You are on page 1of 5

CHƯƠNG 1

NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM


A. LÝ THUYẾT
I. Hoạt động hành chính nhà nước - Nội dung của ngành luật hành chính
Việt Nam
1. Các khái niệm
Muốn tìm hiểu khái niệm hoạt động hành chính nhà nước - nội dung của ngành
luật hành chính Việt Nam cần tìm hiểu các khái niệm chung liên quan, đi từ phạm vi
rộng đến hẹp, bao gồm:
a. Khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động có ý chí từ phía chủ thể quản lý
tuân thủ theo những quy luật, kế hoạch nhằm điều khiển, chỉ đạo đối tượng quản lý để
đạt được những mục đích mà chủ thể quản lý đã đặt ra.
Đặc điểm:
- Quản lý có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
- Quản lý thể hiện ý chí của chủ thể quản lý, hay nói cách khác quản lý là một
quan hệ thể hiện tính mục đích và tính ý chí.

b. Khái niệm quản lý xã hội: Quản lý xã hội là sự tác động từ phía con người
lên con người nhằm đạt đựơc những mục đích đặt ra trong quá trình tồn tại và lao
động giữa con người với con người.
Đặc điểm:
- QLXH xuất hiện khi có sự phân công lao động.
- QLXH là một hoạt động có mục đích giữa con người với con người, trong đó
chủ thể quản lý là con người và đối tượng quản lý cũng là con người.
- QLXH được hình thành trên cơ sở tổ chức và quyền uy.
- QLXH ở thời kỳ nào thì nó phản ánh tư tưởng và các qui luật của thời kỳ đó.
c. Khái niệm quản lý nhà nước: là hoạt động được thực hiện trước tiên và chủ
yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý các lĩnh
vực khác nhau của đời sống như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, ANQP… Họat
động này còn đựơc thực hiện bởi các cơ quan nhà nước khác nhưng chỉ mang tính nội
bộ. Ngoài ra, các cá nhân tổ chức cũng có thể tham gia quản lý nhà nước khi được
nhà nước trao quyền.
Đặc điểm
* Tính chấp hành - điều hành:
- Là đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động hành chính so với các hoạt động
quản lý nhà nước khác vì thế quản lý nhà nước còn được gọi là hoạt động chấp hành –
điều hành.
* Tính chủ động, sáng tạo cao:
- Hoạt động hành chính vì nhằm chấp hành trên cơ sở điều hành nên cần chủ
động, sáng tạo
- Tính chủ động, sáng tạo chỉ được thừa nhận và bảo đảm khi các hoạt động
hành chính vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.
* Được bảo đảm về phương diện tổ chức, bộ máy và cơ sở vật chất:
Hoạt động hành chính cần thiết trên tất cả các lĩnh vực và thực tế nó đã tổ
chức, điều hành tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng, ngoại giao… nên cần bảo đảm về nhân lực và được trang bị các cơ sở vật
chất cần thiết.
* Tính chuyên nghiệp:
- Hoạt động hành chính nhà nước luôn là biểu hiện của tính chuyên môn,
chuyên nghiệp. Tính chuyên môn, chuyên nghiệp bảo đảm các quyết định quản lý phù
hợp với yêu cầu của các ngành, lĩnh vực.
- Tuy nhiên, hoạt động hành chính ở nước ta cũng là hoạt động hành chính
chính trị chứ không chỉ có tính chuyên môn, chuyên nghiệp thuần túy.
* Tính liên tục:
Hoạt động hành chính luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ vì đòi hỏi của khách
thể quản lý cũng diễn tiến hàng ngày, hàng giờ, không gián đoạn.
II. NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính
a. Khái niệm: Là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính
nhà nước được quy phạm pháp luật hành chính tác động đến. Như vậy không phải
mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước đều được Luật
Hành chính điều chỉnh.
b. Các nhóm quan hệ xã hội do Luật hành chính điều chỉnh
* Nhóm 1: Những quan hệ quản lý phát sinh trong hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước - đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó, quan trọng nhất.
* Nhóm 2: Những quan hệ quản lý phát sinh trong hoạt động nội bộ phục vụ
cho hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
* Nhóm 3: Những quan hệ phát sinh khi cá nhân, tổ chức được Nhà nước
trao quyền thực hiện hoạt động quản lý trong những trường hợp đặc biệt.
Ví dụ 1: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền phạt tiền đến 1.000.000 đồng
đối với người gây rối trật tự phiên tòa.
Ví dụ 2: Người chỉ huy tàu bay có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành
chính khi tàu bay đã rời sân bay.
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính
a. Khái niệm phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính: là cách thức,
phương thức nhà nước sử dụng tác động đến các quan hệ hoạt động hành chính nhằm
bảo đảm các quan hệ hành chính đó phát triển đúng định hướng.
b. Phương pháp điều chỉnh cụ thể của Luật hành chính
* Phương pháp điều chỉnh quyền uy - phục tùng:
- Là phương pháp cơ bản, chủ đạo của Luật Hành chính, không thể thiếu
phương pháp quyền uy – phục tùng trong mọi quan hệ pháp luật hành chính.
- Đặc trưng của phương pháp: xác nhận sự bất bình đẵng giữa các bên tham
gian quan hệ hoạt động hành chính nhà nước.
* Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng: là phương pháp bỗ trợ, không chủ
yếu, được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
Định nghĩa Luật hành chính Việt Nam: là ngành luật trong hệ thống pháp
luật Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ chấp
hành và điều hành phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước; trong hoạt động hành chính nội bộ mang tính chất phục vụ cho
các cơ quan nhà nước khác; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các
tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động đó. Phương pháp
điều chỉnh đặc trưng của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng.

