You are on page 1of 4

22 BÀI TẠP CHÍ

VẤN ĐỀ CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT


Nguyễn Quốc Hoàn
Nghiên cứu cơ cấu quy phạm pháp luật là vấn đề rất có ý nghĩa lí luận và
thực tiễn. Trong khoa học pháp lí hiện nay, có nhiều điểm khác nhau về cơ cấu
của quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, mỗi quan điểm đó có những ưu điểm và
những hạn chế nhất định.
Quan điểm thứ nhất xuất phát từ những khái niệm cơ bản là giả định, quy
định và chế tài để xác định cơ cấu của quy phạm pháp luật. Quan điểm này đã
giải quyết được vấn đề cấu trúc mang tính chất cơ học của quy phạm pháp luật
tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức được đúng những đòi hỏi của pháp
luật đối với các thành viên của xã hội. Tuy nhiên, quan điểm này có một số hạn
chế sau:
Thứ nhất, nếu quan niệm quy phạm pháp luật có ba bộ phận là giả định,
quy định và chế tài. Thứ hai, việc quan niệm chế tài là biện pháp để xử lí đối với
chủ thể vi phạm trong quan điểm này chưa bao quát hết các biện pháp để đảm
bảo cho pháp luật được thực hiện.
Quan điểm thứ hai tiếp cận từ khía cạnh cấu trúc nội dung của quy phạm
pháp luật đã xem xét cơ cấu của quy phạm pháp luật với những thành phần cụ
thể khác. Quan điểm thứ hai này đã làm sáng tỏ được những vấn đề có tính bản
chất nhất của quy phạm pháp luật và phân biệt được trong cấu trúc của quy
phạm pháp luật nội dung nào là sự ghi nhận những hoàn cảnh khách quan và nội
dung nào là sự thể hiện ý chí của nhà nước và hành vi của chủ thể trong những
hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của nhóm này là chỉ tập
trung làm sáng tỏ phần quy tắc của quy phạm pháp luật mà chưa làm sáng tỏ
được những biện pháp bảo đảm cho quy tắc đó được thực hiện hoặc chỉ coi
chúng là những mệnh đề về chính sách xử lí khi vi phạm pháp luật.
Quan điểm thứ ba cho rằng mỗi quy phạm pháp luật có một phần quy tắc
và một vài quy phạm có một phần về chính sách xử phạt. Quan điểm này đã làm
sáng tỏ một cách khái quát cơ cấu của quy phạm pháp luật với việc làm sáng tỏ
được mối quan hệ giữa cả cấu trúc và nội dung của quy phạm pháp luật và đã
giải quyết được phần nào những hạn chế của các quan “điểm nêu trên. Tuy
nhiên, cũng giống như quan điểm thứ nhất, quan điểm này chỉ coi việc bảo đảm
thực hiện quy phạm pháp luật bằng những biện pháp chế tài, vì thế nó chưa phản

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

ánh được một cách đầy đủ vấn đề có tính bản chất của quy phạm pháp luật nói
chung.
Xuất phát từ chính nội dung cơ bản của khái niệm quy phạm pháp luật là
“quy tắc xử sự” và “được nhà nước đảm bảo thực hiện”, theo chúng tôi, quy
phạm pháp luật có hai bộ phận cơ bản là phần quy tắc và phần bảo đảm.
a. Phần quy tắc
Phần quy tắc của quy phạm pháp luật là phần xác định cách xử sự của chủ
thể gắn liền với những hoàn cảnh hay điều kiện nhất định trong đời sống xã hội.
Phần quy tắc bao gồm hai nội dung là giả định và quy định, trong đó giả định là
phần dự liệu điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đời sống và cá nhân, tổ
chức mà hành vi của họ được xác định trong phần quy định của quy phạm pháp
luật. Phần giả định bao gồm hai nội dung là tình huống hành vi và chủ thể hành
vi. Quy định là phần cơ bản của một quy phạm pháp luật. Phần quy định xác
định hành vi của chủ thể và thể thức của hành vi.
b. Phần bảo đảm
Phần bảo đảm xác định những biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối
với các chủ thể trong trường hợp họ đã tiến hành những xử sự nhất định khi ở
vào điều kiện hay hoàn cảnh được xác định trong giả định của phần quy tắc của
quy phạm pháp luật và với những điều kiện nhất định.
Giả định của phần bảo đảm có những điểm giống với phần giả định của
phần quy tắc là nêu lên giả định về tình huống có thể xảy ra trong thực tế đời
sống. Giả định của phần bảo đảm bảo gồm ba nội dung là hành vi, chủ thể của
hành vi và tình huống thực hiện hành vi đó. Vì vậy, có thể gọi giả định của phần
quy tắc là giả định tình huống hay giả định điều kiện còn giả định của phần bảo
đảm gọi là giả định hành vi.
Biện pháp bảo đảm là phần xác định những hình thức hoặc mức độ cụ thể
của biện pháp mà nhà nước áp dụng đối với những chủ thể đã được giả định
thực hiện một hành vi nào đó trong điều kiện hay hoàn cảnh trong phần giả định
của quy tác xử sự. Có hai loại biện pháp bảo đảm cụ thể là khen thưởng và chế
tài.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

