You are on page 1of 33

BÀI TẬP TỰ HỌC

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


Giúp sinh viên có tài liệu để ôn tập những kiến thức đã học trong nội dung môn
học.
- Sinh viên tự học và làm các bài tập ở nhà. Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên
trao đổi với Giảng viên để được giải đáp.

CHƯƠNG 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC


Bài tập 1:
Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích?
1. Nhà nước là một trong các tổ chức được quy định các loại thuế và tổ chức thu
thuế bắt buộc
2. Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội do đó tương ứng
sẽ có 5 kiểu Nhà Nước
3. Tùy vào các kiểu nhà nước khác nhau mà Nhà nước có thể mang hoặc bản chất
giai cấp, hoặc bản chất xã hội.
4. Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử là tất yếu khách quan
5. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
6. Nhà nước sẽ tồn tại mãi mãi trong mọi chế độ xã hội loài người
7. Mọi hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước đều được
gọi là chức năng của nhà nước.
8. Nhà nước mang bản chất giai cấp nghĩa là nhà nước sẽ thuộc về một giai cấp
trong xã hội.
9. Kiểu nhà nước là cách tổ chức quyền lực của nhà nước và những phương pháp để
thực hiện quyền lực nhà nước
10. Chức năng lập pháp của nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật.
11. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin, Nhà nước là hiện tượng xã hội có
tính vĩnh cửu, bất biến

1
12. Tại các quốc gia theo hình thức cấu trúc nhà nước liên bang, mặc dù có hai hệ
thống cơ quan nhà nước nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật áp dụng chung cho
toàn liên bang..
13. Tương ứng với mỗi hình thái xã hội là một kiểu nhà nước
14. Quốc hội là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp
15. Tại Việt Nam, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, do nhân dân trực tiếp
bầu cử ra
16. Quan hệ giữa Sở tư pháp tỉnh A và UBND quận B – tỉnh A về “hướng dẫn chuyên
môn” là đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp
17. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
18. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan duy nhất có chức năng
xét xử ở nước ta
19. Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước trong Bộ máy nhà nước Việt Nam đều do
nhân dân cả nước bầu ra.
20. Trong Bộ máy Nhà nước Việt Nam, Quốc hội có quyền ban hành tất cả các văn
bản quy phạm pháp luật.
21. Chính phủ là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của Quốc Hội
22. Cơ cấu tổ chức của chính phủ gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ.
23. Người làm việc trong cơ quan nhà nước là cán bộ, công chức nhà nước.
24. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ.
25. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra trong số các đại
biểu Quốc hội.
26. Tòa án ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình ba cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp
tối cao.
Bài tập 2: Hãy Sắp xếp các cơ quan sau vào chung một nhóm cơ quan có cùng tính
chất

2
1. Ủy ban nhân dân quận 9, tp HCM
2. Chủ tịch nước
3. Bộ giáo dục đào tạo
4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam
5. Hội đồng nhân dân phường Long Bình Tân, Tp Biên Hòa
6. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
7. Chính phủ
8. Hội đồng bầu cử quốc gia
9. Kho bạc Nhà nước Việt Nam
10. Ủy ban pháp luật
11. Phòng giáo dục đào tạo quận 9
12. Học viện Chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
13. Thanh tra Chính Phủ

CHƯƠNG 2 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT


Bài tập 1:
Nguồn gốc, bản chất, thuộc tính … của pháp luật
1. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
2. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.
3. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp
luật.
4. Pháp luật và đạo đức đều là những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận, được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước
5. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và
tiền lệ pháp.
6. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ
chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của
xã hội.
7. Pháp luật và các quy phạm xã hội khác có thể bổ trợ nhau trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội
8. Chỉ pháp luật mới được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước

3
9. Tập quán pháp là những tập quán lâu đời, được người dân tự nguyện áp dụng
phù hợp với lợi ích của xã hội và cộng đồng
10. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát
triển của xã hội.
Hệ thống pháp luật – Quan hệ pháp luật
11. Năng lực pháp luật của cá nhân chỉ xuất hiện khi cá nhân đó được cấp giấy
chứng minh nhân dân
12. Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc chung. S
Có quy phạm khác mang tính bắt buôcj chung vd tâpj quán
13. Các quy phạm được hình thành trong cuộc sống phải do Nhà nuớc ban hành,
thừa nhận. S
Quy phạm tập quán đạo đức cũng đc hình thành
14. Quy phạm pháp luật luôn được cấu thành bởi 3 bộ phận S
Không phải qppl đều đc cấu thành bởi 3 bộ phận
15. Năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau. Đ
16. Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ. S
Ko thuộc 3 trường hợp mất NLHV khó khăn trong HV…
17. Người say rượu là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. S
18. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật xuất hiện
tại cùng một thời điểm S
đối với cá nhân NLPL xuâts hiện trơcs NLHV
19. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật S
20. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ Pháp luật. S
Có những mỗi quan hệ cá nhân với cá nhân
21. Các cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật. S
22. Tất cả quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật S
Vì qhpl là qhxh có qppl điều chỉnh trog đó các bên tham gia có nghĩa vụ quyền
pháp lí nhất định
23. Khách thể của vi phạm pháp luật là lợi ích vật chất, tinh thần. bỏ

4
24. Hệ thống pháp luật là tập hợp có tính hệ thống của các văn bản quy phạm pháp
luật. S
Theo khái niệm hệ thống pháp luật
25. Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật. S

26. Ở Việt Nam, chỉ có Quốc Hội và Uỷ ban thường vụ Quốc Hội mới có quyền
ban hành Nghị quyết S
Xem trong văn bản pl
27. Một điều luật có thể gồm nhiều quy phạm pháp luật, nhưng một quy phạm
pháp luật chỉ có thể thể hiện trong một điều luật. S
Có một số trường hợp qppl chế tài đc thể hiện ở qppl khác
28. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm
quyền và nghĩa vụ pháp lý. S
Hai vấn đề pháp lí khác nhau
29. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tự mình thực hiện các giao
dịch dân sự Đ
30. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. S
Công dân để trở thành
31. Năng lực hành vi của chủ thể” phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình
độ của chủ thể. S
Năng. lực hành vi không phụ thuộc vào chủ thể
32. Chủ thể của quan hệ pháp luật phải là người thành niên. S
Cá nhân và tổ chức
33. Cơ quan quyền lực Nhà nước có quyền ban hành tất cả các loại văn bản pháp
luật. S
quốc hội không ban hành văn bản pl
34. Pháp luật Việt Nam chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội mà chủ thể là công dân
Việt Nam. S
người nước ngoài đều chịu điều chỉnh của pháp luật ViệtNam

5
35. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là do chủ thể của hành vi đã không tuân thủ
pháp luật. bỏ
36. Năng lực pháp luật của công dân Việt Nam và năng lực pháp luật của công dân
nước ngoài không giống nhau bỏ
37. Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo về các môn thi tốt nghiệp trung học phổ
thông năm học 2017 – 2018 là văn bản quy phạm pháp luật cho năm học đó. S
Không phải là văn bản quy phạm pháp luật
Thực hiện pháp luật – Vi phạm pháp luật – Trách nhiệm pháp lý
38. Người không thể điều khiển được hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc các
chất kích thích khác khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì được xem
là một tình tiết giảm nhẹ. S
39. A đánh B và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù giam( trách nhiệm hính sự) về tội cố
ý gây thương tích và buộc A bồi thường( dân sự) cho B 10 triệu đồng. Vậy, A
đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với B. Chưa đúng hoàn toàn
40. Sở Kế hoạch đầu tư cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh
nghiệp là hoạt động áp dụng pháp luật. Đ
41. Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật S
Có đầy đur hành vi trái pl, có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lý
42. Người từ đủ 16 tuổi trở lên mới đủ độ tuổi là chủ thể của vi phạm pháp luật S
Vi phạm pháp luật nào?
43. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật nhưng không phải mọi hình
thức thực hiện pháp luật đều là áp dụng pháp luật Đ
44. Một cá nhân khi thực hiện hành vi không biết trước hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội thì không được coi là có lỗi. S
45. Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý S
Trong thời gian truy cứu trách nhiệm pháp lí
46. Mối quan hệ nhân quả là một trong những yếu tố thuộc mặt chủ quan của vi
phạm pháp luật S
thuộc khách quan

