You are on page 1of 230

HÌNH THÁI CỦA CÁC QUYỀN

bởi
GEORGE W. RAINBOLT
Georgia State
University, Atlanta,
GA, U.S.A.

0
MỤC LỤC

Lời cảm ơn 3
Giới thiệu 5
1. Quyền và thuyết Hohfeldian 12
THUYẾT TÂN HOHFELDIAN 12
BẢN CHẤT CỦA QUYỀN TỰ DO 18
CẤU TRÚC CÁC MỐI QUAN HỆ HOHFELDIAN 23
NHỮNG PHẢN ĐỐI VỀ HOHFELD 31
NHỮNG ỦNG HỘ VỀ HOHFELD 34

2. Ràng buộc quy phạm 40


QUYỀN YÊU CẦU VÀ QUYỀN MIỄN TRỪ 40
QUYỀN TỰ DO VÀ QUYỀN LỰC 47
QUYỀN NGHĨA VỤ, QUYỀN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG, QUYỀN TRÁCH
NHIỆM HOẶC QUYỀN KHÔNG CÓ YÊU CẦU 53

3. Khái niệm nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức 60

MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUY PHẠM CƠ BẢN 61


PHÂN TÍCH HOHFELDIAN VÀ QUY PHẠM 71
FEINBERG: YÊU CẦU HỢP LỆ 75
QUYỀN NHÂN THÂN 78

4. Bản chất có tính liên hệ của các quyền 87


CÁC NGHĨA VỤ CÓ TÍNH LIÊN HỆ VỚI NHAU 87

1
SỰ BẢO HỘ VÀ BÀO CHỮA: HỌC THUYẾT VỀ LỢI ÍCH VÀ LỰA
CHỌN 89
RAZ: CÁC LỢI ÍCH BIỆN MINH CHO CÁC NGHĨA VỤ 91
HART: LỰA CHỌN ĐƯỢC BẢO VỆ 105
WELLMAN: Ý CHÍ LỢI ÍCH 112
LẬP LUẬN DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CỦA SUNNER CHO LÝ THUYẾT
LỰA CHỌN/ Ý CHÍ 121

5. Quyền hạn, lý lẽ và cá nhân 128


LÝ LUẬN VÀ TƯƠNG QUAN VỀ NGHĨA VỤ 128
BÀO CHỮA ĐƠN GIẢN VÀ PHỨC TẠP 142
NGHĨA VỤ PHI QUAN HỆ 145
HỆ QUẢ LUẬN 148
CÁ NHÂN HÓA TRONG QUYỀN 157
MỘT SỐ HÀM Ý VỀ THUYẾT RÀNG BUỘC HỢP LÝ 166

6. Xung đột quyền 178


XÂM PHẠM QUYỀN ĐƯỢC CHO PHÉP VÀ BẤT ĐẮC DĨ 178
QUAN ĐIỂM PRIMA FACIE(*) VÀ ĐỊNH RÕ 182
ĐIỂM ĐỘC ĐÁO CỦA QUAN ĐIỂM PRIMA FACIE VÀ ĐỊNH RÕ 193
XUNG ĐỘT QUYỀN VÀ NHỮNG TRANH CÃI 203
VÍ DỤ CỦA WELLMAN 217
DWORKIN: NHỮNG ÁT CHỦ BÀI 220

(*) Prima facie là một yêu cầu pháp lý có đủ bằng chứng để tiến hành thử
nghiệm hay phán xét. Trong tiếng Latin, thoạt nhìn có nghĩa là “ngay từ cái nhìn đầu
tiên”.

2
3
Lời cảm ơn

Một trong những niềm vui khi viết sách là nó cho người viết cơ hội để ghi nhận
những người đã có đóng góp to lớn trong quá trình sản xuất. Các đồng nghiệp của tôi
Kit Wellman và Andy Altman không chỉ cung cấp cho tôi những cuộc trò chuyện thú
vị về quyền mà còn đưa ra sự hỗ trợ về mặt đạo đức thông qua thăng trầm trong quá
trình làm việc với cuốn sách. Bili Nelson đã đọc toàn bộ bản thảo và đưa ra nhiều ý
kiến hữu ích. Cụ thể là, anh đã giúp tôi nhận ra rằng mình cần phải phân biệt giữa sự
bào chữa đơn giản và phức tạp của quyền. Rex Martin đã đọc một phần lớn bản thảo
và dành thời gian từ lịch trình bận rộn của mình để thảo luận với tôi. Tôi hoàn toàn
nhờ vào anh ấy mới có chương 1 hoàn chỉnh. Anh chỉ ra rằng tôi không áp dụng
Hohfeld mà là thích nghi Hohfeld. Ba nhà phê bình ẩn danh đã đọc bản thảo và ý kiến
của họ rất chi tiết và hữu ích. Việc xem xét bản thảo là một công việc mà giới học
thuật chưa làm đủ để công nhận, vì vậy tôi rất đánh giá cao thời gian mà ba học giả
này đã dành để đọc bản thảo của tôi.
Nhiều năm trước, tôi đã viết một luận án về quyền và Carl Wellman đã bình
luận về nó, mặc dù ông đang ở Đại học Washington và tôi đang học tại Đại học
Arizona. Một phần nhỏ trong luận án đó vẫn còn trong tác phẩm này. Những phần
trung tâm của nó thì bị giản lược. Những điểm còn lại là do Carl chỉ ra. Ông ấy cũng
đã đọc phiên bản cuối cùng của cuốn sách này và đưa ra nhiều ý kiến chi tiết chất
lượng đáng kinh ngạc. Tôi đã tìm kiếm một cái tên cho quan điểm của mình trong hơn
10 năm, nhưng lại là Carl đã đề xuất “thuyết ràng buộc hợp lý” Về mặt trí tuệ, tác
phẩm này chứa phần công sức của Carl nhiều hơn so với bất kỳ ai khác.
Sự quan tâm của tôi đến quyền bắt đầu khi tôi tham gia một buổi hội thảo do
Joel Feinberg tổ chức. Trong suốt nhiều năm, chúng tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện
về quyền và ông ấy đã đọc nhiều phiên bản sơ khai của tác phẩm này. Sự tiếc nuối lớn
nhất của tôi khi viết cuốn sách này là nó được xuất bản sau cái chết của Joel. Joel là
một nhà triết học đã viết những bài viết có sức ảnh hưởng như một cuộc cách mạng
đến nhiều lĩnh vực. Ông cũng là một người tốt bụng và đáng kính. Tôi đã dành thời
gian làm sinh viên sau đại học để cố gắng chứng minh với Joel là ông đã sai. Tôi luôn
ở trong văn phòng của ông để nói với ông rằng ông đã sai ở đây hoặc kia. Bài viết đầu
tiên của tôi (được viết khi tôi là một trong những sinh viên sau đại học của ông) là một
nỗ lực cho thấy cuộc tấn công vào chủ nghĩa bảo hộ ở một trong bốn tập quan trọng

4
trong tác phẩm của ông ấy, cuốn Giới hạn đạo đức của Luật tội phạm (The Moral
limits of the Criminal Law), là không hoàn chỉnh. Tôi liên tục chứng minh với ông
rằng lý thuyết về quyền của ông chưa chính xác. Chỉ sau này tôi mới nhận ra rằng
hiếm khi có một sinh viên sau đại học có một người hướng dẫn không tìm kiếm một
người nối dõi mà thay vào đó khuyến khích sinh viên tìm con đường riêng của mình.
Joel là và trở thành mô hình trung tâm của tôi về cách một nhà triết học nên trở thành.
Amy Clashman đã cung cấp sự hỗ trợ cần thiết khi tôi trải qua một căn bệnh
nghiêm trọng vào lúc bắt đầu dự án này. Con trai tôi, Corbin, đã giúp tôi làm việc với
cuốn sách giữa quãng thời gian khó khăn trong cuộc sống cá nhân. Không có gì giống
như việc nhảy lên và xuống ở phía sau của một chiếc xe bán tải với một đứa trẻ 4 tuổi
để giúp người ta làm sáng tỏ tâm trí và đạt được nhận thức triết học. Vợ tôi, Madeline,
đã đọc toàn bộ bản thảo và sửa hàng trăm lỗi nhỏ. Cô ấy đã làm nhiều hơn phần việc
của mình để chăm sóc cho một em bé mới sinh để tôi có thời gian hoàn thành công
việc cuối cùng trong tác phẩm này. Cô ấy đã hy sinh nhiều hơn cho tôi so với những
gì mà bất kỳ người đàn ông nào xứng đáng. Thân ái, Jolie.

5
Giới thiệu

Những thảo luận về quyền đang dần trở nên phổ biến. Người ta thường nghe
những câu như: “Trung Quốc đang vi phạm quyền của người Tây Tạng,” “Chủ nhà có
quyền được đòi tiền thuê nhà,” “Học sinh có quyền được chấm điểm công bằng”
“Động vật có quyền không bị đau đớn chỉ để mang lại niềm vui cho con người," “Phá
thai vi phạm quyền sống của thai nhi," “Chúng ta vi phạm quyền của thế hệ tương lai
khi làm ô nhiễm nước:” Những câu nói này khẳng định rằng người Tây Tạng, chủ
nhà, học sinh, động vật, thai nhi và thế hệ tương lai đều có quyền. Người Tây Tạng,
chủ nhà, học sinh, động vật, thai nhi và thế hệ tương lai thế nhưng dường như không
có nhiều điểm chung. Khi được yêu cầu làm rõ, rất khó để nói chính xác quyền là gì.
Thế nào là sở hữu quyền? Đó là câu hỏi mà cuốn sách này muốn giải đáp.
Để nói một cách khái quát, các câu trả lời trước đó cho câu hỏi này có thể được
chia thành hai nhóm. Một số người nói về lợi ích/quyền lợi của quyền trong khi người
khác lại nói về lựa chọn/ý chí về nó. Có lẽ người đầu tiên theo đuổi lý thuyết về lợi
ích/quyền lợi là Jerenmy Bentham. Còn người người bảo vệ quan điểm này được nhắc
đến nhiều nhất hiện nay là Joseph Raz. Phát biểu tiêu chuẩn của lý thuyết lựa chọn đã
được nêu bởi H.L.A. Hart. Còn Carl Wellman có lẽ là người bảo vệ lý thuyết ý chí của
quyền mạnh mẽ nhất. Cuộc tranh luận giữa hai nhóm lý thuyết này đã cho thấy những
kết quả rõ rệt. Các lý thuyết đã được phát triển và tinh chỉnh để tránh khỏi những phản
đối mà các phiên bản trước đó phải nhận. Các phiên bản khác nhau của mỗi quan
điểm cơ bản đã được nêu ra với những ưu và nhược điểm khác nhau. Cuộc tranh luận
này hiện đã chín muồi. Hiện rõ ràng rằng tất cả các lý thuyết trong hai nhóm cổ điển
này đều có những khuyết điểm cơ bản. Đã đến lúc tìm kiếm một lý thuyết quyền thứ
ba. Lý thuyết này bảo vệ cái cách mà anh coi một người là có quyền khi và chỉ khi đặc
điểm ấy trở thành một lý do cho những người khác có thứ được gọi cụ thể là các giới
hạn về nguyên tắc. Tôi gọi đây là thuyết ràng buộc hợp lý về quyền.
Các cuộc thảo luận triết học về quyền thường mang theo những từ vựng chuyên
ngành do Wesley Newcomb Hohfeld đề xuất vào đầu thế kỷ trước. Để tham gia vào
các cuộc thảo luận này, Lý thuyết ràng buộc hợp lý phải được trình bày theo thuật ngữ
Hohfeldian. Hơn nữa, công việc của Hohfeld có đủ tầm quan trọng lịch sử và trí tuệ để
nghiên cứu vì chính bản thân nó. Một lý do khác để trình bày thuật ngữ Hohfeldian là
nó làm cho cuốn sách này dễ tiếp cận hơn. Nhiều học giả về luật, triết học và kinh tế

6
không biết về công trình nghiên cứu của Hohfeld. Vì những lý do này, Chương 1 trình
bày ngôn ngữ Hohfeldian theo các nghiên cứu chính của Hohfeld trong khi mở rộng,
sửa đổi và làm rõ một số đặc điểm của những ông đã viết.

Chương 2 trình bày và bảo vệ phiên bản Hohfeldian về lý thuyết ràng buộc hợp
lý về quyền. Phân tích bắt đầu bằng việc chỉ ra rằng chỉ có yêu cầu và miễn nhiệm
mới ám chỉ một giới hạn chuẩn mực lên người khác. Bởi vì nghĩa vụ và khiếm khuyết
là những giới hạn chuẩn mực lên hành động của một người và bởi vì những người
tương ứng của nghĩa vụ và khiếm khuyết là được yêu cầu và miễn nhiệm, yêu cầu và
miễn nhiệm đều ám chỉ một giới hạn chuẩn mực đối lên người khác. Phân tích tiếp tục
bằng việc chỉ ra rằng quyền sẽ hạn chế những hành động. Để sửa đổi một cụm từ của
Hohfeld, chắc chắn rằng ngay cả những người sử dụng từ “quyền” theo cách rộng nhất
có thể đều quen với việc nghĩ về giới hạn chuẩn mực như là hậu quả không thể tránh
khỏi của quyền lợi. Quyền hạn chế hành động của người khác và chỉ có yêu cầu và
miễn nhiệm mới hạn chế hành động của người khác để chúng ta có lý do nghĩ rằng
một người có quyền chỉ khi và chỉ khi người đó có yêu cầu hoặc miễn nhiệm.
Mặt khác, việc nói về quyền tương ứng với các mối quan hệ Hohfeldian khác là
rất phổ biến, như là quyền tự do, quyền sở hữu quyền,..vv Chương 2 tiếp tục tranh
luận rằng quyền là bao hàm những thứ khác khác ngoài quyền yêu cầu và quyền miễn
nhiệm trong khối các mối quan hệ Hohfeldian, cái mà luôn luôn bao gồm một yêu cầu
hoặc miễn nhiệm. Trong mỗi khối này, một yêu cầu và/hoặc miễn nhiệm thì bảo vệ
mối quan hệ khác. Ta sẽ gọi nó với tên của mối quan hệ được bảo vệ. Ví dụ, một
quyền tự do là một tự do song phương được bảo vệ bởi yêu cầu và/hoặc miễn nhiệm.
Bởi vì tranh luận trong Chương 2 xoay quanh trọng tâm là khái niệm về giới hạn
chuẩn mực, đây là chương tự nhiên để kiểm tra lý thuyết về quyền của Rex Martin.
Quan điểm của Martin về bản chất của giới hạn chuẩn mực này khác biệt so với lý
ràng buộc hợp lý, và việc đặt cả hai quan điểm song song giúp làm sáng tỏ từng cái.
Có thể ai đó sẽ hài lòng khi đưa ra phân tích về quyền với chỉ thuần các thuật
ngữ Hohfeldian. Có rất nhiều điều để nghiên cứu trong thuyết này. Mặt khác, phân
tích với thuần các thuật ngữ Hohfeldian không thể trả lời tất cả các câu hỏi của chúng
ta về quyền. Chắc chắn quyền của một người có một vài quan hệ với nghĩa vụ của họ
và với những gì được phép làm. Phân tích Hohfeldian một cách thuần túy không thể
giải thích những mối quan hệ đó. Giả sử rằng mọi người đều đồng ý về một phân tích
về quyền theo các thuật ngữ Hohfeldian. Chúng ta vẫn cần biết mối quan hệ giữa các

7
mối quan hệ Hohfeldian và các khái niệm chuẩn mực khác, các khái niệm như nghĩa
vụ và sự cho phép.
Chương 3 nói về quan điểm rằng các mối quan hệ Hohfeldian có thể được phân
tích dựa trên ba mô hình đạo đức (cấm/cho phép/bắt buộc) và ba mô hình khả năng
(không thể/có thể/nghĩa vụ). Mặc dù việc nói về “có một nghĩa vụ” là tự nhiên, nhưng
không có khái niệm tương ứng với các tính từ “được phép”, “bị cấm”, “không thể”,
“có thể” và “cần thiết”. Vì vậy, việc các cụm “không có thẩm quyền”, “chịu sự cấm”,
v.v., là cần thiết và do đó tạo ra các danh từ tương ứng với các tính từ. Rõ ràng rằng
bạn sở hữu quyền khi và chỉ khi ai đó có nghĩa vụ đối với bạn và bạn có quyền miễn
nhiệm và cũng chỉ khi ai đó có điều bất khả thi đối với bạn. Từ điều này và từ kết luận
của Chương 2, suy ra rằng bạn sở hữu quyền chỉ trong trường hợp ai đó có nghĩa vụ
hoặc bất khả đối với bạn. Với cả các mối quan hệ Hohfeldian và ba mô hình đạo đức
và khả năng được chỉ ra, chúng ta đã có đủ cơ sở để xem xét quan điểm ảnh hưởng
của Joel Feinberg về quyền như là những phát biểu có giá trị.
Mặc dù đây là cả một quá trình, nhưng bản chất của các nghĩa vụ và điều bất
khả thi liên quan đến ai đó thì cần phải được làm rõ. Mọi người thường nhận biết sự
khác biệt giữa các nghĩa vụ dành cho ai đó hoặc là không liên quan. Nếu tôi hứa với
bạn rằng tôi sẽ gặp bạn để ăn trưa, thì dường như không chỉ tôi có nghĩa vụ phải gặp
bạn để ăn trưa, mà nghĩa vụ này cũng liên quan đến bạn. Giả sử rằng tôi có nghĩa vụ
phải làm từ thiện. Thì có vẻ như nghĩa vụ này không liên quan đến ai cả. Các nghĩa vụ
liên quan đến ai đó là các nghĩa vụ có tính quan hệ. Các nghĩa vụ không liên quan đến
ai hết thì là các nghĩa vụ không có tính quan hệ. Các thuật ngữ “không thể có tính
quan hệ” và “không thể có tính không quan hệ” được sử dụng song song. Nhiệm vụ
của Chương 4 và 5 là cung cấp phân tích về nghĩa vụ có tính quan hệ và tính quan hệ
của những điều bất khả thi. Chương 4 trình bày và bác bỏ các lý thuyết về quyền được
đưa ra bởi Raz, Hart, và Wellman. Mỗi trong số chúng đều chứa đựng kiến thức bức
thiết để ở chương 5, ta có thể kết nối với thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ có tính
quan hệ và tính quan hệ của những điều bất khả thi. Theo quan điểm của thuyết ràng
buộc hợp lý, bạn có nghĩa vụ đối với ai đó khi và chỉ khi một đặc điểm của người đó
trở thành nguyên nhân cho nghĩa vụ của bạn. Bạn có điều bất khả đối với ai đó khi và
chỉ khi một đặc điểm của người đó là nguyên nhân cho điều bất khả của bạn. Do đó,
trong suốt năm chương, cuốn sách bắt đầu nói đến thuyết Hohfeldian (quyền như là sự
công nhận và miễn nhiệm) đến việc phân tích quyền như là nghĩa vụ và không thể
được biện minh một cách cụ thể. Chúng ta đạt được quan điểm rằng một người chỉ sở
hữu quyền khi một đặc điểm của người đó là lý do cho người khác có nghĩa vụ hoặc

8
điều bất khả. Một người sở hữu quyền chỉ khi một đặc điểm của người đó là thứ dẫn
tới của các nghĩa vụ hoặc không bất khả của người khác.
Tiêu đề của cuốn sách này có một sự tương đồng với cuốn Hình thức của pháp
luật của Hart (1994). Đó không phải là một sự ngẫu nhiên. Một phần trong tiêu đề của
cuốn sách là sự kính trọng đến những lập luận và ảnh hưởng của Hart trong ngành
triết học. Một lý do khác nữa để lý giải cho sự tương đồng giữa hai tiêu đề là tác phẩm
của tôi cũng ứng dụng một phần lớn những phương pháp triết học của Hart. Trong
cuốn Hình thức của pháp luật, Hart đã tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Pháp luật là
gì?”. Ông không hướng tới một khái niệm cụ thể. Mà ông hướng tới một lý thuyết,
một phương pháp luận. Nói ngắn gọn về lý thuyết phức tạp của Hart thì, ông đã tạo ra
sự liên kết giữa những nguyên tắc chính và phụ nên đây cũng là chìa khóa để hiểu
pháp luật.
[C]húng tôi sẽ đưa ra nhận định chung rằng trong sự kết hợp của hai loại quy
tắc này có trong những gì Austin đã nhầm lẫn khi đề cập đến khái niệm về các lệnh ép
buộc, cụ thể là “chìa khóa đến khoa học về luật pháp”. Chúng ta sẽ không yêu cầu bất
cứ khi nào từ “luật” được sử dụng “đúng”, sự kết hợp của các quy tắc chính và phụ
này có thể được tìm thấy; vì rõ ràng rằng các trường hợp đa dạng khi từ “luật” được
sử dụng không được liên kết bởi bất kỳ sự đơn giản hóa nào, mà bởi các mối quan hệ
ít trực tiếp hơn mà thường là về sự tương tự về hình thức hoặc nội dung với một
trường hợp cụ thể. Những gì chúng ta sẽ cố gắng chỉ ra … là hầu hết các đặc điểm của
luật pháp đã chứng minh là khó hiểu nhất và đã kích thích và bị loại khỏi việc tìm
kiếm định nghĩa một cách rõ ràng, nếu hai loại quy tắc này và sự tương tác giữa chúng
được nhận định. Chúng tôi ghi nhận sự kết hợp của các yếu tố này ở một vị trí trung
tâm vì sức mạnh giải thích của chúng trong việc làm rõ các khái niệm để cấu thành
khung suy luận pháp lý (1994, 81).
(chú thích) Nói qua thì, các quy tắc chính yêu cầu con người làm hoặc không
làm một số hành động nhất định. Các quy tắc phụ cho mọi người biết cách tạo ra, thay
đổi hoặc xóa bỏ các quy tắc. Xem Hart 1994, chương.3.
Tôi muốn hiểu về bản chất của quyền. Tôi sẽ tranh luận rằng chìa khóa để hiểu
quyền là xem chúng như những giới hạn về chuẩn mực với một loại biện minh cụ thể.
Để chỉnh sửa từ ngữ của Hart, tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng hầu hết các đặc điểm của
quyền đã chứng minh là khó hiểu nhất có thể được làm rõ nhất nếu quyền được hiểu
theo cách này. Rawls đã theo sau Hart nhưng lại sử dụng thuật ngữ khác. Rawls phân
biệt giữa khái niệm công lý và các quan niệm về công lý.

9
[N]ó có vẻ khá tự nhiên khi nghĩ về khái niệm công lý như một cái gì đó riêng
biệt so với các quan niệm về công lý . . . Những người giữ các quan niệm khác nhau
về công lý có thể . . . vẫn đồng ý rằng các tổ chức công lý khi không có sự phân biệt
đối xử bừa bãi giữa các cá nhân trong việc giao phó quyền và nghĩa vụ cơ bản và khi
các quy tắc xác định một sự cân đối thích hợp giữa các nhu cầu cạnh tranh đến những
lợi ích của cuộc sống xã hội. Mọi người có thể đồng ý với mô tả này về các tổ chức
công lý vì các khái niệm về sự phân biệt đối xử bừa bãi và về một sự cân đối thích
hợp, được bao gồm trong khái niệm công lý, được để mở cho mỗi người giải thích . . .
(1971, 5).
Hiểu theo cách của Rawlsian, tác phẩm này bảo vệ quan niệm về các quyền.
Cũng như Hart, Rawls chỉ ra rằng những khái niệm này thì không có trạng thái ưu
tiên.
Một thuyết về công lý là đối tượng của cách thức tương tự với những thuyết
khác. Khái niệm và phân tích tự nó không có chỗ đứng đặc trưng: Khái niệm chỉ là
một công cụ sử dụng để khái quát cấu trúc của một lý thuyết. Một khi toàn bộ phần
khung xương đã được hình thành, khái niệm không có trạng thái cụ thể và nó sẽ tuân
theo trạng thái của chính lý thuyết đó (1971, 51).
Một lý do khác cho tựa đề “Các hình thức của quyền” là nó là một đặc điểm
quan trọng trong khái niệm ràng buộc hợp lý về quyền, nó phân biệt rõ ràng những
câu hỏi cụ thể về quyền so với câu hỏi trừu tượng như, thế nào là sở hữu quyền và
vạch một ranh giới giữa hai dạng câu hỏi này bởi ý nghĩa của chúng trong các lý
thuyết về quyền khác. Cách phân chia câu hỏi trừu tượng như "Phạm vi của quyền sở
hữu nhân thân là gì?" đến câu hỏi cụ thể "Quyền là gì?" Theo quan niệm ràng buộc
chính đáng về quyền, bất kỳ loại đặc điểm riêng lẻ nào cũng là cần thiết đối với các
quyền cơ bản. Các học giả ở phe lợi ích/lựa chọn đã vạch ra ranh giới giữa các vấn đề
trừu tượng và cụ thể ở sai vị trí. Các nhà lợi ích nghĩ rằng việc xem xét lợi ích của chủ
sở hữu quyền là một phần cần thiết trong hình thành một quan niệm quyền đúng đắn.
Các nhà lựa chọn lại nghĩ rằng việc bảo vệ sự lựa chọn là một phần cần thiết của một
quan niệm đầy đủ về quyền. Lý thuyết Ràng buộc bào chữa cho thấy cả lý thuyết lợi
ích và lựa chọn đều không chính xác. Đường cụ thể / trừu tượng nên được vẽ "xa hơn"
so với thế. Một lý do cuối cùng cho tiêu đề là tác phẩm này sẽ không đưa ra các câu
hỏi chi tiết về quyền. Các câu hỏi như liệu có quyền đạo đức đối với tài sản riêng hay
không hoặc làm thế nào các đường nét của quyền ly hôn hợp pháp nên được vẽ ra sẽ
không được bàn đến. Tuy nhiên, quan niệm về quyền không chỉ đơn thuần là lợi ích
trên lý thuyết. Chúng ta tìm kiếm một lý thuyết về quyền với hy vọng đạt được những

10
bước trong giải quyết các vấn đề đạo đức. Các vấn đề đạo đức được nêu ra từ quyền
rất rộng lớn và đa dạng. Cho nên ta không thể hy vọng thảo luận về tất cả chúng trong
một cuốn sách. Ở đây tôi chỉ tập trung vào hai điểm đặc biệt hữu ích trong việc so
sánh các lý thuyết khác nhau về quyền: vấn đề xung đột quyền và việc cá thể nào có
thể sở hữu quyền.
Chương 6 dành cho xung đột quyền. Một thuyết xung đột quyền mới và xác
đáng sẽ theo sau thuyết ràng buộc hợp lý. Chương 6 cũng nêu ra cuộc thảo luận về lý
thuyết quyền của Ronald Dworkin như những con át chủ bài. Đây là một vị trí tốt để
xem xét quan điểm của ông bởi vì, trên góc nhìn này, xung đột với những nền tảng
đạo đức không bị ràng buộc bởi quyền là một tính năng cần thiết của quyền.
Chương 7 xem xét các quyền của những sự vật hiện hữu. Quan điểm ràng buộc
hợp lý cho rằng khái niệm quyền không đặt ra giới hạn về loại sinh vật nào có thể có
quyền. Ví dụ, khái niệm quyền không ngụ ý rằng đá không thể có quyền. Các giới hạn
về chủ thể sở hữu quyền được đặt bởi những khái niệm khác và / hoặc các quan điểm
đạo đức thực tế. Nhiều người (bao gồm cả tôi) giữ quan điểm đạo đức thực chất ngụ ý
rằng đá thì không có bất cứ quyền nào.
Chương 8 thì lại nói về quyền của những sự vật trong quá khứ và tương lai.
Thuyết ràng buộc hợp lý về quyền nếu áp dụng, mà không điều chỉnh, tới các quyền
của những cá thể trong quá khứ, hiện tại và tương lai thì cho thấy rằng họ đều có thể
có quyền. Các đặc điểm chính được rút ra bởi Wellman và Raz cho phép một hiệp ước
thống nhất các quyền của tất cả sinh vật khi mà chúng tồn tại. Đây là một lợi thế quan
trọng của lý thuyết ràng buộc hợp lý về quyền.
Việc đánh giá các lý thuyết triết học là một vấn đề có tính so sánh. Có lẽ về
nguyên tắc, việc đưa ra một hoặc nhiều vấn đề tranh luận là khả thi, mà không xem
xét các quan điểm khác, cho thấy hướng nhìn nhận của một người về một vấn đề triết
học phức tạp là đúng.
Trong thực tế, tôi không tin rằng điều này sẽ xảy ra. Về bất kỳ vấn đề nào đáng
giá để được bàn luận trong triết học, tất yếu sẽ có một số lý thuyết cạnh tranh hợp lý.
Người ta bảo vệ quan điểm của mình bằng cách chỉ ra rằng nó vượt trội hơn
các lý thuyết cạnh tranh khác. Vì vậy, người ta phải so sánh hướng nhìn nhận của một
người với các quan điểm hợp lý khác. Trong suốt quá trình này, lý thuyết ràng buộc
hợp lý về quyền sẽ được so sánh với các đối thủ cạnh tranh của nó.
Trong Chương 9, những so sánh này được tập hợp lại với nhau để chúng ta có
thể xem xét tất cả chúng cùng một lúc.

11
12
Phần 1. QUYỀN VÀ THUYẾT HOHFELDIAN
Các học thuyết về quyền có một lịch sử lâu đời. Người ta đã thảo luận về quyền
trong ít nhất 500 năm qua[1]. Nhưng chủ yếu là ở hiện đại. Steiner đã viết về những
cuộc thảo luận hiện tại về quyền, “khởi nguồn của sự thông suốt… được đồng ý bởi đa
số là sự phân loại các vị trí pháp lý bởi Wesley Newcomb Hohfeld” (1994, 59).
Hohfeld (2001) là một học giả pháp lý đã tìm cách làm rõ pháp luật nói chung và khái
niệm quyền nói riêng. Ông đã tạo ra hệ thống thuật ngữ được sử dụng trong hầu hết
các cuộc thảo luận hiện đại về quyền. Xu hướng toàn diện này diễn ra do các mối
quan hệ Hohfeld đã phát hiện và loại bỏ sự mơ hồ trong thuật ngữ “quyền”. Chúng
cung cấp điều kiện tiên quyết để nhìn nhận rõ ràng về vấn đề. Có nhiều điểm để đồng
ý với Hohfeld, nhưng một số quan điểm của ông không chính xác và nhiều điểm cần
được mở rộng và/hoặc làm rõ. Ngoài ra, các tác giả khác đã không nhìn thấy ứng dụng
toàn diện của thuyết Hohfeldian. Do đó, chương này không trình bày thuật ngữ
Hohfeld. Thay vào đó, nó trình bày một thuyết Hohfeldian mới. Hãy gọi nó là “thuyết
tân Hohfeldian”.

