You are on page 1of 27

BÀI

QUY PHẠM PHÁP LUẬT

ĐỖ THANH TRUNG)
Mục đích, Yêu cầu

 Hiểu được khái niệm quy phạm pháp luật


 Cấu trúc của quy phạm pháp luật
 Các loại quy phạm pháp luật và ý nghĩa phân loại
 Các phương thức thể hiện quy phạm pháp luật

Lý luận Pháp luật


Tài liệu tham khảo
 Tập bài giảng Lý luận về pháp luật của Trường
Đại học Luật TP. HCM;
 GS. TS Đi – u – ri – a – ghin I. Ia “Những vấn đề
cơ bản về Nhà nước và Pháp luật XHCN”, NXB
Sự thật năm 1986
 Nguyễn Trí Viễn (dịch), “Những nguyên lý xây
nhà nước Xô Viết và Pháp quyền”, NXB Sách
giáo khoa Mác Lê nin, 1986;
 Hans Kelsen, “General theory of Law and State”,
“Pure theory of Law”, translator (Max Knight),
University of California Press,1967;
 Hart. “The concept of law ” Second edition,
Oxford University Press, 1997. Lý luận Pháp luật
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Khái niệm, đặc điểm


2. Cơ cấu của quy phạm pháp
luật
3. Phân loại quy phạm pháp
luật
4. Phương thức thể hiện quy
phạm pháp luật

Lý luận Pháp luậ


1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

1.1.Khái niệm 1.2. Đặc điểm

Lý luận Pháp luật


1.1.Khái niệm

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt


buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội

Lý luận Pháp luật


1.2. Đặc điểm

 Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính


bắt buộc chung.
 Nội dung của quy phạm pháp luật thường chứa
đựng quyền pháp lý hoặc nghĩa vụ pháp lý.
 Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận.
 Quy phạm pháp luật được nhà nước bảo đảm
thực hiện

Lý luận Pháp luật


2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

 Quan điểm thứ nhất cho rằng, QPPL gồm


2 bộ phận: Điều kiện (nếu)… Kết quả (thì)

 Quan điểm thứ hai cho rằng, QPPL có ba


bộ phận gồm: Giả định (nếu)…Quy định
(thì)… Chế tài (nếu không thì bị)

Lý luận Pháp luật


2.1. Giả định

 Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật nêu


những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra và cá nhân
hay tổ chức trong những điều kiện đó, chịu sự tác
động của quy phạm pháp luật.
 Vai trò: xác định phạm vi tác động của quy phạm
 Phân loại:
 Giả định đơn giản
 Giả định phức tạp

Lý luận Pháp luật


Ví dụ

 Giả định đơn giản: Điều 33 của Hiến pháp 2013:


“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm.”
 Giả định phức tạp: khoản 1, Điều 102 BLHS
năm1999:
“ Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà
không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
2.2. Quy định

 Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật, chứa


đựng mệnh lệnh của nhà nước, nêu cách thức xử sự
đối với chủ thể trong hoàn cảnh đã nêu tại giả định.
 Vai trò: mô hình hoá ý chí nhà nước; cụ thể hoá cách
thức xử sự của các chủ thể.
 Phân loại:
 Quy định dứt khoát: nêu ra một cách thức xử sự, chủ
thể không có sự lựa chọn;
 Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách thức
xử sự chủ thể có thể lựa chọn.

Lý luận Pháp luật


Ví dụ minh họa

 Quy định dứt khoát: khoản 1, Điều 46 Luật sở hữu


trí tuệ 2005: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác
giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản
gồm những nội dung chủ yếu ...”
 Quy định không dứt khoát: khoản 1, Điều 50 Luật
sở hữu trí tuệ 2005: “Tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp
hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn
đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan”
2.3. Chế tài

 Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu


biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với
chủ thể không thực hiện đúng nội dung phần quy
định.
 Vai trò: bảo đảm cho quy phạm pháp luật được
thực hiện.
 Phân loại :
 Chế tài cố định: nêu ra một biện pháp áp dụng
 Chế tài không cố định: nêu ra nhiều biện pháp
áp dụng
Lý luận Pháp luật
Ví dụ minh họa
 Chế tài cố định: khoản 2, Điều 59 Nghị định số
56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006: “2. Phạt tiền từ
200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
a) Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu thư viện có giá
trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng…”
 Chế tài không cố định: Điều 151 BLHS 1999: “Người
nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng,
con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm”
Lý luận Pháp luật
3. Phân loại
 Căn cứ vào nội dung và mục đích của quy
phạm;
 Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh của quy
phạm;
 Căn cứ vào tác dụng của quy phạm