6
47. Mọi hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là hành
vi vi phạm pháp luật S
Đáp ứng đầy đủ hành vi vi phạm pl như hành vi vppl có lôic
48. Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật với hành vi hành động S
Ko hành động
49. Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là hành vi vi phạm pháp luật Đ
50. Chủ thể của vi phạm pháp luật hình sự là cá nhân và tổ chức. S
Cá nhân phải có năng lực trách nhiệm pháp lí
Là cá nhân và pháp nhân thương mại
51. Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm
pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình
sự vừa là vi phạm pháp luật dân sự. S
52. Quan điểm tiêu cực( suy nghĩ) của các chủ thể vi phạm pháp luật được
xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật đó. S
53. Chỉ có chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mới là chủ thể của vi phạm
pháp luật. S
Có rất nhiểu trường hợp khác vd: trong các vụ án hình sự có đồng phạm có chủ
mưu
54. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật
chất. S
thể hiện dưới tinh thần nữa
55. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm
pháp lý. S
tuỳ trường hợp khác nhau
56. Trách nhiệm pháp lý là chế tài. S
Đó là biện pháp cưỡng chế nhà nước áp dụng đối với chủ thể vppl
57. Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý và
ngược lại. S
58. Thực hiện pháp luật bao gồm hành vi hợp pháp và vi phạm pháp luật của các
chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. S

7
Không thể bao gồm hành vi vppl
59. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, nhà
chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền. S
Có thể của cá nhân
60. Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ của công dân khi thực
hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. S
Công dân thực hiên các quyền pháp lí
61. Áp dụng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
các chủ thể được nhà nước trao quyền. Đ
62. Hành vi trái với đạo đức, chuẩn mực thông thường trong xã hội là hành vi vi
phạm pháp luật. S
Chưa đủ cấu thành hành vpp;
Bài tập 2: Xác định cơ cấu quy phạm pháp luật
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt.
Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới. (Điều 26 Hiến
pháp năm 2013)

2. “Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép
chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” (Điều 311- Luật số
12/2017/QH 14 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13:
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy,
chất độc).
Giả định: người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển sd hoặc mua bán
Quy định: ẩn không được có hành vi sản xuất
Chế tài: phạt từ 1 năm đến 5 năm
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho
không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường
thiệt hại” (Khoản 3 Điều 462 BLDS 2015: Hợp đồng tặng cho có điều kiện).
Giả định: TH phải thưc…. Không thực hiện, thì bên tặng cho
Quy định: có quyền đòi lại tài sản….

8
4. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người
thừa kế thỏa thuận cử ra (Khoản 1 Điều 616 BLDS 2015)
Giả định
Quy định
5. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật (Điều 33 BLDS 2015)
Giả định: cá nhân, không ai
Quy định: có quyền sống…. sức khoẻ, bị tước đoạt….
6. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc,
giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, nhà
báo, tác giả tác phẩm báo chí và cá nhân khác có hành vi vi phạm quy định của
luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ
nhà báo, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
(Điều 3 Luật báo chí 2016)
Giả định: người đứng đầu… cá nhân khác có hành vi vi phạm quy định của luật
này
Chế tài: tuỳ theo tính chất… trách nhiệm hình sự
Quy định ẩn: chủ thể đó không có hành vi vi phạm luật báo chí
7. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. (Điều 127
Bộ luật Dân sự 2015).
Giả định:
Quy định:
8. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị
phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm. (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).
Giả định:
Chế tài:
Quy định ẩn: không được có hành vi

9
9. “Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ
các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. (Điều
114 BLDS 2015)
Giả định: khi thực hiện nghĩa vụ.. đồng bộ, trừ trường hợp có thoả thuận khác
Quy định: phải chuyển giao toàn bộ… hợp thành
Chế tài ẩn: chế tạif được quuy định trong qppl khác
10. “Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội
dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải
thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao
dịch.” (Điều 188 BLDS 2015)
Giả định:
Quy định
Chế tài ẩn: như câu 9
11. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn
đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Giả định
Chế tài
Quy định ẩn
12.  Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa
thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì
phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 437 BLDS 2015)
Giả định: trường hợp… thì bên mua, trừ th thoả thuận khác
Quy định; có quyền nhận… trong hợp đồng
Không có chế tài
13. Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí
đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với
Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc có thời

10
hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi
phí đào tạo
Giả định: người học.. sau khi tôts nghiệp
Quy định: phải chấp hành… nhà nước
Chế tài: trường hợp.. phí đào tạo
14. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người
ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng
quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ” (Điều 9, Nghị định
71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP về vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).
Chế tài: phạt tiền… 200k
Giả định: đối với người điều khiển… đường bộ
Quy định; phải cài quai đúng cách
15. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có hành vi
đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm
định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư” (Khoản 1, điều 23 nghị định
53/2007/NĐ-CP).
Chế tài: phạt..10tr
Quy định ẩn: nhà đầu tư phải có sự cho phép cơ quan có thẩm quyền
Giả định: đối với nhà đầu tư.. để đầu tư
16. Hãy xác định có bao nhiêu quy phạm pháp luật trong các Điều luật
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”.

11
17. Hãy xác định có bao nhiêu quy phạm pháp luật và cơ cấu của các quy phạm
pháp luật
(Điều 299. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác
– Luật Thương mại)
“1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và
phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
2. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài
khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”.
Bài tập 3: Xác định quan hệ pháp luật
1. Ngày 3/4/2020, Ông A (bên bán) ký hợp đồng mua bán căn nhà số 12 đường
ABC, phường X, thành phố H với ông B (bên mua) trị giá 2 tỷ đồng. Hai bên
thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ nộp các loại thuế liên quan đến việc chuyển
nhượng và lệ phí trước bạ. Phân tích các thành phần của quan hệ pháp luật.
2. Anh Nguyễn Văn A và chị N kết hôn ngày 14/2/2019. Sau đó đến tháng
10/2019, do mâu thuẫn nên chị N đã chuyển về sống ở nhà mẹ đẻ. Từ ngày
13/11/2019 đến ngày 7/6/2020, anh A đi thăm người thân và du lịch tại nước
Anh. Ngày 15/9/2020, chị N sinh ra bé T. Chị N đăng ký khai sinh cho bé T tại
UBND phường A, quận B, thành phố C; đăng ký khai sinh Anh A là cha của bé
T. Ngày 10/12/2020, anh A gửi đơn đến Tòa án xin ly hôn với chị N và yêu cầu
xác định anh không phải là cha của bé T. Xác định các sự kiện pháp lý trong
tình huống trên. Các sự kiện pháp lý này làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quan hệ pháp luật nào. Hãy liệt kê cụ thể.
3. Công ty cổ phần X ký hợp đồng mua 100 tấn gạo của công ty cổ phầnY vào
tháng 10/2021. Ngày 20/10/2021 công ty X giao nhiệm vụ chở hàng cho anh B
(công nhân lái xe của công ty) tới kho của công ty Y vận chuyển số hàng trên về
các siêu thị mà công ty X đã ký hợp đồng cung cấp thực phẩm. Hỏi:
- Có những quan hệ pháp luật phát sinh từ tình huống trên
- Phân tích các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật phát sinh từ tình huống

