You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thủy

MSSV: 030137210503 Lớp học phần: LAW349_211_D17

THÔNG TIN BÀI THI MÃ ĐỀ THI/ĐỀ TÀI


Bài thi có: (bằng số): 10 trang Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
– Lý luận và thực tiễn
(bằng chữ): mười trang

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan tiểu luận kết thúc môn dưới đây là công trình nghiên cứu và
tìm hiểu của em. Các thông tin và nguồn tham khảo là trung thực, chính thống
và được trích dẫn đầy đủ ở mục “Tài liệu tham khảo”. Em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Bình Thuận, tháng 11 năm 2021

I
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... III
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT( VPPL) ....................... 1
1. Khái niệm vi phạm pháp luật ............................................................... 1
2. Cấu thành vi phạm pháp luật ............................................................... 1
2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: ........................................ 1
2.2.Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật ............................................... 2
2.2.1. Lỗi: .............................................................................................. 2
2.2.2. Động cơ của vi phạm pháp luật ............................................... 5
2.2.3. Mục đích VPPL ......................................................................... 5
2.3. Chủ thể VPPL .................................................................................. 5
2.4. Khách thể VPPL .............................................................................. 5
II. CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT QUA TÌNH HUỐNG CỤ
THỂ: ................................................................................................................. 6
1. Mặt khách quan của VPPL trong tình huống trên. ........................... 7
2. Mặt chủ quan của VPPL trong tình huống trên................................. 8
3. Chủ thể vi phạm pháp luật trong tình huống ..................................... 8
4. Khách thể vi phạm pháp luật trong tình huống trên ......................... 9
III. KẾT LUẬN............................................................................................. 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11

II
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết để sống và làm việc ở một đất nước nào đó thì chúng ta
cần phải hiểu về nhà nước và pháp luật nơi đó để tránh vi phạm các quy định
của pháp luật. Là công dân nước Việt Nam cũng như là sinh viên đang học tập
trên ghế nhà trường chúng ta cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức
về pháp luật để phục vụ cho đời sống và công việc sau này. Và pháp luật đại
cương là môn học cung cấp những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất về nhà
nước và pháp luật nói chung, đồng thời nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực
nhà nước và là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
vì vậy mà các quy định của pháp luật được đông đảo nhân dân tôn trọng và tự
giác thực hiện nghiêm minh. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn nhiều hiện tượng
vi phạm pháp luật, xâm hại đến các lợi ích vật chất và tinh thần của nhà nước,
của xã hội và của nhân dân. Đó là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực
đến các mặt của đời sống xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp
luật, đặc biệt là cấu thành vi phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc
góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm
pháp luật trong xã hội. Bài tiểu luận dưới đây tìm hiểu về“ Cấu thành vi phạm
pháp luật” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề vi phạm pháp luật.

Dưới đây là kết cấu chính của bài tiểu luận:

- Phần 1: Lý luận chung về cấu thành vi phạm pháp luật

- Phần 2: Cấu thành vi phạm pháp luật qua tình huống cụ thể

III
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT( VPPL)
1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người có
năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm hoặc
đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ.
2. Cấu thành vi phạm pháp luật
 Khái niệm: cấu thành vi phạm pháp luật là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc
thù cho một loại vi phạm pháp luật cụ thể, được nhà nước quy định trong các
văn bản quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
 Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật: Có bốn yếu tố cấu thành vi phạm
pháp luật: Mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể của vi phạm pháp
luật.
2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
 Khái niệm: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những biểu
hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật. Bao gồm bốn biểu hiện sau:
- Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành
động, trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.
Ví dụ: hành vi không đóng thuế theo quy định của nhà nước, hành vi giết
người, trộm cắp....
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội
được nhà nước xác lập và bảo vệ của vi phạm pháp luật (đây là dấu hiệu
không bắt buộc phải có trong mọi vi phạm pháp luật). Thiệt hại cho xã hội
thể hiện dưới những hình thức:
 Thiệt hại về thể chất: sức khoẻ, tính mạng của con người.
 Thiệt hại về tinh thần: danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con
người.
 Thiệt hại về vật chất: tài sản bị tổn thất, hư hại.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm
cho xã hội: hành vi trái pháp luật là nguyên nhân, còn sự thiệt hại của xã
hội là kết quả.
 Mục đích của việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật và sự thiệt hại cho xã hội là xem hành vi trái pháp luật có phải là
nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thiệt hại cho xã hội hay không và sự thiệt
hại cho xã hội có phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hay
không, vì trên thực tế có trường hợp hành vi trái pháp luật không trực tiếp
gây ra sự thiệt hại cho xã hội mà sự thiệt hại đó do nguyên nhân khác.

