You are on page 1of 6

1

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Nhận định đúng, sai. Giải thích tại sao?
1. Theo học thuyết Mac - Lê nin, nhà nước là hiện tượng xã hội mang tính
vĩnh cửu, bất biến.
Nhận định sai
Vì Nhà nước là một hiện tượng lịch sử - xã hội, có quá trình ra đời, hình thành
và phát triển, vì thế Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Nhà nước tồn tại không phải là
mãi mãi từ ngàn xưa”.
2. Tại các quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị, cơ
quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Nghị viện) và nguyên thủ quốc gia (Tổng
thống, Chủ tịch nước) do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân
dân.

Nhận định sai

Vì có một số quốc gia nhân dân chỉ bầu ra Quốc hội, sau đó Quốc hội mới
bầu Chủ tịch nước, ví dụ: Việt Nam
3. Tại nước ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
Nhận định sai
Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành Luật, còn văn bản
QPPL có rất nhiều cơ quan ban hành, ví dụ: Nghị định do Chính phủ ban hành,
Pháp lệnh do ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.
4. Mọi quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội đều là quan hệ pháp luật.
Nhận định sai
Trong đời sống xã hội có rất nhiều quan hệ nhưng đâu phải quan hệ nào
cũng đều là quan hệ pháp luật. Ví dụ: quan hệ hôn nhân là quan hệ pháp luật nhưng
quan hệ yêu đương đâu do pháp luật điều chỉnh.
2

5. Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.


Nhận định sai
Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực hành
vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Như vậy, không phải hành vi trái luật nào cũng là vi phạm pháp luật cả. Ví
dụ: người điên giết người, là người điên thực hiện hành vi trái luật nhưng không
phải hành vi vi phạm pháp luật vì người đó mất năng lực hành vi.
6. Khi lý giải nguồn gốc ra đòi của nhà nước, tất cả các học thuyết phi
Macxit đều dựa trên việc phân tích các tiền đề kinh tế và tiền đề xã hội.
Nhận định sai
Vì khi lý giải nguồn gốc ra đòi của nhà nước, tất cả các học thuyết phi
Macxit đều dựa trên các thuyết như: thuyết thần học, thuyết gia trưởng, thuyết bạo
lực…hoàn toàn không dựa trên việc phân tích các tiền đề kinh tế và tiền đề xã hội.
7. Trong chính thể cộng hòa tổng thống, tổng thống do nhân dân trực tiếp
bầu ra là nguyên thủ quốc gia, còn Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ.
Nhận định sai.
Trong chính thể cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia do nhân dân bầu
ra một cách trực tiếp là người đứng đầu nhà nước có quyền hạn rất lớn. Ví dụ như
ở Hoa Kỳ, tổng thống có quyền chuẩn bị dự án Ngân sách, các dự luật tài chính.
Tổng thống có quyền thành lập chính phủ, bổ nhiệm thành viên chính phủ (với sự
chấp thuận của thượng viện).
8. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều được xem là quy
phạm pháp luật.
Nhận định sai
Trong cuộc sống các quan hệ xã hội của chúng ta được điểu chỉnh bởi các
quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật trong đó các quy phạm đạo đức thì có
thể được thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải
3

quy phạm đạo đức nào cũng được nâng lên thành luật cả. Tồn tại xã hội quyết định
ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn mực đạo đức
không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội.
9. Hành vi cố ý đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật
hình sự.
Nhận định sai.
Nếu hành vi cố ý đánh người gây thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11%
nhưng bên gây thiệt hại thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 ĐIều 134
đã nêu trên thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiện, nếu hành vi cố ý đánh người gây thương tích dưới 11% và không
thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 đã nêu trên thì hành vi
này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

10. Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý
đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhận định sai
Vì không phải chỉ có toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng
trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật mà tùy theo tính chất và
mức độ phạm tội chủ thể sẽ chịu một trách nhiệm pháp lý phù hợp với hành vi mà
mình gây ra.
Ví dụ:
- Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội
phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội
của họ. Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự
lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những
biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại
trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
4

- Trách nhiệm kỷ luật: là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập
thể) đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong
nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định theo quy định
của pháp luật.
11. Các kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến bảo vệ quyền lợi
tuyệt đối cho giải cấp thống trị nên chỉ mang bản chất giai cấp.
Nhận định đúng
Vì nhà nước chiếm hữu nô lệ thì có 2 giải cấp chủ nô và nô lệ:
- Chủ nô: nắm mọi quyền hành chính trị, không bao giờ phải lao động chân
tay, chỉ làm chính trị hoặc hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Họ sống sung sướng,
nhàn hạ dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.

- Nô lệ: Nô lệ là lực lượng lao động chính trong xã hội. Mọi của cải đều nhờ
sức lao động của nô lệ mà có: từ việc sản xuất lúa gạo ở các trang trại đến việc làm
ra các sản phẩm thủ công như giày dép, quần áo...
Nhà nước phong kiến thì có 2 giai cấp địa chủ và nông dân:

- Địa chủ: có phương thức bóc lột đặc trưng là địa tô, ngoài ra còn có tầng
lớp thợ thủ công, tầng lớp thị dân. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính trong chế
độ phong kiến.

Nông dân: là tầng lớp thấp trong xã hội và phải chịu áp bức bóc lột.
12.Trong hình thức chính thể cộng hòa, tất cả người dân đều có quyền tham
gia bầu cử để bầu bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước.

Nhận định sai


Theo quy định của pháp luật công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ, không đang trong tình trạng bị hình phạt tù
giam… thì được tham gia bầu cử để bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước.
5

13. Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, người từ đủ
14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với mọi loại tội phạm.
Nhận định sai
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành người từ đủ 16
tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BLHS có
quy định khác.
14. Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Nhận định sai
Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự (nếu số tiền trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên).
15. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với
các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhận định sai
Về nguyên tắc đúng là mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người phạm tội nhưng vẫn không
phải chịu trách nhiệm pháp lý, cụ thể các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự. Căn
cứ Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự.

Trường hợp 2. Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý. Là
những người dưới 14 tuổi, căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 2015.

Trường hợp 3. Miễn trách nhiệm pháp lý. Căn cứ điểm c khoản 2 và khoản 3
Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật sửa
đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.
6

16. Tại các quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị,
nguyên thủ quốc gia (Tổng thống, Chủ tịch nước) do nhân dân bầu ra và chịu trách
nhiệm trước nhân dân.
Nhân định sai
Tại các quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị,
nguyên thủ quốc gia phụ thuộc vào sự cho phép trực tiếp hoặc gián tiếp của quốc
hội, thường được biểu thị qua quyền bỏ phiếu tín nhiệm không phải do nhân dân
bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
17. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện
cho ý chí và nguyện vọng của người dân cả nước, nắm trong tay quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
Nhận định sai
Quốc hội chỉ nắm quyền lập pháp còn quyền hành pháp, quyền tư pháp là
Chính phủ và cơ quan tố tụng (Tòa án và Viện kiểm sát).

You might also like