12
4. Ông Nguyễn Văn Đ với bà Trần Thị Kim A có quan hệ vợ chồng và có đăng ký
kết hôn tại Ủy ban nhân dân thị trấn X, huyện B, tỉnh C theo giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn số 205/2008 ngày 18/7/2008. Trong thời gian chung sống với
nhau giữa ông Đ và bà Kim A không có con chung. Trước khi kết hôn với bà
Kim A thì ông Nguyễn Văn Đ và chung sống với bà Nguyễn Thị Thu V từ năm
1992 đến năm 2000. Trong thời gian chung sống, ông Đ và bà V có 03 người
con chung. Ông Nguyễn Văn Đ chết ngày 14/10/2015. Được biết trước đó ngày
23/8/2015, ông Đ có lập di chúc hợp pháp để lại tài sản cho bà Kim A. xác định
các quan hệ pháp luật trong tình huống trên.
Bài tập 4: Xác định hình thức thực hiện pháp luật
1. Cô Nguyễn A là chủ nhân của trang blog C. Trên trang blog của mình, A có một
số bài viết không đúng sự thật về một live show cũng như có những nhận định
về đời sống nghệ sĩ của cô ca sĩ P làm ảnh hưởng đến uy tín của cô P. Cuối
cùng cô P đã làm đơn khởi kiện nhờ pháp luật can thiệp vì đã xúc phạm danh dự
của cô.  
Vận dụng pl
2. Ủy ban nhân dân phường X cấp giấy chứng thực sơ yếu lý lịch cho anh Nguyễn
Văn A.
Tuân thủ pl
3. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước ra bản án tuyên phạt Nguyễn Hải D hình phạt
tử hình về hai tội là tội giết người và tội cướp tài sản.
Áp dụng
4. Anh A và chị B đến Ủy ban nhân dân xã gửi hồ sơ xin đăng ký kết hôn. 2 tuần
sau, tại trụ sở Ủy ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trao cho anh chị Giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn, chính thức công nhận anh chị là vợ chồng.
Vận dụng pl: đăng kí kết hôn
Áp dụng pl: trao chứng nhận đăng kí kết hôn
5. Công dân A đi bỏ phiếu bầu cử( quyền và nghĩa vụ) đại biểu quốc hội và đại
biểu hội đồng nhân dân
Thi hành pl và vận dụng

13
6. Anh B là vận động viên bơi lội (sức khỏe bình thường), thấy 1 người nhảy
xuống sông, rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và đã cứu giúp.
Thi hành pl
7. A là Công ty kinh Doanh bảo hiểm đã thực hiện theo đúng quy định Điều 97
Luật kinh Doanh bảo hiểm “Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả
năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi
nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.” (Điều 97 Luật
Kinh doanh bảo hiểm)
Thi hành pl
8. A là thanh tra xây dựng huyện X, tỉnh Y. Trong phạm vi thẩm quyền của mình
được pháp luật quy định đã căn cứ vào các quy định pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng để ra Quyết định xử phạt đối với
người có hành vi xây dựng trái phép
Áp dụng pl
Bài tập 5: Xác định yếu tố lỗi trong các tình huống sau
1. Trần văn A (19 tuổi) vì thù ghét B (19 tuổi) nên đã rủ một nhóm bạn đánh hội
đồng B, dẫn đến B bị thương tích 25% 
lỗi cố ý trực tiếp
2. X là một nhà nghiên cứu vũ khí của nước M. Mặc dù biết rằng biết thí nghiệm
của mình là nguy hiểm, có thể gây ra vụ nổ lớn trên diện rộng nhưng X cho rằng
có thể kiểm soát được hoặc nếu có gì xảy ra có thể khắc phục được (X đã sử
dụng các biện pháp khác nhau để kiểm soát không để thiệt hại xảy ra). Nhưng
kết quả vụ nổ làm hơn 02 người chết.
Vô ý quá tự tin
3. Ông X cãi nhau với vợ, trong lúc thiếu kiềm chế đã lấy cốc uống nước ném vào
vợ, không ngờ ném trúng em bé nhà hàng xóm đang chơi gần đó làm em bị
thương.
Vô ý do cẩu thả
4. A (19 tuổi) mới mua xe ô tô phân khối lớn và muốn thể hiện chiếc xe đó trên

14
đường phố nên đã điều khiển xe chạy nhanh , va chạm với B là người đi xe máy
cùng chiều, khiến cho B bị tử vong.
Vô ý do cẩu thả
5. Bác sỹ Nguyễn Văn A sau khi khám bệnh cho chị Trần Thị Lan, vì quá chủ
quan (Vừa kê toa thuốc, vừa nghe điện thoại), nên đã kê toa bốc thuốc nhầm
cho chị Lan mà không hề hay biết. Sau khi uống thuốc đã được kê toa ở trên,
chị Lan tử vong (nguyên nhân tử vong được xác định do uống nhầm thuốc).
Vô ý do cẩu thả
6. A và B cùng đi săn thú. A nhìn thấy một con gà rừng liền giơ súng lên ngắm
bắn. B thấy gần đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng bắn và nói rằng:
“Thôi đừng bắn nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”. A tiếp tục rê súng theo con gà
rừng và đáp với B rằng A chưa bao giờ bắn trượt. Nói xong, A bóp cò, không
ngờ đạn trúng vào người bẻ măng, làm người bẻ măng chết.
Vô ý quá tự tin
7. Tùng là bác sỹ phẫu thuật cấp cứu tại bệnh viện nhân dân A. Vào lúc 9h ngày
12/08/2019, có bệnh nhân Khoa bị tai nạn xe máy, cần được phẫu thuật ngay.
Mặc dù đã biết được tình hình nhưng vì có mâu thuẫn trong vấn đề tình cảm
trước đó, nên Tùng đã từ chối phẫu thuật, hậu quả là Khoa chết do không được
phẫu thuật cấp cứu kịp thời.
cố ý gián tiêps
8. A và B là hàng xóm. Một hôm A ra bờ sông hóng mát thì nghe tiếng kêu cứu. A
nhìn ra sông thì thấy B sắp chết đuối. Mặc dù biết bơi nhưng A vờ như không
thấy B. A bỏ về nhà, B chết.(A:Vận động viên bơi lội, sức khỏe bình thường)
cố ý gián tiếp
Bài tập 6: Xác định loại trách nhiệm pháp lý
1. Tại bãi đỗ xe cty TNHH X , xảy ra hỏa hoạn tại bãi xe, làm cháy 400 xe máy,
gây thiệt hại 500 triệu đồng. Cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Nguyên nhân là do
anh A, nhân viên bảo vệ của công ty trong ca trực, đã đốt rác ngay bên bãi để xe
công ty.
2. Công ty X đã hằng ngày xả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông

15
ABC thuộc tỉnh Z suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động. Hành động này
gây ô nhiễm nặng cho dòng sông gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh
hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông. Tháng 8/2010, cơ quan
chức năng phát hiện vụ việc và ra quyết định xử phạt hành chính đối với công ty
X.
3. Đội quản lý thị trường số 1 thuộc cục quản lý thị trường tỉnh H kiểm tra cửa
hàng kinh doanh hoa quả nhập ngoại của bà A, phát hiện một lượng lớn hoa quả
k rõ nguồn gốc, có chứa lượng lớn chất bảo vệ thực vật, vượt ngưỡng cho phép.
4. Anh X là cầu thủ bóng đã nổi tiếng. Anh X phát hiện hình ảnh cá nhân của mình
được đăng trên nhiều báo in, báo mạng, lịch treo tường và cả logo quảng bá sản
phẩm mà không thông qua ý kiến của anh. Cho rằng việc này đã ảnh hưởng đến
cuộc sống và xâm phạm quyền lợi cá nhân, anh X kiện yêu cầu các đơn vị đã
dùng ảnh không được đăng tiếp và phải liên đới với nhà nhiếp ảnh bồi thường.
5. Ngày 20/5/2010, Nguyễn Văn H sinh ngày 10/5/1994 đi xe máy Dream II chở
bạn gái đi sinh nhật, do phóng nhanh, lạng lách nên không làm chủ được tốc độ
đó đâm vào xe máy ngược chiều gây hư hỏng nặng chiếc xe, chị C - chủ xe bị
thương nặng (tỷ lệ thương tật giám định là 45%). Tổng giá trị thiệt hại về tài sản
được xác định là 80 triệu đồng
Bài tập 7: Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống sau
1. Khoảng 11h30’ ngày 05/7/2020, V đang đi bộ trên đường H thuộc phường A,
quận B, thành phố H thì phát hiện xe mô tô hiệu Honda Dream màu nâu BKS
43H1- xxxx của anh Trần T đang để tại bãi đất trống trước địa chỉ lô 26 đường
H, phường A, quận B, thành phố H. Nhìn thấy không có người trông coi nên V
nảy sinh ý định trộm cắp xe mô tô này bán lấy tiền tiều xài. V đi đến trộm cắp
chiếc xe nêu trên và thấy xe không khóa cổ nên dắt bộ một đoạn rồi dùng tay
bứt dây bình điện và đạp nổ máy xe chạy đi. Sau đó, V đem bán xe cho B với
giá 2 triệu đồng và tiêu xài cá nhân hết. Theo kết luận định giá chiếc xe trị giá
6.600.000 đồng
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
Hành vi trái pháp luật: V trộm cắp tài sản