1
Ví dụ(1): Chu Ngọc L là nhân viên công ty T, quận B đi xe máy đến trụ sở công
ty Đ cùng đóng trên địa bàn để gặp Nguyễn Xuân B. Đến nơi, thấy B đang
ngồi ăn ở chiếc ghế cạnh bàn uống nước, L tiến về phía B, đứng trước bàn
uống nước cách B 1m nói: “Đưa tiền để em đưa nó, hơn 5h nó gọi em rồi”.
Thấy vậy, B phẩy tay nói “đi ra”. L tiếp tục nói “đưa tiền cho em không”? B
vẫn nói “đi ra”. Ngay lập tức, L dùng chân phải đang đi giầy đá mạnh vào cổ
bên trái khiến B ngửa cổ ra sau tựa vào ghế. Thấy xảy ra va chạm, một số nhân
viên công ty Đ chạy đến can ngăn. Lúc này, mặt anh B đã tím tái, người lịm đi,
gọi không phản ứng nên được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Đến 20h30’ cùng
ngày, Nguyễn Xuân B tử vong.Tại Bản kết luận pháp y xác định, “nguyên nhân
chết của B là do chảy máu não, phù não tụt hạnh nhân tiểu não do chấn thương
sọ não kín. Cơ chế hình thành thương tích: Thương tích vùng đầu do vật tày tác
động gây ra…”. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh A quyết định khởi tố
vụ án, khởi tố bị can đối với Chu Ngọc L về tội “cố ý gây thương tích” theo
Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh A cũng truy
tố Chu Ngọc L về tội “cố ý gây thương tích”.
 Ở ví dụ này mặc dù gây ra cái chết cho nạn nhân nhưng L không bị cấu thành
tội giết người. Có thể thấy việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi-
hậu quả là rất quan trọng trong việc xác định tội.
- Ngoài những yếu tố nói trên còn có các yếu tố khác như: Công cụ, phương tiện,
phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh vi phạm pháp luật...

2.2.Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật


Khái niệm: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của
chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích của vi
phạm pháp luật.
2.2.1. Lỗi:
Khái niệm: Là trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,
được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi vô ý và lỗi cố ý. Có thể khái quát lỗi dưới sơ đồ
sau:
Các hình thức của lỗi

Lỗi cố ý Lỗi vô ý

Lỗi cố ý Lỗi cố ý Lỗi vô ý do Lỗi vô ý do


trực tiếp gián tiếp quá tự tin cẩu thả
2
- Lỗi cố ý trực tiếp:
 Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
 Về mặt ý chí: sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể
lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó.
Ví dụ:
 Khi còn là công an viên xã HS, ông H có giải quyết một vụ việc ghen tuông
có liên quan đến ông Ngọc. Vì một số lí do dẫn đến ông Ngọc thù hằn cá
nhân với ông H. Ngày 18.10.2021 ông Ngọc đi vào một cửa hàng bán gas
quen QL1, trong túi quần bọc theo cây búa. Lúc này trước cửa hàng gas có
ông H(ngụ xã HS) và một người khác đang ngồi chơi cờ trên ghế đá. Nhớ
lại chuyện mâu thuẫn với nạn nhân từ nhiều năm trước. Do đó, khi thấy ông
H đang say mê đánh cờ tướng, mất cảnh giác ông Ngọc đã bất ngờ rút cây
búa trong túi quần ra và tấn công liên tiếp vào ông H,sau khi gây án ông
Ngọc cầm hung khí rời khỏi hiện trường. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu
trong tình trạng nguy kịch và tử vong tại bệnh viện.
→ Trong trường hợp này ông Ngọc đã phạm tội “giết người” với lỗi cố ý trực
tiếp. Bởi vì ông Ngọc tuy nhận thức rõ hành vi dùng búa đập vào đầu ông H
có thể làm chết người nhưng vẫn làm và mong muốn ông H chết.
 Anh P vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp mà thất nghiệp lại thêm
những chủ nợ liên tục đòi nợ nên anh đã có ý định trốn về quê. Nhưng vào
ngày 9/11 thấy mình có những dấu hiệu nhiễm bệnh Covid 19 nên đã mua
dụng cụ về tự test nhanh và biết mình đã nhiễm bệnh. Lúc này vì chán ghét
cuộc sống nên anh P đã cố tình tiếp xúc gần với nhiều người, xong việc anh
định tự tử nhưng không thành.
→ Hành vi của anh P được cấu thành tội “làm lay lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người” với lỗi cố ý trực tiếp
- Lỗi cố ý gián tiếp:
 Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý
thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
 Về mặt ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả
xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích
này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của
mình có thể gây ra
Ví dụ: Do có mâu thuẫn từ trước nên K(19 tuổi) có cầm theo 1 đoạn gậy dài
đến công viên tìm H (19 tuổi) để hỏi rõ sự việc. Khi đến công viên, K nhìn
thấy H và M đang ngồi ở ghế đá phía trong công viên (K và M không có mẫu
thuẫn gì). K cầm đoạn gậy đi đến chỗ H, hai người to tiếng với nhau, sau đó K
ném đoạn gậy về phía H đang đứng đối diện với mình ( M đang đứng phía sau