Lý luận Pháp luật


3.1. Căn cứ vào nội dung và mục đích của
quy phạm

 Quy phạm định nghĩa: xác định các khái niệm


pháp lý chứ không điều chỉnh hành vi;
 Quy phạm điều chỉnh: xác định các quyền và
nghĩa vụ pháp lý hay trực tiếp điều chỉnh hành
vi
 Quy phạm bảo vệ: xác định các biện pháp gây
hậu quả bất lợi đối với hành vi vi phạm pháp
luật nhằm bảo vệ lợi ích và trật tự xã hội.

Lý luận Pháp luật


Ví dụ minh họa
 Quy phạm định nghĩa: Điều 163 BLDS 2005:
“Tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và
các quyền về tài sản”.
 Quy phạm điều chỉnh: Điều 29 BLDS 2005: “Cá
nhân sinh ra có quyền được khai sinh”.
 Quy phạm bảo vệ: Điều 130 BLHS 1999: “Người
nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng
khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị,
kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
Lý luận Pháp luật
3.2. Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh của quy
phạm

 Quy phạm trao quyền: Điều 26 BLDS 2005:


“cá nhân có quyền có họ, tên”
 Quy phạm cấm: Điều 100 BLHS 1999: “Người
nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc
làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
 Quy phạm bắt buộc: Điều 274 BLDS 1995:
“Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho
nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống
bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề”
Lý luận Pháp luật
3.3. Căn cứ vào vai trò của quy phạm

 Quy phạm nội dung: xác định quyền và nghĩa


vụ của chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã
hội. Ví dụ, các quy phạm pháp luật trong BLDS
 Quy phạm hình thức: xác định trình tự, thủ tục
pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý
trong luật nội dung. Ví dụ, các quy phạm pháp
luật trong BLTTDS.

Lý luận Pháp luật


4. Phương thức thể hiện quy phạm pháp luật

Lý luận Pháp luật


4.1. Thể hiện theo cơ cấu các bộ phận của quy
phạm

 Quy phạm bao gồm giả định và quy định. Ví


dụ, Điều 26 BLDS 2005: “cá nhân có quyền có
họ, tên”
 Quy phạm bao gồm phần giả định và chế tài.
Ví dụ, Điều 100 BLHS 1999: “Người nào đối xử
tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc
làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự
sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

Lý luận Pháp luật


4.2. Thể hiện trong Điều luật của VBQPPL

 Một Điều luật chứa đựng một quy phạm pháp


luật. Ví dụ, Điều 100 BLHS 1999: “Người nào
đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi
hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người
đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
 Một Điều luật chứa đựng nhiều quy phạm
pháp luật.

Lý luận Pháp luật


Điều 303, BLDS 2005:
« 1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu
cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật
không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá
trị của vật.
2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ
giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật.
3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện
được nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài
việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường
thiệt hại cho bên có quyền »
4.3. Thể hiện nội dung của quy phạm

 Thể hiện trực triếp nội dung: Thông tin của


quy phạm thể hiện đầy đủ trong nội dung của
chính quy phạm
 Viện dẫn các Điều luật khác: Nắm được thông
tin của quy phạm phải dẫn chiếu đến các Điều
luật khác
 Thể hiện theo mẫu: thông tin của quy phạm chỉ
mang tính nguyên tắc khái quát.

Lý luận Pháp luật


Ví dụ

Thể hiện trực tiếp: khoản 1 Điều 102 BLHS


1999: “Người nào thấy người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều
kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
hai năm”

Lý luận Pháp luật


Ví dụ

Viện dẫn Điều luật khác: khoản 3, Điều 1


Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002: “Các
biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng
đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về
an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định
tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh
này …

Lý luận Pháp luật


Ví dụ

Thể hiện theo mẫu: khoản 3, Điều 1 Pháp lệnh


xử lý vi phạm hành chính 2002: “Người có thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu,
dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý
không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt quá
thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất
thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật”.
Lý luận Pháp luật

You might also like