1. THUYẾT TÂN HOHFELDIAN


Trước hết, ta hãy trình bày khái quát các mối quan hệ Hohfeldian để tiến tới
một cuộc thảo luận đầy đủ hơn. Có tám mối quan hệ Hohfeldian: yêu cầu, nghĩa vụ, tự
do, không yêu cầu, quyền lực, trách nhiệm pháp lý, miễn trừ và không có khả năng.
Trong các hệ thống pháp luật điển hình, người sở hữu ô tô có quyền yêu cầu người
khác không lái chiếc ô tô và những người khác có nghĩa vụ với người sở hữu là không
lái chiếc ô tô. Yêu cầu và nghĩa vụ, giống như tất cả các mối quan hệ Hohfeldian
khác, gồm ba yếu tố: hai tác nhân và một nội dung. Hãy xem xét nhận định Evelyn
yêu cầu Joshua không lái xe của cô. Hai tác nhân là Evelyn và Joshua. Evelyn là chủ
thể của yêu cầu và Joshua là đối tượng của yêu cầu. Nội dung của quan hệ này là
"Joshua không lái xe của Evelyn". Nội dung của quan hệ Hohfeldian là cách ứng xử
đối với người có yêu cầu, nghĩa vụ, tự do, v.v. Tác nhân phụ thuộc trong quan hệ là
đối tượng của nội dung quan hệ. Joshua là đối tượng trong yêu cầu của Evelyn. Chủ
thể của quan hệ và chủ thể của nội dung quan hệ không nhất thiết phải là cùng một tác
nhân.
Thuật ngữ "nghĩa vụ" của thuyết Hohfeldian rất khác thuật ngữ "nghĩa vụ"
thường được sử dụng. Nghĩa vụ Hohfeldian luôn có đối tượng. Nó không giống

13
cách “nghĩa vụ" thường được sử dụng trong tiếng Anh. Một người nói tiếng
Anh thường có thể nói một người có nghĩa vụ làm từ thiện mà không chỉ ra nghĩa vụ
đối với những người nhận từ thiện. Trong phần tiếp theo, "nghĩa vụ" sẽ là nghĩa vụ
Hohfeldian trừ khi có trường hợp khác được quy định.
Yêu cầu và nghĩa vụ là tương quan. Sự tương quan được xác định bằng một
điều kiện. Một quan hệ tương quan với quan hệ khác khi và chỉ đúng khi (1) cả hai
quan hệ đều có cùng nội dung, (2) đối tượng của quan hệ thứ nhất là chủ thể của quan
hệ thứ hai và (3) đối tượng của quan hệ thứ hai là chủ thể của quan hệ thứ nhất thì các
quan hệ đó tương đương về mặt logic. Hãy xem xét hai nhận định sau:
(1) Evelyn yêu cầu Joshua không lái xe của Evelyn.
(2) Joshua có nghĩa vụ với Evelyn không lái xe của Evelyn.
Chủ thể của yêu cầu, Evelyn, là đối tượng của nghĩa vụ. Đối tượng của yêu
cầu, Joshua, là chủ thể của nghĩa vụ. Nội dung "Joshua không lái xe của Evelyn" là
như nhau. Hai nhận định trên tương đương về mặt logic. Nói ngắn gọn là, yêu cầu và
nghĩa vụ là hai mặt của một đồng xu.
Giả sử Joshua muốn lái xe của Evelyn vào thứ Ba tới và Evelyn đồng ý bán
một giấy phép để Joshua làm điều đó. Có hai cách để Evelyn bán cho Joshua. Evelyn
có thể bán cho Joshua một giấy phép ghi rằng (1) Joshua không có nghĩa vụ không
được lái chiếc xe vào thứ Ba tới và (2) Evelyn có nghĩa vụ không cản trở Joshua lái
chiếc xe (ví dụ, giấu nó đi) vào thứ Ba tới. Joshua có thể yêu cầu Evelyn không cản
trở anh ta lái chiếc xe. Chúng ta sẽ gọi loại thứ nhất này là giấy phép yêu cầu.
Mặt khác, Evelyn có thể bán cho Joshua một giấy phép, trong đó chỉ ghi rằng
Joshua không có nghĩa vụ không được chiếc lái xe vào thứ Ba tới. Giấy phép thứ hai
sẽ không quy định Evelyn có nghĩa vụ không giấu chiếc xe. Cô sẽ không có bất kỳ
nghĩa vụ không cản trở nào. Chẳng hạn, điều đó sẽ không quy định cô có nghĩa vụ
không đánh Joshua bầm dập để ngăn anh lấy chiếc xe. Loại giấy phép thứ hai này cho
Joshua quyền tự do Hohfeldian. Chúng ta sẽ gọi loại thứ hai này là giấy phép tự do.
Nói rằng một người có quyền tự do làm A là không gì khác ngoài việc người đó
không có nghĩa vụ không làm A. Nếu Joshua mua giấy phép tự do thì Evelyn có
không yêu cầu Joshua lái chiếc xe. Tự do và không yêu cầu là tương quan. X có tự do
đối với Y để làm A khi và chỉ khi Y có không yêu cầu X làm A.
Quyền lực cho phép thay đổi các mối quan hệ Hohfeldian. Trong các hệ thống
pháp luật điển hình, Evelyn có quyền lực thay đổi nghĩa vụ của Joshua từ không lái xe
của Evelyn thành quyền tự do lái xe. Thông thường, Joshua có nghĩa vụ không lái xe

14
của Evelyn. Nhưng nếu Evelyn nói với Joshua: "Anh có thể lái xe của tôi", thì Joshua
không còn nghĩa vụ này nữa. Tương quan với quyền lực của Evelyn là trách nhiệm
của Joshua. Joshua có trách nhiệm đối với Evelyn từ không lái xe thành tự do lái xe.
Về nghĩa vụ và quyền tự do, quan trọng là không nhầm lẫn trách nhiệm pháp lý
Hohfeldian với trách nhiệm pháp lý thông thường. Đầu tiên, trách nhiệm Hohfeldian
là thứ người ta có thể muốn có. Thứ hai, trách nhiệm Hohfeldian luôn có đối tượng.
Trong cuốn sách này, "trách nhiệm" sẽ là trách nhiệm Hohfeldian trừ khi có trường
hợp khác được quy định.
Miễn trừ không cho phép thay đổi các mối quan hệ Hohfeldian. Trong các hệ
thống pháp luật điển hình, Evelyn có quyền miễn trừ Joshua bằng cách cho anh quyền
tự do lái xe của cô. Giả sử Joshua nói: “Tôi cho mình quyền tự do lái xe của Evelyn."
Hành động này không có hiệu lực pháp lý. Nó là vô hiệu. Hệ thống pháp luật quy định
tuyên bố của Joshua không giống như tuyên bố của Evelyn ở trên và là vô hiệu.
Tương quan với miễn trừ là không có khả năng. Một cách khác để nói Evelyn có
quyền miễn trừ Joshua tự cho mình quyền lái xe của cô ấy là nói rằng Joshua không
có khả năng cho anh ấy quyền tự do lái xe. Quyền lực, trách nhiệm, miễn trừ và không
có khả năng liên quan đến khả năng hoặc không có khả năng thay đổi các mối quan hệ
Hohfeldian khác. Yêu cầu, nghĩa vụ, quyền tự do và không yêu cầu có thể không liên
quan đến thay đổi các mối quan hệ Hohfeldian khác. Do đó, yêu cầu, nghĩa vụ, quyền
tự do và không yêu cầu là những mối quan hệ bậc nhất trong khi quyền lực, trách
nhiệm pháp lý, quyền miễn trừ và không có khả năng là những mối quan hệ bậc hai
[2]
Mặc dù phần tổng quan nhanh này là điểm khởi đầu hợp lý để thảo luận về các
mối quan hệ Hohfeldian, nhưng cần phải nói nhiều hơn nếu ta muốn hiểu rõ chúng.
Hơn nữa, chi tiết mới là thứ khó nhằn khi nói đến các mối quan hệ và quyền
Hohfeldian. Như chúng ta sẽ thấy trong chương này và các chương tiếp theo, việc xác
định chính xác các chi tiết sẽ loại bỏ các nhầm lẫn về mặt lý thuyết và thực tế.
Quy định ý nghĩa của một số thuật ngữ chuyên ngành là cần thiết. Nếu coi hệ
thống Hohfeldian là báo cáo cách dùng thực tế trong đời sống hay trong lĩnh vực pháp
lý thì đều thật tai hại. Ta nên coi hệ thống này là tập hợp các quy định, bởi như thế sẽ
giúp ích trong việc phân tích các quyền.
"Nhận định Hohfeldian" là những nhận định về các mối quan hệ Hohfeldian.
Dưới đây là một số ví dụ.
(1) George có quyền yêu cầu Andy không đánh George.

15
(2) Evelyn có quyền lực thay đổi nghĩa vụ của Joshua từ không lái xe của
Evelyn thành tự do lái xe.
(3) Nếu Roy có hợp đồng bảo hiểm ô tô với Shirley và bị tai nạn ô tô thì Roy
có quyền yêu cầu Shirley bồi thường thiệt hại cho chiếc ô tô của anh ấy theo quy định
trong hợp đồng bảo hiểm.
Những nhận định Hohfeldian trên là nhận định đơn giản. Bất kỳ ai từng tiếp
xúc với pháp luật dù chỉ thoáng qua đều biết rằng các nhận định Hohfeld có thể trở
nên rất phức tạp. “Hệ thống quy tắc Hohfeldian" là tập hợp tất cả các nhận định
Hohfeldian đúng về một tổ chức cụ thể (ví dụ: một thành phố, một tỉnh, một quốc gia,
một trường đại học, một câu lạc bộ, v.v.). Có rất nhiều ví dụ về hệ thống quy tắc
Hohfeldian. Có lẽ rõ ràng nhất là hệ thống quy tắc pháp lý. Hệ thống quy tắc pháp lý
Hohfeldian của một quốc gia là tập hợp tất cả các nhận định đúng về yêu cầu pháp lý,
nghĩa vụ pháp lý, quyền tự do pháp lý của người dân, v.v. Có rất nhiều hệ thống quy
tắc Hohfeldian khác. Các môn thể thao, công ty, câu lạc bộ và các tổ chức xã hội khác
có tổ chức thường tạo ra hệ thống quy tắc Hohfeldian. Theo Sumner, thuật ngữ "quy
tắc" được sử dụng theo nghĩa rộng để bao hàm các từ như "quy chế, đạo luật, sắc lệnh,
chỉ thị, sắc lệnh, pháp lệnh, mệnh lệnh thường trực, quy định, huấn lệnh, nhiệm vụ,
quy tắc, giới luật, hướng dẫn, giáo luật, nguyên tắc hay bất cứ thứ gì khác" (1987, 21).
Một số người thích thuật ngữ “chuẩn mực” hơn thuật ngữ “quy tắc”. Nếu muốn, người
ta có thể thay thế “chuẩn mực” cho “quy tắc” trong suốt phần còn lại của cuốn sách
này. Và cũng theo Sumner (1987, 24), việc “quy tắc” được sử dụng rộng rãi cho thấy
các mối quan hệ Hohfeldian cũng tương tự. Ví dụ, "nghĩa vụ" bao hàm các từ mà một
hệ thống quy tắc có thể đề cập như "nghĩa vụ", "trách nhiệm", "kỳ vọng", v.v.
Nội dung của một quan hệ Hohfeldian luôn là một cách ứng xử. Thuật ngữ
“ứng xử” có thể hiểu là không làm hoặc làm một việc gì đó. Cả lái một chiếc xe hay
không lái nó đều là ứng xử. Thêm vào đó, “ứng xử” cũng bao hàm sự thay đổi quan hệ
Hohfeldian. Giả sử Fielding có quyền miễn trừ Bill bỏ quyền tự do đốt cờ Mỹ của anh
ta. Fielding đang miễn trừ ứng xử Bill bỏ quyền tự do của mình.
Trong Tiếng Anh, chủ thể và đối tượng của quan hệ Hohfeldian được liên kết
bởi một giới từ. Giới từ dùng để chỉ đối tượng trong mối quan hệ Hohfeldian này thì
khác những mối quan hệ khác. Trước đó chúng ta đã nói về nghĩa vụ với người khác
và yêu cầu đối với người khác. Ta thường nói quyền tự do đối với người khác, không
yêu cầu với người khác,.. Với một số quan hệ Hohfeldian, không có giới từ thường
dùng để chỉ đối tượng. Thế nên, một tác giả đã nói về không có khả năng mặt-đối-mặt

16
hoặc đối với người khác. Những tác giả khác nhau sử dụng giới từ khác nhau cho
cùng một mối quan hệ. Điều này có thể làm cuộc thảo luận trở nên rắc rối. Thế nên,
chúng ta hãy quy định giới từ khi nói về đối tượng của một mối quan hệ sau đây:
quyền yêu cầu đối với
nghĩa vụ với
quyền tự do đối với
không yêu cầu lên
quyền lực với
trách nhiệm về
miễn trừ đối với
không có khả năng
về
Bởi vì chúng ta đang phân tích quyền, chúng ta cần một giới từ để chỉ đối
tượng của nó. Nên dùng “đối với” sẽ được dùng để chỉ đối tượng của quyền. Còn nếu
để chỉ chung đối tượng trong các mối quan hệ, ta sẽ dùng “về”.
Cùng với những tương quan Hohfeldian, ta cũng có những đối lập Hohfeldian.
Tương quan thì tương đương về mặt logic. Đối lập thì tương phản về mặt logic. Các
đối lập bao gồm: nghĩa vụ/quyền tự do, yêu cầu/không yêu cầu, quyền lực/không có
khả năng, trách nhiệm/miễn trừ.
Để hình thành đối lập của một mối quan hệ, ta giữ nguyên chủ thể và đối
tượng, nhưng phủ định nội dung. Nghĩa vụ không đánh Sienna của Luc đối lập với
quyền tự do đánh cô ấy của anh. Mặc dù những người tìm cách nguyên tắc hoá hệ
thống Hohfeldian sẽ thấy điều này hữu ích, một học thuyết về quyền hiếm khi cần
phải đề cập đến các đối lập Hohfeldian. Chúng ta sẽ không thường nhắc đến chúng
trong tác phẩm này.
Với những vấn đề về thuật ngữ sau này, hãy chuyển sang một số giả định sẽ
được phân tích một cách khái quát. Giả sử có một hệ thống quy tắc đạo đức
Hohfeldian. Hệ thống quy tắc đạo đức Hohfeldian là tập hợp tất cả các nhận định đúng
rằng một người có một yêu cầu đạo đức, nghĩa vụ đạo lý, tự do đạo đức v.v. [3] Ví dụ,
nhiều người nghĩ rằng nhận định sau đây thuộc hệ thống quy tắc đạo đức Hohfeldian:
"Thông thường, nếu X hứa với Y rằng anh ta sẽ làm A, thì Y có yêu cầu đạo đức là X
làm A." Giả định này sẽ được bảo vệ trong chương 3. Tất cả các ví dụ về các mối

17
quan hệ pháp lý trong phần này là trường hợp hệ thống quy tắc đạo đức và hệ thống
pháp luật điển hình trùng nhau. Vì vậy, tất cả các ví dụ về yêu cầu pháp lý, nghĩa vụ
pháp lý v.v., được đưa ra ở trên cũng là những ví dụ của yêu cầu đạo đức, trách nhiệm
đạo đức,... Ví dụ, nhiều người nghĩ rằng người sở hữu xe có yêu cầu đạo đức, cũng
như pháp lý đối với những người khác không lái chiếc xe cũng như quyền lực đức để
bỏ yêu cầu đạo đức này. Có những trường hợp mà các quan hệ đạo đức và pháp lý
Hohfeldian không trùng nhau.
Có rất nhiều tranh cãi về loại vật thể nào có thể là chủ thể và/hoặc đối tượng
của quan hệ Hohfeldian. Ví dụ, một số người tin rằng có những nhóm không thể là đối
tượng của quan hệ Hohfeldian trong khi những người khác không đồng ý. Một số
người tin rằng một thai nhi có thể là đối tượng của các mối quan hệ nhưng những
người khác không đồng ý. Trước chương 7 và 8, ta sẽ không đưa ra bất kỳ giả định
nào về vấn đề này. Cho đến chương 7, và để cho dễ hiểu, người trưởng thành thông
thường sẽ là ví dụ về chủ thể và đối tượng của các mối quan hệ Hohfeldian.
Có một tập hợp nhầm lẫn chung về các mối quan hệ Hohfeldian. Những điều
này cần phải được chỉ ra ngay từ đầu. Chúng ta có thể bắt đầu với ba nhầm lẫn phổ
biến có thể được làm rõ nhanh chóng.
Thứ nhất, quyền Hohfeldian không liên quan gì đến sức mạnh vật lý. Giả sử
Hyoung không thể ký tên do tai nạn. Nếu hệ thống quy tắc pháp lý cần chữ ký để
người khác tự do lái xe, Hyoung sẽ thiếu sức mạnh thể chất để cho người khác tự do
lái xe của mình. Anh ta không thể thực hiện hành động kích hoạt được quy định trong
luật. Nhưng anh không thiếu quyền lực Hohfeldian để làm điều đó. (Trong hầu hết các
hệ thống pháp lý, quyền lực pháp lý là hữu ích ngay cả khi một người không thể thực
hiện hành động kích hoạt bởi vì hầu hết đều có quy tắc cho phép đại diện người có
quyền lực để thực hiện quyền lực thay họ).
Thứ hai, phải phân biệt các đối tượng của các mối quan hệ Hohfeldian và thấy
rõ sự khác nhau giữa người và vật, ở đây là một phần của nội dung các mối quan hệ.
Giả sử Kyoto hứa với Devan là sẽ nói chuyện với Leslie. Trong trường hợp đó, Kyoto
có nghĩa vụ đối với Devan là nói chuyện với Leslie. Nghĩa vụ của Kyoto là đối với
Devan. Không phải đối với Leslie. Nghĩa vụ của Kyoto liên quan nhưng không phải
đối với Leslie. Tương tự với bảy mối quan hệ khác. (Những vấn đề về bên thứ ba sẽ
được bàn ở chương 5)
Thứ ba, các quan hệ Hohfeldian có thể được tạo ra bởi một hệ thống quy tắc
ngay cả khi chúng không được nêu rõ ràng trong hệ thống luật. Một hệ thống quy tắc

18
pháp lý có thể nói rằng việc phá hủy di chúc và lời trăn trối của người khác là hành vi
dân sự hợp lệ. Người ta có thể phá hủy một di chúc theo nhiều cách khác nhau (đánh
vỡ, đốt cháy, v.v.), và luật không thể liệt kê rõ ràng tất cả cách mà di chúc có thể bị
phá hỏng. Giả sử Jon cho di chúc của Ellen vào máy giặt. Điều này sẽ cho Ellen quyền
được bồi thường theo hệ thống pháp luật mặc dù luật không quy định về việc giặt di
chúc.

2. BẢN CHẤT CỦA QUYỀN TỰ DO


Sau những nhầm lẫn phổ biến chỉ cần được giải thích ngắn gọn, chúng ta có thể
đi đến hai vấn đề phức tạp hơn: bản chất của các quyền tự do và cấu trúc của các mối
quan hệ Hohfeldian. Tại thời điểm này, ranh giới giữa định nghĩa quy định, chỉ ra
điểm gây nhầm lẫn, và tranh luận cho một kết luận cụ thể về các mối quan hệ
Hohfeldian bắt đầu mờ dần.
Rất khó để nhấn mạnh tầm quan trọng và khó khăn trong việc hiểu chính xác
khái niệm quyền tự do Hohfeldian. Cả khái niệm tự do và mối liên hệ giữa quyền tự
do với các mối quan hệ khác đều thường gây nhầm lẫn. Hãy xem xét cụm từ “Bạn
được tự do đi nhà thờ.” Bên ngoài bối cảnh Hohfeldian, điều này có nghĩa (1) bạn
không có nghĩa vụ đi nhà thờ với người khác, (2) bạn không có nghĩa vụ không đi nhà
thờ với người khác, và (3) bạn có yêu cầu người khác không ngăn bạn đi hoặc không
đi đến nhà thờ. Bây giờ hãy xem xét cụm từ Hohfeldian (cũng tương tự) “Bạn có
quyền tự do đi nhà thờ.” Nó không nói đến (1) hay (3) mà đối với (2), nó khẳng định
rằng bạn không có nghĩa vụ không đi nhà thờ với X, với Y hay với Zv.v. Trong thuật
ngữ Hohfeldian, "Bạn có quyền tự do đi nhà thờ" không có đối tượng của quyền tự do
và nên được phân tích như một tập hợp các tự do với những mục đích khác nhau.
Trong thuật ngữ Hohfeldian, (1) là một tập hợp lớn các tự do khác với (2) và (3) là
một tập hợp lớn các yêu cầu. Trong cuốn sách này, "tự do" sẽ là tự do Hohfeldian trừ
khi có trường hợp khác được quy định.
Quyền tự do rất dễ bị hiểu sai nghĩa. Nếu Joshua chỉ có quyền tự do lái xe của
Evelyn vào thứ Ba tới (và không có mối quan hệ Hohfeldian nào khác), thì Joshua
không có nghĩa vụ không lái xe của Evelyn - và không gì khác nữa. Anh không có
quyền yêu cầu Evelyn không cắt tay anh để không thể lái xe. Anh ta không có quyền
yêu cầu gì cả. Evelyn không có nghĩa vụ không thổi bay xe của mình hay nhà của
Joshua để ngăn anh ta sử dụng xe. Evelyn không có nghĩa vụ gì cả. Nếu Joshua chỉ có
mỗi quyền tự do Hohfeldian, thì vị trí của anh sẽ không được đảm bảo. Bởi vì tầm

19
quan trọng của quyền tự do trong những phân tích sau này, ta nên xem xét ví dụ minh
hoạ của Carl Wellman (1982, 8–9).
Quy định đậu xe tại Đại học Washington cho Wellman quyền tự do đậu xe
trong bãi đậu xe trường. Nhìn chung, việc đậu xe trong bãi đậu xe của Đại học
Washington là bất hợp pháp. Nhưng Wellman đã mua giấy phép đậu xe. Giả sử một
buổi sáng anh đến và nhận thấy tất cả chỗ đậu xe đã kín. Anh chỉ đơn giản là không
may mắn. Không may cho Wellman, mặc dù giấy phép bỏ qua nghĩa vụ không đậu xe
trong bãi đậu trường đại học của anh, nó không cho anh ta quyền yêu cầu Đại học
Washington đảm bảo anh ta có chỗ đậu xe. Nếu các chỗ đã kín, anh ta không có lý do
hợp pháp để hành động. Vì lý do này, giấy phép đậu xe được biết đến tại một số
trường như là “giấy phép săn bắn.” Giả sử hiệu trưởng Đại học Washington đã được
cấp một giấy phép đặc biệt cho ông ta quyền yêu cầu đại học Washington đảm bảo
một chỗ đậu xe trong bãi đậu trường Đại học. Ông ta sẽ có một lý do hợp pháp để
hành động nếu tất cả chỗ bị lấp đầy. Ta có thể thấy được tầm quan trọng của quyền tự
do bằng cách so sánh vị trí pháp lý của tôi, Wellman, và hiệu trưởng Đại học
Washington. Tôi có nghĩa vụ không đậu xe trong bãi đậu xe trường đại học. Tôi
không có giấy phép đậu xe của Đại học Washington nên nếu làm vậy thì tôi đã vi
phạm pháp luật. Wellman có quyền tự do đậu xe trong khu trường đại học. Nếu anh ta
đậu xe trong bãi đậu xe, anh ta không làm gì bất hợp pháp, nhưng Đại học
Washington không có nghĩa vụ cho anh ta một chỗ. Hiệu trưởng có quyền yêu cầu Đại
học Washington cung cấp cho ông chỗ đậu xe. Đại học Washington có nghĩa vụ làm
vậy.
Ví dụ của Wellman đã giải thích tại sao khái niệm về quyền tự do là quan
trọng. Tuy nhiên, Wellman không chỉ có quyền tự do đậu xe trong bãi đậu của Đại
học Washington. Anh ta cũng có quyền yêu cầu. Anh ta có quyền yêu cầu các nhân
viên của Đại học Washington không mang gậy bóng chày đến những chiếc xe của
giảng viên đậu trong những bãi đậu. Anh ta có quyền yêu cầu trường đại học không
dời chiếc xe của anh ta khỏi vị trí mà nó đã được đỗ. Trường hợp của Wellman là một
ví dụ điển hình về người có quyền tự do. Đó không phải là một ví dụ về một người chỉ
có quyền tự do. Ta cần phải cẩn thận không nhầm lẫn việc yêu cầu các nhân viên của
Đại học Washington không mang gậy bóng chày đến những chiếc xe của giảng viên là
một phần của tự do. Không phải vậy. Đó là một yêu cầu riêng. Đó là lý do tại sao ta
chỉ nên xem xét một trường hợp giả tưởng (như Evelyn và Joshua) trong đó một người
chỉ có tự do mặc dù không có hệ thống quy tắc pháp lý thực tế mà một người có tự do
làm A mà không có mối quan hệ nào khác.

20
Rowan (1999, 23) đã cho rằng nếu không có hệ thống quy tắc pháp lý thực tế
chỉ tồn tại quyền tự do, thì quyền tự do dường như không “có ý nghĩa đạo đức rõ
ràng...” Điều này không đúng bởi hai lý do. Đầu tiên, ví dụ của Wellman cho thấy rõ
là chúng ta cần khái niệm tự do Hohfeldian để giải thích sự khác biệt giữa tôi,
Wellman, và vị trí pháp lý của hiệu trưởng với việc đậu xe trong các bãi đậu xe của
Đại học Washington. Thứ hai, ngay cả trong trường hợp giả tưởng, tự do cũng có ý
nghĩa. Giả sử Evelyn bán cho Joshua giấy phép tự do. Joshua không có nghĩa vụ
không sử dụng xe của Evelyn, và Evelyn không có nghĩa vụ không đánh Joshua để
ngăn anh ta lấy chiếc xe. Nhưng giả sử Joshua tìm cách để tránh Evelyn và tiếp cận
chiếc xe. Evelyn gọi cảnh sát và Joshua bị bắt vì trộm xe của Evelyn. Giấy phép tự do
của anh ta không quy định Evelyn không can thiệp vào việc Joshua sử dụng chiếc xe,
là một bằng chứng hợp pháp chống lại cáo buộc trộm cắp xe. Việc Joshua có giấy
phép tự do cho thấy Joshua không có nghĩa vụ không sử dụng xe của Evelyn và do đó
Joshua đã không trộm nó.
Rowan đã khẳng định “Các đặc quyền (ví dụ, tự do) cũng khác với các yêu cầu
bởi vì chúng không có tính tương quan tự nhiên” (1999, 23). Điều này không đúng.
Người ta có quyền tự do làm gì đó với một người nhưng không có quyền tự do làm
hành động tương tự đối với người khác. Giả sử Stacy hứa với Jim và Barbara sẽ gặp
họ ăn trưa tại City Grill lúc 1 giờ vào một ngày cụ thể. Stacy có nghĩa vụ với Jim là ở
City Grill vào 1 giờ và với Barbara cũng tại City Grill vào 1 giờ. Một người bạn đã
cho cô ấy vé miễn phí xem bóng chày buổi chiều bắt đầu lúc 1 giờ. Cô ấy gọi cho Jim
và hủy lời hứa đi ăn trưa. Cô ấy gọi cho Barbara nhưng Barbara đã rời khỏi City Grill.
Trong trường hợp này, Stacy có quyền tự do đối với Jim không đến City Grill nhưng
cô ấy không có quyền tự do đối với Barbara không đi tới đó.
Bởi vì những vật vô sinh không có nghĩa vụ, chúng có quyền tự do. Một thứ có
tự do khi nó không có nghĩa vụ không làm gì. Hãy xem xét một cái dập ghim. Nó,
giống như tất cả các vật thể vô sinh, không có nghĩa vụ gì cả. Do đó, nó không có
nghĩa vụ không dập giấy. Do đó, nó có quyền tự do dập giấy. Tự do được định nghĩa
là không có nghĩa vụ. Một cách để loại bỏ nghĩa vụ là trở thành người có thể có nghĩa
vụ nhưng trong một trường hợp cụ thể thì không. Một cách khác để loại bỏ nghĩa vụ là
trở thành người không thể có nghĩa vụ. Hơn nữa, bởi vì không có ai có thể loại bỏ
quyền tự do dập giấy của cái dập ghim, nó cũng có quyền miễn trừ để loại bỏ tự do
của nó.
Wellman (1984, 443) đã lập luận rằng các vật vô sinh không thể có quyền tự do
vì quyền tự do là tự do hành động mà những vật thể vô sinh không có khả năng hành