3
H). Lúc này H nghiêng người tránh được nên đoạn gậy trúng vào mắt trái của
M. Kết quả M bị vỡ nhãn cầu trái, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 40%.
→Trong trường hợp này K đã có dấu hiệu tội phạm cố ý gây thương tích,
được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp. Vì mục đích K ném gậy về phía H để
gây thương tích, khi ném gậy K nhận thức được hành vi ném gậy của mình là
hành vi nguy hiểm và có thể gây thương tích cho người khác. Mặc dù K chỉ
mong muốn hậu quả xảy ra với B nhưng lại có ý thức để mặc hậu quả xảy ra
với những người khác có mặt tại sân bóng (trong đó có M).

- Lỗi vô ý do quá tự tin:


 Chủ thể vi phạm thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại
cho xã hội nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được nên đã thực hiện hành vi trái pháp luật và gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội
 Về mặt ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, nhưng tin
rằng với khả năng, kinh nghiệm, với các biện pháp mình áp dụng, cách thức,
phương tiện thực hiện, các điều kiện chủ quan, khách quan khác mà hậu quả
tác hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được…nhưng hậu quả nguy
hiểm cho xã hội đã xảy ra.
Ví dụ: N và M rủ nhau đi tắm sông M bơi giỏi và biết N không biết bơi nhưng
M đã cố tình đẩy N xuống nước để trêu đùa và nghĩ rằng mình có thể cứu N.
Tuy nhiên do mải đùa cợt M đã không để ý dẫn đến việc N bị chết đuối.
→ Trong trường hợp này, M đã có dấu hiệu tội phạm vô ý làm chết người,
được thực hiện với lỗi cố ý do quá tự tin. Vì M có thể thấy trước hậu quả gây
ra từ hành vi của mình với N, tuy không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng
vì quá tự tin là mình bơi giỏi, tin tưởng rằng mình có thể cứu được N, tuy
nhiên, thực tế lại gây ra hậu quả làm chết người.
- Lỗi vô ý do cấu thả:
 Chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quả
nguy hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và
cần phải thấy trước hậu quả đó.
 Về mặt ý chí: Vì không thấy trước được hậu quả xảy ra nên người phạm tội
không mong muốn hậu quả xảy ra
Ví dụ:
 A do tức giận đã ném viên đá ra đường, chính lúc ấy B chạy xe máy ngang
qua và bị viên đá văng trúng đầu dẫn đến tai nạn tử vong.
 Anh C trong phun thuốc xịt cỏ do khinh suất, không để ý hướng gió, lúc
này em D (8 tuổi) đứng theo hướng gió gần đó và bị thuốc văng vào mắt
dẫn đến tổn thương mắt nghiêm trọng.
 Ở hình thức lỗi này, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy hiểm
cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có thể có hai trường hợp người phạm
tội không thấy trước được hậu quả của hành vi:
4
 Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả năng gây
ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả xảy
ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất trộm.
 Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra hậu
quả từ hành vi của mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Hành vi chuyển hướng của xe máy, xe ô tô khi tham gia giao thông
đường bộ nhưng không bật đèn xi –nhan báo hiệu gây tai nạn
2.2.2. Động cơ của vi phạm pháp luật
- Khái niệm: là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật như ghen tuông, đê hèn, vu lợi....
- Ví dụ: hành vi tham ô để vu lợi, hành vi giết người để trả thù cá nhân....
- Động cơ phạm tội nói chung đều có ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm. Nhưng hướng ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng đó không
giống nhau trong tất cả eác trường hợp. Do vậy, động cơ phạm tội có thể được
quy định là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc
giảm nhẹ hoặc chỉ là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói
chung.
- Trong một số ít trường hợp, động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu của cấu
thành tội phạm cơ bản, cho phép phân biệt tội phạm với không phải là tội phạm.
2.2.3. Mục đích VPPL
- Khái niệm: Là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện vi phạm pháp
luật
- Tuy nhiên kết quả thực tế không phải lúc nào cũng trùng khớp theo mong muốn
của chủ thể thực hiện VPPL
2.3. Chủ thể VPPL
- Khái niệm: Là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí đã thực
hiện hành vi VPPL.
 Cá nhân là chủ thể vi phạm pháp luật phải là người không mắc bệnh tâm
thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định.
 Tổ chức là chủ thể vi phạm pháp luật, bao gồm: các cơ quan nhà nước; đơn
vị vũ trang nhân dân; các tổ chức xã hội; các tổ chức có tư cách pháp nhân
theo quy định của pháp luật... và các tổ chức nước ngoài theo quy định của
pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết
hoặc tham gia có quy định khác. Tổ chức là chủ thể vi phạm pháp luật, sau
khi chấp hành xong quyết định áp dụng pháp luật phải xác định trách nhiệm
pháp lí của cá nhân gây ra vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

