You are on page 1of 2

QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

1. Khái niệm
 Là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình quản lí hành chính nhà nước
Ví dụ: “Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc
toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ... trái với Hiến
pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”. Xem: Khoản 2 Điều 165
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Ngoài ra các quy phạm pháp luật hành chính đều có trong: Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015, Luật hiến pháp,…
2. Đặc điểm
Là một trong những loaijquy phạm pháp luật nên QPPLHC có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm chung:
 Là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước;
 Được nhà nước bảo đảm thực hiện;
 Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.
- Đặc điểm riêng
 Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

Ví dụ: Trong Luật tổ chức tòa án nhân dân do toàn án nhân dân tối cao ban hành , tại điều 2 khoản 5 “Xử
lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của
pháp luật.”
 Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau.
Ví dụ: Nghị quyết của Quốc Hội có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước
 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không
chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm b khoản 10 và điểm h
khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

 Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lý
nhất định như sau:
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp
với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.

Ví dụ: Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải
thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên
môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của QPPL do cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung cung cấp ban hành
Ví dụ: Căn cứ khoản 4 Điều 98 Hiến pháp năm 2013: Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quyết định, chỉ
thị, thông tư của bộ trưởng

- Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước
ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do tập thể
cơ quan đó ban hành.
- Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các quy phạm pháp luật hành chính do các
chủ thể có thẩm quyền ngang cáp, cùng địa vị pháp lý ban hành.
-  Các quy phạm pháp luật hành chính phải được ban hành theo đúng thủ tục và dưới
hình thức nhất định do pháp luật quy định.

You might also like