(4)
Một vụ việc khác xảy ra đêm ngày 25/05/2016, tại góc giao lộ QL1 – đường số 17,
phường Linh Trung, quận Thủ Đức, từ mâu thuẫn trong cuộc nhậu đêm mà 3 sinh viên
đại học thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh đã ra tay đánh đập bạn nhậu
đến chết rồi bỏ trốn cho đến khi bị bắt giữ.(5)
Là con người trí thức, học cao, hiểu rộng lại đem những kiến thức của mình để đi
giết người và người đó không ai khác đó là lại cha ruột của mình. Câu chuyện về nữ
sinh giết cha ruột, giấu thi thể, tạo hiện trường giả đang là một câu chuyện khiến người
10

người rùng mình khiếp sợ. Cụ thể, chị L là sinh viên năm 3 đại học ngành luật tại
Thành phố Hồ Chí Minh, ngụ tại Thành phố Bà Rịa vì bố ruột là ông Đ thường xuyên
la mắng và đối xử không tốt với mẹ mình khiến cho L nảy sinh ý định giết ông Đ. Là
một sinh viên đại học, có hiểu biết, L đã không chọn cách đầu độc như những người
khác thường dùng như thuốc trừ sâu, thuốc chuột… Thay vào đó L đã tìm mua xyanua
- một chất độc không màu, không mùi, thông thường khó mà nhận biết được. L đã cho
xyanua vào nước uống của ông Đ khiến ông Đ trúng độc mà chết. Mọi việc không
dừng lại ở đó, nhầm trốn tránh pháp luật, L đã mua mua gạch, xi măng về đắp lên thi
thể, xây gạch bịt kín rồi dùng xăng đốt nhà mình, sau đó chạy qua nhà ông nội nhờ
giúp đỡ. L khai báo với công an rằng có người đột nhập vào nhà, nắm tóc kéo đầu L
dậy nói “Tao đã giết ba mày rồi, ân oán tao cũng trả xong, bây giờ tao đốt nhà mày” rồi
đập đầu L khiến L ngất xỉu. Thế nhưng làm sao có thể trốn tránh mãi tội lỗi của mình
được, bằng biện pháp nghiệp vụ công an đã điều tra và cuối cùng L cũng khai nhận
hành vi giết cha ruột rồi dựng hiện trường giả. (6)
Vốn là sinh viên năm 3 ngành luật với con đường tương lai tươi sáng, vốn dĩ sẽ trở
thành một luật sư giỏi có thể làm sáng tỏ các vụ án oan, vậy mà lại chọn chôn vùi cuộc
đời của mình với tội ác. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Có tài mà không có đức là
người vô dụng”. Thật vậy, sẽ ra sao nếu giao trọng trách của quốc gia cho những con
người như vậy.
Không chỉ ở nước ta, trong những năm gần đây tại Trung Quốc xảy ra nhiều vụ sinh
viên đại học có chỉ số IQ cao, tư chất tốt nhưng lại là những "con quỷ chưa lộ diện"
giết người dã man và tự tay hủy hoại tương lai tươi sáng của chính mình. Cụ thể, chỉ vì
xoay quanh chuyện muốn đổi phòng nam sinh họ Vương đã xảy ra mâu thuẫn với bạn
cùng phòng và đâm chết bạn cùng phòng ngay tại kí túc xá với hơn 100 nhát dao. Mà
nạn nhân không phải là người xảy ra mâu thuẫn với nam sinh họ Vương mà lại chính là
người đứng ra hòa giải mâu thuẫn của nam sinh họ Vương với các bạn cùng phòng.
Lòng tốt của nạn nhân lại bị nam sinh họ Vương xem là 1 kiểu "sỉ nhục công khai",
11

nạn nhân chỉ thương hại mình mà thôi. Ngọn lửa hận thù âm ỉ trong lòng đến 2 ngày
sau liền bùng cháy thành cơn giận dữ gây ra cái chết thảm của bạn. (7)
Tình hình sinh viên vi phạm pháp luật, dễ bắt gặp nhất là việc vi phạm các quy định
khi tham gia giao thông. Không xa lạ khi bắt gặp sinh viên bị công an giao thông lập
biên bản, đóng phạt khi không mang theo giấy phép lái xe. Cụ thể tại Điều 21 Nghị
định số 171/2013/NĐ-CP đã quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối
với người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.
Câu chuyện về sinh viên vi phạm pháp luật đã dần trở thành một đề tài mà khi hỏi
đến bất cứ ai họ cũng có thể liệt kê ra một và trường hợp mình đã bắt gặp. Đây quả thật
là một vấn đề đáng để bàn luận cũng như tìm hiểu sâu hơn về những nguyên nhân và
đề ra giải pháp để giải quyết nhằm tránh những đáng tiếc không đáng có.