16
Thiệt hại: Gây thiệt hại về tài sản là xe máy trị giá 6.600.000 đồng
Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Hành vi trái pháp luật là
nguyên nhân trực tiếp gây ra sự thiệt hại
Thời gian: khoảng 11h 30 ngày 5/7/2020
Địa điểm: đường H thuộc phường A, quận B, thành phố H
Phương tiện, công cụ (nếu có)
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Lỗi: Cố ý trực tiếp : V nhận thức hành vi là nguy hiểm, thấy được hậu quả và mong
muốn cho hậu quả xảy ra
Động cơ: Lấy tài sản
Mục đích: Có tiền tiêu xài
- Chủ thể của vi phạm pháp luật: V có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý
- Khách thể của vi phạm pháp luật: Quyền sở hữu tài sản của công dân
2. Tháng 9 - 2019, Nguyễn Xuân P bắt đầu thả bè nuôi cá tại lòng hồ thủy
điện ABC thuộc tổ dân phố G, phường N, thị xã G, tỉnh DN. Do cần điện
để sinh hoạt và chạy máy nổ tạo khí oxy cho cá nên P đã kéo nhờ đường dây
điện của anh K từ trụ điện số 19/21 đi qua 01 đồng hồ phụ và 01 cầu dao tổng
đến bè nuôi cá. Hệ thống đường dây điện dài khoảng 200m, kéo từ trụ điện thả
xuống hồ nước, dọc theo các khung kim loại của bè cá.
Do UBND có văn bản yêu cầu các hộ dân phải di dời bè nuôi cá ra khỏi lòng hồ
nên P mượn bè cá của chị L về để san cá từ bè cũ ra. P dùng dây thừng cố định hai bè
cá vào gốc cây keo gần đó. Trong quá trình sử dụng thì dây điện vướng và cọ xát với
khung bè tạo ra vết hở, làm lõi kim loại dẫn điện tiếp xúc với khung bè. Khi đóng cầu
dao điện, khung bè bị nhiễm điện và truyền điện trong môi trường nước ở khu vực
xung quanh. Khoảng 17 giờ ngày 13 - 9 - 2016, anh Nguyễn H đi thả lưới bắt cá ở khu
vực gần bè thứ hai của P thì bị điện giật dẫn đến tử vong.
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
Hành vi trái pháp luật: Hành vi sử dụng điện không tuân thủ đầy đủ quy định pháp
luật (…..)
Thiệt hại: Anh H bị điện giật tử vong
Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Hành vi trái pháp luật là
nguyên nhân trực tiếp gây ra sự thiệt hại
Thời gian: khoảng 17h ngày 13/9/2020
Địa điểm: lòng hồ thủy điện ABC thuộc tổ dân phố G, phường N, thị xã G, tỉnh
DN Phương tiện, công cụ (nếu có)
17
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Lỗi: Vô ý do cẩu thả: P không nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra,
mặc dù theo quy định pháp luật phải thấy trước hậu quả
- Chủ thể của vi phạm pháp luật: P có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý
- Khách thể của vi phạm pháp luật: Tính mạng, sức khỏe của công dân

CHƯƠNG 3- LUẬT DÂN SỰ


Bài tập 1: Các nhận định sau đúng hay sai
1. Pháp nhân là 1 tổ chức . Vì vậy mọi tổ chức đều là pháp nhân .
2. Chỉ có ai là chủ sở hữu của tài sản thì mới có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và định đoạt tài sản đó
3. Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định
4. Khi bên nhận được đề nghị im lặng thì xem như là đồng ý giao kết hợp đồng
dân sự
5. Trong mọi trường hợp khi người chết để lại di chúc thì chỉ những người được
chỉ định hưởng di sản có trong di chúc mới được nhận di sản
6. Người phát hiện động sản vô chủ hoặc động sản không xác định được chủ sở
hữu thì được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó
7. Người được thừa kế theo di chúc thì không được thừa kế theo pháp luật.
8. Di chúc bằng văn bản có hiệu lực pháp luật từ khi người lập di chúc ký tên hay
điểm chỉ vào di chúc.
9. Người có quyền chiếm hữu và định đoạt một vật là chủ sở hữu của vật đó.
10. Người được ủy quyền bán nhà cũng đồng thời là người được định đoạt căn nhà
đó
11. Chỉ có cha, mẹ đẻ, con đẻ của người để lại di sản mới được hưởng thừa kế của
người đó theo quy định của pháp luật.
12. Con dâu có quyền hưởng thừa kế của cha, mẹ chồng ở hàng thừa kế thứ nhất
27. Hợp đồng dân sự chỉ có thể được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản.
28. Con sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời điểm đó
cũng có quyền hưởng di sản.

18
29. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực là thời điểm bên đề nghị gửi
đề nghị giao kết hợp đồng

30. Giá trị tối đa của khoản phạt vi phạm theo quy định của BLDS là 12% giá trị
hợp đồng
31. Hợp đồng dân sự là văn bản trong đó thể hiện quyền và nghĩa vụ dân sự giữa
các bên
32. Hợp đồng dân sự phải bao gồm 3 loại điều khoản: điều khoản cơ bản, điều
khoản thường lệ và điều khoản tùy nghi.
33. Chủ thể hợp đồng dân sự có thể bao gồm pháp nhân hoặc cá nhân
34. Hợp đồng dân sự phải được công chứng, chứng thực
35. Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định
36. Khi bên nhận được đề nghị im lặng thì xem như là đồng ý giao kết hợp đồng
dân sự
37. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có lỗi của
bên vi phạm
38. Bất kỳ người nào gây thiệt hại cho người khác đều phải bồi thường.
39. Trong mọi trường hợp nếu người gây thiệt hại có lỗi thì đều phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại.
40. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trường hợp của bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
41. ….
42. Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên
gây ra là trách nhiệm của người giám hộ đương nhiên.
43. Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người của
pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
44. Pháp nhân BTTH bao nhiêu thì người của pháp nhân đó phải hoàn trả bấy
nhiêu.

