You are on page 1of 3

QUY PHẠM PHÁP LUẬT

4. Các loại QPPL


– Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp
luật có thể phân chia theo các ngành luật theo:
+ Quy phạm pháp luật hình sự;
+ Quy phạm pháp luật dân sự;
+ Quy phạm pháp luật hành chính,…
– Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật định nghĩa
Ví dụ: Điều 3 khoản 3 Luật Cạnh tranh: Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của
doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị
trí độc quyền và tập trung kinh tế.
+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con
người và hoạt động của các tổ chức (quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước,
địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội và những quyền, nghĩa vụ của các cá nhân);
Ví dụ: Điều 38 khoản 1 Luật Bảo vệ môi trường: Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo
và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích
phát triển khu, cụm công nghiệp làng nghề có chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo
vệ môi trường.
+ Quy phạm pháp luật bảo vệ có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế mà
nhà nước cho phép áp dụng đối với các chủ thể thực hiện không đúng các quy định
pháp luật, vi phạm pháp luật.
–Phụ thuộc vào hình thức mệnh lệnh nêu trong phần quy định của quy phạm pháp
luật có thể chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật dứt khoát, quy phạm
pháp luật không dứt khoát và quy phạm pháp luật hướng dẫn.
+ Quy phạm pháp luật dứt khoát là những quy phạm trong đó phần quy định chủ
quy định một cách xử sự hỗ ràng, chặt chẽ.
+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát là những quy phạm trong đó phải quy định
nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn cho mình một cách
xử sự từ những cách đã nêu.
+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn là những quy phạm . trong đó phần quy định của
quy phạm thường đưa ra những khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết
một số công việc nhất định.
–Phụ thuộc vào cách thức thể hiện phần quy định của quy phạm pháp luật có thể
chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật bắt buộc, quy phạm pháp luật
cấm đoán và quy phạm pháp luật cho phép.
+ Quy phạm pháp luật bắt buộc có phần quy định buộc chủ thể nghĩa vụ phải thực
hiện một số hành vi có lợi nhất. định.
+ Quy phạm pháp luật cấm đoán có phần quy định cần chủ thể không được thực
hiện một số hành vi nhất định.
+ Quy phạm pháp luật cho phép có phần quy định cho phép chủ thể khả năng tự xử
sự theo cách thức nhất định (thường là những quy định về quyền và tự do của các
chủ thể pháp luật).
–Căn cứ vào nội dung, tác dụng của quy phạm pháp luật có thể chia các quy phạm
pháp luật thành quy phạm nội dung và quy phạm hình thức.
+ Quy phạm pháp luật nội dung là những quy phạm xác định các quyền, nghĩa vụ
hay trách nhiệm của các chủ thể pháp luật.
+ Quy phạm pháp luật hình thức là những quy phạm xác định trình tự, thủ tục để
các chủ thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình hay tiến hành áp dụng
pháp luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý.

QUAN HỆ PHÁP LUẬT


1. Khái niệm, đặc điểm
QHPL = QHXH + QPPL
- K/n: QHPL là QHXH được QPPL điều chỉnh, trong đó các bên tham gia quan hệ
có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện.
+QHPL là QHXH đặc biệt, chứa đầy đủ cá đặc trưng của QHXH:
• QHPL được hình thành một cách khách quan, trên cơ sở nhu cầu của XH.
• Là QH có tính ý chí, mục đích, mang tính phổ biến.
• Gắn với quá trình điều chỉnh XX.
 Ngoài các đặc điểm trên thì QHPL còn có những đặc điểm riêng:
+ Thứ nhất, QHPL là dạng QHXH được điều chỉnh bởi PP.
+ Thứ hai, QHPL là QH mang tính ý cch.
+QHPL có tính cụ thể, xác định.
+ QHPL có nội dung biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các
bên tham gia QH và bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ các bên bằng ý chí của nhà
nước.

You might also like