2.4. Khách thể VPPL

5
- Khái niệm: Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới như chủ quyền quốc gia, trật
tự quản lý kinh tế của nhà nước, chế độ hôn nhân và gia đình....
- Khách thể của vi phạm pháp luật có thể được phân biệt theo ngành luật, theo đó có
 Khách thể của vi phạm hình sự (khách thể của tội phạm)
 Khách thể của vi phạm hành chính
 Khách thể của vi phạm dân sự
 Khách thể của vi phạm kỉ luật...
- Trong mỗi ngành luật còn có thể phân biệt: khách thể chung, khách thể loại và
khách thể trực tiếp. Cụ thể như sau:
 Khách thể chung của tội phạm: là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội
phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ. Theo Luật hình sự Việt Nam,
khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được xác định tại khoản
1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
 Thông qua khách thể chung, chúng ta có thể thấy được nhiệm vụ của Bộ luật
hình sự và bản chất giai cấp của nó. Hay nói đúng hơn là thấy được chính sách
hình sự của một quốc gia.
 Khách thể loại của tội phạm: là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được
một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm
xâm hại.
 Khách thể loại có vai trò quan trọng về mặt lập pháp. Nó là cơ sở để Bộ luật
hình sự xây dựng các chương trong phần các tội phạm.
 Khách thể trực tiếp của tội phạm: là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị
hành vi phạm tội cụ thể xâm hại.
 Khách thể loại là cơ sở thể hiện rõ nhất bản chất của tội phạm cụ thể.

II. CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT QUA TÌNH HUỐNG CỤ


THỂ:
Tình huống(2)
Theo hồ sơ vụ án thảm sát ở Bình Phước, tháng 10.2013, Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi,
con gái ông Lê Văn Mỹ, chủ nhà) có mối quan hệ tình cảm với Nguyễn Hải Dương
nhưng do gia đình không đồng ý nên Linh chủ động chia tay. Sau khi 2 người chấm
dứt quan hệ tình cảm, Dương vẫn cảm thấy không thể sống thiếu Linh nên nảy sinh ý
định giết cả gia đình Linh cướp tài sản để trả thù. Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội,
Dương lên kế hoạch mua 1 súng bắn bi giá 6 triệu đồng, 1 khẩu súng điện giá 2 triệu
đồng, 1 con dao Thái Lan dài 30 cm, 1 dao bấm lưỡi dài 7 cm, mua 1 sim rác để liên
lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của Trần Thị Trinh (dì của
Dương), lấy 10 dây rút nhựa, 1 cuộn băng keo dính để bịt miệng nạn nhân. Trưa ngày
6 tháng 7, 2015 Dương hẹn Tiến uống cafe và rủ Tiến tham gia cướp tài sản của một
gia đình giàu có ở Huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và Tiến đã đồng ý tham gia.
Để đột nhập vào nhà ông Mỹ, Dương biết nhà ông Mỹ đều có khóa trong nên Dương
6
đã lừa Vỹ (cháu bà Nga) là sẽ cho tiền và gà để Vỹ xuống mở cổng cho Dương và
Tiến vào nhà ông Mỹ để thực hiện hành vi giết người cướp tài sản. Theo đúng kế
hoạch đã hoạch định từ trước, vào khoảng 2 giờ, 7 tháng 7, Dương và Tiến đi xe máy
đến cổng nhà ông Mỹ và nhắn tin cho Vỹ ra mở cổng, khi Vỹ ra mở cổng, Dương và
Tiến đã khống chế Vỹ và giết ngay ở sân gần cổng ra vào. Sau khi giết xong Vỹ bọn
chúng đã đột nhập lên lầu 1 bắt trói Linh (con gái ông Mỹ) và Như (cháu gái bà Nga),
dùng băng keo bịt miệng Linh và Như, trói vào cửa sổ và xuống tầng trệt bắt trói ông
Mỹ và cháu Quốc Anh (con trai ông Mỹ), khống chế bà Nga yêu cầu chỉ nơi cất tiền
và tài sản. Bà Nga đã tự mở két sắt nhưng không có tiền và tài sản quý, bọn chúng đã
lục soát trong phòng và cướp được hơn 4 triệu đồng và 1 ít Đô la Mỹ. Sau đó, bọn
chúng trói bà Nga lại, dẫn cháu Quốc Anh để tra khảo tiền tài sản. Cháu Quốc Anh
trả lời không biết, bọn chúng đã giết cháu Quốc Anh. Sau khi giết cháu Quốc Anh,
bọn chúng quay trở lại phòng ông Mỹ giết bà Nga và ông Mỹ. Rồi tiếp tục lên lầu 1
tra khảo cháu Linh, cháu Như về tiền và tài sản, nhưng không có nên bọn chúng giết
chết cháu Như và Linh. Đồng thời lấy đi 5 điện thoại, 1 iPad của các nạn nhân. Sau
khi gây án xong, phát hiện bé gái 18 tháng tuổi khóc, lúc này Dương động lòng trắc
ẩn nên dỗ bé ngủ tiếp. Trước khi rời hiện trường để che dấu hành vi phạm tội của
mình, bọn chúng đã xuống tầng trệt lấy quần của ông Mỹ mặc và tẩu thoát. Khi về
đến phòng trọ của Tiến, bọn chúng đã kiểm tra lại tài sản cướp được, cùng những
quần áo, phương tiện gây án như dao, súng, giày dép cho vào ba lô giao cho Tiến
quản lý. Qua điều tra năm nạn nhân bị đâm chết bằng dao nhọn, còn bà Nga bị giết
bằng dao Thái Lan chứ không phải cắt. Dương là người trực tiếp đâm các nạn nhân,
còn Tiến dùng dây siết cổ.

1. Mặt khách quan của VPPL trong tình huống trên.


- Hành vi trái pháp luật: là hành vi giết người cướp tài sản của Nguyễn Hải Dương
và đồng phạm Tiến biểu hiện dưới dạng hành động đó là:
+ Dương dùng dao đâm vào cổ nạn nhân sau khi đã khống chế được các nạn nhân
+ Tiến đã dùng dây siết cổ nạn nhân cho bất tỉnh để Dương thực hiện hành vi giết
người
- Hành vi của Dương và Tiến đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến cái
chết thương tâm của 6 người trong một gia đình, cướp đi một gia đình của một
đứa bé mới 18 tháng tuổi và để lại một nỗi đau kinh hoàng, thương xót tột cùng
của gia đình và người thân, làng xóm của ông Mỹ, gây xôn xao, hoang mang dư
luận.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả: Điều này thể hiện ở
chỗ sau khi Dương cùng Tiến giết các nạn nhân, các nạn nhân mới tử vong có
nghĩa là hành vi trái pháp luật xảy ra trước sự thiệt hại. Hành động dùng dây siết
cổ và dùng dao đâm vào cổ giết người luôn chứa đựng khả năng làm mất sinh
mạng của người bị đâm. Cái chết của 6 người là kết quả tất yếu mà hành động của
Dương và Tiến mang lại. Tức là, nguyên nhân dẫn đến cái chết của 6 người nhà
ông Mỹ là hành động giết người của Dương và Tiến.
7
- Thời gian thực hiện hành vi giết người là vào khoảng 2 giờ, 7 tháng 7 năm 2015
- Địa điểm xảy ra án mạng: cụ thể là Vỹ (cháu bà Nga) ở ngoài sân gần cổng ra vào,
và 5 người còn lại (ông Mỹ, bà Nga, Linh, Như, cháu Quốc Anh) ở trong nhà ông
Mỹ tại Huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
- Phương tiện thực hiện hành vi giết người: dao cùng với súng và dây
 Từ những phân tích trên ta nhận thức rõ hơn được mặt khách quan của vi phạm
pháp luật và tất cả những yếu tố trên đều là cơ sở trực tiếp để truy cứu trách
nhiệm pháp lí của phạm nhân, nhưng quan trọng hơn cả là hành vi trái pháp
luật, có những hành vi trái pháp luật mà pháp luật không cần quan tâm đến hậu
quả của nó, bởi vì tính chất của hành vi trái pháp luật là đặc biệt nghiêm trọng
rồi. Trong khi xét đến hậu quả của vi phạm, ta cần đặt chúng trong mối quan
hệ nhân quả, tuyệt đối không được áp đặt, có cái nhìn phiếm diện một chiều,
hoặc suy diễn không thực tế hậu quả đó. Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của
vi phạm còn được đánh giá qua công cụ, phương tiện thực hiện án, thời gian,
địa điểm xảy ra.