BÀI TẬP 1
1. Mọi hoạt động quản lý đều là quản lý nhà nước.
2. Mọi hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đều có thể là quản lý nhà nước.
3. Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước
đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
4. Luật hành chính có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội mà ở đó không có sự
hiện diện của cơ quan hành chính nhà nước.
5. Mọi hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đều không liên
quan đến Luật hành chính.
6. Quan hệ giữa tổ chức Đảng và người làm đơn xin vào Đảng chịu sự tác động
của Luật hành chính.
BÀI TẬP 2
Quan hệ nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính,
nếu có thì thuộc nhóm nào?
1. Ông Phạm Văn M bị cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm giao thông với lỗi đi
sai làn đường.
2. UBND thành phố H mua 100 máy vi tính của công ty TNHH K&K để tặng cho
trường tiểu học H.
3. Chủ tịch UBND quận H ban hành quyết định kỷ luật công chức C làm việc tại
Văn phòng UBND quận.
4. Lực lượng thanh niên xung phong tham gia điều tiết giao thông.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường X tiến hành đăng ký kết hôn cho anh A và
chị B.
6. Lực lượng kiểm lâm xử phạt người khai thác gỗ trái phép.
7. Tòa án nhân dân thành phố H tổ chức tuyển dụng công chức ngạch Thư ký Tòa
án.
8. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khen thưởng cho ông A công tác tại Văn
phòng Chính phủ.
9. Lực lượng bảo vệ dân phố tham gia giữ hiện trường một vụ tai nạn giao thông.
10. Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc kỷ luật công chức công tác tại Ủy ban dân tộc.

BÀI TẬP 3
Quan hệ nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính,
nếu có thì thuộc nhóm nào?
1. Lực lượng hải quan kiểm tra hàng hóa của Doanh nghiệp B.
2. Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định điều chỉnh lãi suất
ngân hàng.
3. Tổng Thanh tra Chính phủ tiến hành kỷ luật công chức.
4. Lực lượng quản lý thị trường tịch thu thuốc lá điếu nhập lậu của ông A.
5. Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang tiến hành đánh giá cuối năm đối với công chức.
6. Hiệp hội lương thực Việt Nam thu mua lúa gạo của các doanh nghiệp nhằm
bình ổn quỹ lương thực quốc gia.
7. Người chỉ huy tàu bay tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi tàu bay rời
khỏi sân bay.
8. HĐND tỉnh A chất vấn Chủ tịch UBND tỉnh A về vấn đề khai thác khoáng
sản tại địa phương.
9. Hiệu trưởng ĐH Mở khen thưởng sinh viên 5 tốt.
10. Chủ tịch Hội đồng dân tộc cho ý kiến về Dự thảo Luật.

You might also like