2.2. Nguyên nhân vi phạm pháp luật ở sinh viên hiện nay
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là về phía gia đình. Gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, thiếu thốn đói khổ dẫn đến đi vào đường cùng mà phải trộm cắp. Do thiếu sự yêu
thương, quan tâm, chăm sóc từ gia đình mà dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, lợi dụng để rồi rơi vào
các tệ nạn xã hội, hoặc do cha mẹ bao bọc mọi việc khiến các bạn hình thành tính ỷ lại,
dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, luôn đòi hỏi được phục
vụ, được hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn những yêu cầu
hoặc không có điều kiện phục vụ thì các bạn trở nên bất mãn và thù ghét cả chính ba
mẹ mình. Rồi để gây áp lực với gia đình, các bạn thường chọn giải pháp bỏ nhà ra đi,
tụ tập với bạn bè quậy phá. Nhiều trường hợp sinh viên trộm cắp tài sản của chính bố
mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua
đòi ăn diện, đánh bạc, ma túy,…
Hoặc nguyên nhân có thể xuất phát từ môi trường sống có an ninh kém, nhiều tệ nạn
xã hội, dần dần sẽ hình thành lên tâm lí coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật
xấu, mấy ai mà có thể “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Do ý thức về pháp luật
của người dân nói chung và sinh viên nói riêng còn kém do chưa được tuyên truyền
12

rộng rãi và cũng chính sự thiếu hiểu biết đó làm cho sinh viên vi phạm pháp luật ngày
càng nhiều. Cũng có thể do pháp luật còn lỏng lẻo chưa chặt chẽ, chưa nghiêm, chưa
đủ sức răn đe, thuyết phục mọi người chấp hành và thực hiện pháp luật.
Một nguyên nhân khác cần phải nhắc đến đó là do nhà trường còn thiếu cơ sở vật
chất, ký túc xá, sân chơi... cho sinh viên. Thực tế nhu cầu giao lưu của sinh viên là rất
cần thiết nhưng cách thức tổ chức của nhà trường ít được quan tâm nên sinh viên
thường tụ tập bạn bè tìm đến những điểm ăn chơi như quán bar, sàn nhảy... Và đây lại
là những nơi dễ xảy ra tệ nạn như ma túy, mại dâm,…
Khi nói về nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp luật ở sinh viên, PGS, TS
Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục
(Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: "Ở lứa tuổi sinh viên, các em vừa bước sang tuổi
trưởng thành và rời khỏi môi trường gia đình, bắt đầu cuộc sống tự lập, không có sự
giám sát của cha mẹ nên dễ sa vào tệ nạn. Cùng với đó, do tâm lý tò mò và thích khám
phá, muốn khẳng định bản thân; một số em có lối sống buông thả, thiếu động lực học
tập nên mắc phải tệ nạn..." (7)
Cụ thể, khi sống xa nhà, đa số sinh viên đều mong muốn có thể tự kiếm tiền nhầm
để có thể phụ giúp gia đình đỡ một phần kinh phí học tập, không may lại gặp phải kẻ
xấu lợi dụng rồi sa vào con đường phạm tội từ lúc nào mà mình không hay biết. Tuy
nhiên cũng có một bộ phận sinh viên được bố mẹ chu cấp quá đầy đủ lại ỷ lại rồi lấy
thú ăn chơi xa hoa để thể hiện “đẳng cấp” của mình.
Nguyên nhân thì nhiều vô số kể, từ những nguyên nhân tưởng chừng như đơn giản
và có khi còn có phần vô lí lại gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Từ những
phân tích trên về những thực trạng cũng như nguyên nhân vi phạm pháp luật của sinh
viên hiện nay đặt ra cho mọi cá nhân, cơ quan tổ chức cần đưa ra hướng khắc phục và
tiến hành khắc phục một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
13