2. Mặt chủ quan của VPPL trong tình huống trên


- Trong tình huống trên tội giết người cướp tài sản của bị cáo Dương có lỗi cố ý
trực tiếp (người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra).
- Động cơ giết người ở đây là do Dương và Linh có mối quan hệ tình cảm với
nhau nhưng gia đình của Linh không đồng ý nên Linh chủ động chia tay. Sau
khi 2 người chấm dứt quan hệ tình cảm, Dương vẫn cảm thấy không thể sống
thiếu Linh nên Dương nảy sinh thù hận và muốn trả thù.
- Mục đích: Với động cơ đó bị cáo Dương đã nảy sinh ý định giết cả gia đình
Linh để trả thù và thực hiện hành vi cướp tài sản để trả công cho Tiến. Rõ ràng
trong thâm tâm của Dương mọi sự chuẩn bị cho hành vi giết người của Dương
đã được suy tính hết (Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội, Dương lên kế hoạch
mua 1 súng bắn bi giá 6 triệu đồng, 1 khẩu súng điện giá 2 triệu đồng, 1 con
dao Thái Lan dài 30 cm, 1 dao bấm lưỡi dài 7 cm, mua 1 sim rác để liên lạc,
mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của dì ruột, lấy 10 dây rút
nhựa, 1 cuộn băng keo dính để bịt miệng nạn nhân, Dương còn chủ động rủ
Tiến cùng mình thực hiện hành vi phạm tội). Mục đích của Dương mang tính
cục bộ và tiêu cực. Chỉ vì hận thù cá nhân mà Dương đã cướp đi tính mạng của
6 người một cách không thương xót. Hành vi đó của Dương và Tiến xứng đáng
bị xã hội lên án và xét xử đúng pháp luật.
3. Chủ thể vi phạm pháp luật trong tình huống
Tại thời điểm xảy ra vụ án bị cáo Dương và Tiến đã đủ tuổi phải chịu trách
nhiệm pháp lý với mọi loại tội phạm, không có bệnh làm hạn chế đến khả năng
nhận thức hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình, Dương và Tiến biết trước

8
hậu quả xấu do hành vi trái pháp luật của mình gây ra mà vẫn thực hiện. Tội
“Giết người" là tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, về mặt chủ thể bị cáo Dương
và Tiến phải chịu trách nhiệm hình sự với tội giết người một cách dã man
(dùng dao đâm vào cổ), với hành vi đó hai bị cáo đã bị Tòa án nhân dân tỉnh
Bình Phước tuyên án Tử hình với hai tội danh Giết người và Cướp tài sản. Đây
là kết quả xét xử thích đáng dành cho hai bị cáo và xoa dịu dư luận xã hội.

