You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ

Các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích?

1. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của quản lý nhà nước.
2. Quyền uy - phục tùng là phương pháp điều chỉnh chỉ thuộc về ngành Luật
Hành chính.
3. Quyết định số 146/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là nguồn của
Luật Hành chính.
4. Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của quy phạm pháp luật hành
chính luôn được quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật chứa
quy phạm pháp luật hành chính đó.
5. Quyết định số 38/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ
Tài chính thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP về Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Chương trình xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Bộ Tài chính là nguồn của
Luật Hành chính.
6. Quy phạm pháp luật hành chính chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính
nhà nước.
7. Nghị quyết của Chính phủ là nguồn của Luật Hành chính.
8. Sử dụng pháp luật là hoạt động mà chỉ những chủ thể có thẩm quyền quản
lý hành chính nhà nước được thực hiện.
9. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có thể đồng thời là chấp hành quy
phạm pháp luật hành chính.
10. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính không chỉ thể hiện ở dạng hành
động.
11. Luật hành chính không bao giờ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.
12. Quốc hội bầu Chánh án Tòa án dân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch
nước làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.
13. Chủ thể pháp luật hành chính là cơ sở thực tế làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quan hệ pháp luật hành chính.
14. Bộ trưởng không chỉ là người đứng đầu một Bộ.
15. Trong nguyên tắc tập trung – dân chủ, hai yếu tố tập trung và dân chủ là
ngang nhau.
16. Nguyên tắc Luật Hành chính không đồng nhất với nguyên tắc quản lý nhà
nước.
17. Tập trung dân chủ không chỉ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước.
18. Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cơ quan hành chính nhà nước
thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
19. Cơ quan chủ quản của Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là Bộ Ngoại
giao.
20. Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn được thành lập ở tất cả đơn vị hành
chính cấp tỉnh.
 

You might also like