21
động. Đúng là quyền tự do là tự do hành động theo một cách nào đó. Nhưng "hành
động" phải bao gồm việc kiềm chế hành động và chủ động hành động. Một số tự do
chúng ta có là tự do không làm gì đó. Bạn có quyền tự do không đi nhà thờ. Mặc dù
các vật thể vô sinh rõ ràng không có khả năng chủ động hành động, nhưng chúng có
thể kiềm chế hành động. Thật vậy, dường như chúng đã kiềm chế hành động. Vì vậy,
mặc dù đúng là tự do là tự do hành động một cách nào đó và các vật thể vô sinh không
có khả năng chủ động hành động, không có nghĩa là những vật thể vô sinh không thể
có tự do. Chúng có quyền tự do không hành động.
Có thể có vài tranh cãi từ học thuyết hành động, cho thấy các đối tượng vô sinh
không thể kiềm chế hành động. Ví dụ, người ta có thể lập luận rằng hành động và
không hành động đều liên kết với ý định hoặc các trạng thái tâm lý khác. Điều này có
thể được coi là lý do chứng tỏ các vật vô sinh không thể có quyền tự do. Chúng ta
không thảo luận về học thuyết hành động. Mối liên kết giữa hành động và ý định rất
phức tạp và có thể gây tranh cãi. Thay vì tham gia vào cuộc tranh luận, tốt hơn là nhận
thấy ở giai đoạn này của cuộc tranh luận, khẳng định rằng các vật vô sinh có quyền tự
do và miễn trừ là quan trọng. Điều này rất gần với quan điểm các vật vô sinh không
thể có quyền. Gần đến mức những người cho rằng các vật vô sinh có quyền có thể cho
rằng việc khẳng định các vật vô sinh không thể có quyền tự do và miễn trừ là ngược
lại quan điểm của họ. Vì vậy, trước khi đến Chương 7, tốt nhất là cho rằng các vật vô
sinh có quyền tự do và miễn trừ.
Một người có thể có các quyền tự do và miễn trừ Hohfeldian vì họ không phải
chủ thể của một hệ thống quy tắc cụ thể. Tôi không có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá
nhân tại Pháp. Vì vậy, tôi có quyền tự do không đóng thuế thu nhập cá nhân tại Pháp.
Tôi cũng có miễn trừ với việc chính phủ Pháp bỏ quyền tự do không đóng thuế thu
nhập cá nhân tại Pháp và thay thế nào bằng nghĩa vụ tương đương. Chính phủ Pháp
không thể cho tôi nghĩa vụ như vậy. Luật Pháp chỉ áp dụng cho các chủ thể phải tuân
theo luật đó, và tôi không phải là một trong số họ. (Tất nhiên, tôi có thể kiếm thu nhập
tại Pháp và sau đó tôi sẽ trở thành chủ thể của luật Pháp.) Lý do cho các quyền tự do
và miễn trừ của tôi với chính phủ Pháp là vì tôi thiếu một số nghĩa vụ và họ thiếu một
số quyền lực. Lý do tôi thiếu các nghĩa vụ này và họ thiếu các quyền lực này là vì tôi
không phải là một cá nhân phải tuân theo pháp luật Pháp.
Wellman (1995, 17) khẳng định rằng việc khẳng định tôi có quyền tự do pháp
lý theo hệ thống pháp luật của Pháp là "vô nghĩa và gây hiểu lầm". Ông ấy nghĩ tôi
không có mối quan hệ Hohfeldian theo hệ thống pháp luật của Pháp. Giả sử ông nội
tôi, tên cũng là George Rainbolt, kiếm được thu nhập ở Pháp và chính phủ Pháp nhầm

22
tôi với ông nội nên đã khởi kiện pháp lý đối với tôi vì không trả thuế thu nhập Pháp.
Tôi sau đó sẽ nghĩ rằng quyền tự do và miễn trừ của tôi về việc trả thuế thu nhập Pháp
là rất quan trọng. Thật vậy, vì tôi muốn tiếp tục đi du lịch Pháp mà không có nguy cơ
bị bắt vì trốn thuế, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải khẳng định những quyền tự do
và miễn trừ tôi có vì tôi không phải chủ thể của pháp luật Pháp. Tôi có thể thuê một
luật sư Pháp để khẳng định những quyền tự do và miễn trừ này tại một tòa án Pháp.
Việc khẳng định những quyền tự do và miễn trừ này sẽ không vô nghĩa hay gây hiểu
lầm.
Quyền lực khác với quyền tự do. Một người có thể có quyền thực hiện hành vi
A mà không cần quyền tự do làm nó, theo Sumner:
Tôi có thể làm những việc tôi không có tự do làm; những hành vi như thế là
một kiểu vi phạm quy tắc. Nhưng tôi không thể làm không phải vì tôi không có quyền
lực; mà mọi nỗ lực thực hiện chúng, theo các luật sư là vô hiệu (1987, 29)
Giả sử thị trưởng của một thị trấn có quyền bổ nhiệm các thành viên của ủy ban
khu vực. Không có điều kiện cụ thể để trở thành thành viên của Ủy ban khu vực, vì
vậy thị trưởng có quyền bổ nhiệm bất cứ ai, từ mẹ ông ta đến một đứa trẻ được sinh ra
ngày hôm qua. Luật của thị trấn sau đó được thay đổi để nếu thị trưởng bổ nhiệm một
người dưới 21 tuổi và người này trở một thành viên chính thức của Ủy ban khu vực,
thị trưởng sẽ bị phạt 1.000 đô la. Điều này làm cho thị trưởng có nghĩa vụ không bổ
nhiệm bất cứ ai dưới 21 tuổi nhưng vẫn cho ông ta quyền lực bổ nhiệm người dưới 21
tuổi. Thị trưởng có quyền lực nhưng không có quyền tự do để bổ nhiệm người dưới 21
tuổi. Nếu muốn loại bỏ quyền lực của thị trưởng để bổ nhiệm một người dưới 21 tuổi,
người ta sẽ phải thay đổi luật thành việc bổ nhiệm người dưới 21 tuổi là vô hiệu về
mặt pháp lý, rằng việc thị trưởng chỉ định một người trên 21 tuổi làm thành viên của
ủy ban khu vực sẽ không làm cho người đó trở thành thành một thành viên trong ủy
ban. Luật cổ điển nói rằng một người dưới 21 tuổi được bổ nhiệm là một thành viên
có hoàn chỉnh nhưng thị trưởng sẽ bị phạt nếu ông ấy chọn một ai đó dưới 21 tạo ra
tình huống thị trưởng có quyền lực bổ nhiệm người dưới 21, nhưng không có quyền tự
do làm điều đó.
Steiner cho rằng không thể có người có quyền lực làm A mà không có quyền tự
do làm A.
Giả sử một tập hợp các quy tắc quy định bạn có nghĩa vụ không tấn công tôi,
và cho tôi quyền lực kết hợp để vừa loại bỏ vừa yêu cầu bạn tuân thủ nghĩa vụ đó.
Hơn nữa hãy giả sử rằng...các quy tắc tương tự này cũng cho tôi nghĩa vụ loại bỏ

23
nghĩa vụ không tấn công của bạn: đó là, nó phủ định tự do của tôi để dùng quyền lực
yêu cầu bạn tuân thủ nghĩa vụ không tấn công. Một bộ quy tắc giống hệt như vậy cho
tôi quyền lực đó và vô hiệu hóa việc tôi thực hiện nó. [...] Vì vậy, việc sở hữu quyền
lực quy định sở hữu các quyền tự do tương ứng chỉ ra một mâu thuẫn rõ ràng (Kramer
et al., 1998, 242–243). [4]
Ví dụ của Steiner sẽ nói chi tiết hơn. Các quy tắc giả tưởng bao gồm:
(1) X có nghĩa vụ không tấn công Y.
(2) Y có quyền lực với X là loại bỏ (1)
(3) Y có quyền lực với X để yêu cầu sự tuân thủ (1)
Nhìn chung, bộ quy tắc này là tốt và phù hợp một cách hoàn hảo, nhưng nó
cũng bao gồm:
(4) Y có nghĩa vụ với X là loại bỏ (1)
Nếu Y hoàn thành nghĩa vụ (4), thì quan hệ (1), (2), (3) sẽ bị loại bỏ. Steiner
cho rằng (2), (3) và (4) đã cho Y một loạt quyền lực nhưng cũng “vô hiệu hóa” việc Y
sử dụng chúng. Điều này là không đúng. (2) và (3) cho Y quyền lực. (4) thì không vô
hiệu Y. (4) là một nhận định về nghĩa vụ, không phải không có khả năng. (4) cho Y
nghĩa vụ tự vô hiệu bản thân. Từ góc nhìn thực tiễn, bị vô hiệu và có nghĩa vụ vô hiệu
dường như giống nhau. Nhưng từ “dường như” trong câu trước là quan trọng. Nếu yêu
cầu trong ví dụ cho thấy một số trường hợp sự khác trong thực tế có thể diễn ra khi
một người có quyền lực mà không tương quan với tự do hay ngược lại là không có cả
quyền lực và tự do. Nếu yêu cầu không có cả quyền lực lẫn tự do, người 21 tuổi được
chỉ định sẽ không có yêu cầu. Nếu yêu cầu có quyền lực nhưng không có tự do, thì
người 21 tuổi kia sẽ có yêu cầu.

3. CẤU TRÚC CỦA CÁC MỐI QUAN HỆ HOHFELDIAN


Các mối quan hệ Hohfeldian có một cấu trúc cụ thể. Thứ mà chúng ta sẽ thấy ở
những chương tiếp theo, sự nhầm lẫn trong việc nhìn nhận cấu trúc này có thể dẫn ta
vào ngõ cụt. Miêu tả hoàn chỉnh về những mối quan hệ này có thể giải thích như sau:
X có một quan hệ với Y rằng Z làm A.
X là chủ thể của quan hệ, Y là đối tượng của quan hệ và Z là đối tượng của nội
dung quan hệ.

24
Có những sự ràng buộc về mặt khái niệm của chủ thể, đối tượng và nội dung
quan hệ. Nếu
X có yêu cầu với Y rằng Z làm A
thì, bởi vì yêu cầu và nghĩa vụ là tương quan,
Y có nghĩa vụ với Y rằng Z làm A.
Trong trường hợp trên, Y và Z phải là cùng một người. Nếu Y có nghĩa vụ nó
phải là nghĩa vụ của Y làm A. Một người không thể có nghĩa vụ rằng người khác làm
điều gì. Chủ thể của nghĩa vụ phải tương đồng với chủ thể của nội dung nghĩa vụ. Đối
tượng của yêu cầu phải tương đồng với chủ thể của nội dung yêu cầu.
Nếu
X có quyền tự do với Y rằng Z làm A
thì, bởi vì bởi vì tự do và không yêu cầu là tương quan,
Y không yêu cầu lên X rằng Z làm A.
Trong trường hợp trên, X và Z phải là cùng một người. Nếu X có quyền tự do
thì đó phải là tự do làm A. Một người không thể có tự do cho người khác làm điều gì.
Chủ thể của tự do phải tương đồng với chủ thể của nội dung tự do. Đối tượng của
không yêu cầu phải tương đồng với chủ thể của nội dung không yêu cầu.
Nhầm lẫn những giới hạn này có thể dẫn tới nhầm lẫn về khái niệm. Judith
Jarvis Thomas cho rằng, khi một người có quyền tự do với mọi người trên thế giới,
không thể có yêu cầu với mọi người trên thế giới. Điều này không đúng. Thomas cũng
cho rằng cô có quyền tự do với mọi người trên thế giới để nhéo mũi mình. Đó là đúng.
Nhưng cô lại tiếp tục khẳng định
chắc chắn không thể có không yêu cầu mà một người đối với mọi thứ trong
vũ trụ. B có nghĩa vụ không bước vào đất của A nên… chúng ta có thể kết luận rằng A
có yêu cầu đối B không bước vào đất của A. Nhưng bạn lại không có trong nghĩa vụ B
không bước vào đất của A và tôi cũng không ở trong nghĩa vụ tương tự… (1990, 46)
Hãy giả sử rằng "bạn" là C. Đúng là C không có trong nghĩa vụ B không bước
vào đất của A. C không thể có nghĩa vụ đòi hỏi A, B, D hoặc bất ai làm điều gì đó.
Điều này là không thể trên lý thuyết. C chỉ có thể có nghĩa vụ đòi hỏi C làm điều gì
đó. Do đó, rõ ràng là có những yêu cầu mà mọi người có với tất cả mọi người. Hiện
tại, rõ ràng là nhiều người có yêu cầu với tất cả mọi người là không được bắn họ.

25
Nội dung của các mối quan hệ cấp hai (tức là quyền, trách nhiệm, miễn trừ và
không có khả năng) luôn bao gồm hai mối quan hệ Hohfeldian khác. Các mối quan hệ
cấp hai là những mối quan hệ thay đổi. Chúng chỉ ra khả năng hoặc không có khả
năng thay đổi một mối quan hệ. Quyền lực là khả năng thay đổi một mối quan hệ
Hohfeldian thành một mối quan hệ khác, và miễn trừ là không có khả năng thay đổi
một mối quan hệ Hohfeldian thành một mối quan hệ khác. Sự hiện diện chính xác của
mối quan hệ cấp hai phải liên quan đến ba mối quan hệ Hohfeldian. Hãy xem xét
quyền lực của Evelyn thay nghĩa vụ của Joshua từ không lái xe chiếc xe của Evelyn
thành quyền tự do lái nó. Chúng ta cần đề cập đến quyền lực của Evelyn, nghĩa vụ của
Joshua và quyền tự do của Joshua. Evelyn có quyền lực thay đổi nghĩa vụ của Joshua
từ không lái xe xe thành quyền tự do lái nó. Quyền này khác so với quyền lực của
Evelyn thay đổi nghĩa vụ của Joshua từ không lái xe của Evelyn thành nghĩa vụ lái xe
của Evelyn. (Evelyn có thể có quyền như vậy nếu Joshua đã hứa sẽ dùng xe để đón cô
từ nơi làm việc lần tới khi cô ấy yêu cầu) Nếu không cẩn thận, người ta dễ dàng nhầm
lẫn về các chủ thể và đối tượng của ba mối quan hệ này. Cũng dễ bỏ qua một trong số
chúng. Cần phải có một số thuật ngữ để chỉ các tình huống Hohfeldian phức tạp. Hãy
gọi mối quan hệ có hai quan hệ trong nội dung (ví dụ: quyền của Evelyn) là mối quan
hệ chính. Hãy gọi mối quan hệ có hoặc không thể thay đổi (ví dụ: trách nhiệm của
Joshua) là mối quan hệ gốc. Hãy gọi mối quan hệ có hoặc không thể phát sinh từ sự
thay đổi (ví dụ: quyền tự do của Joshua) là mối quan hệ kết quả.
Các mối quan hệ cấp hai ngoài bao gồm ba mối quan hệ Hohfeldian, còn phải
có một hành động kích hoạt. Evelyn có quyền thay đổi nghĩa vụ của Joshua từ không
lái xe chiếc xe của Evelyn thành quyền tự do lái nó. Thông thường, Joshua có nghĩa
vụ không lái xe chiếc xe của Evelyn. Nhưng nếu Evelyn nói với Joshua, "Anh có thể
lái xe của tôi," thì Joshua không còn nghĩa vụ này. Trong trường hợp này, hành động
kích hoạt là việc Evelyn nói "Anh có thể lái xe của tôi." Trong trường hợp của một
quyền lực, hành động kích hoạt là hành động có hiệu quả làm cho mối quan hệ gốc
ngừng tồn tại và mối quan hệ kết quả xuất hiện. Hohfeld gọi các hành động kích hoạt
là "một số sự thật hoặc một nhóm sự thật được thêm vào dưới sự kiểm soát ý chí của
một hoặc nhiều người" (2001, 21). Cụm từ "hành động kích hoạt" đơn giản và rõ ràng
hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp của miễn trừ, thuật ngữ "hành động kích hoạt" có
thể gây hiểu lầm. Khi nói đến miễn trừ, hành động kích hoạt đề cập đến hành động
không có tác dụng làm cho quan hệ ban đầu chấm dứt và quan hệ kết quả xuất hiện.
Nếu Evelyn và Joshua là người xa lạ, thì Evelyn có quyền miễn trừ Joshua tự cho

26
phép anh ta lái xe của Evelyn. Giả sử Joshua nói: "Tôi tự cho mình quyền lái xe của
Evelyn." Hành động của anh ta không có hiệu lực pháp lý. Trên thực tế, Evelyn có
một tập hợp lớn các quyền miễn trừ cho mỗi hành động kích hoạt mà Joshua làm
không thể cho anh ta quyền tự do lái xe của Evelyn.
Để mô tả đầy đủ các quan hệ cấp hai, tất cả các điều sau đây phải được đảm
bảo:
X có một quan hệ chính đối với Y mà Z
thay đổi
P có một quan hệ gốc với Q mà R làm A
thành
P có quan hệ kết quả với Q mà R làm A
“X,” “Y,” “Z,” “P,” “Q,” và “R” là những người. “A” là một hành động và “T”
là một hành động kích hoạt. Nội dung của mối quan hệ “Z làm A”, là phổ biến với cả
8 quan hệ. Trong các quan hệ cấp 2 thì hành động được hoàn thành là hành động thay
đổi hoặc không thay đổi quan hệ. Nếu bất kì phần nào trong trong đó bị thay đổi, một
quan hệ mới sẽ phát sinh. Có một cách để quan hệ Hohfeldian có thể “phái sinh”.
Quan hệ phái sinh là một phần của nội dung quan hệ khác. Tất cả quan hệ gốc và kết
quả đều là quan hệ phái sinh.
Có những sự ràng buộc về mặt khái niệm trong nội dung của quan hệ cấp hai.
Nếu
X có quyền lực đối với Y rằng Z
thay đổi
P có một quan hệ gốc với Q mà R làm A
thành
P có quan hệ kết quả với Q mà R làm A
bằng cách làm T,
thì, bởi vì quyền lực và không có khả năng là tương quan,
Y có với X rằng Z
thay đổi
P có một quan hệ gốc với Q mà R làm A

27
thành
P có quan hệ kết quả với Q mà R làm A
bằng cách làm T.
Trong trường hợp trên, X và Z phải là cùng một người. Nếu X có quyền lực, nó
phải là quyền để X làm gì đó. Một người không thể có quyền cho người khác làm điều
gì. Chủ thể của quyền phải tương đồng với chủ thể của nội dung quyền. Đối tượng của
trách nhiệm phải tương đồng với chủ thể của nội dung trách nhiệm.
Nếu
X có miễn trừ với Y rằng Z
thay đổi
P có một quan hệ gốc với Q mà R làm A
thành
P có [quan hệ kết quả] với Q mà R làm A
bằng cách làm T,
thì, bởi vì miễn trừ và không có khả năng là tương quan,
Y có không có khả năng với X rằng Z
thay đổi
P có một [quan hệ gốc] với Q mà R làm A
thành
P có [quan hệ kết quả] với Q mà R làm A
bằng cách làm T.

Trong những trường hợp này, Y và Z phải là cùng một người. Nếu Y có một
không có khả năng, nó phải là không có khả năng cho Y làm gì. Chủ thể của không có
khả năng phải tương đồng với chủ thể nội dung không có khả năng. Đối tượng của
miễn trừ phải tương đồng với chủ thể của nội dung miễn trừ.
Về chi tiết
X có một [quan hệ chính] với Y rằng Z
thay đổi

28
P có một [quan hệ gốc] với Q mà R làm A
thành
P có [quan hệ kết quả] với Q mà R làm A
bằng cách làm T,

ta có thể dự đoán rằng Y và P phải là cùng một người. Tuy nhiên, nếu xem xét
mặt đối lập rằng trong khi Y và P thường là cùng một người, nó không phải một phần
của yêu cầu trong các quan hệ. Evelyn có yêu cầu Joshua không lái xe của Evelyn.
Thêm vào đó, cô có miễn trừ Joshua không xóa bỏ nghĩa vụ không lái xe của cô.
Evelyn có quyền miễn trừ Joshua
không thay đổi
Nghĩa vụ không lái xe của Evelyn của anh ta
thành
Quyền tự do lái xe của Evelyn của anh ta
bằng cách nói “Joshua, bạn có thể lái xe của Evelyn”
Trong trường hợp này, Y và P phải là cùng một người.
Evelyn cũng may mắn khi có quyền miễn trừ Steve không thay đổi nghĩa vụ
của Joshua từ không lái xe ô tô của Evelyn thành quyền tự do lái xe của cô. Đây là
một ví dụ về miễn trừ trong đó Y và P là hai người khác nhau. Nếu Evelyn không có
sự miễn trừ này với Steve, Joshua có thể trả tiền cho Steve để có quyền tự do lái xe ô
tô của Evelyn. Đây là mô tả đầy đủ về miễn trừ của Evelyn đối với Steve.
Evelyn có quyền miễn trừ Steve
không thể thay đổi
Nghĩa vụ không lái xe của Evelyn của Joshua
thành
Quyền tự do lái xe của Evelyn của Joshua
bằng cách nói “Joshua, bạn có thể lái xe của Evelyn”
Trong trường hợp này, Y và P không phải là cùng một người. Trong trường
hợp này, không có khả năng của Steve với Evelyn và chỉ đơn giản là về Joshua. Các

29
hạn chế về khái niệm của chủ thể và đối tượng trong mối quan hệ Hohfeldian nghe có
vẻ rườm rà. Nhưng trong chương và 5, chúng ta sẽ thấy làm rõ những vấn đề này là
cần thiết để giải quyết các vấn đề về quyền. Cụ thể thì, sự rõ ràng trong những vấn đề
đó là cần thiết để thảo luận về đối tượng trung tâm của thuyết ràng buộc hợp lý về
quyền.
Nội dung là một cách khác để mối quan hệ phái sinh xuất hiện khi mối quan hệ
bậc nhất có một quan hệ khác. Ví dụ, người ta có thể có nghĩa vụ không thực hiện
quyền. Để miêu tả hoàn chỉnh trường hợp này, người ta phải đề cập đến bốn mối quan
hệ: nghĩa vụ, quyền, mối quan hệ gốc trong nội dung và quan hệ kết quả ở nội dung
quyền. Hơn nữa, không có rào cản nào cho việc phái sinh các mối quan hệ vô thời
hạn. Người ta có thể có nghĩa vụ không dùng quyền lực để thay đổi tự do sử dụng
quyền lực thành nghĩa vụ thực hiện quyền lực. Sự kết hợp của các mối quan hệ thường
bị hạn chế bởi khả năng hiểu các tình huống phức tạp của con người.
Giả sử chủ tịch của một công ty có quyền ủy quyền cho phó chủ tịch công ty
theo pháp luật để thuê ai đó làm việc trong văn phòng kế toán. Sự ủy quyền này được
thực hiện bằng cách ký một văn bản pháp lý nhất định. Hãy dùng chữ P để chỉ chủ
tịch, chữ V để chỉ phó chủ tịch và chữ H để chỉ một cá nhân mà phó chủ tịch muốn
thuê làm kế toán. Mô tả đầy đủ về quyền của chủ tịch phải bao gồm ít nhất những điều
sau đây:
P có quyền lực với V để
thay đổi
Không có khả năng của V với H để
thay đổi
Không yêu cầu của H rằng V thuê H
thành
Yêu cầu của H rằng V thuê H
bằng cách đưa cho anh ta một đề nghị tuyển dụng hợp pháp
thành
V có quyền lực với H để
thay đổi
Không yêu cầu của H rằng V thuê H

30
thành
Yêu cầu của H rằng V thuê H
bằng cách đưa cho anh ta một đề nghị tuyển dụng hợp pháp
bằng cách ký một văn bản pháp lý nhất định.
Kể cả khi đây là một phương thức đơn giản hóa tình huống pháp lý bởi vì
quyền thuê một người liên quan đến nhiều hơn là quyền thay đổi một không yêu cầu
thành một yêu cầu. Thuê một người tạo ra một tập hợp quan hệ rất lớn. Nói một cách
chính xác, bất kỳ thay đổi trong bất kỳ phần nào của mô tả trên đều hình thành một
quan hệ mới. Chủ tịch có một tập hợp quyền rất lớn. Có một quyền cho mỗi hành
động kích hoạt khác nhau trong quyền của ông hoặc quyền của V. Có một quyền cho
mỗi quan hệ được tạo ra khi V thuê H.
Sử dụng đều mô tả đầy đủ của quan hệ Hohfeldian được trình bày ở trên sẽ làm
cho cuốn sách vốn có tính chuyên môn này trở nên chuyên môn hơn. Nó sẽ đơn giản
đi rất nhiều nếu ta thay đổi lượng mô tả đầy đủ mà ta sử dụng tùy theo yêu cầu cần
thiết về một vấn đề cụ thể. Trong một số trường hợp, cần rất ít mô tả đầy đủ. Tuy
nhiên, trong tất cả các trường hợp, ta có thể sử dụng mô tả đầy đủ và trong một số
trường hợp quan trọng được thảo luận dưới đây, việc sử dụng mô tả đầy đủ là cần thiết
để hiểu đúng những gì đang diễn ra.
Thuật ngữ Hohfeldian khó hiểu. Trong bối cảnh này, tại sao đã có nhiều tác giả
sử dụng công trình của Hohfeld để phân tích quyền? Lợi ích của việc hiểu Hohfeld đòi
hỏi nỗ lực gì? Thứ đáng quan tâm là cuốn sách này là câu trả lời cho những câu hỏi
đó. Phần còn lại của cuốn sách cố gắng chứng minh rằng công cụ khái niệm vừa trình
bày có giá trị trí tuệ. Nhưng ta có thể nhanh chóng chỉ ra một lợi ích rõ rệt của việc sử
dụng thuật ngữ Hohfeldian. Hãy xem các ví dụ về quyền sau đây: quyền của tôi là bạn
không đánh tôi, quyền của tôi là nhặt và giữ một viên đá thú vị tôi thấy trên vỉa hè,
quyền của tôi là nói rằng hoa hồng màu đỏ, quyền của tôi tặng viên đá cho một người
bạn. Nếu không có phân tích của Hohfeld, những khác biệt quan trọng giữa bốn quyền
này không thể được giải thích rõ ràng. Quyền của tôi là bạn không đánh tôi là một
quyền yêu cầu. Tôi có một yêu cầu bạn không đánh tôi và bạn có nghĩa vụ không đánh
tôi. Quyền nhặt một viên đá của tôi không phải một quyền yêu cầu. Bạn không có
nghĩa vụ nhặt viên đá. Một phần thiết yếu trong quyền của tôi là nói hoa hồng màu đỏ
là miễn trừ. Tôi có yêu cầu rằng bạn không xen vào (trong một số trường hợp như cắt
ngang tôi) việc tôi nói hoa hồng màu đỏ và tôi có miễn trừ với bạn loại bỏ yêu cầu
này. Một số quyền quan trọng (như quyền tự do ngôn luận hay tôn giáo) không thể

31
được hiểu rõ ràng mà không dùng đến khái niệm Hohfeldian trong một miễn trừ.
Tương tự, quyền của tôi để trao một viên đá tôi nhặt cũng không thể được hiểu rõ ràng
mà không dùng đến khái niệm Hohfeldian trong một quyền. Một khi tôi nhặt viên đá
vô chủ và yêu cầu mọi người không lấy nó khỏi tôi, tôi đã có quyền chuyển yêu cầu
này cho người khác. Tôi dùng quyền này khi tôi đưa viên đá cho người khác. Quyền
mua bán không thể được hiểu rõ ràng mà không dùng đến khái niệm Hohfeldian trong
một quyền. Đây là lí do vì sao H.L.A. Hart, Wellman, Joel Feinberg, và rất nhiều vị
khác gặp vấn đề với trình bày thuyết pháp lý Hohfeldian cũng như quyền đạo đức.
Thuật ngữ Hohfeldian cho các học giả sự phân biệt thiết yếu đã bị ẩn đi cho đến khi
nó được nhận ra.

4. NHỮNG PHẢN ĐỐI VỀ HOHFELD


Có nhiều sự khác biệt giữa thuyết tân Hohfeldian và thuyết Hohfeldian. Thuyết
tân Hohfeldian đưa ra ở đây cũng khác với cách nó được đưa ra bởi những nhà tư
pháp và triết gia về đạo đức. Về mặt học thuyết, việc chỉ ra những sự khác biệt đó để
tìm thấy sự tranh cãi ở các chương sau là không cần thiết. Tuy nhiên, thực tế thì việc
nhìn thấy sự phân tích nêu ra qua ống kính của chính Hohfeld và tự nhiên. Thế nên, nó
là cần thiết để chỉ ra sự khác biệt giữa thuyết tân Hohfeldian và thuyết Hohfeldian.
hãy bắt đầu với một danh sách ngắn những điểm khác biệt rất rõ ràng đối với những ai
biết về Hohfeld.
Trước tiên, Hohfeld ưa thích thuật ngữ "đặc quyền” trong khi phân tích tân
Hohfeldian sử dụng thuật ngữ "quyền tự do". Đa số các nhà viết về học thuyết quyền
ưu tiên thuật ngữ "quyền tự do". Chính Hohfeld đã đề xuất "quyền tự do" như một
thay thế khả dĩ cho "đặc quyền". Thứ hai, Hohfeld không sử dụng thuật ngữ "hệ thống
quy tắc" như cách sử dụng trong phân tích tân Hohfeldian. Thứ ba, Hohfeld không sử
dụng "liên quan đến” theo cách sử dụng trong phân tích tân Hohfeldian. Thứ tư,
Hohfeld không định nghĩa rõ ràng về tính tương quan. Ông chỉ đưa ra ví dụ. Thứ năm,
phân tích tân Hohfeldian không theo Hohfeld trong việc giả định một phân tích thực tế
về nghĩa vụ pháp lý. Thứ sáu, phân tích tân Hohfeldian phân biệt rõ ràng hơn giữa
quyền lực vật lý và Hohfeld so với Hohfeld. Thứ bảy, Hohfeld không làm rõ các khái
niệm về chủ thể, đối tượng và nội dung của các mối quan hệ Hohfeldian. Trong khi
các tác giả khác đã thảo luận về các khái niệm này, việc hiểu biết cụ thể của phân tích
tân Hohfeldian về các khái niệm này là rất khác biệt. Thứ tám, Hohfeld tin rằng một

32
người có quyền khi và chỉ khi người đó có yêu cầu. Chương 2 sẽ bàn luận rằng quan
điểm này là sai.