Giữa phần quy tắc và phần bảo đảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi
nghiên cứu cơ cấu của quy phạm pháp luật, chúng tôi nêu một số điểm cần phải
chú ý:
Thứ nhất, không phải bất kì quy phạm pháp luật nào cũng có đầy đủ các bộ
phận trong cấu trúc theo lí thuyết. Sở dĩ như vậy vì:
Một là, những quy định về quyền của chủ thể, nghĩa vụ gắn với những lợi
ích của chủ thể và những trường hợp phần quy định thuộc vào loại không bắt
buộc thì nhà nước không cần phải đưa ra biện pháp chế tài để bảo đảm cho các
quyền hoặc nghĩa vụ đó được thực hiện.
Hai là, những quy phạm xác định nghĩa vụ của chủ thể gắn liền với thủ tục
pháp lí nào đó thì việc thực hiện quy phạm pháp luật đó sẽ dẫn đến những quyền
hoặc nghĩa vụ khác trong quy phạm pháp luật khác.
Thứ hai, một quy phạm pháp luật với một phần quy tắc có thể kèm theo nó
nhiều phần bảo đảm khác nhau.
Thứ ba, giữa các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Quan niệm như vậy về cơ cấu của quy phạm pháp luật giúp cho chúng ta dễ
dàng phân biệt hai khái niệm rất gần nhau nhưng hoàn toàn khác biệt đó là khái
niệm điều luật của văn bản quy phạm pháp luật và khái niệm quy phạm pháp
luật. Vì vậy, không thể đồng nhất một điều luật với một quy phạm pháp luật vì:
Thứ nhất, một điều luật có thể chỉ chứa đựng một hoặc nhiều phần quy tắc
hay một hoặc nhiều phần bảo đảm của các quy phạm pháp luật khác nhau.
Thứ hai, có những điều luật chỉ chứa đựng những mệnh đề của quy phạm
pháp luật như các khái niệm, các quy định mang tính định hướng hoặc những
quy định liên quan hiệu lực của văn bản quy phạm hoặc của các quy phạm.
Với quan niệm như trên về cấu trúc của quy phạm pháp pháp luật chúng tôi
thấy rằng nó đã giải quyết được những vấn đề đặt ra trong khoa học lí luận nhà
nước và pháp luật về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu chúng ta giải quyết một cách
thấu đảo các khái niệm này thì việc thừa nhận điểm nếu trên về cơ cấu của quy
phạm quan pháp luật sẽ tạo ra những quan niệm mới trong thực tiễn xây dựng và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Thêm vào đó, việc quan niệm về cơ
cấu của quy phạm pháp luật như vậy cũng mở ra một hướng mới cho việc phân
tích và làm sáng tỏ tính hệ thống của toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật cũng

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

như nó cho phép việc phát triển và hoàn thiện lí thuyết về hệ thống pháp luật.
Điều này thực sự rất có ý nghĩa thực tiễn pháp luật ở nước ta hiện nay./.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216

You might also like