You are on page 1of 28

Chương 6:

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH


NHIỆM PHÁP LÝ
NỘI DUNG

1. Thực hiện pháp luật


2. Vi phạm pháp luật
3. Trách nhiệm pháp lý
4. Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lý
1. Thực hiện pháp luật
Khái niệm: Thực hiện pháp luật là các hoạt
động làm cho các quy phạm pháp luật được
thực thi trên thực tế và trở thành hành vi hợp
pháp của các chủ thể thực hiện
Các hình thức thực hiện pháp
luật
► Tuân thủ pháp luật
► Thi hành pháp luật
► Sử dụng pháp luật
► Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật
► Hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước
► Được thực hiện theo trình tự luật định
► Cá biệt hóa các QPPL trong các văn bản vào
các trường hợp cụ thể
► Là hoạt động mang tính sáng tạo
2. Vi phạm pháp luật

 Khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật


 Cấu thành của vi phạm pháp luật
 Mặt khách quan
 Mặt chủ quan
 Mặt chủ thể
 Mặt khách thể
 Phân loại vi phạm pháp luật
2.1 Khái niệm, dấu hiệu vi phạm pháp luật
 Kháiniệm: Là hành vi (hành động hay không
hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm
hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.
2.1 Khái niệm, dấu hiệu vi phạm pháp luật

 Dấu hiệu của vi phạm pháp luật


 Là hành vi xác định của chủ thể;
 Trái pháp luật;
 Có lỗi;
 Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện.
2.2 Cấu thành của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan

Mặt chủ quan


Khái niệm
Hình thức biểu hiện
Mặt chủ thể

Mặt khách thể


Mặt khách quan
 Khái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của vi
phạm pháp luật mà có thể nhận thức được.
 Biểu hiện:
 Hành vi trái pháp luật: hành động hay không hành
động, trái pháp luật, va gây sự thiệt hại của xã hội.
 Sự thiệt hại của xã hội: những tổn thất thực tế về
mặt vật chất, tinh thần; hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra
thiệt hại nếu không được ngăn chặn kịp thời.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật
và sự thiệt hại: trực tiếp, tất yếu
 Những yếu tố khác: thời gian, địa điểm, công cụ…
Mặt chủ quan
 Khái niệm: trạng thái tâm lý bên trong của chủ
thể vi phạm pháp luật.
 Biểu hiện:
 Lỗi: trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu
cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật
và hậu quả do hành vi đó gây ra.
 Động cơ: yếu tố tâm lý thúc đẩy chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật.
 Mục đích: kết quả cuối cùng mà chủ thể
mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật.
Các hình thức lỗi
 Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm, thấy trước thiệt hại cho xã hội do
hành vi của mình, mong muốn hậu quả xảy ra.
 Cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi nguy
hiểm, thấy trước thiệt hại cho xã hội, không mong
muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
 Vô ý vì quá tự tin: chủ thể thấy trước hành vi và thiệt
hại cho xã hội, tin tưởng hậu quả không xảy ra hoặc
có thể ngăn chặn được.
 Vô ý do cẩu thả: chủ thể do cẩu thả không nhận thấy
trước hành vi và thiệt hại cho xã hội do hành vi của
mình mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước.
Mặt chủ thể

 Khái niệm: là các cá nhân, tổ chức có năng lực


trách nhiệm pháp lý.
 Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của
chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của
mình trước nhà nước.
 Chủ thể vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo
từng loại vi phạm pháp luật.
Mặt khách thể

 Khái niệm: những quan hệ xã hội được pháp


luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm
hại tới.
 Ý nghĩa : tính chất của quan hệ xã hội bị xâm
hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi
phạm pháp luật.
2.3 Phân loại vi phạm pháp luật
Dựa trên tính chất pháp lý, mức độ nguy hiểm có 4 loại:
Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm): là hành vi trái
pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho xã hội, được quy định
trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện.
Vi phạm hành chính: là hành vi trái pháp luật, có lỗi,
mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm, xâm hại
tới các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy
định.
Vi phạm dân sự: hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản và
quan hệ nhân thân). Vi phạm dân sự được quy định
trong pháp luật dân sự (chủ yếu là Bộ Luật Dân sự).
Vi phạm pháp luật khác: kỷ luật, công vụ…
3. Trách nhiệm pháp lý
3.1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý
3.2 Đặc điểm trách nhiệm pháp lý
3.3 Phân loại trách nhiệm pháp lý
3.4 Truy cứu trách nhiệm pháp lý
3.1 Khái niệm

