You are on page 1of 4

Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung

năm 2020)
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy
ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy
ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch
giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông
tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định
của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bài tập 1
1. Tất cả các cơ quan hành chính đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Hành
chính.
2. Nghị quyết của Tỉnh ủy tỉnh X về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa
phương là nguồn của Luật Hành chính.
3. Quyết định kỷ luật công chức của Giám đốc sở Tư pháp có thể là nguồn của luật hành chính.
4. Quyết định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có thể là nguồn của Luật Hành
chính.
5. Tập thể Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật hành
chính.
6. Tất cả các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật
Hành chính.
7. Nghị quyết do HĐND các cấp ban hành có thể không là nguồn của luật hành chính.
8. Quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh từ đề nghị của chủ thể không mang quyền
lực nhà nước.
9. Tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn được giải quyết theo thủ
tục hành chính.
10. Quan hệ luật hành chính không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia quan hệ.
11. Chủ thể luật hành chính luôn là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
12. Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính luôn là chủ thể luật hành chính.
13. Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính không thể đều là công dân.
14. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính có thể là người dưới 14 tuổi.
15. Tổ chức tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải là tổ chức có tư cách pháp nhân.

Bài tập 2.
Các văn bản sau đây có phải là nguồn của Luật Hành chính không? Tại sao?
1. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019).
2. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Thi đua khen thưởng.
3. Thông tư số 33/2017/TT-BYT ngày 01/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tư vấn, hỗ
trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi.
4. Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
5. Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí
điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.
6. Quyết định số 669/QĐ-BNV ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố Danh
mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và Danh mục văn bản quy phạm pháp
luật hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ năm 2016.
7. Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quy
chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
8. Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định về
mức thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với một số loại phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng nhân dân tỉnh.
9. Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường thực
hiện tiết kiệm trong sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
10. Công văn số 17053/BTC-TCCB ngày 30/11/2016 của Bộ Tài chính về việc tuyển dụng công
chức văn thư, lưu trữ cho một số đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Tài chính.
11. Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt đề án
phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
12. Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh Vĩnh Long về việc thông qua
bảng giá đất của Khu công nghiệp Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Bài tập 3.
Các văn bản sau đây có phải là nguồn của Luật Hành chính không? Tại sao?
13. Luật Giáo dục năm 2019.
14. Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
tại Tòa án nhân dân năm 2014.
15. Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh
dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
16. Thông tư số 10/2018/TT-BNV ngày 13/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã
số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
17. Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
18. Thông báo số 260/TB-VPCP ngày 26/7/2019 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở
Trung ương tại Hội nghị trực tuyến công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
19. Quyết định số 2520/QĐ-BNV ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê
duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019 của Bộ Nội vụ.
20. Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
21. Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.
10. Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 04/5/2020 của UBND tỉnh Tiền Giang quy định diện
tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
11. Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 19/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang về
mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
12. Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt đề án
phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
13. Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh Vĩnh Long về việc thông qua
bảng giá đất của Khu công nghiệp Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
14. Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 11/01/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Về việc tổ chức
phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 trên địa bàn huyện.
15. Công văn số 314/BNV-CCHC ngày 21/01/2019 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tự đánh giá,
chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh.
Bài tập 4.
a. Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm
2020) quy định:
“Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó
đang có hiệu lực”.
Văn bản nào sẽ được áp dụng khi có một sự việc xảy vào ngày văn bản pháp luật cũ có hiệu lực
nhưng khi giải quyết thì văn bản pháp luật cũ ấy được thay thế bằng văn bản pháp luật mới?
b. Điều 37 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động báo chí xuất bản quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau: “đối với hành vi vi phạm hành
chính trong hoạt động báo chí, xuất bản xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau
đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá
nhân vi phạm”.
Trước ngày 01/01/2014, việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản được
thực hiện theo Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ. Ngày 12/11/2013,
Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 02/2011/NĐ-CP. Nghị định
số 159/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2014.
Ngày 30/11/2013, Báo TTC “đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành”. Đến
ngày 7/1/2014, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm này. Theo Nghị định số 02/2011/NĐ-CP thì
hành vi “đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu” bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép báo chí từ 90 ngày đến 180
ngày (tương đương 03 tháng đến 06 tháng) (khoản 5, khoản 6 Điều 7). Theo Nghị định số
159/2013/NĐ-CP thì hành vi “đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu”
bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép báo chí từ
01 tháng đến 03 tháng (khoản 6, khoản 7 Điều 8). Hỏi người có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào?

Bài tập 5.
1. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), kết quả
bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phê chuẩn.
2. Cơ quan chuyên môn được tổ chức giống nhau ở tất cả các địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Tất cả thành viên Chính phủ đều do Quốc hội bầu ra và phải là Đại biểu Quốc hội.
5. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.
6. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có đơn vị cơ sở trực thuộc.
7. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
8. Tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh đều tổ chức cơ quan chuyên môn với tên gọi như nhau.
9. Cơ cấu thành viên của Chính phủ không chỉ bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ
tướng Chính phủ, các Bộ trưởng.
10. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp dưới do Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp trên trực
tiếp bổ nhiệm.
11. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Bộ trưởng bổ nhiệm.
12. Chính phủ không có quyền điều chỉnh địa giới hành chính các cấp.
13. Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa số thành viên hiện diện tại phiên họp của
Chính phủ biểu quyết tán thành thì sẽ có giá trị pháp lý.
14. Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khi có ít nhất một phần hai tổng số thành viên
Chính phủ tham dự.

You might also like