Có bốn khác biệt khác không rõ ràng giữa phân tích tân Hohfeldian và Hohfeld.
Thứ nhất, Hohfeld khẳng định rằng tám mối quan hệ của ông là "cơ bản" và "đặc thù"
(2001, 12). Ông tin rằng chúng là cơ bản và đặc thù trong ý nghĩa rằng không ai có thể
phân tích về chúng. Ông cho rằng "các nỗ lực định nghĩa hình thức của tám mối quan
hệ luôn luôn không thỏa đáng, hoặc hoàn toàn vô dụng" (2001, 12). Tuy nhiên,
Hohfeld không thực sự tuân thủ lời mình nói. Ông cho rằng mỗi mối quan hệ có tính
logic tương đương với mối quan hệ tương ứng nó. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, ông
chỉ ra rằng mỗi mối quan hệ có một mặt đối lập. Với những mối quan hệ tương ứng và
trái ngược này, ta có thể dễ dàng giảm bớt các mối quan hệ bậc nhất thành bất kỳ con
số khác. Các mối quan hệ bậc nhất có thể được định nghĩa qua nhau. Ta cũng có thể
dễ dàng giảm bớt các mối quan hệ bậc hai thành bất kỳ con số khác. Các mối quan hệ
bậc hai cũng có thể được định nghĩa qua nhau. Do đó, theo logic của Hohfeld, tối đa
một trong số các quan hệ bậc nhất và một trong số mối quan hệ bậc hai là cơ bản.
Wellman (1985, 53; 1995, 18) khẳng định rằng hai mối quan hệ, nghĩa vụ và quyền
lực, là cơ bản, không thể định nghĩa. Điều này không chính xác ít nhất là hai mặt. Bất
kỳ một trong số các mối quan hệ bậc nhất và bất kỳ một trong số các mối quan hệ bậc
hai đều có thể là mối quan hệ cơ bản. Nghĩa vụ và quyền lực không có vị trí đặc
quyền. Hơn nữa, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 3, ta có thể và nên phân tích các
mối quan hệ Hohfeldian dựa trên các bộ tam giác pháp lý và triết học.
Thứ hai, Hohfeld đã không thấy mối quan hệ cấp hai có thể được phân tích
theo điều kiện của các quan hệ cấp một. Xem xét
Quyền của Evelyn để cho Joshua tự do lái xe bằng cách nói, “Joshua, anh có
thể lái xe của tôi.”
Một người có thể thể hiện vị trí pháp lý tương tự này bằng cách sử dụng một
điều kiện đề cập đến hành động kích hoạt trong tiền đề của nó.
Nếu Evelyn nói, "Joshua, anh có thể lái xe của tôi," thì nghĩa vụ của Joshua
không được lái xe Evelyn sẽ không còn tồn tại và được thay thế bởi sự tự do của anh
ấy.
Một sự miễn trừ có thể được thể hiện như là một điều kiện với hành động kích
hoạt trước đó và sự loại trừ của thay đổi trong các mối quan hệ sau đó. Hãy xem

33
Evelyn có quyền miễn trừ nhiệm với Joshua khi Joshua cho Joshua quyền tự do lái xe
của Evelyn bằng cách nói rằng “Tôi có thể lái xe Evelyn.”
Một người có thể đề cập đến cùng một vị trí pháp lý như sau:
Nếu Joshua nói, "Tôi có thể lái xe của Evelyn," thì nghĩa vụ của Joshua không
phải lái xe Evelyn không ngừng tồn tại và không bị thay thế bởi sự tự do của anh ta để
lái chiếc xe của cô ấy.
Một khi người ta thấy rằng các mối quan hệ bậc hai có thể được phân tích theo
quan điểm của các mối liên hệ bậc nhất có điều kiện, sau đó rõ ràng rằng người ta có
thể chọn bất kỳ quan hệ bậc nhất và chỉ đề cập đến mối liên kết này trong suốt cuốn
sách. Tuy nhiên, để viết theo cách này sẽ đòi hỏi các phủ định dễ nhầm lẫn. Hai câu
tiếp theo là tương đương về mặt logic, câu đầu tiên dễ hiểu hơn nhiều so với câu thứ
hai.
(1) Fred có yêu cầu Jane cho Fred 10 đô.
(2) Jane không có quyền tự do chống lại Fred nếu Jane không cho Fred 10 đô.
Tiếp tục dùng tám quan hệ sẽ trở nên dễ nhận thấy hơn.
Thứ ba, thuyết tân Hohfeldian không cho rằng chủ thể và đối tượng của quan
hệ phải là hai người khác nhau. Có thể chúng thuộc về quyền của cùng một người.
Như Wellman nói (1985, 24), hầu hết mọi người có quyền với họ để thay đổi yêu cầu
mọi người không đánh mình thành không yêu cầu mọi người không đánh mình. Họ
quyết định dùng quyền này. Cũng là vấn đề đáng tranh cãi khi một người có nghĩa vụ
đối với họ. Vài người nghĩ rằng một người có nghĩa vụ đối với họ khi những người
khác thì không. Nó sẽ được bàn đến ở chương năm. Để tránh những câu hỏi về vấn đề
này, tốt hơn hết là cho rằng đối tượng và chủ thể của quan hệ phải là hai người khác
nhau.
Cuối cùng, thuyết tân Hohfeldian không cho rằng, như Hohfeld, rằng tất cả yêu
cầu, nghĩa vụ, tự do, không yêu cầu, quyền, trách nhiệm, miễn trừ và khuyết khiếm là
đối với một người nào đó. Nó phân biệt với yêu cầu, nghĩa vụ, tự do, không yêu cầu,
quyền, trách nhiệm, miễn trừ và khuyết khiếm Hohfeldian, thứ mà nhất thiết phải có
đối tượng, và với yêu cầu, nghĩa vụ, tự do, không yêu cầu, quyền, trách nhiệm, miễn
trừ và khuyết khiếm non-Hohfeldian, không có đối tượng. Cụ thể, chương năm sẽ nói
về những nghĩa vụ non-Hohfeldian. Để giảm thiểu sự lặp lại từ “Hohfeldian”, hãy sử
dụng các từ “yêu cầu, nghĩa vụ, tự do, không yêu cầu, quyền, trách nhiệm, miễn trừ và
khuyết khiếm” theo nghĩa Hohfeldian trừ khi có đặc điểm khác được đề cập.

34
5. NHỮNG ỦNG HỘ VỀ HOHFELD
Danh sách dài những sự bất đồng giữa thuyết tân Hohfeldian và Hohfeld có thể
dẫn đến suy nghĩ rằng sự trùng lặp là tối thiểu. Điều này là không đúng. Thuyết tân
Hohfeldian đồng ý với phần lớn thuyết Hohfeld, và nó đồng tình với Hohfeld về
những vấn đề cơ bản.
Đầu tiên, thuyết tân Hohfeldian giữ lại những giá trị cốt lõi nhất của Hohfeld:
rằng người ta phải phân biệt cẩn thận trong số tám mối quan hệ mà ông ta mô tả để
loại bỏ những sự mơ hồ nghiêm trọng trong thuật ngữ “quyền”, mơ hồ là cực kỳ có
hại cho việc suy nghĩ rõ ràng về vấn đề. Giống như Hohfeld, thuật ngữ tân Hohfeldian
không nhằm mục đích phản ánh chính xác cách dùng thực tế trong tiếng Anh của các
thuật ngữ “yêu cầu”, “phải”, “tự do”, v.v. (Hohfeld đôi khi dường như xem việc sử
dụng của mình phản ánh thực tế sử dụng pháp lý. Nhưng danh sách dài các nhà luật
của ông lại không sử dụng các thuật ngữ như Hohfeld nghĩ rằng nên được sử dụng cho
quan điểm đó.) Cả Hohfeld và thuyết tân Hohfeldian đều tìm cách cải thiện việc sử
dụng tiếng Anh bằng cách quy định một ý nghĩa chuyên môn và cụ thể cho một tập
hợp các thuật ngữ. Khái niệm về quyền được phân tích tốt nhất trong các thuật ngữ tân
Hohfeldian (và chúng sẽ được giới thiệu trong chương 3). Như Matthew Kramer
(Kramer et al., 1998, 22) đã nói, thuật ngữ của Hohfeld có nghĩa là “dọn dẹp”. Nó tìm
cách dọn dẹp việc sử dụng tiếng Anh bình thường để tránh sự nhầm lẫn và đưa ra
những điểm tương đồng bị bỏ qua. Do đó, các cuộc tấn công vào thuật ngữ Hohfeldian
nhìn chung không phản ánh việc sử dụng chung hoặc pháp lý bị đặt sai chỗ. Thuật ngữ
tân Hohfeldian cũng được quy định. Để tấn công việc sử dụng thuật ngữ, người ta phải
lập luận rằng nó không hữu ích. Ví dụ, người ta có thể khẳng định rằng nó che giấu
những sự điểm khác biệt quan trọng hoặc rằng nó tạo ra những khác biệt nơi không
nên có.
Thứ hai, cả phân tích tân Hohfeldian và Hohfeld cho rằng một mối quan hệ có
thể, tất cả tự nó, là một quyền. Một số người, như Wellman, đã cho rằng chỉ có một
gói quan hệ Hohfeldian có thể là một quyền. Vấn đề này sẽ được xem xét trong
chương 2.
Thứ ba, cả phân tích tân Hohfeldian và Hohfeld cho rằng mối quan hệ
Hohfeldian liên quan không nhiều hơn hai tác nhân. Wellman đã lập luận rằng điều
này không phải như vậy. lập luận của ông bao gồm ba ví dụ nhằm cho thấy rằng có
những trường hợp mà mối quan hệ Hohfeldian liên quan đến nhiều hơn hai người.

35
Giả sử Thẩm phán Jones quyết định một vụ kiện về hành vi phạm pháp y tế
thuộc về người khiếu nại và chống lại bị cáo yêu cầu bác sĩ trả 50.000 đô la cho bệnh
nhân. [...] Thẩm phán đã hiện thực hóa yêu cầu pháp lý của bệnh nhân để được trả
$50,000 bởi bác sĩ và đặt lên bác sĩ nghĩa vụ pháp lý để trả cho bệnh nhân $50.000.
Tương tự, theo logic của Hohfeld, quyền lực pháp lý của thẩm phán có thể được phân
tích thành quyền hạn pháp lý độc lập và riêng biệt, quyền hạn pháp lý để tạo ra yêu
cầu từ người khiếu nại và quyền hạn áp đặt một nghĩa vụ lên bị cáo, vì các khái niệm
về một yêu cầu pháp lý và nghĩa vụ tương quan đề cập đến một và cùng một mối quan
hệ pháp lý từ những quan điểm khác nhau từ các bên giữa nhìn thấy nó (1985, 24).
Wellman đã bỏ qua sự phức tạp của thuyết Hohfeldian. Nội dung của quyền
chứa sự đề cập đến hai mối quan hệ khác, quan hệ gốc và kết quả. Chủ thể và đối
tượng của quan hệ gốc và kết quả không nhất thiết phải giống như chủ thể và đối
tượng của quan hệ chính. Vì vậy, một quyền có thể, và trong trường hợp này, yêu cầu
đề cập đến ba cá nhân riêng biệt để được mô tả hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn chính xác
khi nói rằng thẩm phán có hai quyền hạn riêng biệt; quyền đưa ra yêu cầu từ phía bệnh
nhân và quyền đưa ra nghĩa vụ cho bác sĩ. Đối tượng của quyền thứ nhất là bệnh nhân
trong khi đối tượng của quyền thứ hai là bác sĩ. Mô tả chi tiết hơn về hai quyền của
thẩm phán làm cho sự khác biệt giữa chúng rõ ràng hơn. Quyền đầu tiên là
quyền thẩm phán với bệnh nhân để
thay đổi
không yêu cầu của bệnh nhân đòi bác sĩ đưa bệnh nhân $50,000
thành
yêu cầu của bệnh nhân đòi bác sĩ đưa bệnh nhân $50,000 theo quyết định của
tòa án.
Quyền thứ hai là
quyền của thẩm phán đối với bác sĩ để
thay đổi
quyền tự do của bác sĩ không đưa bệnh nhân 50.000 đô-la
thành
nghĩa vụ của bác sĩ đưa bệnh nhân $50,000 theo quyết định của tòa án.

36
Trong khi mô tả đầy đủ của Hohfeldian về tình huống đòi hỏi phải đề cập đến
ba cá nhân, một trong ba mối quan hệ được đề cập trong bản trình bày đầy đủ về hai
quyền này chỉ liên quan đến hai cá nhân.

Đây là ví dụ thứ hai của Wellman:


Một ví dụ khác là hợp đồng cho phép một bên thứ ba có quyền hợp pháp. Mặc
dù không phải tất cả các hợp đồng đều có mục đích mang lại lợi ích cho một bên thứ
ba tạo ra một yêu cầu pháp lý về hưởng lợi đối với lợi ích dự định, một số thực hiện
chính xác điều đó. Hãy tưởng tượng rằng bên nào có nghĩa vụ pháp lý để thực hiện
hành động có lợi cho bên thứ ba đã đưa ra đề nghị có liên quan. Bên đầu tiên hiện tại
có quyền pháp lý để tạo ra, bằng cách chấp nhận đề xuất và đưa ra xem xét cụ thể, cả
một nghĩa vụ pháp lý buộc bên thứ hai và một quyền yêu cầu pháp lý của bên thứ ba.
Lần nữa, không thể phân tích quyền lực pháp lý này thành hai quyền pháp lý riêng
biệt vì đó là quyền để tạo ra chính xác loại hợp đồng có cả bên thứ hai và bên thứ ba
(1985, 24).
Ví dụ này không phù hợp như ví dụ đầu tiên. Vấn đề là có một số người, như
Hart (1979, 18), phủ nhận rằng hợp đồng có thể trao quyền cho bên thứ ba. Nhưng
ngay cả khi chúng ta đặt vấn đề này sang một bên, ví dụ này vẫn có vấn đề giống hệt
như ví dụ đầu tiên. Wellman đã nhầm lẫn giữa việc mô tả đầy đủ về quyền của bên
thứ nhất đề cập đến ba cá nhân với yêu cầu rằng quyền trong câu hỏi có hai cá nhân là
đối tượng. Một lần nữa, nếu mô tả hai quyền này chi tiết hơn, chúng ta sẽ thấy rằng
chúng khác biệt vì chúng có các đối tượng khác nhau. Đối tượng của quyền thuộc về
bên thứ nhất để tạo ra nghĩa vụ của bên thứ hai là bên thứ hai. Đối tượng của quyền
(khác biệt) thuộc về bên thứ nhất để tạo ra yêu cầu về bên thứ ba là bên thứ ba. Ví dụ
thứ ba của Wellman có cấu trúc khác biệt:
Hãy xem xét một tài khoản ngân hàng mang tên John Doe và Jane Doe, thay vì
mang tên John Doe hoặc Jane Doe. Mặc dù không có John Doe hoặc Jane Doe nào có
quyền pháp lý để viết séc từ tài khoản chung này một cách cá nhân, John Doe và Jane
Doe có quyền đó cùng nhau (1985, 97).
Có vẻ như Wellman muốn đưa ra ví dụ về yêu cầu với hai đối tượng. Wellman
đã hạ thấp quyền trong thuyết Hohfeldian. Hohfeld chắc chắn sẽ đáp lại trường hợp
của tài khoản này, cả John lẫn Jane có yêu cầu về tiền trong ngân hàng. John có thay
vì quyền để cho Jane quyền cho cô ấy yêu cầu tiền trong ngân hàng và quyền cho Jane
quyền để cho John quyền tạo ra yêu cầu của anh ấy về tiền trong ngân hàng. Jane có

37
quyền để cho John quyền cho anh ấy yêu cầu tiền trong ngân hàng và quyền cho John
quyền để cho Jane quyền tạo ra yêu cầu của cô ấy về tiền trong ngân hàng.
Hãy tưởng tượng rằng tiền được rút từ tài khoản này chỉ bằng séc và séc phải
được ký bởi cả John và Jane. Việc ký séc của John có tác dụng cho Jane quyền (bằng
cách tự cô ký và đưa nó đến ngân hàng) để tạo ra yêu cầu đối với ngân rằng họ đưa cô
tiền trong tài khoản.
Việc John ký séc cũng có tác dụng cho Jane quyền (bằng cách tự cô ký và trao
nó cho John) để trao cho John quyền (bằng cách đưa ra ngân hàng séc đã được kí bởi
cả hai) để tạo ra yêu cầu đối với số tiền trong tài khoản.
Việc Jane ký một séc có tác dụng trao cho John quyền (bằng cách tự anh ký và
trình bày nó cho ngân hàng) để tạo ra yêu cầu đối với ngân rằng họ đưa anh tiền trong
tài khoản.
Việc Jane ký séc cũng có tác dụng trao cho John quyền (bằng cách tự anh ký và
trao nó cho Jane) để trao cho John quyền (bằng cách đưa ra ngân hàng séc đã được kí
bởi cả hai) để tạo ra yêu cầu đối với số tiền trong tài khoản.
Vì vậy, những gì Wellman thấy là một yêu cầu với hai đối tượng thực ra là một
tập hợp quyền lực và yêu cầu Hohfeldian phức tạp, mỗi trong chúng đó chỉ liên quan
đến hai cá nhân. Tôi có thể nghĩ đến nhiều trường hợp trong đó các mối quan hệ
Hohfeldian liên quan đến một hoặc hai cá nhân và không có trường hợp nào trong đó,
nếu được mô tả đầy đủ, liên quan tới nhiều hơn hai cá thể. Quan điểm của Hohfeld
rằng mối quan hệ của ông không liên quan đến nhiều hơn hai cá nhân là đúng.
Về vấn đề này, Hohfeld đã đúng khi cho rằng các quyền đối vật (quyền chung)
có thể được phân tích như là một tập hợp lớn các quyền liên quan chính xác đến hai
tác nhân. Một quyền đối vật là một quyền đối tất cả mọi người. Ví dụ điển hình là
quyền không bị tấn công. Bạn có quyền này với tất cả mọi người. Mọi người đều có
nghĩa vụ không tấn công bạn. Quyền đối vật phải được phân biệt với quyền đối nhân
(quyền đặc biệt). Quyền đặc biệt là một quyền chỉ tồn tại đối với một cá nhân cụ thể.
Ví dụ điển hình là quyền của con nợ phải trả nợ cho chủ nợ. Nếu Jefferson cho
Lyvona mượn 20 đô, thì Jefferson có quyền đối nhân mà Lywona sẽ trả lại anh 20 đô.
Khoản nợ anh ta không tạo ra quyền mà bất cứ ai khác nợ anh ta 20 đô. (Một số
người, chẳng hạn như Hart (1979), gọi quyền đối nhân là quyền "đặc biệt" và quyền
đối vật là quyền chung.) Joseph Raz cho rằng:

38
sự nhấn mạnh của Hohfeld rằng mọi quyền là một mối quan hệ giữa không quá
hai người là hoàn toàn vô căn cứ và làm cho việc giải thích các quyền đối vật là bất
khả thi (1980, 180).
Hohfeld có thể dễ dàng đưa ra một lời giải thích hợp lý về các quyền đối vật.
Hohfeld cho rằng cái mà chúng ta gọi là quyền đối vật là một tập hợp các quyền.
Quyền của một người không bị tấn công là một tập hợp lớn các yêu cầu không được
tấn công. Đối với mỗi người trên thế giới, bạn có tuyên bố rằng họ là đối tượng, bạn là
chủ thể và nội dung là họ không tấn công bạn. Hohfeld và thuyết tân Hohfeldian cho
rằng quyền đối vật là những gói quyền trong quyền đối nhân. Đây là một lời giải thích
tự nhiên và đáng tin cậy về các quyền trong quyền đối vật.
Sumner khẳng định quan điểm liên quan rằng quyền tự do không liên quan là
tự do đối với tất cả mọi người.
Từ quan niệm quan hệ của tự do chúng ta có thể, tất nhiên, dễ dàng xây dựng
một quan niệm không quan hệ: Tôi có một quyền tự do để làm một cái gì đó chỉ trong
trường hợp tôi có một sự tự do mà tất cả mọi người làm điều đó...(1987, 26).
Hohfeld đã đúng khi cho rằng quyền tự do với tất cả mọi người là quyền tự do
đối vật. Một tự do đối vật là một tập hợp lớn các tự do đối nhân. Tự do không quan hệ
không phải là tự do đối với tất cả mọi người. Đó là một tự do không có mục đích gì
cả. Đó là tự do đối với không ai cả.
Một vấn đề khác mà thuyết tân Hohfeldian và Hohfeld cùng đồng ý có thể
được minh họa rõ ràng thông qua quyền lực. MacCormick (1981, 75) đã đưa ra một ví
dụ hữu ích. Khi thấy mùa đông sắp đến, một tên trộm đã chọn một thị trấn với nhà tù
thoải mái nhất để phạm tội, một tội đủ nặng để bản án bắt buộc phải kéo dài tới mùa
xuân. Cả thuyết Hohfeld và tân Hohfeldian đều cho rằng kẻ trộm có quyền lực cho
viên cảnh sát nghĩa vụ bắt giữ anh ta và cho thẩm phán nghĩa vụ bắt buộc kết tội hắn.
Hoặc, hãy xem xét một biến thể kì lạ hơn nữa thông qua ví dụ của Corbin (1918). Giả
sử Katie muốn bị tuyên bố phá sản nhưng thấy mình không có đủ nợ. Để giải quyết
thứ cô nhận thấy là vấn đề (sự thiếu để nợ), cô tấn công Craig với đủ lực để tránh án
tù nhưng tạo ra nghĩa vụ bồi thường thiệt hại số tiền đủ lớn khiến số nợ đủ lớn để bị
một thẩm phán để tuyên bố phá sản. Hohfeld (và Corbin) đã đúng khi cho rằng Katie
có quyền lực, bằng cách tấn công Craig, để cho mình nghĩa vụ trả Craig một khoản
tiền nhất định.
Wellman cho rằng hành vi của kẻ trộm và Katie không nên được xem như việc
thực hiện quyền. Ông nhận thấy "người ta có thể xem hành vi phạm tội của tên trộm là

39
việc thực hiện quyền hợp pháp" nhưng cho rằng "sẽ dễ hiểu hơn nếu hạn chế khái
niệm về quyền hợp pháp trong phạm vi hẹp hơn của năng lực pháp lý" (1985, 45).
Theo Wellman, "cần phải đưa ra hậu quả pháp lý đi kèm hành động và ý định thực
hiện hành vi với hậu quả tương tự để tăng tính hiệu quả của quyền lực pháp lý" (1985,
46). (Raz (1984) đồng ý với Wellman) Hai hạn chế kể trên không phủ định việc kẻ
trộm và Katie đang thực hiện quyền lực. Cả hai đều thực hiện hành vi phạm tội với
kiến thức về hậu quả pháp lý để đạt được hậu quả họ mong muốn nhưng đa số thì
không. Điều đó là đúng, như Wellman viết, người ta cần thuật ngữ để diễn đạt sự khác
nhau giữa việc sử dụng quyền lực có chủ đích và không có chủ đích. Mọi người đôi
khi làm những việc mà họ không có ý định làm, và người ta cần có khả năng chỉ ra
điều đó. Tất nhiên, Wellman có thể hạn chế định nghĩa "quyền lực", nhưng việc sử
dụng cụm từ "việc sử dụng quyền lực có chủ đích so với việc sử dụng quyền lực
không có chủ đích" thì đơn giản và ít gây nhầm lẫn hơn cũng như việc sử dụng thuật
ngữ "khả năng" cho sử dụng khả năng có chủ đích hoặc không có chủ đích và hạn chế
thuật ngữ "quyền lực" cho việc sử dụng khả năng có chủ đích.

[1] Để có những đánh giá xuất sắc về lịch sử này, xem Edmundson (2004) và
Tuck (1979).
[2] Tôi mượn thuật ngữ “bậc hai” của Matthew Kramer. Xem Kramer et al.
(1998, 20).
[3] Những người không đồng tình có thể tự do thay thế khái niệm “đúng” trong
câu này thành “phù hợp”, “có giá trị” hoặc bất cứ thứ gì họ nghĩ là nên dùng thay vì
“đúng” khi nói về nhận định đạo đức. Nội dung cuốn sách sẽ không bị ảnh hưởng bởi
sự thay thế đó.
[4] Xem thêm Steiner (1994, 60; footnotes 6 và 7)

40
Phần 2. RÀNG BUỘC QUY PHẠM
Các chuyên gia pháp lý, bắt đầu từ Hohfeld, đã nhận thấy mối quan hệ đặc biệt giữa
yêu cầu và quyền. Hohfeld cho rằng quyền là yêu cầu và bất kỳ cách sử dụng nào
khác của thuật ngữ "quyền" đều là cách nói không chính xác. Tuy nhiên, các chuyên
gia sau Hohfeld đã bác bỏ quan điểm đồng nhất cứng nhắc giữa quyền và yêu cầu của
ông. (Xem Lyons (1970) và Wellman (1985) cùng nhiều người khác.) Họ cho rằng có
những quyền tương ứng với các mối quan hệ Hohfeldian khác, có thể kể đến như miễn
trừ, tự do và quyền lực. Vì vậy, người ta thường phân biệt bốn loại quyền: quyền yêu
cầu, quyền miễn trừ, quyền tự do và quyền lực. Như đã đề cập ở trên, sự phân biệt này
giúp chúng ta phân biệt chính xác các loại quyền khác nhau. Thế nhưng, sự phân biệt
này lại để ngỏ một câu hỏi quan trọng: Tại sao tất cả những thứ khác nhau này đều là
quyền?

1. QUYỀN YÊU CẦU VÀ QUYỀN MIỄN TRỪ


Giả sử, một người chủ nhà có quyền được nhận $250 từ người thuê nhà của mình vào
ngày đầu tiên của mỗi tháng. Đây là quyền yêu cầu. Giả sử một công dân có quyền
không để Tổng thống biến quyền tự do đốt cờ của cô ấy thành nghĩa vụ không được
đốt cờ. Đây là quyền miễn trừ. Đây là những trường hợp điển hình của quyền. Mối
quan hệ Hohfeldian chủ đạo trong hai trường hợp rất dễ nhận thấy. Chủ nhà có quyền
được nhận $250 và chủ nhà có yêu cầu được nhận $250. Công dân có quyền không bị
Tổng thống xâm phạm quyền tự do đốt cờ của mình và công dân miễn bị Tổng thống
xâm phạm quyền tự do đốt cờ của mình. Chúng ta đã xác định được hai loại quyền
khác nhau — loại quyền yêu cầu và loại quyền miễn trừ. Chúng ta có lý do để cho
rằng nếu một người có yêu cầu hoặc khả năng miễn trừ, thì người đó có quyền.

Chỉ có hai mối quan hệ là yêu cầu và miễn trừ mới đặt ra ràng buộc quy phạm cho
bên khác. Đây là một đặc điểm quan trọng của các mối quan hệ Hohfeldian nhưng lại
thường bị bỏ qua. (Theo sau đây, thuật ngữ "Hohfeldian" ám chỉ bản phân tích tân
Hohfeldian đã được bảo vệ ở chương trước.) Nếu một hệ thống quy tắc quy định một
người có nghĩa vụ hoặc không có khả năng, thì hành động của người đó bị hạn chế
hoặc ràng buộc. Ví dụ, theo hệ thống quy tắc pháp lý điển hình, tôi có nghĩa vụ không
được tra tấn người khác và không có khả năng tự cho mình quyền tự do lái xe của bạn.
Những nghĩa vụ và không có khả năng này hạn chế hoặc ràng buộc hành vi tra tấn
người khác của tôi và việc tôi tự cho mình quyền tự do lái xe của bạn. Nghĩa vụ và
không có khả năng là hai loại ràng buộc quy phạm khác nhau. Việc tôi có nghĩa vụ
không được tra tấn người khác là một ràng buộc đối với hành vi của tôi vì có một số
điều tôi không được phép thực hiện. Việc tôi không có khả năng tự cho mình quyền tự
do lái xe của bạn là một ràng buộc đối với hành vi của tôi vì có một số điều tôi không

41
thể thực hiện. Khi nói có một hành vi nào đó không thể thực hiện, nghĩa là không có
cách nào để thực hiện hành vi đó. Theo hệ thống quy tắc pháp lý điển hình, nếu
Joshua nói: “Tôi tuyên bố tự trao cho mình quyền tự do lái xe của Evelyn”, hành động
này của anh ta không có hiệu lực pháp lý. Đây là một ràng buộc đối với khả năng của
anh ta trong việc có quyền tự do lái xe của Evelyn.

Vì nghĩa vụ và không có khả năng là những ràng buộc quy phạm, và các cặp tương
quan của chúng lần lượt là yêu cầu và miễn trừ, nên hai điều này đòi hỏi một ràng
buộc quy phạm với người khác. Nếu X có quyền yêu cầu với Y, thì Y có nghĩa vụ với
X và do đó, Y có ràng buộc quy phạm đối với hành động của mình. Nếu X có miễn
trừ đối với Y, thì Y không có khả năng với X và do đó, Y có ràng buộc quy phạm với
hành động của mình. Không có mối quan hệ Hohfeldian nào khác đặt ra ràng buộc
quy phạm với người khác. Nghĩa vụ và không có khả năng đòi hỏi một ràng buộc đối
với người có nghĩa vụ hoặc không có khả năng, chứ không phải đối với người khác.
Khi nói rằng X có quyền tự do thực hiện hành vi A sẽ không đặt ra ràng buộc quy
phạm. Điều này chỉ mang ý nghĩa X không có nghĩa vụ phải kiềm chế, không được
làm hành vi A. Tương tự, nếu nói X có năng lực thực hiện hành vi A thì cũng không
có sự ràng buộc, nó chỉ mang ý X có thể thay đổi một mối quan hệ Hohfeldian. Bởi vì
tự do và quyền lực không đặt ra ràng buộc quy phạm, nên cặp tương quan của chúng
(không có yêu cầu và trách nhiệm) cũng không đặt ra ràng buộc quy phạm.

Ràng buộc quy phạm là gì? Ràng buộc là thứ hạn chế hoặc giới hạn hành vi của một
người.2 Có nhiều loại ràng buộc khác nhau. Ràng buộc vật lý là những hạn chế đối với
hành vi được tạo ra bởi các định luật vật lý. Nếu ai đó bị nhốt trong phòng, người đó
đang chịu ràng buộc vật lý. Ràng buộc logic là những hạn chế đối với hành vi được
tạo ra bởi các quy tắc logic. Việc một người vừa ngồi tại bàn vừa không ngồi tại bàn
cùng một lúc là điều không thể về mặt logic. Đây là sự hạn chế, ràng buộc, đối với
hành vi của một người. Phân tích của Sumner về ràng buộc quy phạm rất hợp lý.