Khái niệm trách nhiệm pháp lý: là một loại quan


hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông
qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật,
trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện
pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được
quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật
đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa
vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi
của mình gây ra.
3.2 Đặc điểm trách nhiệm pháp lý

 Cơ sở thực tế: vi phạm pháp luật


 Cơ sở pháp lý: văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu lực
 Được áp dụng bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và theo trình tự thủ tục luật định
 Là quan hệ pháp luật giữa bên vi phạm pháp
luật và nhà nước
Trách nhiệm pháp lý với chế tài, quan hệ pháp
luật và cưỡng chế

 Trách nhiệm pháp lý là quan hệ pháp luật đặc
biệt bởi tính chất tiêu cực của nó.
 Trách nhiệm pháp lý là sự thực hiện chế tài
trên thực tế
 Trách nhiệm pháp lý là một hình thức cưỡng
chế nhà nước có điều kiện đặc biệt.
3.3 Phân loại trách nhiệm pháp lý

Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có


bốn loại trách nhiệm pháp lý:
 Trách nhiệm hình sự: nghiêm khắc nhất áp
dụng với vi phạm pháp luật hình sự.
 Trách nhiệm hành chính: áp dụng với vi phạm
pháp luật hành chính.
 Trách nhiệm dân sự: áp dụng với vi phạm pháp
luật dân sự
 Trách nhiệm pháp lý trong các lĩnh vực khác:
kỷ luật, công vụ
3.4. Truy cứu trách nhiệm pháp

► Khái niệm
► Yêu cầu đối với việc truy cứu trách nhiệm
pháp lý
► Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
► Các trường hợp loại trừ trách nhiệm pháp lý
Khái niệm
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt
động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của
mình để buộc các chủ thể có hành vi vi phạm
pháp luật phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất
lợi.
Yêu cầu đối với việc truy cứu
trách nhiệm pháp lý
► Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
những vi phạm pháp luật
► Các hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý
phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế
► Đảm bảo công khai và nhân đạo
► Cá biệt hóa biện pháp trừng phạt đối với
các yếu tố liên quan đến từng chủ thể vi
phạm pháp luật
► Tiến hành nhanh chóng và chính xác
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm
pháp lý
Là thời hạn do pháp luật quy định mà khi thời
hạn đó kết thúc thì chủ thể thực hiện hành vi
vi phạm pháp luật sẽ không bị truy cứu trách
nhiệm pháp lý nữa.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm
pháp lý
► Đối với vi phạm hành chính: 1 năm (các
ngoại lệ: 2 năm)
► Đối với vi phạm hình sự: 5 năm với tội ít
nghiêm trọng; 10 năm với tội nghiêm trọng;
15 năm với tội rất nghiêm trọng; 20 năm với
tội đặc biệt nghiêm trọng.
Các trường hợp loại trừ trách
nhiệm pháp lý
► Đối với vi phạm hình sự
► Đối với vi phạm hành chính
► Đối với vi phạm dân sự
► Đối với vi phạm kỷ luật
4. Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và
trách nhiệm pháp lý

 Vi phạm pháp luật là tiền đề, cơ sở khách quan


cho truy cứu trách nhiệm pháp lý
 Thể hiện hai loại chủ thể: một bên là nhà nước
và bên kia là người vi phạm
 Thể hiện trong văn bản có hiệu lực pháp lý.
 Diễn ra theo một trình tự thủ tục luật định.
Các loại lỗi
Nội dung Nhận thức Nhận thức Thái độ
Lỗi hành vi hậu quả

Cố ý trực tiếp + + -

Cố ý gián tiếp + + 0

Vô ý quá tự tin + + +

Vô ý do cẩu thả 0 0 0

You might also like