2.3. Biện pháp khắc phục việc vi phạm pháp luật ở sinh viên hiện nay
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể, nhà trường cần tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội cần phối hợp với
các nhà trường đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho
sinh viên. Khi các sinh viên biết thật rõ và có ý thức về pháp luật thì tình hình vi phạm
pháp luật ở sinh viên mới có thể giảm phần nào.
Kết hợp với công tác giáo dục phải có công tác kiểm tra. Nhà trường cần tăng cường
công tác kiểm tra ý thức pháp luật của sinh viên tại trường, các khu kí túc xá…để kịp
thời rèn luyện tu dưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối
sống của sinh viên để phối hợp giáo dục, quản lý.
Cần hiểu rõ và vận dụng triệt để tầm quan trọng của gia đình đối với ý thức pháp
luật của sinh viên. Kết hợp với đó, việc tổ chức các buổi tư vấn tâm lý có tầm quan
trọng rất lớn trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các suy nghĩ lệch lạc trong ý
thức sinh viên ngay từ khi nó mới hình thành.
14

KẾT LUẬN
Đất nước ngày một phát triển, sinh viên là những công dân tri thức cao có nghĩa vụ
và bổn phận đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Vậy mà trong đời sống hiện nay
thực trạng vi phạm pháp luật ở sinh viên lại là một vấn đề đáng lo ngại. Để đất nước
ngày càng phát triển vững mạnh thì ý thức pháp luật của mọi người dân nói chung và
sinh viên nói riêng phải càng ngày càng được nâng cao, hạn chế tối đa các hành vi vi
phạm pháp luật. Khi làm được những điều đó, đất nước ta sẽ phát triển vượt bậc, có thể
sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Khoa giáo dục chính trị, Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (tháng
10 năm 2021). Tập bài giảng Pháp luật đại cương.
2. Bộ luật Hình sự 2015.
3. Công an Nghệ An. Retrieved January 26, 2022, from
http://congan.nghean.gov.vn/phap-luat/201612/ngan-ngua-tinh-trang-hoc-sinh-
sinh-vien-vi-pham-phap-luat-712874/
4. Phẫn nộ lái xe Lexus gây tai nạn khiến nữ công an tử vong đúng sinh nhật. (2020,
August 20). Báo Thanh Niên. Retrieved January 26, 2022, from
https://thanhnien.vn/phan-no-lai-xe-lexus-gay-tai-nan-khien-nu-cong-an-tu-vong-
dung-sinh-nhat-post986331.html
5. Bắt 3 nam sinh viên Đại học Quốc gia giết người ven quốc lộ 1. (2016, June 4).

Dân trí. Retrieved January 26, 2022, from https://dantri.com.vn/phap-luat/bat-3-

nam-sinh-vien-dai-hoc-quoc-gia-giet-nguoi-ven-quoc-lo-1-

20160604134101433.htm

6. Bắt nữ sinh giết cha ruột bằng chất độc rồi đắp xi măng giấu xác. (2022, January
21). Báo Thanh Niên. Retrieved January 26, 2022, from https://thanhnien.vn/bat-
nu-sinh-giet-cha-ruot-bang-chat-doc-roi-dap-xi-mang-giau-xac-post1423259.html
7. Nam sinh tốt bụng bị bạn cùng phòng đâm hơn 100 nhát dao, hung thủ hé lộ
nguyên nhân ngược đời khiến ai nấy lạnh người. (2021, October 1). Kenh14.
Retrieved January 26, 2022, from https://kenh14.vn/nam-sinh-tot-bung-bi-ban-
cung-phong-dam-hon-100-nhat-dao-hung-thu-he-lo-nguyen-nhan-nguoc-doi-
khien-ai-nay-lanh-nguoi-2021100121413619.chn
16

8. Bài 1: Tội phạm trong sinh viên ngày càng phức tạp. (2019, July 4). Báo Quân đội
nhân dân. Retrieved January 26, 2022, from https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-
de/bai-1-toi-pham-trong-sinh-vien-ngay-cang-phuc-tap-581633

You might also like