19
45. Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại
trừ yếu tố lỗi.
46. Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi đó
là trái pháp luật.
Bài tập 2: (Quyền sở hữu) Giải quyết tình huống sau
1. Gia đình bà An là gia đình thuần nông, ngoài việc canh tác 3 sào ruộng lúa, gia
đình bà còn nuôi một đàn vịt để tăng thêm thu nhập. Ngày 3/5/2018, sau khi
lùa đàn vịt chăn ở ngoài đồng về nhà, bà An đếm lại và phát hiện có thêm 15
con vịt khác lạc vào đàn vịt nhà bà. Ngay lúc đó, bà An đã đi hỏi các gia đình
nuôi vịt gần đó và báo với Ủy ban nhân dân xã nhưng không thấy gia đình nào
báo mất vịt. Theo lời cán bộ Ủy ban nhân dân xã, bà An đã nuôi ghép số vịt đó
cùng đàn vịt của nhà mình trong thời gian chờ người mất đến nhận vịt. 20 ngày
sau, ông Bê nhà ở cuối thôn đến tìm bà An và muốn nhận lại số vịt bị thất lạc
và toàn bộ số lượng trứng mà 15 con vịt đã đẻ ra trong quá trình bà nuôi giữ.
Bà An không đồng ý trả lại vịt cho ông Bê vì bà cho rằng mình đã tốn công
chăm sóc trong 20 ngày vừa qua nên số vịt nói trên phải là của gia đình bà.
Theo quy định của pháp luật, lập luận của bà An có đúng hay không? Nêu rõ
căn cứ pháp lý
2. A cho B thuê một 02 con bò để ông B cho bò cày ruộng thuê, lấy lúa. Con ông
B để 2 con bò đi lạc mất. Ông C người làng khác đã phát hiện đôi bò trên và có
thông báo cho cơ quan có thẩm quyền được biết. Sau 8 tháng, bò sinh được 01
bò con, nhưng không thấy ai tới nhận, ông C đã bán đôi bò cho D và giữ lại bê
con để nuôi. Hỏi: quyền sở hữu của ông A trong tình huống trên được bảo vệ
bằng cách nào? Vì sao? Nêu hướng giải quyết? (Biết khu vực ông A và B, C
sinh sống không có tập quán thả rông gia súc)
3. Tháng 02 năm 2014, vợ chồng chị A (người thu mua ve chai, phế liệu ở quận
T, thành phố H) mở thùng loa cũ trong đống phế liệu thì phát hiện 01 gói tiền
Yên Nhật (có giá trị tương đương 900.000.000 đồng). Vợ chồng chị A đã giao
số tiền trên cho Công an quận T giữ. Những ngày đầu khi công an mới tiếp
nhận số tiền trên thì hàng chục trường hợp đến xin nhận là chủ sở hữu số tiền.

20
Tuy nhiên, không ai chứng minh được mình là chủ sở hữu hợp pháp số tiền
này. Tháng 04 năm 2014, Công an Quận T ra thông báo công khai tìm chủ sở
hữu, nhưng sau thời hạn 1 năm không ai đến nhận, Chị A đã trở thành chủ sở
hữu số tiền nói trên. Đến ngày 4/8/2015, Có anh B đến gặp chị A xin nhận lại
số tiền trên. Vậy Anh B có quyền nhận lại số tiền trên không? Vì sao? Nêu rõ
căn cứ pháp lý.
4. Nhà ông Minh và ông Huân cùng đấu thầu hai đầm sát nhau để nuôi trồng thủy
sản. Đầm nhà ông Minh chuyên nuôi tôm, đầm nhà ông Huân chuyên nuôi cá,
mọi người trong làng đều biết việc này. Tuy nhiên, sau trận mưa rào, nước lụt,
tôm từ đầm nhà ông Minh nhảy tràn sang đầm nhà ông Huân. Thấy đầm nhà
mình tự dưng rất nhiều tôm, ông Huân đã cất vó, bắt tôm đem bán, ông Minh
biết chuyện đã yêu cầu ông Huân trả lại số tôm đã bắt. Ông Huân không đồng ý
vì theo ông “cá vào ao ai người đó hưởng”, “tôm ở ao ông thì ông bắt” dẫn đến
mâu thuẫn. Vậy ông Huân có phải là chủ sở hữu đối với số tôm đã bắt không?
Vì sao?
5. Ông A nhặt được 1 cái đồng hồ cổ ở bể bơi nhưng không thộng báo cho cơ
quan có thẩm quyền mà đem về trưng bày trong bộ sưu tập của mình. Hơn 10
năm sau B phát hiện và đến đòi lại tài sản nhưng ông A ko chịu và cho rằng sau
10 năm đã trở thành chủ sở hữu của cái đồng hồ theo thời hiệu. Lập luận của A
đúng hay sai? Vì sao?
Bài tập 3: Bài tập chia thừa kế
Bài 1: Ông An và bà Ánh kết hôn có con là Thắng. Thắng và Lợi kết hôn với
nhau sống tại Quận 9, có 3 con là Quyết, Tâm, Linh. Quyết có vợ là Lâm và con trai
10 tuổi là Hùng. Tâm có chồng là Trí và con gái là Hoa. Trước đó Thắng bỏ đi không
biết tung tích, đến ngày 1/2/2010, Thắng chết do tai nạn giao thông. Theo mong muốn
của gia đình 1 tháng sau mới chia di sản của ông Thắng. Trong năm 2011 Lợi kết hôn
với Tình, có 1 con là Hưng. Năm 2012, Tâm chết vì bệnh tim. Năm 2013 Lợi tự tử.
Tài sản của Tâm là 800 triệu, tài sản chung của Thắng và Lợi là 1,2 tỷ (biết tài
sản này là 2 căn nhà tại Quận Thủ Đức), tài sản chung của Lợi và Tình là 400 triệu.
Hãy xác định:

21
1. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của ông Thắng là
2. Hãy chia di sản thừa kế của Lợi.
Bài 2: Ông Sang và bà Hạnh là vợ chồng hợp pháp có 2 người con ruột: Thái,
Danh, và 1 người con nuôi tên Ngà (sinh năm 2000) (việc nhận nuôi theo đúng quy
định pháp luật). Tài sản chung của ông bà bao gồm căn nhà 2 tỷ, mảnh đất 1 tỷ, tài
khoản ngân hàng 800 triệu. Thái kết hôn với Giang và có hai con là Nhân và Tài, Danh
kết hôn với Hồng có con là Khoa. Năm 2005, bà Hạnh mất không để lại di chúc được
biết bà Hạnh còn bố, mẹ là ông Tý và bà Mùi và em trai là Nam.
Năm 2007 ông Sang kết hôn với bà Linh. Năm 2009, ông Sang và bà Linh có
con chung là Tuyết.
Năm 2013, Danh mất không để lại di chúc biết tài sản chung của vợ chồng
Danh là căn nhà 800 triệu và tài khoản ngân hàng 400 triệu.
1. Hãy Xác định
- Hàng thừa kế thứ nhất của Danh?
- Hàng thừa kế thứ hai của Danh?
2. Chia Di sản thừa kế của bà Hạnh?
3. Năm 2017, ông sang chết. Được biết:
- Bố mẹ đẻ ông Sang là ông Thông, bà Ngát còn sống
- Tài sản của bà Linh và ông Sang là 2 tỷ.
Chia di sản thừa kế của ông Sang trong 2 trường hợp:
a. Ông Sang chết không để lại di chúc
b. Ông sang chết để lại toàn bộ di sản cho Tuyết
Bài 3: Ông An kết hôn với bà Bính có 2 con là Tý và Mùi. Khi Mùi được 2 tuổi
thì đi làm con nuôi của bà Tuất. Trong quá trình chung sống ông An và Bà Bính tạo
dựng được tài sản chung trị giá 820 triệu. Năm 2005, bà Bính chết, ông An vay mượn
lo tiền mai táng hết 20 triệu. Năm 2008, ông A kết hôn với bà Minh sinh được con tên
là Nguyên và có tài sản chung là trị giá 480 triệu. Năm 2014, ông An lập di chúc hợp
pháp cho Nguyên hưởng ½ tài sản của ông. Năm 2015, ông An chết.

22
Sau khi ông An chết, chị Tý yêu cầu Bà Minh cho mình hưởng thừa kế. Bà Minh
không đồng ý và tìm cách giết chết chị Tý nhưng bị phát hiện. Bà Minh bị Tòa án xử 4
năm tù về tội giết người. Hãy chia di sản thừa kế của ông An .