Quy tắc không ràng buộc theo cách mà dây thừng hay thanh chắn ràng buộc, và thông
thường, có thể phá vỡ chúng về mặt vật lý. Nhưng có một điều thú vị trong sự tương
đồng giữa ràng buộc vật lý và ràng buộc quy phạm. Nếu vế trước giới hạn phạm vi lựa
chọn của con người về mặt vật lý (tức là những gì có thể xảy ra theo quy luật tự
nhiên), thì vế sau cũng giới hạn phạm vi lựa chọn của con người về mặt đạo đức (tức
là những gì có thể được chấp nhận theo quy tắc ứng xử). Sự tương đồng giữa hai loại
ràng buộc này nhắc nhở chúng ta rằng các phạm trù nghĩa vụ (bắt buộc/cấm) là những
đối trọng, hoặc có lẽ là những trường hợp đặc biệt, của các phạm trù đạo đức (cần
thiết/không thể) (1987, 22).

—————————————

42
2
Cách sử dụng thuật ngữ "ràng buộc" của tôi có sự khác biệt đáng kể so với Nozick
(1974). Quan điểm ràng buộc của ông là một quan điểm thực chất về những quyền mà
mọi người thực sự có. Nói đơn giản hơn, ông cho rằng tất cả các quyền đều là những
quyền mà những người khác tránh không thực hiện một số hành vi. Ông cho rằng
không có quyền nào là người khác thực hiện một hành vi. Bởi vì tôi quan tâm đến
"Quyền là gì?" chứ không phải "Chúng ta có những quyền gì?" nên quan điểm của
Nozick không liên quan đến các vấn đề trong cuốn sách này. (Trong chương tiếp theo,
chúng ta sẽ thấy sự hiệu quả trong đề xuất của Sumner về mối liên hệ giữa các quan
hệ Hohfeldian và các hình thái nghĩa vụ và đạo đức. Mặc dù phân tích của ông về mối
liên hệ này còn nhiều hạn chế, nhưng nó đã mở ra một hướng đi quan trọng trong việc
hiểu biết về quyền.)

Mặc dù ràng buộc quy phạm khác hẳn so với ràng buộc vật lý và ràng buộc logic,
nhưng rất khó để xác định chính xác những ràng buộc nào thuộc về ràng buộc quy
phạm. Nói cách khác, rất khó để xác định chính xác trường hợp nào một người không
được hoặc không thể làm điều gì. Ví dụ, bạn có quyền hợp pháp, yêu cầu bác sĩ không
được điều trị cho bạn mà không có sự đồng ý của bạn. Ngoài ra, bạn còn có quyền
kiện bác sĩ của mình nếu họ điều trị cho bạn mà không có sự đồng ý của bạn. Một số
người cho rằng, chỉ riêng quyền hợp pháp, tức là chỉ có nghĩa vụ hợp pháp mà không
có quyền kiện, sẽ không hạn chế hành động của bác sĩ. Theo quan điểm này, các ràng
buộc chỉ tồn tại khi có chế tài hoặc đe dọa áp dụng chế tài để hỗ trợ chúng. Quan điểm
này có thể dẫn đến việc cho rằng không có ràng buộc đạo đức. Những người khác lại
bác bỏ quan điểm này. Tại đây, chúng ta đi vào các vấn đề về siêu đạo đức học. Cách
giải thích về ràng buộc quy phạm trong học thuyết về quyền được ràng buộc hợp lý sẽ
phụ thuộc vào quan điểm siêu đạo đức của mỗi người. Nếu cứ cố gắng phân tích
những vấn đề đạo đức học này sẽ khiến chúng ta tách rời khỏi học thuyết về quyền.
Tôi giả định rằng có chúng ta có những ràng buộc quy phạm, và nó có ý nghĩa về mặt
luật pháp, đạo đức và các ngữ cảnh khác khi đề cập đến những gì một người không
được làm và không thể làm. Thuyết ràng buộc hợp lý của quyền không đi phân tích
"không được" và "không thể". Theo nghĩa này, nó không phải là một học thuyết hoàn
chỉnh về quyền. Phân tích ràng buộc hợp lý tuân theo Sumner (1987, 29) đã dừng lại ở
những khái niệm chưa được giải thích rõ ràng là "không được" và "không thể". Mọi
phân tích đều phải có điểm dừng. Phần còn lại của cuốn sách này sẽ cho thấy có thể
thu được những hiểu biết triết học sâu sắc nếu người ta dừng lại ở đây.

Các quyền ràng buộc hành vi của người khác. Để sửa đổi một cụm từ của Hohfeld,
ngay cả những người sử dụng từ "quyền" theo nghĩa rộng nhất cũng thừa nhận rằng
quyền luôn đi kèm với các ràng buộc quy phạm. Như Steiner đã viết: "Quyền luôn đi
kèm với quy định về việc hạn chế hành vi của những người khác, ngoại trừ người sở

43
hữu quyền...", và loại “ràng buộc này là một đặc điểm không thể chối cãi của quyền..."
(1994, 55, 59). Quyền nhận được $250 của chủ nhà là một ràng buộc quy phạm đối
với hành vi của người thuê nhà. Người thuê nhà bị buộc phải trả $250. Quyền không
bị Tổng thống xâm phạm quyền tự do đốt cờ của công dân là một ràng buộc quy phạm
đối với hành vi của Tổng thống. Tổng thống bị ràng buộc không được xâm phạm sự tự
do. Tôi có quyền lái xe bán tải của mình và những người khác bị hạn chế không được
thực hiện một số hành vi nhất định có thể cản trở tôi lái xe. Học sinh của tôi có quyền
đòi tôi chấm bài và tôi bị ràng buộc phải chấm bài cho chúng. Người hàng xóm nhà
bên cạnh có quyền không cho tôi ném rác qua hàng rào vào sân nhà cô ấy và tôi bị
ràng buộc không được ném rác vào sân nhà của cô.

Quyền phải đặt ra ràng buộc quy phạm với người khác, mà cũng chỉ có yêu cầu và
miễn trừ mới làm được điều này. Do đó, yêu cầu và miễn trừ là những thứ duy nhất có
thể được coi là quyền. Nói chính xác hơn,
X có quyền đối với Y rằng Y phải thực hiện hành vi A khi và chỉ khi
(1) X yêu cầu Y thực hiện hành vi A, hoặc
(2) X miễn trừ Y thực hiện hành vi A.

Tóm lại, có thể nói rằng một người có quyền khi người đó có yêu cầu hoặc khả năng
miễn trừ.3 Sẽ tốt hơn nếu có một tên gọi cụ thể cho học thuyết này của quyền. Hãy tạm
gọi nó là “thuyết ràng buộc hợp lý của quyền." Sở dĩ gọi như vậy vì nó chỉ ra một đặc
điểm chính yếu của quyền, đó là chúng ràng buộc hành vi của người khác. Trong
chương 5, tôi sẽ thảo luận về việc hợp lý hoá quyền là ràng buộc. Điều này giải thích
cho từ “hợp lý” trong tên của học thuyết được bảo vệ trong cuốn sách này. Chỉ có yêu
cầu và miễn trừ mới ràng buộc người khác, quyền tất yếu phải ràng buộc người khác,
và các yêu cầu và miễn trừ là những trường hợp điển hình của quyền. Tất cả những
điều này kết hợp với nhau bước đầu tạo ra sự hợp lý cho phân tích ràng buộc hợp lý.

Một ưu điểm của phân tích ràng buộc hợp lý là nó giải thích tại sao cả yêu cầu và
miễn trừ đều là quyền. Cả hai thứ này đều là quyền vì chúng (và chỉ có chúng) đặt ra
các ràng buộc quy phạm đối với hành vi của người khác. Khi xem xét các ví dụ khác
về quyền, chúng ta sẽ thấy rằng quyền luôn đặt ra một ràng buộc quy phạm đối với
hành vi của người khác. Vậy nên quan hệ yêu cầu hoặc miễn trừ sẽ luôn được tìm thấy
trong một quyền. Chương 5 sẽ đưa ra phản đối, cho rằng các ràng buộc quy phạm
không đòi hỏi quyền.

Phân tích ràng buộc hợp lý của quyền cho rằng luận đề tương quan là sai. Theo luận
đề tương quan, tất cả quyền luôn đi kèm với nghĩa vụ và tất cả nghĩa vụ luôn đi kèm
với quyền. Việc nửa sau của luận đề có đúng hay không còn phụ thuộc vào việc bạn
có nghĩ rằng có loại nghĩa vụ không phải Hohfeldian hay không. Chương 5 sẽ lập luận
rằng điều này có. Nếu tất cả nghĩa vụ đều là nghĩa vụ Hohfeldian, thì tất cả nghĩa vụ

44
đều đi kèm quyền lợi. Nhưng nếu có nghĩa vụ không phải Hohfeldian (tức là, nghĩa vụ
không có đối tượng), thì một số nghĩa vụ không đi kèm với quyền. Nửa đầu của luận
đề tương quan - cho rằng tất cả quyền đều đi kèm nghĩa vụ - là sai. Bởi vì đi kèm với
quyền miễn trừ là sự không có khả năng, không phải nghĩa vụ. (Việc tồn tại quyền
miễn trừ cũng cho thấy Rowan (1999, 26) đã sai khi khẳng định rằng tất cả quyền lợi
đều đi kèm với yêu cầu.)

Kramer đã chỉ ra chính xác rằng, theo quan điểm của Hohfeld, luận đề tương quan
đúng về mặt định nghĩa (Kramer và những người khác, 1998, 24–27). Hohfeld định
nghĩa quyền là yêu cầu và nghĩa vụ là tương quan của yêu cầu. Nếu chấp nhận hai
định nghĩa này, thì luận đề tương quan là một tất yếu về mặt logic. Bất cứ ai cũng
không nên cố gắng bác bỏ các định nghĩa của Hohfeld. Mặt khác, cũng nên xem xét

—————————————
3
Kramer cho rằng “miễn trừ là những bản sao cấp hai của các quyền” (Kramer và
những người khác, 1998, 21).

45
liệu học thuyết tối ưu về quyền có cho rằng quyền và nghĩa vụ luôn đi liền với nhau
hay không. Dựa trên thuyết tối ưu về quyền, luận đề tương quan là đúng hay sai? Câu
trả lời cho câu hỏi này không phải là một sự phản đối hay ủng hộ cho một học thuyết
về quyền. Luận đề tương quan là một vấn đề quá chuyên môn để có tầm quan trọng
như vậy. Luận đề tương quan đã được nhiều nhà phê bình thảo luận, và một trong
những phản đối chính là thuyết ràng buộc hợp lý của quyền. Thuyết này cho rằng có
một số quyền không đi kèm nghĩa vụ, do đó luận đề tương quan là sai.

Hobbes (1964, Chương 14) cho rằng sự tự do cơ bản là một quyền. Một người theo
chủ nghĩa Hobbes có thể (a) phủ nhận quan điểm cho rằng các quyền nhất thiết phải
ràng buộc hành vi của người khác hoặc (b) cho rằng sự tự do đặt ra các ràng buộc quy
phạm với các bên, vậy nên đó là quyền. Evelyn bán cho Joshua một phiếu thông hành
ghi rằng anh có thể tự do lái xe hơi của cô vào thứ Ba tới. Người theo chủ nghĩa
Hobbes sẽ đồng ý rằng Evelyn không có nghĩa vụ không được giấu xe, khóa xe, phá
hủy xe, mang xe đến Alaska, tháo pin xe, v.v. Nhưng họ cũng cho rằng, ngay cả sự tự
do cơ bản cũng ràng buộc Evelyn theo một cách nào đó. Quyền tự do của Joshua
không thể bị Evelyn ràng buộc bởi nghĩa vụ không được lấy xe của anh ta. Người theo
chủ nghĩa Hobbes có thể lập luận, điều này là một ràng buộc quy phạm đối với hành
vi của Evelyn, do đó sự tự do cơ bản là một quyền. Hoặc, họ có thể cố gắng bảo vệ
quan điểm này bằng cách thừa nhận sự tự do không ràng buộc hành vi của người khác
và phủ nhận việc các quyền nhất thiết phải ràng buộc hành vi của người khác.

Bởi vì quan điểm ràng buộc hợp lý phù hợp hơn với ngôn ngữ thông thường của các
quyền, nên nó là một lựa chọn ưu tiên hơn quan điểm Hobbesian. Giả sử Hassan có sự
tự do cơ bản để nói rằng Richard Nixon là kẻ lừa đảo. Sự tự do này không đi kèm với
việc người khác có nghĩa vụ phải ngăn Hassan không được nói, đe dọa bắt giữ nếu
anh ta nói rằng Richard Nixon là kẻ lừa đảo, hoặc làm bất cứ điều gì trong khả năng
để ngăn không cho Hassan nói. Nếu không một ai có nghĩa vụ phải ngăn chặn những
hành vi như vậy, thì Hassan không có quyền nói rằng Richard Nixon là kẻ lừa đảo.
Người nói rằng: “Bạn có quyền nói Richard Nixon là kẻ lừa đảo nhưng tôi có thể bịt
miệng bạn nếu tôi muốn,”bị mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của mình. Như Hart
đã nói:

Sự tự do cơ bản chỉ là những lời nói suông nếu không được luật pháp bảo vệ. Ví dụ,
nếu một tầng lớp nô lệ được phép làm bất cứ điều gì họ muốn mà luật pháp không
cấm, nhưng vẫn có thể bị đối xử tùy ý hoặc can thiệp, thì họ không có quyền tự do
thực sự (1982, 173).4

Quan điểm của Hobbes là "kỳ lạ" và "dễ gây hiểu nhầm" vì nó không phù hợp với
cách sử dụng thông thường của chúng ta về thuật ngữ "quyền". Phản ứng bối rối của

46
sinh viên cũng cho thấy cách dùng của Hobbes kỳ lạ. Ví dụ, sinh viên cảm thấy rất
khó hiểu với việc tại sao Hobbes lại cho rằng một người vẫn có quyền đối với một
phần tài sản nào đó dù nhà nước có thể lấy đi vì bất kỳ lý do gì. Giảng viên phải giải
thích rằng cách Hobbes hiểu về "quyền" khác với cách chúng ta hiểu thuật ngữ này.

Hart đúng và Hobbes sai. Tính quy phạm của sự tự do cơ bản không đủ để trở thành
quyền, vì nó không đặt ra ràng buộc quy phạm đối với người khác, mà đây lại là yếu
tố thiết yếu của quyền. Những người cho rằng tự do là quyền đã nhầm lẫn giữa ý
nghĩa thông thường và pháp lý của từ "tự do". Trong Chương 1, nghĩa bản chất và đầy
đủ của “tự do” là tập hợp các quyền tự do Hohfeldian và yêu cầu. Nhưng sự tự do cơ
bản Hohfeldian không phải là quyền.

—————————————
4
Có thể tìm thấy những quan điểm tương tự ở Sumner (1987, 34–35), Raz (1984, 20),
Wellman (1985, 63), và Steiner (1994, 61, footnote 9).

47
2. QUYỀN TỰ DO VÀ QUYỀN LỰC
Thế còn hai loại quyền tự do và quyền lực mà các nhà phê bình đã đề cập thì sao?
Quyền tự do và quyền lực là các quyền thuộc mối quan hệ Hohfeldian, được coi là
quyền vì chúng chứa đựng một yêu cầu và đặt ra một ràng buộc quy phạm đối với
người khác. Hãy cùng xem qua ví dụ nổi tiếng của Hart về quyền tự do.

Một người đàn ông có quyền nhìn người hàng xóm từ hàng rào vườn của mình; anh ta
không có nghĩa vụ không nhìn hay phải nhìn người này. Người hàng xóm có một số
nghĩa vụ pháp lý nhất định,có thể ngăn cấm một số, chứ không phải tất cả các hình
thức can thiệp (1982, 166).5

Quyền này bao gồm ba mối quan hệ Hohfeldian - tự do nhìn qua hàng rào, tự do
không nhìn qua hàng rào và yêu cầu không được can thiệp. Một người có quyền tự do
làm điều A khi và chỉ khi người đó có (1) tự do làm điều A, (2) tự do không làm điều
A và (3) yêu cầu bảo vệ những tự do này. Quyền tự do là một quyền vì nó chứa đựng
một yêu cầu. Chính yêu cầu này đặt ra ràng buộc quy phạm với người khác. Quyền tự
do là một quyền tự do vì nó chứa đựng hai sự tự do.

Trong một số trường hợp, một quan hệ miễn trừ được thêm vào quyền tự do. Ví dụ,
ngoại trừ quyền tự do nói và không nói Richard Nixon là kẻ lừa đảo và các yêu cầu
không được can thiệp, quyền tự do pháp lý của Hassan còn bao gồm một quan hệ
miễn trừ để những tự do này không bị xâm phạm. Đó là tác dụng của Tu chính án thứ
nhất đối với Hiến pháp Hoa Kỳ. Quan hệ miễn trừ bảo vệ các tự do bằng việc tăng sự
ràng buộc hành vi của người khác. Theo hệ thống quy tắc pháp lý của Hoa Kỳ, quyền
của Hassan khi nói rằng Richard Nixon là kẻ lừa đảo là một quyền tự do (bao gồm
quyền yêu cầu) và quyền miễn trừ.

—————————————

5
Vì Hart không cho rằng luật hình sự tạo ra các nghĩa vụ Hohfeldian, nên ông sẽ
không đồng ý với phân tích của tôi về ví dụ của ông ấy. Chương Bốn bảo vệ quan
điểm cho rằng luật hình sự tạo ra các mối quan hệ Hohfeldian.

48
Cần phải nói rõ về các cụm từ như "một yêu cầu bảo vệ quyền tự do." Từ "bảo vệ"
trong các cụm từ như vậy có thể được hiểu theo hai cách. Nó có thể đề cập đến:
(i) một yêu cầu bảo vệ hành vi thực hiện những hành động thuộc nội dung của quyền
tự do hoặc có đề cập đến quyền tự do

(ii) một yêu cầu bảo vệ chính mối quan hệ tự do.

Giả sử ai đó nói: "Laural có yêu cầu bảo vệ quyền tự do đi bơi của mình trước Gene."
Điều này có thể được hiểu là (i) Gene có nghĩa vụ không làm những việc có thể cản
trở việc bơi lội của Laural (ví dụ, rút cạn nước hồ bơi của cô ấy). Mặt khác, nó cũng
có thể mang nghĩa (ii) Gene có nghĩa vụ không được xâm phạm chính quyền tự do của
Laural. Ví dụ, Gene có thể có quyền lực để xâm phạm quyền tự do, nhưng có thể anh
ta sẽ phạm luật nếu sử dụng quyền hạn này. Theo cách sử dụng trong tác phẩm này,
"một yêu cầu bảo vệ quyền tự do" đề cập đến (i). Nếu các bên bị ràng buộc phải hành
động theo những cách thức nhất định, điều này có thể giúp một người làm điều mà họ
có quyền tự do thực hiện. Trong trường hợp đó, các yêu cầu ràng buộc hành vi của
người khác sẽ bảo vệ sự tự do. Cách sử dụng cụm từ này không rõ ràng vì nó có thể
hiểu theo nghĩa đen là (ii). Vì cụm từ "một yêu cầu bảo vệ hành vi thực hiện những
hành động thuộc nội dung của quyền tự do" quá dài và khó hiểu, nên phần còn lại của
cuốn sách này sẽ sử dụng cụm từ "một yêu cầu bảo vệ quyền tự do" để đề cập đến (i).
Từ "bảo vệ" sẽ được sử dụng theo cách tương tự để đề cập đến cả các yêu cầu bảo vệ
các mối quan hệ khác và các miễn trừ bảo vệ mối quan hệ. Sự tự do thường được bảo
vệ bởi nhiều quan hệ yêu cầu và miễn trừ. Tập hợp các quan hệ yêu cầu, miễn trừ và
tự do như vậy thường được gọi là một quyền.

Có hai cách để bảo vệ sự tự do. Thứ nhất, một số yêu cầu hoặc miễn trừ bảo vệ quyền
tự do khi chúng buộc mọi người không được can thiệp vào sự tự do của người khác.
Đây là loại bảo vệ được đề cập trong ví dụ về quyền nhìn qua hàng rào. Thứ hai, các
yêu cầu hoặc miễn trừ bảo vệ tự do khi chúng buộc mọi người phải thực hiện những
hành động tích cực nhằm hỗ trợ mọi người thực hiện những gì họ được tự do thực
hiện. Theo hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, quyền tự do của Hassan khi nói rằng Richard
Nixon là kẻ lừa đảo bao gồm yêu cầu cảnh sát thực hiện những hành động tích cực
bảo vệ Hassan khi ông thực hiện quyền tự do này. Điều này có nghĩa là cảnh sát phải
thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào vào quyền tự
do của Hassan, chẳng hạn như phân công các sĩ quan đến các cuộc biểu tình.

Các nhà phê bình đã bỏ qua một thực tế rằng nhiều quyền vốn không được coi là
quyền tự do lại có cấu trúc tương tự như quyền tự do của các mối quan hệ Hohfeldian.
Ví dụ, quyền có mức thu nhập tối thiểu có thể được phân tích như sau: quyền sở hữu
một số tiền nhất định, quyền không sở hữu số tiền này và yêu cầu người khác sẽ cung
cấp cho tôi số tiền này nếu tôi không có. Yêu cầu này giúp tôi có được những gì tôi có
quyền có, trong trường hợp này là một số tiền nhất định. Quyền tự do của Hassan khi
nói rằng Richard Nixon là kẻ lừa đảo có cấu trúc tương tự như các mối quan hệ
Hohfeldian, vì nó bao gồm yêu cầu cảnh sát bảo vệ Hassan khi ông thực hiện hành
động này. Thuật ngữ "quyền tự do" thường được sử dụng để chỉ các quyền cho phép

49
chúng ta làm những gì chúng ta muốn. Tuy nhiên, quyền của Hassan không hoàn toàn
phù hợp với định nghĩa này. Hassan không được phép nói bất cứ điều gì anh ta muốn,
nhưng anh ta có quyền nói một số điều nhất định, chẳng hạn như rằng Richard Nixon
là kẻ lừa đảo. Nhưng do có sự tương đồng về cấu trúc, chúng ta có thể cân nhắc việc
bổ sung các quyền như quyền có mức thu nhập tối thiểu vào danh sách các quyền tự
do. Dù chúng ta quyết định sử dụng thuật ngữ "quyền tự do" như thế nào, điều quan
trọng là phải lưu ý đến sự tương đồng về cấu trúc giữa quyền trong ví dụ ban đầu của
Hart và các quyền như quyền được hưởng mức thu nhập tối thiểu.6

Một ví dụ điển hình về quyền lực là quyền hợp pháp thay đổi nghĩa vụ không được lái
xe thành quyền tự do lái xe của người khác. Cũng giống như sự tự do cơ bản, quyền
lực cơ bản không phải là một quyền.

Giả sử Evelyn có quyền lực thay đổi nghĩa vụ của Joshua không được lái xe của cô
thành Joshua được tự do lái xe của cô. Nhưng cô lại không có yêu cầu, miễn trừ, tự
do, v.v. Như Steiner (1994, 61, chú thích số 9) đã lưu ý, điều này có nghĩa là Evelyn
không có ràng buộc quy phạm đối với những người khác. Evelyn không thể yêu cầu
người khác không can thiệp vào việc cô ấy thay đổi nghĩa vụ của Joshua thành tự do.
Họ có thể can thiệp vào việc cô ấy thay đổi nghĩa vụ của Joshua, chẳng hạn như bằng
cách đánh cô ấy vào đầu, phá hủy xe của cô ấy, hoặc phá hủy các tài liệu cần thiết để
cô ấy cho phép Joshua lái xe, v.v. Trong các hệ thống quy tắc pháp lý điển hình, bên
cạnh quyền lực thay đổi nghĩa vụ thành tự do, quyền lực còn bao gồm việc yêu cầu
người khác không can thiệp vào quyền lực này.

Trong các hệ thống quy tắc pháp lý điển hình, quyền lực cũng bao gồm tự do thực
hiện những thay đổi mà người ta có quyền thực hiện. Tuy nhiên, điều này không phải
là một quy tắc bắt buộc mà chỉ là một thực tế ngẫu nhiên. Evelyn có thể có:

(1) quyền thay đổi nghĩa vụ của Joshua không được lái xe của cô ấy thành quyền tự do
lái xe của cô ấy,

(2) các yêu cầu bảo vệ quyền lực này, nhưng

(3) không có quyền tự do thực hiện sự thay đổi này.

Trong tình huống không điển hình này, cô sẽ có quyền lực thay đổi nghĩa vụ của
Joshua thành tự do nhưng cũng có nghĩa vụ không được thay đổi nghĩa vụ của anh ấy
thành tự do. Cô sẽ không có quyền lực. Một người không thể có quyền lực để làm
điều mà họ có nghĩa vụ không được làm. Để có quyền lực, ngoài quyền lực để thực
hiện thay đổi, người ta phải được tự do thực hiện sự thay đổi này.

50
Quyền lực của Evelyn chứa năm mối quan hệ: quyền lực cho Joshua được tự do lái xe,
quyền lực không cho anh ta tự do lái xe, tự do cho anh ta tự do lái xe, tự do không cho
anh ta tự do lái xe, và một yêu cầu bảo vệ sự tự do và quyền lực của cô ấy. Một người
có quyền lực để làm A khi và chỉ khi người đó có (1) quyền lực để làm A, (2) quyền
lực không làm A, (3) tự do làm A, (4) tự do không làm A, và (5) một yêu cầu bảo vệ
các tự do và quyền lực này. Quyền lực thuộc trong tập hợp các mối quan hệ
Hohfeldian. Đó là một quyền vì nó bao hàm một yêu cầu. Đó là quyền lực vì nó chứa
hai quyền lực. Cũng như với các quyền tự do, một quan hệ miễn trừ có thể được thêm
vào quyền lực.

Quyền tự do và quyền lực là những ví dụ điển hình về quyền chủ động, là quyền tự
mình làm điều gì đó. Mặt khác, quyền thụ động là quyền mà người khác làm hoặc
không làm gì đó. Cả quyền chủ động và thụ động đều được chia thành quyền tích cực

—————————————
6
Ví dụ, sự tương tự này có thể có những hàm ý liên quan đến chủ nghĩa tự do.

51
và quyền tiêu cực. Một quyền chủ động tích cực là quyền mà người nắm quyền có
quyền thực hiện một hành động. Quyền lái xe bán tải của tôi là một quyền chủ động
tích cực. Quyền chủ động tiêu cực là quyền mà người nắm quyền có quyền không
thực hiện hành động. Quyền không lái xe bán tải của tôi là một quyền chủ động tiêu
cực. Quyền thụ động tích cực là quyền mà người khác làm gì đó. Quyền thụ động tiêu
cực là quyền mà người khác không làm gì đó. Quyền thụ động tích cực của tôi là Đại
học Bang Georgia phải trả tiền cho tôi. Tôi có quyền bạn không được đánh tôi là một
quyền thụ động tiêu cực. Quyền yêu cầu và quyền miễn trừ nhất thiết phải là quyền
thụ động. Chúng có thể là quyền tích cực hoặc quyền tiêu cực. Tất cả các quyền chủ
động đều thuộc trong tập hợp các mối quan hệ Hohfeldian, và tất cả chúng đều chứa
các quyền yêu cầu và/hoặc quyền miễn trừ thụ động.

Sumner đưa ra một phân tích khác về quyền lực. Ông cho rằng quyền lực chứa các
yêu cầu nhưng cho rằng các phần khác của quyền lực khác với những phần mà tôi đã
ghi nhận.

Trong trường hợp của quyền lực, có hai yếu tố bổ sung. Việc bổ sung chúng vào tập
hợp này vì thực tế là, quyền lực là những vị trí quy phạm bậc hai. Đầu tiên là quan hệ
miễn trừ chống lại quyền lực tương tự của người khác. Ví dụ, chúng ta không coi
‘quyền’ lập di chúc của một người là quan trọng nếu, người đó không có quyền kiểm
soát độc quyền đối với việc liệu di chúc của họ có được công nhận hay không. Nếu
bất cứ ai cũng có thể lập di chúc cho người đó, thì quyền lập di chúc của người đó sẽ
trở nên vô nghĩa. [...] Chúng ta không coi ‘quyền’ lập di chúc của một người là quan
trọng nếu, trong khi người đó có quyền lựa chọn làm như vậy hoặc không, thì cũng có
nghĩa vụ không làm như vậy. Do đó, chúng ta phải thêm vào quyền lực, ít nhất là
quyền tự do bậc cao hơn để thực hiện nó. Chúng ta có phải bổ sung quan hệ tự do
không thực hiện nó không? Nếu tôi muốn có toàn quyền kiểm soát việc liệu bất cứ
điều gì sẽ được tính là di chúc của tôi, thì toàn bộ quyền lực của tôi phải đi kèm với
toàn bộ sự tự do được tùy ý lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện. Quyền bắt buộc
có hai bậc: bậc nhất và bậc hai. Quyền bắt buộc bậc nhất là quyền được làm một điều
gì đó, trong khi quyền bắt buộc bậc hai là quyền phải làm một điều gì đó. Ví dụ, một
cán bộ đào tạo ở đại học có thể được trao quyền cấp văn bằng học thuật nhưng cũng
được yêu cầu làm như vậy trong trường hợp bất kỳ ứng viên nào đáp ứng các điều
kiện được chỉ định. Sẽ không quá lạm dụng ngôn ngữ về quyền khi nói rằng cán bộ
đào tạo có quyền cấp văn bằng, mặc dù thực tế là (khi các điều kiện được đáp ứng)
anh ta không được tự do không làm như vậy (1987, 36–37).

Ông cho rằng quyền lực bao gồm (ít nhất) (1) quyền lực thực hiện A, (2) khả năng tự
do thực hiện A, (3) khả năng miễn trừ cho người khác thực hiện A và (4) yêu cầu bảo
vệ các quan hệ tự do và quyền lực này. Cán bộ đào tạo có quyền và quyền này là
thuộc tập hợp Hohfeldian bao hàm quyền lực, nhưng tôi không cho rằng việc gọi
quyền bất thường của người này là quyền lực lại hợp lý. Quyền này không phải là
quyền lực điển hình, mà chỉ là một biến thể. Quyền lực điển hình chứa các yếu tố từ
(1) đến (5) đã nêu ở trên.

