You are on page 1of 4

CÂU HỎI THẢO LUẬN BUỔI 3

BÀI QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn được giải quyết theo
thủ tục hành chính.
2. Năng lực pháp luật hành chính không phải là điều kiện duy nhất để công dân tham gia
vào quan hệ pháp luật hành chính.
3. Khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính, chủ thể quan hệ pháp luật hành chính đều đạt
được lợi ích của mình.
4. Sự kiện pháp lý hành chính luôn thể hiện ở dạng hành động hợp pháp.
5. Quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh từ đề nghị của chủ thể không mang
quyền lực nhà nước.
6. Sự kiện pháp lý hành chính được dự kiến trước trong bộ phận chế tài của quy phạm pháp
luật hành chính.
7. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính là bộ phận cấu
thành của quan hệ pháp luật hành chính.
8. Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh từ mong muốn của tất cả các bên tham gia
quan hệ pháp luật hành chính.
9. Năng lực pháp luật hành chính của công dân chính là năng lực chủ thể của công dân.
10. Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính không thể đều là công dân.
11. Năng lực hành vi hành chính của công dân chỉ bắt đầu khi công dân đủ 18 tuổi.
12. Tranh chấp giữa hai công dân liên quan đến quyền sử dụng đất không thể giải quyết
theo thủ tục hành chính.
13. Quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở thực tế làm phát sinh quan hệ pháp luật hành
chính.
14. Cá nhân có thể chỉ có năng lực hành vi hành chính mà không có năng lực pháp luật
hành chính.
15. Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật hành chính là trách
nhiệm trước bên bị thiệt hại.
16. Quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia
quan hệ.
17. Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước phát sinh vào những thời điểm khác nhau.
18. Sự kiện pháp lý hành chính không phải là cơ sở duy nhất làm phát sinh quan hệ luật
hành chính.
19. Nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng lựa chọn hành vi xử
sự của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính.
20. Xử phạt vi phạm hành chính không phải là biểu hiện duy nhất của việc áp dụng quy
phạm pháp luật hành chính.
Bài tập.
Ngày 15/6/2018, trên cơ sở quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh X về việc tuyển dụng công
chức cho các sở và cơ quan ngang sở trên địa bàn tỉnh X, Sở Nội vụ tỉnh X ra Thông báo số
10/TB-SNV về việc tuyển dụng công chức. Xét thấy mình có đủ điều kiện dự tuyển công chức,
ông Nguyễn Hoàng B (sinh năm 1992), cư trú tại xã Z, huyện Y, tỉnh Z đã đến Sở Nội vụ tỉnh X
nộp hồ sơ. Trước đó, ông B đã đến Trung tâm Y tế huyện Y khám sức khỏe. Đồng thời đến Ủy
ban nhân dân xã Z xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu
ngạch công chức dự tuyển. Hãy xác định:
1. Các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh?
2. Chủ thể, khách thể quan hệ pháp luật hành chính?
3. Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính?
BÀI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì đương nhiên Chính phủ cũng sẽ kết thúc nhiệm vụ.
2. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì đương nhiên Phó Thủ tướng thường trực sẽ
thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
3. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2019), kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện phải
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.
4. Cơ quan chuyên môn được tổ chức giống nhau ở tất cả các địa phương.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
6. Tất cả thành viên Chính phủ đều do Quốc hội bầu ra và phải là Đại biểu Quốc hội.
7. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh
đạo.
8. Thành viên Chính phủ đương nhiên là Đại biểu Quốc hội.
9. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ.
10. Phòng kinh tế được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện.
11. Tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh đều tổ chức cơ quan chuyên môn với tên
gọi như nhau.
12. Thủ tướng Chính phủ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cơ cấu thành viên của Chính phủ không chỉ bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, các
Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng.
14. Văn phòng Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước.
15. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp dưới do Thủ trưởng cơ quan chuyên môn
cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.
16. Sở và cơ quan tương đương Sở chỉ phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
17. Văn phòng Luật sư là cơ quan hành chính nhà nước.
18. Phó Giám đốc Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm.
19. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ không phải là thành viên Chính phủ nên
không bao giờ được tham dự phiên họp của Chính phủ.
20. Chính phủ họp thường kỳ hoặc họp những phiên họp bất thường theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba
tổng số thành viên Chính phủ.

You might also like