You are on page 1of 4

CÂU NHẬN ĐỊNH LÝ LUẬN PHÁP LUẬT

1. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
2. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người
3. Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người
4. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp
5. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp
luật.
6. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.
7. Pháp luật chỉ có thể được hình thành theo con đường Nhà nước ban hành.
8. Pháp luật có thể được hình thành theo con đường Nhà nước thừa nhận các
quy phạm xã hội đang tồn tại.
9. Chức năng giáo dục của pháp luật chỉ tồn tại trong xã hội Xã hội chủ nghĩa
10. Quy phạm xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ do Hội đồng thị tộc ban
hành
11. Pháp luật và các quy phạm xã hội khác luôn hỗ trợ nhau trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
12. Chỉ pháp luật mới được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
13. Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm.
14. Các quy phạm đạo đức, tôn giáo không mang tính giai cấp.
15. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật bảo đảm cho sự
phát triển của các quan hệ xã hội.
16. Tính giai cấp chỉ có ở quy phạm pháp luật, không có ở các quy phạm xã hội
khác.
17. Quy phạm pháp luật chỉ có thể là quy phạm xã hội do Nhà nước cho phép
tồn tại.
18. Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp lý mà
Nhà nước áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng mệnh
lệnh được nêu ở bộ phận quy định.
19. Giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trong
thực tế đời sống, xác định phạm vi tác động của pháp luật.
20. Nội dung của mỗi quy phạm pháp luật thể hiện ở hai mặt: cho phép và bắt
buộc.
21. Các quy phạm xã hội khác có sự tác động qua lại với quy phạm pháp luật.
22. Chỉ có quy phạm pháp luật mới mang tính giai cấp.
23. Mọi quy phạm xã hội được Nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm pháp
luật.
24. Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền và nghĩa vụ pháp lý
của chủ thể.
25. Thuộc tính quy phạm là một trong những đặc điểm của quy phạm pháp luật.
26. Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là sự mô hình hóa ý chí của Nhà
nước.
27. Việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật đòi hỏi số lượng các
ngành luật phải không có sự thay đổi.
28. Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều
chỉnh bằng phương pháp bình đẳng thoả thuận.
29. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội
xuất hiện từ sau khi văn bản đó phát sinh hiệu lực.
30. Chủ thể của tập hợp hóa chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
31. Kết quả của tập hợp hóa là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi
về nội dung và hiệu lực pháp lý.
32. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế-xã hội.
33. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức
ban hành.
34. Trong hoạt động quản lý, các cơ quan Nhà nước đều cần đến hoạt động ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
35. Căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia thành
văn bản có hiệu lực xác định và không có hiệu lực xác định
36. Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật.
37. Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục những “lỗ hổng” của
pháp luật.
38. Áp dụng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc các chủ thể được nhà nước trao quyền.
39. Bốn giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật không nhất thiết phải thực
hiện theo một trình tự nhất định.
40. Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm
tập quán.
41. Chỉ pháp luật mới có tính bắt buộc chung
42. Bản chất, nội dung của pháp luật luôn phù hợp với nền chính trị của giai cấp
cầm quyền
43. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật thể hiện trình độ pháp lý cao
44. Pháp luật càng phát triển thì càng hạn chế việc thể chế hoá các quy phạm xã
hội thành pháp luật.
45. Pháp luật luôn đem lại hiệu quả cao nhất trong việc điều chỉnh quan hệ xã
hội so với những quy phạm xã hội khác.
46. Mọi quy phạm pháp luật đều phải có đầy đủ ba bộ phận: giả định, quy định
và chế tài
47. Số lượng quy phạm pháp luật trong một điều luật căn cứ vào số lượng hoàn
cảnh, điều kiện được nêu trong bộ phận giả định.
48. Số lượng quy phạm pháp luật trong một điều luật căn cứ vào số lượng hoàn
cảnh, điều kiện được nêu trong bộ phận giả định
49. Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước luôn được nêu trong bộ phận chế tài của
quy phạm pháp luật.
50. Bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật chính là cưỡng chế nhà nước
51. Bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật chính là trách nhiệm pháp lý mà
chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật
52. Hoạt động áp dụng pháp luật không thể sáng tạo vì nó ảnh hưởng đến tính
pháp chế
53. Chỉ có cơ quan nhà nước mới có thể sử dụng pháp luật. Các cá nhân không
thể sử dụng pháp luật.

You might also like