52
Mặt khác, chúng ta không nên sa đà vào việc tranh luận về bản chất của quyền lực.
Tập hợp Hohfeldian là quyền có thể đi kèm với một loạt các mối quan hệ trong đó.
Quyền hợp pháp của Hassan về tự do ngôn luận theo cách giải thích hiện tại của Tòa
án tối cao Hoa Kỳ là một tập hợp các mối quan hệ của Hohfeldian ít nhất phải chứa
các mối quan hệ sau:

(1) tự do nói Richard Nixon là kẻ lừa đảo,

(2) tự do không nói Richard Nixon là kẻ lừa đảo,

(3) yêu cầu cảnh sát bảo vệ khi ông nói Richard Nixon là kẻ lừa đảo,

(4) một tập hợp lớn các yêu cầu người khác không can thiệp vào việc ông nói Richard
Nixon là kẻ lừa đảo, và

(5) một tập hợp các miễn trừ các mối quan hệ nêu trên bị xâm phạm.

Vì vậy, quyền tự do ngôn luận trong hệ thống quy tắc pháp lý Hoa Kỳ là quyền yêu
cầu, quyền miễn trừ và quyền tự do. Vì chúng ta thường gắn các quan hệ Hohfeldian
phức tạp thành một quyền duy nhất, nên nhiều quyền mà chúng ta nói đến là các
quyền duy nhất sẽ thuộc vào nhiều hơn một danh mục Hohfeldian. Thật vậy, mọi loại
quyền đều là quyền yêu cầu và/hoặc quyền miễn trừ và tất cả các quyền lực đều là
quyền tự do.

Hệ thống quy tắc có thể kết hợp các mối quan hệ Hohfeldian theo hàng nghìn cách.
Dưới đây, tôi sẽ lập luận rằng ngoài quyền lực và quyền tự do, còn có các quyền nghĩa
vụ, quyền không có khả năng, quyền trách nhiệm pháp lý hoặc quyền không có yêu
cầu. Tuy nhiên, việc phân loại này không đầy đủ. Một số quyền sẽ không phải là
quyền lực, quyền tự do, quyền nghĩa vụ, quyền không có khả năng, quyền trách nhiệm
pháp lý và quyền không có yêu cầu. Ví dụ về cán bộ đào tạo của Sumner là một
trường hợp mà một người có quyền lực thực hiện A, sự tự do thực hiện A và yêu cầu
bảo vệ quyền lực và sự tự do. Đây là một quyền yêu cầu nhưng, vì thiếu sự tự do và
quyền lực không làm A, nên nó không hoàn toàn là quyền lực (như tôi đã định nghĩa).
Không nên cố gắng gắn mác cho tất cả các loại quan hệ Hohfeldian sẽ là một quyền
nào đó. Phần này sẽ cố gắng chứng minh các trường hợp điển hình của các loại quyền
khác nhau có các mối quan hệ được nêu trên và chỉ ra những điểm tương đồng bị bỏ
qua giữa các quyền. Việc phân loại các trường hợp ngoại lệ như thế nào tuỳ thuộc vào
sự phù hợp. Điểm quan trọng là một người có quyền nào đó khi và chỉ khi người đó có
yêu cầu hoặc miễn trừ.

53
3. QUYỀN NGHĨA VỤ, QUYỀN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG,
QUYỀN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ HOẶC QUYỀN KHÔNG
YÊU CẦU
Việc thiếu phân tích đầy đủ về các quyền đã khiến các nhà phê bình bỏ qua một số
loại quyền quan trọng khác. Những quyền này tương ứng với tất cả các mối quan hệ
Hohfeldian còn lại, bao gồm: quyền nghĩa vụ, quyền không có khả năng, quyền trách
nhiệm và quyền không yêu cầu. Mỗi loại quyền đều được hiểu theo cùng nghĩa quyền
của các quyền tự do và quyền lực, và chúng đều thuộc tập hợp các mối quan hệ của
Hohfeldian, bao hàm yêu cầu bảo vệ mối quan hệ mà nó đại diện.

Hãy bắt đầu với quyền nghĩa vụ. Cụm từ "quyền nghĩa vụ" nghe có vẻ kỳ lạ. Tuy
nhiên, có những ví dụ rõ ràng về loại quyền này. Tôi có nghĩa vụ chấm bài của học
sinh và có yêu cầu những người khác không được can thiệp vào việc chấm điểm của
tôi. Tôi có quyền nghĩa vụ. Một người có quyền nghĩa vụ làm điều A khi và chỉ khi
người đó có nghĩa vụ làm A và một yêu cầu bảo vệ nghĩa vụ này. Quyền nghĩa vụ rất
phổ biến. Theo các hệ thống quy tắc pháp lý điển hình, tôi có quyền nghĩa vụ trả nợ,
không được giết người, v.v. Các thẩm phán thường có quyền nghĩa vụ pháp lý để
tuyên án. Quyền nghĩa vụ thường không được đề cập vì mọi người thường không đòi
hỏi phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, họ thường giữ im lặng về quyền nghĩa
vụ của mình. Chỉ khi mọi người muốn thực hiện nghĩa vụ, họ mới chỉ ra quyền nghĩa
vụ của mình. Tôi chỉ đề cập đến quyền nghĩa vụ chấm bài của học sinh nếu ai đó cố
tình can thiệp vào việc chấm điểm của tôi và tôi muốn chấm điểm. (Đôi khi tôi không
muốn chấm bài.) Một trong những sai lầm phổ biến nhất khi thảo luận về quyền là bỏ
qua sự khác biệt giữa việc có quyền và việc có quyền mà người ta muốn đề cập, khẳng
định hoặc đòi hỏi. Một người có thể có quyền mà không cần đề cập đến nó. Tất nhiên,
quyền mà mọi người có nhưng không muốn đề cập sẽ không được đề cập. Nhưng điều
đó không có nghĩa là những quyền này không tồn tại. Có nhiều thứ tồn tại dù không
được nhắc đến.

Có một số quyền nghĩa vụ được đề cập. Một cảnh sát có thể có quyền bắt giữ ai đó và
cũng có nghĩa vụ bắt giữ. Viên cảnh sát, đặc biệt khi mặc thường phục, rất có thể sẽ bị
hỏi, "Bạn có quyền gì bắt giữ tôi?" Sau đó, viên chức có thể trình bày lệnh của thẩm
phán yêu cầu cô bắt giữ cá nhân đang bị truy tố. Hiệu trưởng của một trường đại học
có thể có quyền chủ trì các cuộc họp của giảng viên của trường đại học và, nếu không
ai khác được phép chủ trì, thì hiệu trưởng cũng có nghĩa vụ phải làm như vậy. Một
người có nghĩa vụ chăm sóc con cái của mình. Người đó cũng có quyền chăm sóc con
cái của mình. Nếu ai đó cố gắng ngăn cản tôi thực hiện nghĩa vụ chăm sóc con trai
mình, tôi sẽ viện dẫn quyền nghĩa vụ chăm sóc con trai để bảo vệ nghĩa vụ chăm sóc
con trai mình.

54
Các ví dụ khác về các quyền nghĩa vụ thỉnh thoảng được đề cập bao gồm cái mà
Feinberg (1980, 157) gọi là "quyền bắt buộc". Theo một số hệ thống quy tắc pháp lý,
chẳng hạn như hệ thống của Liên Xô cũ và Úc, mọi người có nghĩa vụ bỏ phiếu.
Nghĩa vụ được bảo vệ bởi các yêu cầu. Ví dụ, một người có yêu cầu rằng những người
khác không được can thiệp vào việc bỏ phiếu của mình. Nhưng không chắc liệu mọi
người ở Liên Xô có nghĩa vụ Hohfeldian phải bỏ phiếu hay không. Các nghĩa vụ của
Hohfeldian luôn luôn liên quan đến ai đó, và không rõ đối tượng của nghĩa vụ bỏ
phiếu là ai. Nếu mọi người ở Liên Xô có nghĩa vụ bỏ phiếu không phải của
Hohfeldian, thì họ có một quyền nghĩa vụ không phải của Hohfeldian. Họ có nghĩa vụ
không phải của Hohfeldian được bảo vệ bởi các yêu cầu. Nếu họ có nghĩa vụ
Hohfeldian phải bỏ phiếu, thì họ có nghĩa vụ Hohfeldian. (Câu hỏi về việc liệu có
những nghĩa vụ không phải của Hohfeldian sẽ được xem xét trong Chương 5.) Nếu ai
đó muốn, họ có thể sử dụng thuật ngữ "quyền bắt buộc" thay vì "quyền nghĩa vụ".
Cụm từ "quyền nghĩa vụ" được ưu tiên hơn vì nó gợi nhớ đến cấu trúc Hohfeldian của
các quyền này. Hơn nữa, như chúng ta sẽ thấy sau này trong chương này, cụm từ
"quyền nghĩa vụ" chỉ ra một sự song song về cấu trúc giữa các quyền nghĩa vụ và các
quyền khác, dẫn đến việc phân loại các quyền nghĩa vụ là thành viên của một nhóm
lớn hơn của các "quyền không cơ bản". (Ví dụ phổ biến khác về quyền bắt buộc,
quyền đi học của trẻ em tại các khu vực mà trẻ em được yêu cầu một cách hợp pháp là
phải đến trường, cũng là quyền nghĩa vụ.)

Một ví dụ khác về quyền nghĩa vụ được đề cập có thể được tìm thấy trong vụ án
Albertsons v. Kirkingburg (527 U.S. 555, 1999). Quy định An Toàn Vận Tải Hành
Khách Liên bang (49 CFR §391.11) yêu cầu Albertsons, một chuỗi cửa hàng tạp hóa,
chỉ thuê những tài xế xe tải đáp ứng các tiêu chuẩn thị lực do liên bang quy định.
Albertsons đã thuê Kirkingburg dựa trên cơ sở của lần kiểm tra đã sai phạm trong
việc chứng nhận thị lực của anh ta đáp ứng các yêu cầu của liên bang. Trong một lần
khám sức khỏe sau đó, thị lực đơn nhãn thực sự của Kirkingburg đã được phát hiện và
Albertsons đã sa thải Kirkingburg. Bộ Giao thông vận tải, vào thời điểm đó, đang tiến
hành nghiên cứu về Quy định An Toàn Vận Tải Hành Khách Liên bang. Một phần của
nghiên cứu bao gồm việc cấp miễn trừ các tiêu chuẩn thị lực cho một số cá nhân.
Kirkingburg đã nộp đơn và được cấp một trong những sự miễn trừ này, nhưng
Albertsons đã từ chối thuê lại anh ta và anh ta đã kiện, cáo buộc rằng hành động của
Albertsons đã vi phạm Đạo luật Người khuyết tật Hoa Kỳ năm 1990. Tòa án Tối cao
đã phán quyết Albertsons không vi phạm Đạo luật này. Khi thảo luận về vụ án, Tòa án
trước tiên đã trình bày tình huống đã có thể xảy ra nếu Bộ Giao thông vận tải không
tiến hành chương trình miễn trừ thử nghiệm.

Nếu chúng ta không xem xét thêm [và bỏ qua chương trình miễn trừ], sẽ không có cơ
sở nào để nghi ngờ nghĩa vụ vô điều kiện của Albertsons phải tuân theo quy định [yêu

55
cầu họ sa thải Kirkingburg] và quyền hợp lý của họ để làm như vậy (527 U.S. 555,
570, 1999).

Tại đây, Tòa án đã nêu rõ một cách rõ ràng rằng Albertsons có quyền nghĩa vụ sa thải
Kirkingburg. Với tầm nhìn của mình, các quy định của liên bang yêu cầu Albertsons
phải sa thải Kirkingburg và do đó họ có quyền thực hiện như vậy. (Tòa án tiếp tục kết
luận rằng chương trình miễn trừ thử nghiệm không sửa đổi các quy định của liên bang
và Albertsons vẫn có quyền tự do sa thải Kirkingburg.)

Các quyền nghĩa vụ cho thấy những điều quan trọng và đáng ngạc nhiên của các
quyền nói chung. Quyền không nhất thiết là những thứ người ta muốn hoặc những thứ
người ta sẽ khăng khăng đòi hỏi. Tất cả chúng ta đều có những quyền mà chúng ta thà
không có. Theo hệ thống quy tắc pháp lý Hoa Kỳ, tôi có quyền nghĩa vụ trả nợ. Tôi
thà không có quyền này. Vì vậy, khi nghĩa vụ được bảo vệ bởi yêu cầu hoặc miễn trừ,
không có nghĩa là nghĩa vụ được bảo vệ là nghĩa vụ mà người ta muốn có. X có thể
bảo vệ thứ gì đó của Y mà Y không muốn. Trong trận chiến, một vị đội trưởng có thể
phải bảo vệ một vị trí mà đội trưởng của cô không muốn được bảo vệ. Một yêu cầu
bảo vệ nghĩa vụ mà người ta không muốn thực hiện khi yêu cầu ràng buộc người khác
theo những cách giúp người ta thực hiện nghĩa vụ mà người ta không muốn thực hiện.

Sự tồn tại của các quyền nghĩa vụ cũng cho thấy rằng những người như Benditt (1982,
Chương 4) cho rằng

(1) X có quyền làm A

kéo theo

(2) X không có nghĩa vụ làm A

là sai lầm. Theo hệ thống quy tắc pháp lý Hoa Kỳ, tôi có nghĩa vụ phải trả nợ. Nhưng
việc tôi có quyền này không đồng nghĩa với việc tôi không có nghĩa vụ trả nợ. Những
người nghĩ rằng (1) kéo theo (2) đã tập trung quá nhiều vào quyền tự do. Như chúng
ta sẽ thấy dưới đây, đây là một sai lầm phổ biến của các nhà lý luận về quyền. Điều
đúng là

(3) X có quyền tự do làm A

kéo theo

(4) X không có nghĩa vụ làm A

56
bởi vì nếu X có quyền tự do làm A, thì X có quyền làm A và quyền không làm A. Và
nếu X có quyền không làm A, thì X không có nghĩa vụ làm A.

Sự tập trung quá mức vào quyền tự do đã dẫn đến quan điểm sai lầm của các tác giả
rằng

(1) X có quyền làm A

kéo theo

(2) X được tự do làm A.

Rõ ràng, không thể có quyền tự do làm A trừ khi có quyền tự do làm A. Tương tự, rõ
ràng là quyền yêu cầu người khác làm A không nhất thiết phải chứa đựng quyền tự do.
Quyền yêu cầu bạn không phá hủy xe của tôi là một quyền ngay cả khi tôi không có
bất kỳ tự do nào. Quyền yêu cầu và quyền miễn trừ là quyền thụ động, quyền yêu cầu
người khác làm hoặc không làm điều gì đó.

Waldron (1981) đã chỉ ra rằng có những phản bác đối với quan điểm cho rằng không
thể có quyền làm A trừ khi có quyền tự do làm A. Giả sử một thành viên của Ku Klux
Klan tranh cử chức vụ chính trị ở bang của tôi. Cô ấy điền vào các mẫu đơn và nhận
được số lượng chữ ký thích hợp để có tên trong danh sách bầu cử. Theo hệ thống quy
tắc đạo đức, tôi có quyền đạo đức để bỏ phiếu cho thành viên Klan. Và tương tự, tôi
có nghĩa vụ đạo đức không bỏ phiếu cho cô ấy.7 Một người có thể có quyền đạo đức
để làm A và vẫn có nghĩa vụ đạo đức không làm A. Trong những trường hợp như vậy,
một người sẽ không có quyền tự do đạo đức vì người đó không có quyền tự do đạo
đức. Một người sẽ có quyền và/hoặc miễn trừ đạo đức để bảo vệ khả năng của mình
để làm điều gì đó mà một người có nghĩa vụ đạo đức không được làm. Người ta có thể
xây dựng một hệ thống quy tắc pháp lý chứa đựng cùng cấu trúc của yêu cầu và nghĩa
vụ. Người đó có thể viết luật để cấp cho một người các yêu cầu pháp lý và/hoặc miễn
trừ pháp lý bảo vệ khả năng của họ để thực hiện điều gì đó mà họ có nghĩa vụ pháp lý
không làm. Có vẻ như không có lý do chính đáng nào để đưa cấu trúc yêu cầu và
nghĩa vụ như vậy vào hệ thống quy tắc pháp lý. Trong trường hợp pháp lý, nếu cơ
quan lập pháp thông qua luật tạo ra nghĩa vụ không làm một hành vi nào đó, sẽ rất kỳ
lạ khi họ cấp cho một người các yêu cầu pháp lý và/hoặc miễn trừ pháp lý bảo vệ khả
năng thực hiện hành vi được đề cập.

Phân tích ràng buộc hợp lý về quyền lợi có thể dễ dàng giải thích cách một người có
thể có quyền đạo đức để làm điều mà họ có nghĩa vụ đạo đức phải kiềm chế làm điều

57
đó. Việc tôi có quyền đạo đức để bỏ phiếu cho thành viên Klan đi kèm với việc tôi có
những yêu cầu đạo đức rằng người khác không được cản trở việc bỏ phiếu của tôi.
Tuyên bố về quyền này, giống như tất cả các tuyên bố về quyền yêu cầu và miễn trừ,
là một tuyên bố về các nghĩa vụ và không có khả năng của người khác. Nó không có ý
nghĩa gì đối với các nghĩa vụ của tôi. Đặc biệt, nó không đi kèm với việc tôi có tự do
đạo đức để bỏ phiếu cho thành viên Klan.

Quyền không có khả năng tương tự như quyền nghĩa vụ ở chỗ người ta thường không
đòi hỏi các quyền không có khả năng của mình. Không có khả năng thường không
phải là thứ mà người ta mong muốn có. Nhưng người ta có thể dễ dàng tưởng tượng ra
các quyền không có khả năng mà một người có thể đòi hỏi. Giả sử bạn là giảng viên
năm đầu tiên và theo hệ thống quy tắc của trường đại học, giảng viên năm nhất không
thể giữ chức vụ người trao quyền sở hữu. Trong số những người đủ điều kiện, người
trao quyền sở hữu quyết định ai là người nhận được quyền sở hữu. Theo thuật ngữ
Hohfeldian, bạn có quyền không có khả năng để trao cho ai đó quyền sở hữu. Bạn có
thể rất vui vì giảng viên năm nhất có quyền không có khả năng này. Vì vậy, nếu ai đó
cố gắng biến bạn thành người trao quyền sở hữu, bạn có thể khẳng định rằng bạn có
quyền không có khả năng để trở thành người trao quyền sở hữu và có các yêu cầu bảo
vệ quyền không có khả năng này. Bạn có thể yêu cầu người khác không thay đổi
quyền không có khả năng để trao quyền sở hữu của bạn thành quyền lực trao quyền sở
hữu. Bạn có quyền không có khả năng. Một người có quyền không có khả năng khi và
chỉ khi người ta có quyền không có khả năng để làm A và có yêu cầu bảo vệ tự do và
quyền không có khả năng. Bên cạnh yêu cầu, quyền không có khả năng thường bao
gồm cả miễn trừ. Trong trường hợp người trao quyền sở hữu, bạn có thể được miễn
trừ việc thay đổi quyền không có khả năng để trao quyền sở hữu của bạn thành quyền
lực trao quyền sở hữu. Có rất nhiều quyền không có khả năng. Theo hệ thống quy tắc
pháp lý của Hoa Kỳ, tôi có một loạt các quyền không có khả năng để không thực hiện
hôn nhân của hàng nghìn người và quyền không có khả năng để không tham gia vào
hàng nghìn ủy ban. Tôi rất vui vì tôi có những quyền không có khả năng này.

Như Wellman (1985, 86–91) đã viết, một ví dụ về quyền trách nhiệm pháp lý là quyền
được kết hôn. Trong các hệ thống pháp luật điển hình, hành vi pháp lý của việc kết
hôn phức tạp hơn so với nhận thức của hầu hết mọi người. Khác với những gì mọi
người nghĩ, hai người không thể tự mình kết hôn được. Nếu Fred và Wilma tự mình đi
kết hôn, họ không có quyền lực pháp lý để làm như vậy. Trong các hệ thống pháp luật
điển hình, việc kết hôn đòi hỏi hai cá nhân phải được một quan chức phù hợp chứng
hôn. Cần ít nhất ba người để tạo ra một cuộc hôn nhân hợp pháp. Chỉ một số quan
chức được chỉ định mới có quyền tạo ra phức hợp các yêu cầu, tự do, v.v., là một cuộc
hôn nhân hợp pháp. Liên quan đến quyền lực của các quan chức là trách nhiệm pháp
lý của hai cá nhân chưa kết hôn đang ở độ tuổi nhất định được kết hôn. Trách nhiệm

58
pháp lý được bảo vệ bởi các yêu cầu (ví dụ: người khác có nghĩa vụ không được bắt
cóc người đang trên đường đi kết hôn). Trong các hệ thống quy tắc như vậy, người ta
có quyền trách nhiệm pháp lý. Trong các hệ thống pháp luật điển hình, hàng ngàn
người có quyền trách nhiệm kết hôn. Một người có quyền trách nhiệm pháp lý để thực
hiện hành vi A khi và chỉ khi người đó có trách nhiệm thực hiện hành vi A và một yêu
cầu bảo vệ trách nhiệm.

Các quyền không có yêu cầu, giống như các quyền không có khả năng và nghĩa vụ, là
phổ biến nhưng lại không được đề cập đến. Hãy nhớ lại tình huống giấy phép tự do.
Evelyn sở hữu một chiếc xe và cô ấy bán cho Joshua một giấy phép cho phép anh ta tự
do lái xe của cô vào thứ Ba tới. Vì Joshua chỉ có sự tự do cơ bản được lái xe, nên anh
ta không được yêu cầu Evelyn không giấu chiếc xe để ngăn anh ta lái nó. Liên quan
đến sự tự do của Joshua là sự không yêu cầu của Evelyn. Giả sử, khi thứ Ba đến,
Evelyn quyết định rằng cô ấy không muốn Joshua lái xe. Cô ấy ra ngoài để giấu nó.
Bây giờ, hệ thống pháp luật rất có thể quy định những người khác có nghĩa vụ không
được can thiệp vào việc cô ấy giấu xe. Trong trường hợp đó, Evelyn có quyền không
yêu cầu. Cô ấy không yêu cầu Joshua lái xe của mình và yêu cầu bảo vệ sự không yêu
cầu. Một người có quyền không yêu cầu thực hiện hành vi A khi người đó không yêu
cầu người khác thực hiện A và yêu cầu bảo vệ sự không yêu cầu.

Các quyền yêu cầu và quyền miễn trừ là các quyền cơ bản theo nghĩa chỉ các yêu cầu
và miễn trừ mới là quyền ngay cả khi không có mối quan hệ chính nào khác hiện diện.
Tất cả các loại quyền khác đều là các gói của các mối quan hệ khác nhau, trong đó có
một yêu cầu bảo vệ một mối quan hệ khác. Chúng tôi gắn quyền với tên gọi của mối
quan hệ được bảo vệ. Những quyền không cơ bản này (quyền tự do, quyền lực, quyền
nghĩa vụ, quyền không có khả năng, quyền trách nhiệm và quyền không yêu cầu)
không có gì khác về loại hình với quyền hiến pháp được tự do ngôn luận ở chỗ tất cả
đều là các gói của mối quan hệ Hohfeldian. Từ “cơ bản” trong câu đầu tiên của đoạn
văn này là cần thiết vì, như Sumner (1987, 37–38) đã lưu ý, theo một nghĩa nào đó là
sự miễn trừ không thể tồn tại nếu không có mối quan hệ nào khác hiện diện. Bởi vì
miễn trừ là một mối quan hệ chính, nội dung của nó luôn bao gồm cả mối quan hệ ban
đầu và mối quan hệ kết quả. Mặt khác, các mối quan hệ ban đầu và kết quả là một
phần của sự miễn trừ. Các mối quan hệ trong các gói là quyền tự do, quyền lực, nghĩa
vụ, không có khả năng, trách nhiệm hoặc quyền không yêu cầu không phải là một
phần của nhau giống như cách mà các mối quan hệ ban đầu và kết quả là một phần
của sự miễn trừ.

Do các quyền không cơ bản là các gói quan hệ Hohfeldian chứa yêu cầu và do các tự
do đơn thuần, quyền lực đơn thuần, v.v. không phải là quyền, nên có thể thấy rằng
việc thay thế các thuật ngữ "quyền tự do", "quyền lực", v.v. bằng các cụm từ như

59
"quyền yêu cầu bảo vệ hai quyền tự do", "quyền yêu cầu bảo vệ hai quyền lực", v.v. là
tốt hơn. Những cụm từ này sẽ mô tả chính xác hơn về tình huống pháp lý. Mặt khác,
các thuật ngữ "quyền tự do", "quyền lực", v.v. là những thuật ngữ tiêu chuẩn và hợp
lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng chúng. Tuy nhiên, người ta phải ghi nhớ rằng các
quyền không cơ bản là cực kỳ khác biệt so với các quyền cơ bản. Việc "quyền tự do",
"quyền lực", v.v. có cấu trúc ngữ pháp giống như "quyền yêu cầu" không nên khiến
chúng ta nghĩ rằng các tự do đơn thuần, quyền lực, v.v. là quyền. Chúng ta cũng phải
nhắc nhở bản thân rằng "quyền tự do", "quyền lực", v.v. đề cập đến các gói quan hệ
Hohfeldian trong khi "quyền yêu cầu" và "quyền miễn trừ" thì không.

60
Phần 3. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ NGHĨA VỤ
BẮT BUỘC VÀ ĐẠO ĐỨC
Người ta có thể cảm thấy hài lòng với việc xây dựng một phân tích về các
quyền hoàn toàn bằng các thuật ngữ của Hohfeldian. Thuật ngữ của Hohfeldian có rất
nhiều ưu điểm. Thuật ngữ này cho phép chúng ta phân biệt rõ ràng các loại quyền
khác nhau và từ đó thấy được sự khác biệt và tương đồng giữa chúng. Hơn nữa, như
sẽ được thảo luận trong Chương 4 và 5, những thuật ngữ này nhấn mạnh tính chất
quan hệ của quyền. Tuy nhiên, từ vựng của thuật ngữ Hohfeldian bị tách biệt khỏi các
khái niệm có tính quy phạm khác có vai trò chính yếu đối với quyền. Khi thảo luận về
quyền bằng các thuật ngữ Hohfeldian, các từ ngữ như “bị cấm” và “bắt buộc” lại rất
hiếm khi được sử dụng. Chắc chắn, quyền lái xe bán tải của tôi sẽ ràng buộc một số
nghĩa vụ cho người khác. Chắc chắn, quyền có mối quan hệ nào đó với nghĩa vụ. Mối
quan hệ giữa yêu cầu/quyền miễn trừ và nghĩa vụ là gì? Đây là một câu hỏi mà người
ta không thể chỉ trả lời hoàn toàn bằng thuật ngữ của Hohfeldian. Chương này cho
thấy rằng chúng ta có thể hiểu rõ hơn các mối quan hệ Hohfeldian bằng cách giải thích
chúng dưới dạng bộ ba phương thức nghĩa vụ bắt buộc và bộ ba phương thức đạo đức.
Các khái niệm được hiểu thông qua mối liên hệ giữa chúng với các khái niệm khác.
Việc giải thích các mối quan hệ của Hohfeldian theo thuật ngữ của bộ ba nghĩa vụ bắt
buộc và đạo đức cho phép chúng ta thấy rõ hơn những ưu điểm và khuyết điểm của
các thuyết khác nhau về quyền. Việc này cũng cho chúng ta hiểu bản chất mối quan hệ
của quyền. Nó cung cấp rõ ràng hơn về cách hiểu xung đột quyền, về những thứ có thể
có quyền và về quyền của các thế hệ trong quá khứ và tương lai.
Tôi không phải là người đầu tiên nghiên cứu đề tài này. Anderson (1962), Fitch
(1967), Kanger (1981), Lindahl (1977), Porn (1970), Robinson và các cộng sự (1983),
Ross (1968), Stoljar (1984), và Sumner (1987) đã có những đóng góp quan trọng
trong việc chính thức hóa các mối quan hệ Hohfeldian. Tôi đã học được điều gì đó từ
mỗi tác giả này. Sẽ thật tẻ nhạt nếu tôi chỉ đưa ra những điểm đồng tình và bất đồng
của tôi với quan điểm của từng người. Hơn nữa, việc chỉ ra những thỏa thuận và bất
đồng sẽ đòi hỏi một cuộc khảo sát lâu dài về logic học hình thức. Để tiếp cận được
nhiều đối tượng độc giả hơn, cuốn sách này sẽ không yêu cầu kiến thức nền tảng về
logic học hình thức. Cuối cùng, ngoài Sumner (người có quan điểm được đánh giá,
nghiên cứu xuyên suốt cuốn sách này), các tác giả trên chưa tập trung vào việc đưa ra
phân tích về quyền. Với những lý do trên, tôi có thể cho rằng tôi không cho rằng
những giải thích của các tác giả này về Hohfeld là hoàn toàn đầy đủ.