Bài 4: Ông An và bà Hồng là vợ chồng có 3 người con chung là Liên, Vân, Tâm
(Đều đã thành niên và có khả năng lao động). Liên kết hôn với Hạnh có 2 còn là
Phương và Bình. Ngày 15/10/2017, ông An chết có thể lại di chúc hợp pháp cho Bình
và Phương hưởng ½ di sản của ông. Hãy chia thừa kế đối với di sản trị giá 960 triệu
đồng của ông An để lại trong các trường hợp sau:
1. Anh Tâm có văn bản hợp pháp về việc từ chối nhận di sản thừa kế của ông An
2. Do mâu thuẫn gia đình nên Bình lỡ tay đánh chết Phương trước khi ông An qua
đời. Hành vi của Bình bị Tòa án xử 15 năm từ giam vì tội giết người. Ông An
biết việc này nhưng cho đến lúc chết ông An vẫn không sửa đổi di chúc.
Bài tập 4: Giải quyết các tình huống sau
1. Anh Nam và chị Hoa cùng nhau ký kết hợp đồng vay tiền nội dung chủ yếu của
hợp đồng là anh Nam vay chị Hoa 30 triệu, trong 3 tháng phải hoàn trả tiền nợ
lẫn lãi là 33 triệu. Tuy nhiên do dồn được tiền trả nợ nên anh Nam sau 2 tháng
đã trả đầy đủ tiền nợ cho chị Hoa và cũng yêu cầu chị Hoa giảm tiền lãi từ
1,5 triệu xuống 1 triệu. Tuy nhiên chị Hoa không đồng ý.
a. Xác định thành phần của quan hệ pháp luật trong tình huống trên
b. Yêu cầu của anh Nam có đúng quy định của pháp luật không?
2. Ngày 30/07/2017, A có nhắn tin qua điện thoại với nội dung muốn nhượng lại
cho B một chiếc áo đầm với giá 500 ngàn đồng, mới 100%, giá gốc là 880 ngàn
đồng. Thời hạn trả lời là một tuần. Ngày 2/08/2017 B mới đọc tin nhắn của A.
Ngày 3/08/2017 B đồng ý lời đề nghị của A. Theo pháp luật dân sự hiện hành,
thời điểm lời đề nghị giao kết hợp đồng của A có hiệu lực là thời điểm nào?
3. Tình gởi email cho An với nội dung: Tình có 10 kg mực khô, đảm bảo vệ sinh,
chất lượng, Nhưng Tình không dùng hết muốn chia cho An 5 kg với giá
250.000 đồng/kg. Tình sẽ mang đến nhà An để giao. Mong An trả lời trước
ngày 10/07/2017

23
Ngày 07/07/2017, An trả lời email của Tình với nội dung: An rất thích ăn nhưng
chỉ mua 2 kg thôi.
Trả lời của An có phải là đề nghi giao kết hợp đồng không, vì sao?
4. Công ty A và công ty B thương thảo hợp đồng qua email. Ngày 10/8/2015, hai
bên đã thống nhất tất cả các nội dung. A và B thương lượng A sẽ in hợp đồng
và ký trước, sau đó gửi bưu điện đến trụ sở của B, B ký. Ngày 11/08/2015, A in
và ký hợp đồng, gởi bản hợp đồng cho B. Ngày 12/08/2015, B nhận được bản
hợp đồng. Tuy nhiên, do người đại diện theo pháp luật đi công tác không có ở
trụ sở nên ngày 15/08/2015, B mới ký vào hợp đồng và gửi một bản chính cho
A qua đường bưu điện. Ngày 17/08/2015 A nhận được bản chính hợp đồng.
Vận dụng pháp luật dân sự hiện hành, xác định thời điểm giao kết hợp đồng
trên vào thời điểm nào?
5. Vì muốn có tiền để chơi điện tử, nên cháu Tùng (13 tuổi) đã tự ý bán chiếc xe
đạp của mình cho ông Biên - chủ tiệm sửa xe gần trường học với giá 01 triệu
đồng. Biết chuyện, bố mẹ Tùng đã tìm gặp ông Biên đề nghị được chuộc lại
chiếc xe và hoàn trả ông 01 triệu đồng nhưng ông Biên không đồng ý vì cho
rằng việc mua bán giữa ông và Tùng là hoàn toàn tự nguyện, ông không có
trách nhiệm phải trả lại chiếc xe. Lập luận của ông Biên đúng hay sai? Vì sao?
Bài tập 5: Ngày 01/03/2014, Công ty TNHH Thanh Tâm (bên A- bên bán) đã ký
hợp đồng bán gạo (ST 25) cho Công ty TNHH Bình Dân (bên B – bên mua). Hợp
đồng thỏa thuận một số nội dung:
- Số lượng : 1 tấn gạo , đơn giá 25.000 đồng/kg
- Thời gian giao hàng: Giao hàng trước ngày 20/03/2021
- Địa điểm: Tại trụ sở chính của Công ty TNHH Bình Dân
- Chất lượng: theo mẫu hàng do 2 bên cùng lưu giữ     
- Phạt vi phạm
Ngày 15/03/2021 hai bên thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Trong quá trình bàn
giao, Công ty TNHH BÌnh Dân phát hiện 300kg hàng bị mốc nên đã từ chối tiếp nhận.
Công ty Bình Dân yêu cầu Công ty Thanh Tâm đổi hàng khác và gia hạn thực hiện
hợp đồng đến 25/03/2021.

24
1. Xác định thành phần quan hệ pháp luật trong tình huống trên
2. Văn bản quy phạm pháp luật nào được dùng để giải quyết trong tình huống trên
3. Bên B có thể yêu cầu áp dụng cả chế tài Phạt vi phạm hợp đồng và chế tài bồi
thường thiệt hại không ? Căn cứ áp dụng là gì?
4. Hết thời hạn này, Công ty TNHH Thanh Tâm không thực hiện yêu cầu này của
bên B nên để có đủ hàng giao cho đối tác, Công ty TNHH Bình Dân đã mua
300kg hàng hóa cùng loại của Công ty C với giá 600.000 đồng/kg. Sau đó,
Công ty Bình Dân đã khởi kiện yêu cầu công ty Thanh Tâm bồi thường thiệt
hại. Hãy nhận xét về yêu cầu khởi kiện của công ty Bình Dân
Bài tập 6: Tháng 2/2017, công ty A ký hợp đồng với công ty B mua bán lô hàng
gạo ST 25 trị giá 1 tỷ đồng. Theo hợp đồng công ty B phải giao hàng đợt 1 cho công ty
A 10/3/2017 (lô hang đợt 1 trị giá 400 triệu đồng). Đến 25/4/2017 theo giấy báo của
công ty B, công ty A đến nhận hàng và kiểm tra thấy chất lượng gạo không đảm bảo.
Công ty A từ chối nhận hàng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Biết hợp
đồng hai bên có thỏa thuận như sau:
- Vi phạm về chất lượng hàng hóa phạt 15% trên giá trị hợp đồng vi phạm
- Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng phạt 2% giá trị vi phạm cho 10 ngày đầu,
1% cho các ngày tiếp theo, tổng số không quá 15%
- Không thực hiện hợp đồng phạt 15% giá trị hợp đồng vi phạm
1. Văn bản quy phạm pháp luật nào sẽ được dùng để điều chỉnh trong tình huống
trên?
2. Nhận xét về mức phạt vi phạm các bên thỏa thuận trong tình huống trên.
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng trên
Bài tập 7: Ngày 13/4/2020, Anh Nguyễn H (nhận viên làm việc theo Hợp đồng
lao động của công ty A làm việc san lấp mặt bằng tại khu vực xã X, huyện TP. Trong
quá trình san lấp mặt bằng hành lang an toàn của đường dây điện cao thế, H điều khiển
xe ủi đã chạm vào dây chống sét của trụ điện số 18 (do công ty truyền tải điện B quản
lý). Dây chống sét sau khi bị đứt đã chạm vào hệ thống dây truyền tải điện và gây nổ
lớn, dẫn đến việc mất điện toàn tỉnh D. Nhà máy C phải ngừng trễ công việc trong 6
giờ, dẫn đến việc phải vi phạm hợp đồng được giao, bị các đối tác phạt 50 triệu đồng.

