You are on page 1of 5

KHẲNG ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
2. Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính luôn là chủ thể quản lý hành chính nhà
nước.
3. Quốc hội có thể có chức năng quản lý hành chính nhà nước.
4. Quốc hội có thể tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
5. Nghị quyết của Quốc hội luôn là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
6. Mọi nghị định của Chính phủ đều là nguồn của Luật Hành chính.
7. Tất cả các văn bản luật đều là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.
8. Nghị quyết của Đảng là nguồn của Luật Hành chính.
9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp không có thẩm quyền ban hành nguồn của
Luật Hành chính.
10. Tòa án có thể tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
11. Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể của quan lý hành chính
nhà nước.
12. Tổ chức xã hội có thể được nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước.
13. Quan hệ pháp luật hành chính có thể được hình thành bởi yếu tố thỏa thuận.
14. Quan hệ pháp luật hành chính có thể được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa
thuận.
15. Cá nhân khi đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật Luật Hành
chính thỉ có năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
16. Trong quan hệ pháp luật hành chính luôn có một bên chủ thể đại diện cho Nhà
nước.
17. Sự kiện pháp lý hành chính là cơ sở duy nhất làm phát sinh quan hệ pháp luật
hành chính.
18. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính luôn làm phát sinh, thay đổi hay
làm chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
19. Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền ban hành các văn bản
qui phạm pháp luật hành chính.
20. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền ban
hành văn bản qui phạm pháp luật hành chính.
21. Tranh chấp hành chính có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính
và bởi tòa án nhân dân có thẩm quyền.
22. Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính vừa phải chịu trách nhiệm
pháp lý trước nhà nước vừa phải chịu trách nhiệm pháp lý trước bên chủ thể còn
lại.
23. Thẩm phán cỏ thể là chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong quan hệ pháp
luật hành chính.
24. Áp dụng qui phạm pháp luật hành chính là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nước căn cứ vào qui phạm pháp luật hành chính
hiện hành để ban hành ra văn bản áp dụng qui phạm pháp luật hành chính.
25. Việc chuyển giao quyền lực nhà nước từ trung ương xuống địa phương, từ cấp
trên xuống cấp dưới là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ.
26. Chính phủ ban hành nghị định để quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cho
Bộ, cơ quan ngang bộ là hoạt động phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước.
27. Công dân thực hiện quyền khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước là biểu
hiện công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trực tiếp.
28. Mối quan hệ giữa bộ, cơ quan ngang bộ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quan
hệ pháp luật hành chính.
29. Mối quan hệ giữa cảc cơ quan hành chính có thẩm quyền chung cấp trên với cơ
quan hành chính có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp là mối quan hệ mà giữa
hai chủ thể chỉ lệ thuộc thuộc nhau về hoạt động.
30.Tất cả các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều là nguyên
tắc Hiến định.
31. Tất cả các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều thể hiện
rõ nét bản chất nhà nước Việt Nam.
32. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều được quy định
tại Hiến pháp 2013.
33. Cấp giấy phép cho chủ phương tiện cơ giới là hoạt động áp dụng qui phạm
pháp luật hành chính.
34. Cấp giấy phép lái xe cho chủ phương tiện cơ giới là hoạt động ban hành văn
bản áp dụng qui phạm pháp luật hành chính.
35. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức điều chỉnh của qui
phạm pháp luật hành chính lên các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành
chính nhà nước.
36. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là cách thức tác động của chủ thể
quản lý hành chính nhà nước lên đoi tượng quản lý hành chính nhà nước.
37. Hình thức thực hiện những hoạt động mang tỉnh pháp lý khác là biểu hiện của
hoạt động áp dụng qui phạm pháp luật hành chính.
38. Cưỡng chế hành chính có thể áp dụng đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện
hành vi vi phạm hành chính.
39. Cưỡng chế hành chính có thể được áp dụng ngay cả khi không có vi phạm hành
chính xảy ra.
40. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền áp dụng tất cả các biện
pháp cưỡng chế nhà nước.
41. Phương pháp cưỡng chế chỉ được áp dụng trong trường hợp đã sử dụng phương
pháp thuyết phục nhưng không đạt được mục đích của quản lý hành chính nhà
nước.
42. Tất cả các hình thức quản lý hành chính nhà nước đều mang tính pháp lý.
43. Biện pháp xử lý hành chính khác là biện pháp cưỡng chế hành chính chỉ áp
dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính.
44. Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu của một bên.
45. Quy phạm pháp luật hành chính là phương tiện tác động lên nhận thức và hành
vi của đối tượng quản lý.
46. Theo nguyên tắc chung, hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính được xác
định bởi hai phương diện: thời gian và không gian.
47. Hiệu lực về thời gian của quy phạm pháp luật hành chính bao gồm thời điểm
phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực quy phạm pháp luật hành chính.
48. Văn bản nguồn của Luật hành chính phải do các chủ thể quản lý hành chính
nhà nước ban hành.
49. Cấp giấy đăng ký kết hôn là hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật.
50. Tập quán có thể được sử dụng để giải quyết trong quan hệ pháp luật hành
chính.
51. Hệ thống hóa lực hành chính bắt buộc phải thực hiện công tác pháp điển hóa.
52. Trong nguyên tắc tập trung dân chủ yếu tố tập trung bao giờ cũng được đề cao
hơn yếu tố dân chủ.
53. Nguyên tắc tập trung dân chủ cho thấy sự lãnh đạo tập trung toàn diện tuyệt đối
của cấp trên và sự chủ động sáng tạo không giới hạn cấp dưới.
54. Đảng lãnh đạo các cơ quan hành chính Nhà nước thông qua việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước.
55. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được hiểu là phải tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của
Đảng.
56. Nhân dân chỉ có thể tham gia quản lý hành chính Nhà nước bằng cách gián tiếp
bầu ra người đại diện cho mình để họ quản lý Nhà nước.
57. Khi có quan hệ pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ thì sẽ có pháp chế xã hội chủ
nghĩa
58. Chủ động sáng tạo của hoạt động hành chính là không giới hạn có.
59. Công an tỉnh có quyền thực hiện một hình thức quản lý Nhà nước.
60. Trong trường hợp đối tượng quản lý tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình
Nhà nước không cần các phương pháp quản lý.
61. Hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi các cơ
quan hành chính Nhà nước.
62. Phương pháp cưỡng chế tác dụng khi các phương pháp quản lý khác tỏ ra
không hiệu quả cao.

You might also like