61
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUY PHẠM CƠ BẢN
Như chúng ta đã làm trong Chương 1, chúng ta hãy bắt đầu bằng phần trình
bày cơ bản về các khái niệm nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức, sau đó thêm vào một số
chi tiết quan trọng. Trong các phần tiếp theo của chương này, sự tương đương giữa
các khái niệm quy phạm và các mối quan hệ Hohfeldian sẽ trở nên rõ ràng. Do đó,
một số ý có thể được đưa ra nhanh chóng hơn so với ở Chương 1.
Chúng ta hãy xem xét bốn hệ thống quy tắc quy phạm giả định, từ R1 đến R4.
Mỗi hệ thống quy tắc quy phạm này sẽ được mô tả đầy đủ. Tất cả các nhận định trong
hệ thống quy tắc đều là những nhận định được mô tả rõ ràng theo luật. Bốn hệ thống
quy tắc quy phạm này sẽ đơn giản đến mức khó tin. Trong thực tế, các hệ thống quy
tắc quy phạm phức tạp hơn nhiều so với R1 đến R4. Các hệ thống quy tắc quy phạm
đơn giản sẽ thể hiện các thuộc tính của những quy tắc phức tạp hơn. Bốn hệ thống quy
tắc quy phạm này cũng là các hệ thống quy tắc khác biệt. Các hệ thống quy tắc quy
phạm khác biệt này cho phép chúng ta giữ các đặc tính của bất kỳ hệ thống quy tắc
quy phạm tách biệt khỏi các đặc tính của các hệ thống quy tắc quy phạm thực tế.
(R1) Cấm tắm bất kỳ người nào, X, trừ trường hợp X ký vào mảnh giấy đỏ thì
việc tắm X là bắt buộc.
Bất kỳ hệ thống quy tắc quy phạm nào, bao gồm cả R1, đều có liên quan đối
với trạng thái quy phạm của hành vi. Trạng thái quy phạm của một hành vi là bị cấm,
được phép, bắt buộc, bất khả thi, khả thi và/hoặc cần thiết. Các hệ thống quy tắc quy
phạm có hai loại quy định khác nhau – nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức. Bộ ba phương
thức nghĩa vụ bắt buộc phân loại các hành vi là bị cấm, được phép hoặc bắt buộc. Bộ
ba phương thức đạo đức phân loại các hành vi thành bất khả thi, khả thi hoặc cần thiết.
Giả sử Tamara chưa ký vào tờ giấy đỏ. Trong trường hợp đó, R1 quy định cấm hành
vi tắm Tamara. Đây là một quy định về nghĩa vụ. R1 cũng quy định Tamara có thể
thay đổi trạng thái quy phạm của hành vi tắm rửa cho Tamara. Theo R1, nếu Tamara
ký vào mảnh giấy màu đỏ thì việc tắm Tamara là bắt buộc. Đây là một quy định về
đạo đức của R1.
(R2) Cấm tắm rửa người khác
Hệ thống quy tắc quy phạm này có quy định về đạo đức rằng không ai có thể
thay đổi trạng thái quy phạm của hành vi tắm rửa người khác. Theo R2, cấm tắm rửa
người khác và không có cách nào để hành vi này trở thành được phép hoặc bắt buộc.
Một cách khác để diễn tả ý này là R2 có quy định về đạo đức rằng không thay đổi

62
trạng thái quy phạm của việc tắm rửa người khác từ bị cấm thành được phép hoặc bắt
buộc là điều cần thiết.
Hệ thống luật bóng chày ngụ ý rằng việc đánh một quả bóng ném là được cho
phép và cấm đánh trọng tài. Đây là những quy định về nghĩa vụ bắt buộc. Hệ thống
điều luật này cũng quy định rằng nếu không có người đánh bóng trong vị trí đánh
bóng và không có người chạy nào khác trên đường chốt, thì không thể thay đổi trạng
thái quy phạm của người chạy đã chạm chân vào chốt. Người chạy (Runner) đó được
phép dừng lại ở chốt đó và không có cách nào để thành viên của đội đối phương thay
đổi trạng thái quy phạm của hành động ở lại chốt đó. Đây là một quy định về đạo đức.
Nếu một cầu thủ rời khỏi chốt, việc được cho phép theo luật, thì các cầu thủ của đội
đối thủ có thể thay đổi trạng thái quy phạm của người chạy này. Nếu ném bóng trúng
cầu thủ đó, thì cầu thủ ấy bị cấm quay lại chốt. Nếu họ không ném trúng, cầu thủ đó
được quyền dừng tại chốt.
Theo các hệ thống quy tắc quy phạm pháp luật thông thường, hầu hết các hành
vi giết người, cũng như những hành vi như rời khỏi hiện trường vụ tai nạn, vi phạm
bằng sáng chế và đốt nhà người khác đều bị cấm. Rất nhiều hành vi, chẳng hạn như đi
bộ, chơi ghi-ta và ngắm hoàng hôn, là được cho phép. Một số hành vi như nộp thuế và
dừng đèn đỏ là bắt buộc. Đó là những quy định về nghĩa vụ của các hệ thống quy tắc
quy phạm pháp luật thông thường. Những hệ thống quy tắc này cũng quy định rằng
việc Joshua không thể thay đổi trạng thái quy phạm của hành vi Joshua lái xe của
Evelyn bằng cách tuyên bố: “Tôi cho phép mình lái xe của Evelyn”. Hệ thống quy tắc
quy phạm pháp luật thông thường quy định rằng Joshua bị cấm lái xe của Evelyn. Nếu
Joshua nói: “Tôi cho phép mình lái xe của Evelyn,” thì điều này sẽ không thay đổi sự
thật rằng Joshua bị cấm lái xe của Evelyn. Đây là một quy định về đạo đức của các hệ
thống quy định pháp luật thông thường. Mặt khác, Evelyn có thể thay đổi trạng thái
quy phạm của hành vi Joshua lái xe của Evelyn. Tất cả những gì cô ấy phải làm là nói,
“Joshua, anh có thể lái xe của tôi,” và Joshua sẽ được phép lái xe của Evelyn.
Sau phần tổng quan ngắn gọn này, chúng ta hãy xem xét một số chi tiết. “Nhận
định quy phạm” là nhận định khẳng định rằng một hành vi nào đó là bị cấm, được
phép, bắt buộc, bất khả thi, khả thi hoặc cần thiết. Dưới đây là một số ví dụ.
(1) Jasmine có nghĩa vụ không được đánh Gary.
(2) Dick có thể miễn cho Marcella nghĩa vụ không được vào nhà Dick.
(3) Nếu Sheila hứa với Lee rằng cô ấy sẽ gặp anh ấy vào bữa trưa thì cô ấy có
nghĩa vụ phải gặp anh ấy vào bữa trưa.

63
Tôi đang sử dụng “quy phạm” theo nghĩa cụ thể. Sẽ hơi bất thường khi coi một
nhận định một hành vi cụ thể là bất khả thi, khả thi hoặc cần thiết là một nhân định
mang tính quy phạm. Như chúng ta sẽ thấy ở cuối phần này, cách sử dụng mang tính
cụ thể trong ngữ cảnh này sẽ tránh được một số nhầm lẫn nhất định.
Một “hệ thống quy tắc quy phạm” là một tập hợp thống nhất các nhận định quy
phạm. Có rất nhiều hệ thống quy tắc quy phạm. Có lẽ rõ ràng nhất là hệ thống luật
pháp. hệ thống quy tắc quy phạm pháp luật của một quốc gia là tập hợp tất cả các
nhận định đúng đắn về những gì bị cấm, được phép, bắt buộc về mặt pháp lý, v.v.
Ngoài ra còn có nhiều hệ thống quy tắc quy phạm pháp luật khác. Các môn thể thao,
công ty, câu lạc bộ và các tổ chức xã hội khác thường tạo ra các hệ thống quy tắc
mang tính quy phạm.[1]
Giống như “ nhận định quy phạm”, “hệ thống quy tắc” được sử dụng trong ngữ
cảnh cụ thể. Một khái niệm rộng hơn về “hệ thống quy tắc”, mà hệ thống quy tắc quy
phạm pháp luật không chỉ là tập hợp tất cả các nhận định đúng về những gì bị cấm,
những gì được làm hợp pháp, bắt buộc về mặt pháp lý, v.v. Theo cách sử dụng này,
chỉ có “hệ thống quy tắc” chi phối các hành vi, nhưng theo nghĩa rộng hơn, nhiều “hệ
thống quy tắc” có ý nghĩa đối với việc đánh giá các tác nhân. Có một ý nghĩa quan
trọng nữa vì các tác nhân là một phần của hệ thống quy tắc. Thẩm phán, luật sư và các
quan chức khác là một phần của hệ thống pháp luật của một quốc gia. Nếu một người
sử dụng “hệ thống quy tắc” theo nghĩa rộng hơn này, thì tập hợp tất cả các nhận định
đúng về những gì bị cấm, được phép, bắt buộc, v.v. theo quy tắc của một tiểu bang,
công ty hoặc câu lạc bộ chỉ là một phần của hệ thống quy tắc của tổ chức đó. Có lý do
để nói rằng sẽ chính xác hơn nếu nói tập hợp tất cả các nhận định đúng về những gì bị
cấm, được làm, bắt buộc, v.v. của một hệ thống quy tắc là sự mô tả một phần trong hệ
thống quy tắc đó. Mặt khác, cách nói này sẽ dẫn đến những cụm từ dài phức tạp trong
phần lớn những đoạn tiếp theo. Miễn là bản chất quy định của “hệ thống quy tắc”
được sử dụng trong cuốn sách này là rõ ràng thì sẽ không có vấn đề gì (và một số lợi
ích về mặt văn phong) khi sử dụng “hệ thống quy tắc” để chỉ tập hợp tất cả các nhận
định đúng về những gì bị cấm, được phép. , bắt buộc, v.v.
Rất bình thường khi nói rằng một người có một trong ba nghĩa vụ bắt buộc.
Một người có nghĩa vụ. Người ta không tự nhiên nói rằng một người có sự cho phép,
có điều bị cấm, bất khả thi, khả thi hoặc cần thiết. Không có danh từ nào tương ứng
với các tính từ “được phép”, “bị cấm”, “không thể”, “có thể” và “cần thiết”. Điều này
không có gì đáng ngạc nhiên. Tiếng Anh thường thiếu những thuật ngữ mà các nhà
triết học cần. Đặc điểm này của tiếng Anh có thể cản trở tính rõ ràng xuyên suốt cuốn

64
sách này. Dù phải gây một số ảnh hưởng đối với tiếng Anh, tôi cũng sẽ khắc phục vấn
đề bằng cách quy định cụ thể ý nghĩa của “ có sự bất khả thi, bị cấm, v.v.” và như vậy
tạo ra các danh từ tương ứng với các tính từ về mặt ngữ pháp. Những danh từ này sẽ
được định nghĩa tương tự như cụm từ “có nghĩa vụ”.
Nói rằng một người có nghĩa vụ là đưa ra nhận định về vị trí của một người
trong hệ thống quy tắc quy phạm. Trong R2, Donald có nghĩa vụ không được tắm rửa
cho Tamara. Nói cách khác, Donald bắt buộc phải không tắm cho Tamara. Một người
có nghĩa vụ khi và chỉ khi một hệ thống quy tắc quy phạm quy định một hành vi mà
một người có thể thực hiện là bắt buộc. Tính từ “bắt buộc” đề cập đến một đặc điểm
hành vi theo một hệ thống quy tắc. “Nghĩa vụ” thực chất đề cập đến vị trí của tác nhân
trong hệ thống quy tắc. Vì các hành vi nhất thiết phải do tác nhân thực hiện nên có sự
tương ứng một đối một giữa hành vi mang tính bắt buộc và nghĩa vụ của tác nhân.
Chúng ta có thể sử dụng song song tương ứng một đối một để định nghĩa cụ thể các
danh từ tương ứng với các tính từ tình thái còn lại.
Donald có bất khả thi khi hệ thống quy tắc quy phạm quy định Donald không
thể thay đổi trạng thái quy phạm của hành vi. Trong R2, Donald không thể thay đổi
trạng thái quy phạm của hành vi tắm rửa cho Tamara. Một người bị cấm khi và chỉ khi
một hệ thống quy tắc quy phạm quy định một hành vi mà một người có thể làm bị
cấm. Một người có quyền cần thiết khi và chỉ nếu hệ thống quy tắc quy phạm quy
định việc thay đổi trạng thái quy phạm của một hành vi nào đó là cần thiết. Trong R2,
Donald không cần thiết phải thay đổi trạng thái quy phạm của hành vi tắm cho
Tamara. Một người có sự khả thi khi và chỉ khi nếu một hệ thống quy tắc quy phạm
quy định một người có thể thay đổi trạng thái quy phạm của một hành vi nào đó.
Chúng ta hãy coi người có nghĩa vụ, bất khả thi, v.v. là chủ thể của nghĩa vụ, bất khả
thi, v.v. Chúng ta hãy đề cập hành vi mà chủ thể đó có nghĩa vụ, bất khả thi,.. là nội
dung của nghĩa vụ, bất khả thi,... Nếu Donald có nghĩa vụ không được tắm Tamara,
thì Donald là chủ thể của nghĩa vụ này và “không tắm Tamara” là nội dung của nghĩa
vụ này.
Chúng ta đang thiếu khái niệm về khách thể của các khái niệm nghĩa vụ bắt
buộc và đạo đức. Không có khái niệm này thì không thể phân tích mối quan hệ
Hohfeldian với những khái niệm này. Đối với nghĩa vụ, khái niệm khách thể là một
phần của thường được nghĩ đến khi nói về các vấn đề liên quan đến đạo đức. Giả sử
rằng một người có nghĩa vụ trả nợ và những người tương đối giàu có có nghĩa vụ làm
từ thiện. Có một sự khác biệt quan trọng giữa hai nghĩa vụ này. Nghĩa vụ trả nợ có
khách thể là chủ nợ. Nghĩa vụ làm từ thiện là ví dụ tiêu chuẩn về nghĩa vụ phi quan hệ

65
vì nghĩa vụ này không có khách thể. Có nghĩa vụ/bất khả thi đối với ai đó là gì? Sự
khác biệt giữa nghĩa vụ/bất khả có tính quan hệ và phi quan hệ là gì? Chương 4 và 5
hoàn toàn dành để trả lời câu hỏi phức tạp và quan trọng này. Trong khi chờ kết quả
của các chương đó, hãy giả sử rằng việc nói về cho phép,điều cấm, bất khả thi, khả thi
và cần thiết có tính quan hệ và phi quan hệ là hợp lý. “To” là một giới từ thuận tiện để
chỉ khách thể của các kiểu quan hệ của các khái niệm nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức.
Với những định nghĩa cụ thể này, chúng ta hãy chuyển sang một số giả định
tạm thời sẽ trình bày các vấn đề khác nhau một cách có hệ thống hơn. Chúng tôi đã
tạm thời giả định rằng việc nói về các kiểu mối quan hệ và phi quan hệ của các khái
niệm nghĩa vụ và đạo đức là hợp lý. Chúng ta cũng hãy giả sử rằng có một hệ thống
quy tắc quy phạm đạo đức (sau đây gọi là “hệ thống quy tắc đạo đức”). Giả định này
được bảo vệ trong Phần 4 của chương này. Hệ thống quy tắc đạo đức là tập hợp tất cả
các nhận định đúng rằng một số hành vi bị cấm về mặt đạo đức, được cho phép về mặt
đạo đức, bắt buộc về mặt đạo đức, v.v. Ví dụ, tôi cho rằng nhận định sau đây là một
phần của hệ thống quy tắc đạo đức: “Trong hoàn cảnh bình thường, nếu một người X
hứa với người Y sẽ thực hiện hành vi A thì X có nghĩa vụ thực hiện hành vi A.” Một
hệ thống quy tắc đạo đức không thể là một bộ quy tắc đạo đức hoàn chỉnh vì một bộ
quy tắc đạo đức hoàn chỉnh cũng phải xem xét các tác nhân. Một hệ thống quy tắc đạo
đức phải được phân biệt với đạo đức thông thường của một nền văn hóa cụ thể. Các
nhà nhân chủng học nghiên cứu đạo đức của các nền văn hóa khác nhau. Họ nghiên
cứu đạo đức quy ước. Các nhà triết học nghiên cứu các hệ thống quy tắc đạo đức đúng
đắn, có giá trị hoặc phù hợp. Theo một số quan điểm triết học nhất định, một hệ thống
quy tắc đạo đức đúng đắn, có giá trị hoặc phù hợp khi giống với đạo đức của một nền
văn hóa (chẳng hạn như văn hóa của lãnh thổ mà một người sinh sống). Tác phẩm này
không giả định rằng những quan điểm như vậy là sai hay đúng.
Chúng ta hãy sử dụng những người trưởng thành cho tất cả các ví dụ của chúng
ta. Có thể có những hạn chế về loại sự vật nào có thể là chủ thể và khách thể của một
khái niệm nghĩa vụ bắt buộc và/hoặc đạo đức. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ gác lại vấn đề
này cho đến Chương 7.
Các định nghĩa mang tính quy định cụ thể và các giả định tạm thời trên cho
phép chúng ta xem xét lại các khái niệm nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức để làm cho
chúng chính xác hơn và tránh những hiểu lầm có thể xảy ra. Khái niệm về sự cho phép
là một khái niệm mang tính quy định, mang tính cứng nhắc và không thuyết phục.
Một hành vi được phép khi và chỉ nếu nó không bị cấm. Việc X được phép thực hiện
A không có nghĩa là Y bị cấm cố gắng ngăn cản X thực hiện A. Giả sử Joshua được

66
phép lái xe của Evelyn. Điều này không quy định cô ấy bị cấm chặt tay anh ta để ngăn
anh lái xe. Điều đó không có nghĩa là cô bị cấm cho nổ xe của mình hoặc nhà của anh
ta để ngăn cản anh ta lái xe của cô ấy. Nó cũng không quy định cô ấy không thể phá
huỷ chiếc xe hay nhà của anh ấy để ngăn anh ấy lái xe của cô. Nó chỉ quy định không
hơn không kém rằng anh ấy không bị cấm lái xe của của Evelyn.
Bởi vì “cho phép” mang tính cứng nhắc và lỏng lẻo nên các vật thể vô tri được
phép thực hiện hành vi . Một hành vi được phép thực hiện khi và chỉ nếu nó không bị
cấm. Hãy xét đến chiếc kim bấm trên bàn của tôi. Nó, giống như tất cả những đồ vật
vô tri, không bị cấm làm bất cứ điều gì cả. Vì vậy, nó không bị cấm kẹp giấy tờ ở văn
phòng bên cạnh phòng làm việc của tôi. Sự cho phép được định nghĩa theo nghĩa một
điều gì đó không phải là trường hợp—không phải là trường hợp mà việc làm điều gì
đó là bị cấm. Một cách chính xác để xác định một vật không bị cấm thực hiện một
hành vi là vật đó phải là loại vật mà không thể bị cấm thực hiện hành vi. Một hành vi
có thể thực hiện được khi và chỉ khi nó không phải là không thể thực hiện được. Khả
thi cũng được định nghĩa theo nghĩa một điều gì đó không phải là trường hợp, vì vậy
các vật thể vô tri có thể thực hiện hành vi.
Việc sử dụng thuật ngữ “sự cho phép” và “khả thi” này thật kỳ quặc. Tuy
nhiên, việc sử dụng những thuật ngữ này theo cách yếu ớt về ngữ nghĩa ở phần này
của cuốn sách là phù hợp. Trong Chương 7, chúng ta sẽ xem xét câu hỏi liệu các vật
thể vô tri có thể có quyền hay không. Nếu chúng ta không sử dụng “sự cho phép” và
“khả thi” theo nghĩa này, chúng ta sẽ có nguy cơ đặt ra câu hỏi chống lại những người
cho rằng các vật thể vô tri có quyền.
Điểm yếu của khái niệm về sự cho phép được sử dụng ở đây cũng có thể được
thấy ở chỗ một người có thể được phép làm điều gì đó vì người đó không phải tuân
theo một hệ thống quy tắc cụ thể nào. Tôi không có nghĩa vụ pháp lý phải nộp thuế
thu nhập của Pháp. Tôi có nghĩa vụ pháp lý phải nộp thuế thu nhập của Hoa Kỳ. Tôi
được phép không nộp thuế thu nhập của Pháp. Chính phủ Pháp cũng không thể áp đặt
cho tôi nghĩa vụ pháp lý phải nộp thuế thu nhập của Pháp bằng cách gửi cho tôi một lá
thư nói rằng tôi nợ họ thuế. Chính phủ Pháp không thể làm gì để có thể khiến tôi có
nghĩa vụ như vậy. Luật pháp của Pháp chỉ áp dụng cho những cá nhân phải tuân theo
những luật đó và tôi không phải là một cá nhân như vậy.
Một người có thể thực hiện hành vi mà họ bị cấm làm.
(R3) Cấm tắm bất kỳ người nào, X, trừ khi X đã ký vào một tờ giấy màu đỏ và
tờ giấy này còn tồn tại, trong trường hợp đó việc rửa X là bắt buộc. Cấm tiêu hủy giấy

67
đỏ đã ký.
R3 có quy định nghĩa vụ bắt buộc rằng việc đốt giấy đỏ có chữ ký bị cấm. Điều
này quy định một cách có thể để thay đổi trạng thái quy phạm của hành vi thì bị cấm.
Donald bị cấm thay đổi trạng thái quy phạm của việc tắm Tamara từ bắt buộc thành bị
cấm. R3 không quy định Donald bất khả thi trong việc thực hiện được sự thay đổi ấy.
Sự thay đổi đó là bị cấm và khả thi. Hệ thống quy tắc quy phạm R1 và R2 quy định
việc thay đổi trạng thái quy phạm của hành vi tắm rửa cho những người không phải là
chính mình là bất khả thi. R3 quy định những thay đổi này là khả thi nhưng bị cấm.
Những thay đổi khả thi nhưng bị cấm xảy ra trong các hệ thống quy tắc quy
phạm thực tế. Trường hợp quyền bổ nhiệm của thị trưởng trong Chương 1 có thể được
sử dụng để minh hoạ cho ý này. Thị trưởng của thị trấn có quyền bổ nhiệm các thành
viên của ủy ban quy hoạch. Thị trưởng có thể bổ nhiệm các thành viên của ủy ban quy
hoạch. Không có tiêu chuẩn nào để trở thành thành viên của ủy ban quy hoạch; vì vậy
thị trưởng có thể bổ nhiệm bất cứ ai. Luật của thị trấn sau đó được thay đổi và quy
định rằng nếu thị trưởng bổ nhiệm ai đó dưới 21 tuổi thì người đó là thành viên chính
thức của ủy ban quy hoạch, nhưng thị trưởng sẽ bị phạt 1.000 đô la. Điều này làm cho
thị trưởng có nghĩa vụ không bổ nhiệm người dưới 21 tuổi nhưng vẫn để thị trưởng có
khả năng bổ nhiệm người dưới 21 tuổi. Nếu luật của thị trấn được thay đổi để quy
định rằng việc bổ nhiệm người dưới 21 tuổi là vô hiệu về mặt pháp lý, thì thị trưởng sẽ
không thể bổ nhiệm người dưới 21 tuổi nữa. Luật này quy định rằng một người dưới
21 tuổi được bổ nhiệm là thành viên chính thức nhưng việc thị trưởng bổ nhiệm như
vậy là bất hợp pháp (với hình phạt là 1.000 đô la) sẽ tạo ra một tình huống thay đổi là
khả thi nhưng bị cấm.
Nói chung, “Xly là bất khả thi” có nghĩa là “đi ngược lại các luật của X”. Việc
tôi nhảy qua một tòa nhà cao trong một bước là bất khả thi về mặt vật lý, và việc tôi
nhảy qua một tòa nhà cao trong một bước là đi ngược lại các định luật vật lý. Về mặt
logic, bàn của tôi vừa tròn và vuông là bất khả thi, và bàn của tôi vừa tròn và vuông
cùng một lúc là trái với các quy luật logic. Phân tích đơn giản về tính bất khả thi sẽ
không có tác dụng khi đề cập đến các hệ thống quy tắc quy phạm. Có hai cách mà một
hành vi có thể đi ngược lại hệ thống quy tắc quy phạm. [2] Một hành vi A, có thể là một
điều gì đó mà theo hệ thống quy tắc một người không được làm. Ngoài ra, A có thể là
điều mà theo quy tắc của hệ thống, người ta không thể làm. Khi thảo luận về hệ thống
pháp luật, các luật sư dùng “bất hợp pháp” để chỉ ý đầu tiên và “vô hiệu pháp lý” để
chỉ ý thứ hai. Một trong những đặc điểm nổi bật của thuật ngữ Hohfeldian là nó làm
nổi bật sự khác biệt quan trọng này. Người ta có thể rút ra sự khác biệt này trong hệ

68
thống quy tắc đạo đức bằng cách đưa vào thuật ngữ “vô hiệu về đạo đức” và đối chiếu
nó với “vô đạo đức”.
Hệ thống quy tắc quy phạm thường có quy định liên quan đến một người có
khả thi thay đổi việc người khác có khả thi thay đổi trang thái quy phạm một hành vi.
Đây là một hình thức lồng ghép.
(R4) Cấm tắm bất kỳ người nào, X, trừ khi X ký vào mảnh giấy màu đỏ có chữ
ký của người khác là Y, trong trường hợp đó việc tắm X là bắt buộc.
R4 giống hệt R1 ngoại trừ việc nó bao gồm ràng buộc là người khác phải ký
vào mảnh giấy màu đỏ để Tamara có thể thay đổi trạng thái quy phạm tắm Tamara.
R4 quy định Donald có thể tạo điều kiện cho Tamara thay đổi trạng thái quy phạm của
hành vi tắm Tamara. R1 quy định rằng sự thay đổi này là bất khả thi. Kiểu lồng ghép
này - rằng Y có thể thay đổi khả năng X có thể thay đổi trạng thái quy phạm của một
hành vi - rõ ràng có thể tiếp tục. Chúng ta có thể tưởng tượng một hệ thống quy tắc
quy phạm ngụ ý rằng Estelle có thể thay đổi khả năng Donald trong việc thay đổi khả
năng của Tamara nhằm thay đổi trạng thái quy phạm của một hành vi. Không có lý do
về mặt lý thuyết nào cho thấy kiểu lồng ghép này sẽ phải kết thúc. Những giới hạn
duy nhất đối với kiểu lồng ghép này mang tính hữu dụng.
Trong các hệ thống quy tắc pháp luật điển hình, Tamara thay đổi khả năng của
Donald để thay đổi trạng thái quy phạm của việc Donald đi bộ trên một mảnh đất nhất
định là khả thi. Giả sử Tamara sở hữu một mảnh đất nhất định và đã đặt biển báo
“Cấm xâm phạm”. Donald bị cấm đi lại trên vùng đất đó. Donald không thể thay đổi
trạng thái quy phạm của đạo luật này. Tamara có thể thay đổi khả năng của Donald để
thay đổi trạng thái quy phạm khi Donald đi lại trên đất. Nếu Tamara ký hợp đồng mua
bán và gửi cho Donald, điều này không khiến Donald được phép đi lại trên đất. Điều
đó có thể tạo cho Donald có khả năng được cho phép đi vào mảnh đất đó. Nếu Donald
ký hợp đồng và thực hiện các điều khoản của nó thì Donald sẽ được phép đi lại trên
đất.
Mô tả đầy đủ về bất kỳ quy định về đạo đức nào của một hệ thống quy tắc phải
bao gồm việc đề cập đến hành vi kích hoạt. Khi ai đó có thể thay đổi trạng thái quy
phạm của một hành vi thì hành vi kích hoạt là hành vi có tác dụng gây ra sự thay đổi
quy phạm đó. Khi một người không thể thay đổi trạng thái quy phạm của một hành vi
thì hành vi kích hoạt là hành vi không có tác dụng gây ra sự thay đổi quy phạm. Mô tả
đầy đủ về quy định đạo đức của một hệ thống quy tắc cũng phải bao gồm việc đề cập
đến trạng thái quy phạm sẽ chấm dứt và trạng thái quy phạm sẽ xuất hiện. Phần mô tả

69
đầy đủ về việc Evelyn có thể chấm dứt trường hợp Joshua bị cấm lái xe của cô ấy và
làm cho việc Joshua được phép lái xe của cô ấy thành sự thật phải bao gồm việc đề
cập đến những gì Evelyn có khả năng làm xảy ra, trạng thái quy phạm của hành vi tiền
kích hoạt về việc Joshua lái xe của Evelyn và trạng thái quy phạm của hành vi sau
kích hoạt về việc Joshua lái xe của Evelyn. Tình huống được trình bày rõ ràng hơn
như sau:
Việc Evelyn thực hiện thay đổi là khả thi
Joshua bị cấm lái xe của Evelyn
Joshua được phép lái xe của Evelyn bằng cách Evelyn nói "Bạn có thể lái xe
của tôi."
Chúng ta hãy coi nhận định đầu tiên trong bộ ba nhận định về đạo đức ở đây là
nhận định cơ bản chính. Chúng ta hãy gọi nhận định thứ hai là nhận định gốc và nhận
định thứ ba là nhận định kết quả.
Sau khi tập trung vào các khái niệm về sự cho phép và sự khả thi, chúng ta hãy
chuyển sang một số điểm về bản chất của tất cả sáu khái niệm quy phạm cơ bản. Đầu
tiên, các quy phạm pháp luật được tạo ra bởi hệ thống quy tắc không cần được nêu rõ
trong hệ thống quy tắc quy phạm. Hệ thống quy tắc quy phạm pháp luật có thể quy
định rằng việc tiêu hủy di chúc của người khác là bất hợp pháp. Điều này có nghĩa là
việc phá hủy di chúc của người khác là điều bị cấm. Vì người ta có thể hủy di chúc
bằng nhiều cách khác nhau (cắt nhỏ, đốt, v.v.), nên hệ thống quy tắc quy phạm pháp
luật sẽ ngụ ý rằng Jon không được phép cho di chúc của Ellen vào máy giặt. Điều này
đúng mặc dù luật pháp không nói gì rõ ràng về việc giặt di chúc.
Thứ hai, các phương thức nghĩa vụ bắt buộc và các phương thức đạo đức có thể
xác định lẫn nhau. Bất kỳ bộ phận nào của một trong hai bộ ba phương thức này đều
tương đương với một phủ định bộ phận khác của bộ ba đó.Việc tắm Tamara bị cấm
khi và chỉ khi việc không rửa Tamara là nghĩa vụ bắt buộc. Việc tắm Tamara được
phép khi và chỉ khi việc tắm Tamara không bị cấm. Việc thay đổi trạng thái quy phạm
của việc tắm Tamara từ bị cấm sang bắt buộc là bất khả thi khi và chỉ khi không thay
đổi trạng thái quy phạm của hành vi này từ bị cấm thành bắt buộc là cần thiết. Tamara
có thể thay đổi trạng thái quy phạm của hành vi tắm cho Tamara khi và chỉ khi việc
Tamara thay đổi trạng thái của hành vi đó là bất khả thi. Hơn nữa, một nhận định sử
dụng bất kỳ bộ phận nào của bộ ba đạo đức về mặt logic tương đương với một nhận
định có điều kiện chỉ sử dụng các bộ phận của bộ ba nghĩa vụ.