25
Hỏi:
1. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên thuộc về ai?
Nêu rõ căn cứ pháp lý
2. Xác định nhưng khoản bồi thường trong tình huống trên   
Bài tập 8:  Chị An nhờ anh Bình (lái xe cơ quan) lấy xe ô tô của nhà chị, chở chị
đi Hà Nội có công việc gia đình. Trên đường đi, anh Bình phóng xe với tốc độ cao,
vượt ẩu, lấn sang phần đường đối diện, suýt đâm vào một chiếc xe con đi ngược chiều.
Rất may người lái xe con là Sang đã kịp đánh tay lái vào bên phải đường để tránh
trong tích tắc. Xe của Sang đã đâm vào tường rào nhà chị Giang, làm đổ tường, xe của
Sang cũng bị bẹp đầu, vỡ gương. Chị Giang bắt đền Sang phải bồi thường thiệt hại bức
tường đổ là 15 triệu đồng? Sang cho rằng do anh tránh xe của Bình nên mới gây thiệt
hại. Vì vậy, Bình phải bồi thường thiệt hại cho anh và cho chị Giang.
1. Xác định trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại của Giang và Sang.
2. Thiệt hại xảy ra có phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không?
3. Chị An có phải liên đới chịu trách nhiệm cùng Bình không khi chị là chủ xe,
đồng thời anh Bình đưa chị đi công việc của chị

CHƯƠNG 4
Bài Tập 1: Các nhận định sau đúng hai sai? Vì sao
1. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn không
được pháp luật thừa nhận là vợ, chồng
2. Trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng không có quyền sở hữu tài sản riêng.
3. Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi đăng ký kết hôn
4. Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn là cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn
trái pháp luật.
5. Người bị hủy kết hôn trái pháp luật không có quyền kết hôn lại
6. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, việc kết
hôn chỉ được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

26
7. Chỉ trong trường hợp người vợ đang mang thai thì người chồng không được
phép xin ly hôn
8. Nếu việc kết hôn trái pháp luật và các bên yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn thì
tòa án cho ly hôn
9. Đơn xin ly hôn bắt buộc phải có chữ ký của vợ chồng
10. Thuận tình ly hôn không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải
11. Khi vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích bằng 1 quyết định có hiệu lực
pháp luật thì quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt
12. Tài sản chung của vợ chồng nếu phải đăng kí quyền sở hữu thì phải đăng kí
tên của hai vợ chồng, do đó tài sản nào đứng tên 1 bên vợ hoặc chồng sẽ là tài
sản riêng của người đó.
13. Nghĩa vụ cấp dưỡng luôn thuộc về người chồng
14. Độ tuổi để được kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014 là
nam, nữ phải từ 18 tuổi trở lên.
15. Tất cả các tài sản có được trong quá trình hôn nhân là tài sản chung của vợ
chồng.
16. Nếu người vợ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì chồng không
được quyền yêu cầu ly hôn.
Bài tập 2: A và B là vợ chồng hợp pháp. Trước khi kết hôn A có 1 căn nhà, sau khi
kết hôn vì hai vợ chồng không có việc làm ổn định nên đã dùng tầng 1 của căn nhà cho
thuê mỗi tháng là 10 triệu đồng để có thêm thu nhập. Sau 5 năm chung sống, A đã bán
căn nhà mà không cho B biết. B biết chuyện đã yêu cầu Tòa án xác định hợp đồng
mua bán đó bị vô hiệu. Hỏi Tòa án sẽ giải quyết như thế nào?
Bài tập 3: Anh A và chị B tổ chức đám cưới với đầy đủ các nghi thức truyền thống
vào ngày 20/3/1986 nhưng không đăng ký kết hôn. Cuộc sống chung của anh A và chị
B sau khi cưới rất hòa thuận, hạnh phúc.
Tháng 03/2014, anh A chuyển công tác đến tỉnh H làm việc. Tại đây, anh A có đăng ký
kết hôn và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, có một con chung sinh năm
2015. Tháng 06/2015, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm dứt
quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm. Để bảo vệ quyền lợi
cho mình, chị B đã làm đơn yêu cầu tòa án huyện K hủy việc kết hôn trái pháp luật
giữa anh A và chị C và tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị B.
27
Tòa án huyện K đã ra quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và
chị C. Theo anh/chị, Tòa án đã giải quyết như vậy là đúng hay sai? Tại sao
Bài tập 4: Năm 2000, ông Nguyễn Văn An và bà Trần Thị Bình kết hôn, có 2 người
con là Tuấn và Tú. Tài sản chung của ông An và bà Bình gồm 1 căn nhà trị giá 2 tỷ, 1
xe ô tô trị giá 500 triệu. Sau một thời gian chung sống, ông An tới tỉnh T và chung
sống như vợ chồng với chị Lê Thị Tư, có 1 con chung là Tài. Trong khoảng thời gian
này, ông An tạo lập được với chị Tư 01 mảnh đất trị giá 900 triệu đồng ( ông An góp
600 triệu đồng, là tài sản riêng của ông An).
Năm 2017, bà Bình vay 100 triệu đồng của người quen biết để kinh doanh. cùng
với số tiền kinh doanh (trong thời gian ông An bỏ đi) mua được căn nhà cho gia đình
tại thành phố H trị giá 600 triệu đồng (Tài sản riêng của bà Bình). Đầu năm 2018, bà
Bình vay thêm 300 triệu để sản xuất, kinh doanh.
Đến tháng 11/2018, ông An trở về và yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền
giải quyết việc ly hôn và chia tài sản là căn nhà tại thành phố H. Ông An cho rằng
mình không có trách nhiệm gì với bất cứ khoản nợ nào của bà Bình do bà Bình tự xác
lập mà không có sự thỏa thuận hay đồng ý của ông An.
1. Hỏi lập luận của ông An có đúng theo quy định của pháp luật không? Vì sao?
2. Trong quá trình Tòa án giải quyết ly hôn thì ông An bị tai nạn qua đời, không
để lại di chúc. Hãy phân chia di sản thừa kế của ông An?
CHƯƠNG 5
Bài tập 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích vì sao?
1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì
luôn phải bồi thường chi phí đào tạo
2. Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong mọi trường hợp phải báo
trước.
3. Người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong mọi trường hợp
phải báo trước cho người lao động.
4. Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động
sẽ được trợ cấp thôi việc.

28
5. Quan hệ lao động của cán bộ công chức Nhà nước thuộc đối tượng điều chỉnh
của Luật Lao động
6. Mọi quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở Hợp đồng lao động do ngành Luật
Lao động điều chỉnh
7. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ít nhất phải đủ 18 tuổi
8. Có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12
tháng đến 36 tháng.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì
luôn phải bồi thường chi phí đào tạo
10. Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.
11. Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau với nhiều
người sử dụng lao động khác nhau.
12. Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động đuợc tính từ thời điểm người lao
động làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
13. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn người lao động
cần có lý do chính đáng.
14. Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động
sẽ được trợ cấp thôi việc.
15. Người sử dụng lao động có thể sa thải người lao động nếu người đó trộm cắp tài
sản của công ty.
16. Người lao động làm việc vào ngày chủ nhật thì được trả 200% lương
17. Trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, người sử dụng lao động có
quyền cho những người lao động làm việc trong doanh nghiệp dưới 12 tháng
thôi việc.
18. Người sử dụng lao động không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với
người lao động đang điều trị bệnh nghề nghiệp.
19. Mọi hành vi vi phạm kỷ luật lao động đều bị xử lý kỷ luật lao động
Bài tập 2: Giải quyết các tình huống pháp lý phát sinh sau đây
Nam (tốt nghiệp cao đẳng) được nhận vào làm việc tại công ty kỹ thuật cơ khí Hùng
Cường trong vòng 1 năm, thời hạn hợp đồng từ ngày 31/3/2020 đến ngày 31/3/2021.