4. Khách thể vi phạm pháp luật trong tình huống trên


- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm (Điều 20 Hiến pháp Việt Nam 2013). Quyền sống là một
trong những quyền cơ bản nhất của con người điều này được quy định rất rõ
trong điều 3 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Theo đó “Mọi người đều
có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân " Cuộc sống của mỗi con
người bắt đầu từ khi họ sinh ra cho đến khi họ chết. Tội giết người trực tiếp
xâm phạm đến quyền sống của con người, cụ thể ở đây là 6 nạn nhân trong
gia đình ông Mỹ.
- Đối tượng tác động của tội giết người chính là thân thể của 6 nạn nhân kể
trên bị đâm vào cổ dẫn đến chết. Hành vi giết người của 2 bị cáo làm ảnh
hưởng tới quan hệ thân nhân giữa 6 nạn nhân với gia đình, bạn bè, hàng
xóm và những quan hệ xã hội khác. Làm tổn thương về mặt tinh thần đối
với người thân gia đình ông Mỹ (cụ thể là bé Na đã trở thành trẻ mồ côi chỉ
vì hành vi tàn ác của hai bị cáo- người duy nhất sống sót trong gia đình).
Ngoài ra hành vi cướp tài sản còn làm ảnh hưởng đến quan hệ tài sản về
quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được nhà nước bảo vệ. Vì vậy
khi xét tới yếu tố khách thể của VPPL cần phải xét tới những ảnh hưởng mà
hành vi trái pháp luật làm xâm hại tới các quan hệ được pháp luật bảo vệ
 Qua việc tìm hiểu các yếu tố dấu thành vi phạm pháp luật và nhất là tình huống
cụ thể trên giúp chúng ta có thêm những nhận thức mới hơn, tổng quát hơn về
những hành vi VPPL trong xã hội và từ đó chúng ta có thể tuân thủ đúng pháp
luật.

III. KẾT LUẬN


Việc xác định rõ ràng các yếu tố cấu thành của VPPL là vô cùng quan trọng giúp truy
cứu trách nhiệm pháp lý được hiệu quả, chính xác, công bằng và khách quan. Tuy
nhiên, tùy theo từng loại trách nhiệm pháp lí hoặc từng trường hợp trách nhiệm pháp
lí cụ thể mà cần phải xác định đầy đủ hoặc có thể bỏ qua không cần xác định về
những yếu tố nào đó của cấu thành VPPL. Vì vậy muốn định tội danh một cách chính
xác thì cần nắm vững cấu thành tội phạm.

9
Các mối quan hệ xã hội mà con người tham gia đều được pháp luật bảo vệ để mang
lại hạnh phúc cho nhân dân và đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Tuy nhiên hiện nay
tình hình VPPL trong xã hội diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều hình thức, cách
thức hoạt động và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vì vậy mà các cơ quan chức năng, nhà
chức trách có thẩm quyền khi truy cứu trách nhiệm pháp lí phải hết sức thận trọng,
tìm hiểu kĩ càng tất cả các căn cứ thực tế để tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lí
sao cho đúng người, đúng tội và công bằng tránh trường hợp xử sai dẫn tới những
đáng tiếc không đáng có.

Với góc độ là một trong những sinh viên ngành Tài chính- Ngân hàng. Trong quá
trình làm bài không thể tránh khỏi những hạn chế về nhận thức, cách trình bày và còn
những thiếu sót khác. Vì vậy em mong giáo viên đóng góp ý kiến để bài viết của em
được hoàn thiện hơn. En xin chân thành cảm ơn.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Truy xuất:
(1): https://kiemsat.vn/phan-biet-toi-giet-nguoi-voi-toi-co-y-gay-thuong-tich-hoac-
gay-ton-hai-cho-suc-khoe-cua-nguoi-khac-62350.html
(2): https://thethaovanhoa.vn/the-gioi/tong-cuc-canh-sat-cong-bo-toan-bo-qua-trinh-
hung-thu-gay-an-vu-tham-sat-6-nguoi-tai-binh-phuoc-n20150711154441590.htm
https://thanhnien.vn/an-mang-o-binh-thuan-dung-bua-danh-chet-nguoi-roi-den-cong-
an-dau-thu-post1392235.html

Tài liệu tham khảo:


https://azlaw.vn/loi-trong-cau-thanh-toi-pham.htm
https://luatminhkhue.vn/dong-co-pham-toi-la-gi---khai-niem-ve-dong-co-pham-
toi.aspx
Giáo trình Pháp luật đại cương Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội GVC.TS. Vũ Quang
Giáo trình Pháp luật đại cương Nhà xuất bản Đại học sư phạm (Chủ biên GS.TS Mai
Hồng Quỳ)
Bùi Xuân Phái, vi phạm pháp luật- một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, 2001

11

You might also like