You are on page 1of 4

BÀI 8: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa là những quy tắc xử sự chung, được nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân lao động, nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.

Đặc điểm:

- Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.

- Được nhà nước đảm bảo thực hiện.

- Mang tính bắt buộc chung.

- Nội dung của mỗi quy phạm pháp luật đều thể hiện tại mặt cho phép và bắt buộc.

Cơ cấu của quy phạm pháp luật:

● Giả định

- Khái niệm: giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những điều kiện
hoàn cảnh (thời gian, địa điểm...) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống cá nhân hay tổ
chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu tác động của quy phạm pháp
luật.

- Vai trò: giả định xác định phạm vi tác động của pháp luật.

- Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện nêu trong phần giả định phải rõ ràng, chính xác, sát với
thực tế.

- Cách xác định: muốn xác định bộ phận giả định của quy phạm pháp luật thì đặt câu hỏi:
chủ thể nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?

- Phân loại:

Căn cứ vào số lượng hoàn


cảnh, điều kiện.

Giả định giản đơn: Chỉ nêu lên một hoàn Giả định phức tạp: Nêu lên nhiều hoàn
cảnh, điều kiện. VD: Khoản 2 Điều 80 Bộ cảnh, điều kiện và giữa chúng có mối liên
Luật Dân sự 2015. hệ với nhau. VD: Khoản 1 Điều 41 Luật
Thương mại 2005.
● Quy định

- Khái niệm: quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật, trong đó nêu lên cách thức xử
sự, mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định
được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định quy phạm pháp luật chứa đựng
mệnh lệnh của nhà nước.

- Vai trò: mô hình hóa ý chí của nhà nước, cụ thể hóa cách thức xử sự của các chủ thể khi
tham gia quan hệ nhà nước.

- Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của bộ phận quy định là một trong những
điều kiện đảm bảo nguyên tắc pháp chế.

- Cách xác định: muốn xác định bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thì trả lời cho
các câu hỏi: chủ thể sẽ xử sự như thế nào?

- Phân loại:

Căn cứ vào mệnh lệnh được nêu


trong bộ phận quy định

Quy định dứt khoát: chỉ nêu lên 1 cách xử Quy định không dứt khoát: nêu lên nhiều
sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà cách xử sự cho chủ thể. VD: Điều 50: đơn
không có sự lựa chọn. VD: Điều 245 Luật đăng ký, quyền tác giả, quyền liên quan
Thương mại 2005. (Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

● Chế tài:

- Khái niệm: chế tài là 1 bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động mà
nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh
lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

- Vai trò: nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

- Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.

- Cách xác định: xác định bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật thì trả lời cho câu hỏi:
chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp
luật?
- Phân loại:
Phân loại

Căn cứ vào khả năng lựa chọn biện Căn cứ vào tính chất và thẩm quyền
pháp áp dụng áp dụng

Chế tài không cố đinh: Chế tài Hình sự Chế tài Hành chính
Chế tài cố định: chỉ nêu lên một biện pháp
nêu 1 biện pháp chế chế tài, hoặc nhiều biện
tài và 1 mức áp dụng. pháp nhưng nhiều mức
độ chủ thế áp dụng pháp
luật có thể lựa chọn.
Chế tài Dân sự Chế tài Kỉ luật

Lưu ý:

- Một quy phạm pháp luật có thể được trình bài trong 1 điều luật.

- Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm pháp luật. VD: Điều 187 Luật Tố tụng
Hình sự.

- Trật tự các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật có thể bị đảo
lộn. VD: Điều 221 Khoản 1 Bộ luật Hình sự.

- Một quy phạm pháp luật không nhất thiết phải có đủ 3 bộ phận: quy định, giả định, chế
tài.

Phương thức thể hiện viện dẫn:

- Là phương thức không trình bày đầy đủ các bộ phận cấu thành trong một quy phạm
pháp luật mà viện dẫn (chỉ ra) ở các điều luật khác trong cùng một văn bản pháp luật.

- VD: chế tài thường chỉ được quy định ở một hoặc một số điều luật chung cho toàn bộ
một văn bản quy phạm pháp luật. Rất nhiều văn bản pháp luật chỉ có 1 điều quy định về
xử lý vi phạm, chỉ dẫn việc áp dụng các chế tài theo quy định pháp luật hiện hành.

Phương thức thể hiện mẫu:

- Phương thức này lại không viện dẫn điều luật cụ thể nào trong văn bản pháp luật mà chỉ
nêu sự cần thiết phải tham khảo ở một hay nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan.
Thông thường, ở phương thức này, nhà làm luật hay sử dụng cụm từ “theo pháp luật
hiện hành” hay “theo luật định”.

Phân loại các quy phạm pháp luật:

- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể
phân chia theo các ngành luật:

Quy phạm pháp luật Hình sự; Quy phạm pháp luật Dân sự;...

You might also like