29
Được biết trong nội dung HĐLD giữa anh Nam và công ty có thỏa thuận như sau:
- Hợp đồng lao động chỉ ký 1 bản và do công ty giữ, nhằm đảm bảo bí mật thông
tin của công ty
- Thời gian thử việc là 70 ngày
- công ty yêu cầu Anh Nam nộp bản chính giáy tờ, bằng cấp và nộp tiền thế chân
500.000 VNĐ mới được chính thức ký hợp đồng lao động với công ty.
- Trong thời gian ký hợp đồng lao động với công ty, anh Nam không được ký
hợp đồng lao động với bất kỳ công ty nào khác.
1. Hỏi các nội dung HĐLĐ trên đúng hay sai theo quy định của pháp luật hiện
hành? Trình bày rõ căn cứ pháp lý?
2. Ngày 5/11/2020, Công ty ra quyết định điều chuyển Anh Nam và một số công
nhân khác sang làm việc ở bộ phận sắp xếp sản phẩm trong thời hạn 90 ngày
với mức lương chỉ bằng 80% mức lương cũ với lý do Công ty đang gặp nhiều
khó khăn trong kinh doanh. Anh Nam không đồng ý vì cho rằng công việc này
mức thu nhập thấp, không đúng chuyên môn. Đại diện công ty cho rằng đây là
quyền của doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế khó khăn. Hỏi quyết định của
Công ty đúng hay sai? Nêu rõ căn cứ pháp lý?
Bài tập 3: Anh B làm việc trong một Công ty TNHH, thời hạn hợp đồng của B có thời
hạn 1 năm (từ ngày 01/6/2020 đến ngày 31/5/2021). Ngày 31/01/2021, Giám đốc công
ty có quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với anh B
với lý do công ty thay đổi công nghệ nên anh B không thể đáp ứng công việc được
nữa. (Công ty không báo trước cho anh B). Anh B đã không đồng ý với quyết định
trên nên đã làm đơn khởi kiện Công ty ra Tòa án, yêu cầu Công ty phải nhận anh trở
lại làm việc đồng thời bồi thường theo quy định của pháp luật.
Anh (chị) hãy cho biết:
1. Yêu cầu của anh B có hợp pháp không? Căn cứ pháp luật?
2. Các khoản bồi thường cho anh B mà Công ty phải chịu?
Bài tập 4: Do tính chất của hoạt động sản xuất, kinh doanh, Công ty trách nhiệm hữu
hạn X có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh với tiêu chí đưa ra là tốt nghiệp

30
một trong các trường đại học . Sau đợt tuyển dụng công ty X đã lựa chọn được A –
là một ứng cử viên đủ tiêu chuẩn và tiến hành ký kết hợp đồng lao động.
Hỏi:
1. Những loại hợp đồng nào công ty X có thể tiến hành ký kết với A?
2. Những nội dung cơ bản nào cần phải có trong HĐLĐ giữa A và công ty X?
3. Giả sử rằng công ty X tiến hành ký kết hợp đồng lao động với A với thời
hạn là 1 năm từ ngày 01/06/2019 đến ngày 01/06/2020. Những vấn đề pháp
lý gì liên quan đến hợp đồng lao động khi xảy ra các tình huống sau:
a) Hết ngày 01/06/2020 A và công ty X không ký kết HĐLĐ tiếp theo và A
không tiếp tục đến làm việc tại công ty X nữa.
b) Sau ngày 01/06/2020 A vẫn tiếp tục làm việc tại công ty X như bình
thường đến 2 tháng mà công ty X vẫn không nhắc gì đến việc có ký tiếp
HĐLĐ với A hay không.
c) Ngày 02/06/2020 A tiếp tục ký kết 1 HĐLĐ với công ty X thời hạn 1
năm đến ngày 02/06/2021, sau thời hạn này tiếp tục ký tiếp một HĐLĐ 3
năm từ ngày 02/06/2021 đến ngày 02/06/2024.
d) Trong thời gian làm việc theo HĐLĐ với công ty X, A đồng thời ký một
HĐLĐ với B (Hợp đồng gia công hàng may mặc).
4. Giả sử công ty X và anh A ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn
vào ngày 1/06/2020. Đến tháng 08/2020 anh A được bầu làm Chủ tịch
Công đoàn cơ sở Công ty X, nhiệm kỳ 2020 – 2025 (cán bộ công đoàn
không chuyên trách).
Ngày 15/12/2020, Công ty X thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao
động với anh A vào thời điểm 02/01/2021, với lý do anh A không hoàn thành nhiệm
vụ của nhân viên và cán bộ công đoàn. Anh A đề nghị Công ty tiếp tục thực hiện hợp
đồng vì trước đó anh A không nhận được bất cứ văn bản đánh giá công việc từ phía
công ty. Như vậy, việc Công ty X chấm dứt hợp đồng lao động với anh A là đúng hay
sai? Tại sao?

31
5. Với hợp đồng lao động thời hạn 1 năm, công ty X có được thỏa thuận với A
về việc làm thử hay không? Nếu có thì thời gian thử việc tối đa có thể kéo
dài là bao lâu? Lương tính trong thời gian thử việc? 
Bài tập 5
Ngày 10/3/2015 anh A vào làm việc tại công ty X đóng tại Huyện X, thành phố
Y với HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm. Khi hết thời hạn hợp đồng, hai bên thỏa thuận
ra hạn hợp đồng thêm 3 năm. Hết thời hạn 3 năm, hai bên lại ký tiếp hợp đồng thời hạn
2 năm. Ngày 16/5/2020, anh A bị người sử dụng lao động nhắc nhở bằng văn bản vì lý
do không hoàn thành công việc được giao. Ngày 25/5/2020 anh lại bị người sử dụng
lao động tiếp tục nhắc nhở bằng văn bản vì lý do không hoàn thành công việc được
giao. Ngày 20/6/2020, vẫn với lý do không hoàn thành công việc, A bị công ty nhắc
nhở bằng văn bản. Trước tình hình đó, sau khi thông báo trước 45 ngày, tháng 8/2020
giám đốc công ty X đã ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lý do anh A đã
thường xuyên không hoàn thành công việc được giao.
A đã làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Hỏi:
1. Nhận xét về việc giao kết hợp đồng của công ty đối với anh A
2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với anh A là đúng hay sai
3. Hãy giải quyết quyền lợi cho anh A theo quy định của pháp luật hiện hành

CHƯƠNG 6
Bài tập 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích vì sao
1. Phúc thẩm là thủ tục bắt buộc trong việc giải quyết vụ án hình sự
2. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.
3. Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí.
4. Đương sự trong vụ án hình sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
5. Tất cả những người có quyền giải quyết vụ án hình sự đều là những người tiến
hành tố tụng
6. Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.

32
7. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng do Thẩm phán quyết định.
8. Bị đơn là người gây ra thiệt hại và bị nguyên đơn khởi kiện
9. Các vụ án dân sự đều xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm
10. Hội thẩm nhân dân tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm
11. Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong giải quyết vụ án dân sự
12. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và hội đồng tái thẩm là giống nhau
Bài tập 2: A và chị B kết hôn năm 1996 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, có đăng kí
kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội. Sau một thời gian chung
sống, anh chị phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra tòa án yêu cầu
xin li hôn và giải quyết tranh chấp tài sản chung giữa vợ và chồng. Về tài sản chung,
vợ chồng anh A và chị B có một mảnh đất diện tích 100m2 tại quận N thành phố Hà
Nội và vợ chồng có vay của chị D 150 triệu đồng.
a. Xác định tư cách tham gia tố tụng trong tình huống trên?
b. Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và giải thích tại sao?
Bài tập 3: Anh Trần A khởi kiện Anh Nguyễn B, yêu cầu Tòa án buộc anh B trả cho
A số tiền 2 tỷ mà A đã cho B vay trong thời hạn 1 năm từ ngày 02/02/2018 đến
02/02/2019, nếu hết thời hạn 1 năm B không trả được nợ thì A sẽ chuyển thành nợ dài
hạn và tính lãi suất hàng tháng tăng 100%. Đến thời hạn trả nợ, B không trả nợ cho A
như đã thỏa thuận. Sau nhiều lần gặp nhau và thỏa thuận, A và B lập văn bản với nội
dung A cho phép B gia hạn trả nợ đến ngày 10/04/2019. Tuy nhiên đến thời hạn B vẫn
không trả nợ. Vì vậy ngày 20/04/2019, A nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. Hỏi
1. A có quyền khởi kiện B trong trường hợp này không?
2. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách đương sự trong vụ án

33

You might also like