70
(1) Bằng cách ký vào một tờ giấy màu đỏ, Tamara có quyền thay đổi trạng
thái quy phạm trong việc tắm Tamara từ bị cấm thành bắt buộc.
(2) Nếu Tamara ký vào mảnh giấy màu đỏ thì hành vi tắm rửa cho Tamara
không còn bị cấm và là bắt buộc.
Thứ ba, nếu hệ thống quy tắc quy phạm quy định một người có nghĩa vụ hoặc
bất khả thi thì hành vi của một người bị hạn chế về mặt quy phạm Trong các hệ thống
quy tắc quy phạm pháp luật điển hình, Joshua có nghĩa vụ không được tra tấn người
khác và không được phép lái xe của Evelyn. Nghĩa vụ này và sự bất khả thi này đã
hạn chế hành động của Joshua. Chúng hạn chế hoặc cưỡng chế hành vi tra tấn người
khác của anh ta và thay đổi tư cách lái xe của Evelyn theo quy định. Nghĩa vụ của
Joshua là không tra tấn mọi người là một ví dụ về ràng buộc chuẩn mực của đạo đức.
Có một số hành vi mà Joshua không được làm. Việc Joshua bất khả thi để thay đổi
trạng thái quy phạm khi lái xe của anh ấy là một ví dụ cho quy phạm ràng buộc đạo
đức. Theo các hệ thống quy tắc quy phạm pháp luật điển hình, câu nói của Joshua,
“Tôi tự cho phép mình lái xe của Evelyn” không có hiệu lực. Có một số hành vi mà
Joshua không thể thực hiện.
Các hệ thống quy tắc quy phạm tạo ra các ràng buộc mang tính quy phạm,
không phải về mặt vật lý hoặc logic. Giả sử rằng một hệ thống quy tắc quy phạm quy
định hành vi tắm rửa cho một người là bị cấm. Trong trường hợp đó, Donald có nghĩa
vụ không được tắm rửa cho Tamara. Điều này không làm thay đổi khả năng Donald
có thể tắm cho cô ấy hoặc không tắm cho cô ấy. Tương tự, nếu một hệ thống quy tắc
quy phạm quy định Donald không thể thay đổi trạng thái quy phạm hành vi tắm rửa
cho Tamara, thì điều này không làm thay đổi khả năng của Donald. Điều này, giống
như quy định về nghĩa vụ bắt buộc , áp đặt một ràng buộc mang tính quy phạm đối với
hành vi của Donald. Giả sử Hyoung bị thương và anh ấy không thể ký tên. Theo R1,
thông thường Hyoung có thể bắt buộc phải tắm cho Hyoung. Anh ta không thể thực
hiện hành vi kích hoạt, nhưng điều đó không có nghĩa là theo quy tắc điều đó không
khả thi.
Người ta có thể phản đối rằng việc tôi sử dụng các khái niệm đạo đức không
mang tính quy phạm và do đó, việc tôi sử dụng khả thi về mặt quy phạm, tính bất khả
thi về mặt quy phạm và tính tất yếu quy phạm là không mạch lạc. Có những cách sử
dụng tiêu chuẩn như “khả thi “bất khả thi và “cần thiết” rõ ràng là không mang tính
quy chuẩn. Không có gì mang tính quy phạm khi khẳng định rằng về mặt vật lý, tôi
không thể nhảy qua một tòa nhà cao tầng chỉ bằng một bước nhảy. Trong tác phẩm

71
này, thuật ngữ đạo đức không được sử dụng theo cách này. Như được sử dụng ở đây,
các thuật ngữ đạo đức về cơ bản mang tính quy phạm. Chúng đề cập đến những gì khả
thi, bất khả thi và/hoặc cần thiết theo các quy tắc của hệ thống quy tắc quy phạm. Một
hành động về mặt quy phạm là không thể thực hiện được trong một hệ thống quy tắc
quy phạm nhất định khi, theo các quy tắc của hệ thống đó, một hành vi kích hoạt nhất
định không có hiệu lực quy phạm. Một hành vi về mặt quy phạm là có thể xảy ra trong
một hệ thống quy tắc quy phạm nhất định khi, theo các quy tắc của hệ thống, một
hành vi kích hoạt nhất định có tác động quy phạm nhất định. Hành vi kích hoạt có tác
động quy phạm khi nó làm thay đổi mối quan hệ quy phạm của ai đó. Mặc dù cách sử
dụng “quy phạm” này khác với các cách sử dụng khác nhưng nó rõ ràng, mạch lạc và
hữu ích.

2. PHÂN TÍCH HOHFELDIAN VÀ QUY PHẠM


Hệ thống quy tắc Hohfeldian có thể được phân tích dưới dạng hệ thống quy tắc
quy phạm. Một số điểm tương đồng giữa chúng nên rõ ràng vào thời điểm này. Tôi hy
vọng rằng người đọc có cảm giác quen thuộc. Các mối quan hệ Hohfeldian bậc nhất
có thể được phân tích ở khía cạnh những quy định nghĩa vụ bắt buộc của các hệ thống
nguyên tắc quy phạm. Yêu cầu và nghĩa vụ có mối tương quan. Do đó, các nhận định
về yêu cầu tương đương về mặt logic với các nhận định về nghĩa vụ. Evelyn khẳng
định Joshua không được lái xe của cô ấy khi và chỉ nếu Joshua có bổn phận không
được lái xe của Evelyn. Joshua cũng có nghĩa vụ không được lái xe của Evelyn. Ba
câu lệnh sau đây tương đương về mặt logic:
(1) X có yêu cầu đối với Y thực hiện hành vi A.
(2) Y có bổn phận thực hiện hành vi A với X
(3) Y có nghĩa vụ thực hiện hành vi A với X
Joshua xin thẻ thông hành từ Evelyn. Thẻ này nêu rõ rằng Joshua không có
nghĩa vụ đối với Evelyn rằng không được lái xe của Evelyn nhưng không áp đặt cho
Evelyn nghĩa vụ không can thiệp vào việc Joshua lái xe của cô ấy. Joshua có quyền tự
do lái xe của Evelyn khi và chỉ khi Joshua được Evelyn cho phép lái xe của cô ấy.
Tương đương của quyền tự do là không yêu cầu. Ba câu lệnh sau đây tương đương về
mặt logic:
(1) X có quyền tự do thực hiện hành vi A đối với Y.
(2) Y có quyền không yêu cầu X về việc X thực hiện A.

72
(3) X được sự cho phép của Y rằng X thực hiện A.
Các mối quan hệ Hohfeldian bậc hai có thể được phân tích theo quy định về
đạo đức của các hệ thống nguyên tắc quy phạm. Một người có quyền khi người ta có
thể thay đổi một số mối quan hệ Hohfeldian. Trong R1, Tamara có quyền (bằng cách
ký vào một mảnh giấy màu đỏ) để thay đổi yêu cầu của Tamara đối với Donald về
việc Donald không tắm Tamara thành yêu cầu đối với Donald rằng Donald tắm
Tamara. Tamara có khả năng để Donald thay đổi nghĩa vụ của Donald từ không tắm
Tamara thành có nghĩa vụ tắm Tamara. Trách nhiệm pháp lý phải tương ứng với
quyền lực. Ba câu lệnh sau đây tương đương về mặt logic:
(1) X có quyền lực thực hiện hành vi A đối với Y
(2) Y có trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi A đối với X
(3) X có sự khả thi về thực hiện hành vi A đối với Y
Hành vi A, xét về quyền lực, trách nhiệm pháp lý và tính khả thi phải là hành vi
thay đổi vị trí quy phạm của tác nhân.
Evelyn có quyền miễn trừ đối với Joshua về việc Joshua cho mình quyền tự do
lái xe của Evelyn bằng cách tuyên bố "Theo đây, tôi cho phép mình tự do lái xe của
Evelyn." Joshua không thể bắt Evelyn cho phép Joshua lái xe của Evelyn bằng cách
tuyên bố, "Theo đây, tôi tự cho phép mình lái xe của Evelyn." Tương quan vớ quyền
miễn trừ là bất khả thi.Ba câu lệnh sau đây tương đương về mặt logic:
(1) X có quyền miễn trừ đối với Y về việc Y thực hiện A.
(2) Y không có khả năng đối với X về việc Y thực hiện A.
(3) Y bất khả thi đối với X về việc Y thực hiện A.
Trong trường hợp này, hành vi A là hành vi mà Y không thể thực hiện được.
Trong Chương 2, chúng ta nhận thấy rằng X có quyền khi và chỉ khi X có yêu
cầu hoặc quyền miễn trừ. Trong chương này, chúng ta đã thấy rằng X có quyền yêu
cầu nếu và khi và chỉ khi nếu Y có nghĩa vụ đối với X và X có quyền miễn trừ khi và
chỉ khi nếu Y là bất khả thi với X. Theo sau đó
X có quyền chống lại Y về việc Y thực hiện A khi và chỉ khi
(1) Y có nghĩa vụ thực hiện hành vi A với X, hoặc
(2) Y là bất khả thi thực hiện hành vi A với X

73
Một người có quyền khi và chỉ khi người khác có nghĩa vụ hoặc bất khả thi với
quyền đó.
Tại thời điểm này, người ta có thể tự hỏi liệu tài liệu trong Chương 1 và 2 có
phải là một cách dẫn đề vô ích hay không. Tại sao lại trình bày thuật ngữ Hohfeldian
nếu thay vào đó người ta có thể sử dụng bộ ba nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức? Chẳng
phải sẽ đơn giản hơn nếu bỏ qua Hohfeld và tiến hành việc phân tích các quyền bằng
cách sử dụng các khái niệm nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức được trình bày ở trên? Có lý
do nào khác ngoài mối quan tâm đến học thuật luật học, để phải thảo luận về Hohfeld
không? Tác phẩm của Hohfeld có đủ tầm quan trọng về mặt lịch sử và tri thức đến
mức nó xứng đáng được nghiên cứu. Mặt khác, thực sự sẽ đơn giản hơn (nếu nói “đơn
giản hơn” có nghĩa là “sử dụng ít khái niệm hơn”) để chỉ phân tích các quyền theo
thuật ngữ nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức. Tuy nhiên, tính đơn giản không phải là ưu
điểm duy nhất của một học thuyết.Việc có liên quan đến lịch sử của đề tài nghiên cứu
này cũng là một lý do. Tại thời điểm này trong lịch sử về tư duy về quyền, chúng ta
đang dựa vào nền tảng của Hohfeld. Bất kỳ học thuyết quan trọng nào về quyền đều
phải tương thích với Hohfeld và các tác giả sử dụng phân tích Hohfeldian. Người ta
phải liên hệ lý thuyết của chính họ với lý thuyết của các học giả như Hart, Wellman,
Feinberg và Raz. Vì họ sử dụng phân tích Hohfeldian nên những người khác cũng
phải làm như vậy. Ngoài ra còn có vấn đề về việc thừa nhận những món “nợ tri thức”
của mình. Phân tích ràng buộc hợp lý xuất phát từ Hohfeld. Chương 1 và 2 không phải
là một sự dẫn đề vô ích bởi vì, ngoài việc thỏa mãn mối quan tâm nội tại đối với
Hohfeld, chúng còn cho phép thuyết phân tích ràng buộc hợp lý kết nối với các lý
thuyết được những người khác đưa ra và thừa nhận những công lao về mặt tri thức của
nó.
Các phương thức nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức (bị cấm, được phép, bắt buộc
và bất khả thi, khả thi, cần thiết) là những khái niệm đạo đức thú vị và hữu ích. Chúng
không phải là những khái niệm đạo đức duy nhất. Những khái niệm đạo đức của
chúng ta còn đa dạng hơn thế nhiều. Chúng đa dạng đến nỗi chúng ta không thể xem
xét tất cả chúng ở đây. Cần có một phần mở rộng ngoài đề tài ngắn gọn để nhanh
chóng xem xét các phương thức nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức có liên quan như thế
nào với một số khái niệm đạo đức khác.
Có vẻ như các phương thức nghĩa vụ bắt buộc có thể được phân tích theo khía
cạnh điều gì là sai. Một hành vi bị cấm khi và chỉ khi nó sai. Việc đâm chết người vô
tội và không nộp thuế là bị cấm. Một hành động được cho phép khi và chỉ khi nó
không sai. Việc uống Dr.Pepper và trả tiền thế chấp là được cho phép.Có ít nhất hai

74
loại hành vi được phép – hành vi chỉ được cho phép và hành vi bắt buộc. Một hành vi
chỉ được cho phép khi và chỉ khi việc thực hiện nó và việc không thực hiện nó được
cho phép. Uống Dr. Pepper là hành vi chỉ được cho phép. Một hành vi là bắt buộc khi
và chỉ khi việc thực hiện được được phép và không được phép không thực hiện. Việc
trả tiền thế chấp của tôi là bắt buộc. (Loại hành vi bắt buộc có thể được chia thành
hành vi bắt buộc hoàn toàn và hành vi bắt buộc không hoàn toàn, nhưng ở đây chúng
ta không cần phải quan tâm đến sự phân loại này ở đây. Để biết thêm về vấn đề này,
xem Rainbolt (2002).)
Việc phân tích hành vi chỉ được cho phép này phải được sửa đổi để phân biệt
nó với hành vi vượt hơn yêu cầu. Một hành vi chỉ được cho phép khi và chỉ khi việc
thực hiện nó được cho phép,không thực hiện được cho phép, thực hiện và không thực
hiện là không tốt. Theo Mellema (1991) và Heyd (1982), chúng ta hãy nói rằng một
hành vi là vượt hơn yêu cầu khi và chỉ khi thực hiện nó được cho phép, không làm nó
được cho phép và thực hiện nó là tốt. James đang ở trên thuyền thì Tynisha bị ngã
xuống. Nếu việc lặn xuống và cố gắng giải cứu cô ấy gây ra rủi ro đáng kể cho tính
mạng của chính anh ấy, thì việc lặn xuống là hành vi vượt hơn yêu cầu. Được phép lặn
xuống, không lặn xuống (và thay vào đó ném cho cô ấy một chiếc phao cứu sinh)
được phép và lặn xuống là tốt.
Vì có cách dùng “quyền” nghĩa là “không sai” nên người ta có thể làm lại
những phân tích trên về mặt tính đúng đắn. Có nhiều thuật ngữ đạo đức khác gần
giống với từ “bị cấm”. Người ta có thể sử dụng “không được” hoặc “không nên”.
Người ta không được đâm một người vô tội. Người ta không nên đâm một người vô
tội. Nhưng những thuật ngữ này không phải là từ đồng nghĩa hoàn toàn. Chúng mang
những sắc thái ý nghĩa hơi khác nhau. “Có lẽ không được” và “không nên” không
mang nhiều sức mạnh lên án như “không được” ,và “bị cấm” mang nhiều sức mạnh
lên án hơn bất kỳ từ nào trong ba từ còn lại. Khi ta thảo luận về đạo đức (ngược lại với
các hệ thống pháp luật hoặc thể chế khác), các thuật ngữ “đạo đức” và “vô đạo đức”
được sử dụng làm tính từ cho các hành vi được mô tả. “Vô đạo đức” gần như đồng
nghĩa với “bị cấm” và mang cùng một sức mạnh lên án.
Mặc dù có nhiều thuật ngữ mà người ta có thể sử dụng để đề cập đến quy định
về nghĩa vụ của các hệ thống quy tắc, nhưng tôi chỉ có thể nghĩ ra hai thuật ngữ khác
được sử dụng để đề cập đến hàm ý đạo đức— “có thể” và “phải”. Hành vi của một
người là không thể khi và chỉ nếu người đó không thể thực hiện được nó. Hành vi của
một người là cần thiết khi và chỉ khi người đó phải làm điều đó. Ý nghĩa đạo đức của
các hệ thống quy tắc có thể được phân tích theo khía cạnh những gì người ta phải, có

75
thể và không thể làm. Đây rõ ràng là một sự phân tích chưa đầy đủ và chưa thỏa đáng
về các khái niệm đạo đức. Chẳng hạn, không có gì được đề cập về những khái niệm
như có nguyên tắc, có công, trung thực, đáng tin cậy, có đạo đức, đáng khen ngợi,
đáng mơ ước, v.v.

3. FEINBERG: YÊU CẦU HỢP LỆ


Rất có thể có nhiều người đã bắt đầu nghiên cứu về quyền bằng cuốn “Bản chất
và giá trị của quyền” (1980, 143–155) của Feinberg thay vì bất kỳ tác phẩm nào khác.
Tôi đã bắt đầu ở đó và đó là một khởi điểm rất tốt. Feinberg đưa ra học thuyết về
quyền bằng cách liên hệ các thuật ngữ Hohfeldian với các khái niệm đạo đức khác.
Đặc biệt, Feinberg cố gắng phân tích các quyền bằng một quan niệm cụ thể về yêu
cầu. Sẽ rất hữu ích khi so sánh lý thuyết về quyền có ảnh hưởng của Feinberg với
thuyết ràng buộc hợp lý. Lý thuyết của ông về quyền là những yêu cầu chính đáng có
tính gợi mở và mạnh mẽ nhưng chưa đầy đủ.
Feinberg cho rằng “quyền là một loại yêu cầu”(1980,149). Ông lưu ý một cách
chính xác rằng người ta có thể rơi vào cái bẫy khẳng định rằng quyền là yêu cầu và
sau đó, khi được hỏi yêu cầu là gì, khẳng định rằng chúng là các quyền. Người ta sẽ
rơi vào một vòng luẩn quẩn. Phân tích ràng buộc hợp lý sẽ tránh được cái bẫy này
bằng cách đưa ra phân tích về các yêu cầu và các mối quan hệ Hohfeldian khác dưới
dạng các khái niệm quy phạm cơ bản vừa được giải thích. Feinberg cố gắng tránh
vòng luẩn quẩn bằng cách đưa ra một phân tích khác về các yêu cầu. Theo Feinberg,
chúng ta phải phân biệt việc khẳng định yêu cầu, nhận định một thực tế và có yêu cầu.
Đưa ra yêu cầu là một hoạt động mà chúng ta thực hiện khi chúng ta “ một
thỉnh cầu hoặc yêu cầu dựa trên một số quyền, là một quyền hiển nhiên (1980, 149–
150). Tôi có thể đòi lại chiếc áo sơ mi tôi để ở tiệm giặt sáng nay. Tôi làm điều này
bằng cách xuất trình biên lai và yêu cầu lấy áo sơ mi của mình. Việc yêu cầu một cái
gì đó chỉ có thể được thực hiện bởi người có quyền sở hữu đối với đối tượng được đề
cập. Bất cứ ai cũng có thể nói chiếc áo của tôi là của họ, nhưng chỉ có tôi hoặc người
đại diện của tôi mới có thể khẳng định quyền sở hữu chiếc áo đó. Việc khẳng định
quyền đối với một thứ gì đó có tính chất ngôn hành(performative) vì nó làm cho ai đó
có nghĩa vụ phải cung cấp cho người yêu cầu thứ mà được đòi
Mặt khác, nhận định một thực tế thì không có tính ngôn hành.Nhận định rằng
điều gì đó là sự thật chỉ là khẳng định rằng điều đó là đúng. Tôi có thể nhận định rằng
Trái đất phẳng hoặc tôi dạy triết học. Việc tôi nhận định điều gì đó đúng không có
nghĩa là nó đúng. Người ta có nhận định rằng bất cứ điều gì là đúng. Đặc biệt, người

76
ta có thể tuyên bố mình có một số quyền nhất định. Điều này có thể dễ dàng khiến mọi
người nhầm lẫn giữa việc khẳng định quyền với thứ gì đó với việc nhận định một thực
tế.
“Bản chất và giá trị của quyền” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1970. Vào
thời điểm đó, Feinberg cho rằng “có quyền bao gồm việc có quyền khẳng định quyền,
nghĩa là khẳng định quyền hoặc tuyên bố một thực tế” (1980, 151, phần nhấn mạnh bị
lược bỏ). Trong tác phẩm Triết học xã hội năm 1973, Feinberg đã sửa lại quan điểm
của mình. “[H] có quyền yêu cầu bao gồm việc có quyền khẳng định quyền theo nghĩa
ngôn hành, nghĩa là khẳng định quyền” (1973,65,phần nhấn mạnh bị lược bỏ). Bằng
chứng chứng minh một người có quyền yêu cầu thường là hoá đơn, giấy biên nhận,
IOU, hoặc những giấy tờ khác. Tuy nhiên, đây chỉ là minh chứng. Nếu tôi làm mất
giấy biên nhận áo sơ mi, tôi không mất quyền yêu cầu đối với chiếc áo. Mặc dù bất cứ
cũng có thể tuyên bố rằng bất cứ thứ gì là đúng, chỉ có một vài người mới có quyền
khẳng định quyền yêu cầu. Để có quyền đó, người ta phải có thể cung cấp những lý do
người ta có quyền đối với thứ được yêu cầu. Phải có ít nhất một cơ sở giải thích hợp
lý.
Nhiều cá nhân có thể có quyền với thứ gì đó và có thể có cơ sở hợp lý đáng
xem xét. Tuy nhiên, theo Feinberg, người duy nhất có quyền đó là người có cơ sở lý
luận tốt nhất hoặc mạnh nhất. Vì vậy, trong phân tích cuối cùng, Feinberg cho rằng
các quyền là những khẳng định có căn cứ. Nếu một người có yêu cầu có căn cứ thì
người mà có khẳng định với cơ sở căn cứ tốt nhất hoặc mạnh nhất có thể có quyền.
Có quyền là khẳng định quyền yêu cầu của mình mà người khác phải tôn trọng
được một số quy tắc quản lý hoặc nguyên tắc đạo đức công nhận. Ngược lại, khẳng
định là có cơ sở hợp lý có giá trị xem xét, nghĩa là có lý do hoặc căn cứ đặt người ta
vào thế [có thể khẳng định quyền lợi hoặc phát biểu một thực tế ](1980, 155).
Có ba vấn đề cốt yếu trong phân tích về quyền của Feinberg. Đầu tiên, quan
điểm của ông không thể giải thích được quyền miễn trừ. Có tám loại quyền khác nhau:
quyền yêu cầu,quyền miễn trừ, quyền tự do, quyền lực, quyền nghĩa vụ, quyền không
có khả năng, quyền trách nhiệm pháp lý và quyền không yêu cầu. Feinberg rõ ràng có
thể giải thích về quyền yêu cầu. Lý thuyết của Feinberg có thể được mở rộng để cung
cấp một giải thích hợp lý về các quyền không cơ bản không? Có lẽ, mỗi quyền không
cơ bản đều bao gồm một yêu cầu; vì vậy ông ta có thể lập luận rằng mỗi một loại
quyền này đều là một quyền vì nó chứa đựng một yêu cầu. Trong mỗi trường hợp, yêu
cầu bảo vệ mối quan hệ mà quyền được đặt tên theo đó. Mặt khác, Feinberg không thể

77
đưa ra phân tích hợp lý về quyền miễn trừ. Lý thuyết của Feinberg hoàn toàn tập trung
vào các yêu cầu. Feinberg cho rằng “quyền là một loại yêu cầu. ” Không có cách giải
thích nào về quyền có thể hợp lý trừ khi nó có thể giải thích cho các quyền miễn trừ
được tìm thấy trong các tài liệu trung tâm như Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ.
Feinberg đã bỏ qua thực tế là hai mối quan hệ Hohfeldian áp đặt những ràng buộc đối
với những mối quan hệ khác. Feinberg lưu ý rằng các nghĩa vụ, mối tương quan giữa
các yêu cầu, sẽ ràng buộc những nghĩa vụ khác. “Một nghĩa vụ, bất kể nó là gì, là điều
bắt buộc phải có. Nghĩa là... nghĩa vụ... là điều gì đó bắt buộc” (1980, 136). Phân tích
ràng buộc hợp lý sử dụng thuật ngữ “ràng buộc” thay cho “nghĩa vụ” hoặc “bắt buộc”
của Feinberg, nhưng cả hai đều đề cập đến cùng một đặc điểm của nghĩa vụ. Feinberg
không nhận thấy sự tương đồng quan trọng giữa nghĩa vụ và không có khả năng. Điều
này khiến ông ta xây dựng một học thuyết không thể giải thích được quyền miễn trừ.
Một cách nói khác về ý này là Feinberg đã bỏ qua thực tế rằng bên cạnh những hành
vi mà hệ thống quy tắc bảo chúng ta không được thực hiện, còn có những hành vi mà
hệ thống quy tắc bảo chúng ta không thể thực hiện.
Người ta có thể cho rằng sự phản đối này là không công bằng đối với Feinberg.
Có lẽ Feinberg chỉ có ý định đưa ra lý thuyết về quyền yêu cầu. Thay vì bỏ qua sự
khác biệt giữa điều chúng ta có thể không làm và điều chúng ta không thể làm, ông có
thể chỉ đơn giản quyết định tập trung vào điều đầu tiên. Không có gì sai với một quyết
định như vậy. Quyền yêu cầu cung cấp rất nhiều thông tin cho kho tàng triết học. Tuy
nhiên, phản hồi này, nếu chính xác, chỉ cho thấy Feinberg không bỏ qua một điểm
khác biệt quan trọng. Nó không chứng tỏ rằng học thuyết của Feinberg là học lý
thuyết đầy đủ và hoàn chỉnh về quyền. Ngay cả khi Feinberg chọn chỉ tập trung vào
quyền yêu cầu, mục tiêu của cuốn sách này vẫn rộng hơn. Chúng ta đang tìm kiếm
một học thuyết về quyền có thể giải thích cho tất cả các loại quyền. Vì vậy, lý thuyết
của Feinberg, ngay cả khi nó đầy đủ với mục tiêu của Feinberg, cũng không đầy đủ
với vấn đề của chúng ta.
Vấn đề thứ hai trong quan điểm của Feinberg là nó không có lý thuyết về bản
chất quan hệ của quyền. Feinberg nhận thức được rằng một số nghĩa vụ đối với người
khác trong khi những nghĩa vụ khác thì không. Một phần đáng kể trong bài của ông ấy
viết “Nghĩa vụ, quyền và yêu cầu” của ông được dành để liệt kê các trường hợp trong
đó nghĩa vụ có tính chất quan hệ. Ông cho rằng “nợ là ví dụ rõ ràng nhất về việc một
người mắc nợ người khác một thứ gì đó; và nợ, là mô hình dễ hiểu cho việc giải thích
giới từ ‘to’ nhỏ bé nguy hiểm đó khi nó xuất hiện trong cụm từ ‘nghĩa vụ đối với ai
đó’’ (1980, 130). Tuy nhiên, thảo luận của Feinberg về việc khẳng định quyền yêu

78
cầu, phát biểu một thực tế và có quyền yêu cầu không cung cấp bất kỳ manh mối nào
về lý do tại sao các nghĩa vụ và không có khả năng tương ứng với các quyền lại có
mối quan hệ. Feinberg không thể trả lời câu hỏi “ Tại sao nghĩa vụ liên quan đến nghĩa
vụ của quyền đối với người giữ quyền?”
Vấn đề cuối cùng trong quan điểm của Feinberg là nó cung cấp một phân tích
không đầy đủ chi tiết về mối liên hệ giữa quyền và các khái niệm đạo đức phi
Hohfeldian. Feinberg phân tích các quyền dưới dạng các yêu cầu và sau đó phân biệt
ba loại yêu cầu và yêu cầu . Điều này tạo ra mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ vì
người ta có thể phân tích các yêu cầu dưới dạng nghĩa vụ. Lý thuyết của ông là một
bước tiến quan trọng. Nghĩa vụ là một khái niệm quy phạm quan trọng. Hơn nữa, rõ
ràng có một số mối liên hệ giữa nghĩa vụ và bổn phận. Tất nhiên, Feinberg biết về
mối liên hệ này và đưa ra một số thảo luận về nó trong “Nghĩa vụ, Quyền và Yêu cầu”
của mình. Tuy nhiên, Feinberg không có ý định đưa ra một cuộc thảo luận chi tiết về
mối liên hệ giữa nghĩa vụ và trách nhiệm, bổn phận. Ông đặt câu hỏi đó sang một bên
dù có một số nhận định mang tính gợi mở nhưng chưa đầy đủ và một số tài liệu tham
khảo đến công trình của những người khác. Vì thế, Feinberg không cho chúng ta biết
quyền liên quan như thế nào đến các khái niệm đạo đức phi Hohfeldian như những
khái niệm đã thảo luận ở trên. Yêu cầu liên quan đến nghĩa vụ như thế nào? Yêu cầu
liên quan như thế nào đến điều mà một người có thể không hoặc không thể làm? Học
thuyết của Feinberg chưa hoàn chỉnh vì nó không đưa ra câu trả lời được triển khai
đầy đủ cho những câu hỏi quan trọng này.

4. QUYỀN NHÂN THÂN


Chúng ta đã giả định rằng có những quyền nhân thân. Bây giờ là lúc để xem
xét giả định đó. Trước khi thảo luận xem có hay không có quyền nhân thân, chúng ta
phải xem xét quyền nhân thân là gì. Quyền nhân thân là quyền được áp đặt bởi hệ
thống nguyên tắc đạo đức. Quyền hợp pháp là quyền được áp đặt bởi một hệ thống
quy tắc quy phạm pháp luật. Quyền hợp pháp và quyền nhân thân có thể có cùng chủ
thể, đối tượng và nội dung. Nếu người ta cho rằng mọi người có quyền hợp pháp được
nhận những gì họ đã trả tiền và rằng mọi người có quyền nhân thân được nhận những
gì họ đã trả tiền, thì người ta cho rằng hai quyền này có cùng chủ thể, khách thể và nội
dung. (Để có bộ sưu tập công trình hữu ích về các câu hỏi được thảo luận trong phần
này, xem Wellman 2002, tập 4.)
Cách sử dụng “quyền nhân thân” là là không phổ biến. Một số tác giả sử dụng
“con người” hoặc “tự nhiên” để đề cập đến những gì tôi gọi là quyền “nhân thân”.

79
Một số, chẳng hạn như Feinberg (1973,84–85 và 96–97), sử dụng “con người” và “tự
nhiên” để đề cập đến các phân loại quyền nhân thân. Trong các trường hợp khác, thuật
ngữ quyền “con người” được dành riêng cho một phân nhóm các quyền hợp pháp
được luật pháp quốc tế quy định. Trong những trường hợp khác nữa, quyền “con
người” là những quyền nhân thân mà tất cả mọi người đều có. Giả sử nếu tôi đưa cho
người bán bỏng ngô 25 xu và đó là giá được quảng cáo cho một túi bỏng ngô, thì tôi
có quyền nhân thân đối với một túi bỏng ngô. Đây không phải là quyền mà tất cả con
người đều có. Chỉ những người đã đưa người ở quầy bỏng ngô 25 xu mới có quyền
nhân thân đối với túi bỏng ngô. Tất cả con người đều có quyền nhân thân được nhận
những gì họ phải trả tiền cho, nhưng chỉ có những người đã trả tiền cho túi bỏng ngô
mới có quyền nhân thân đối với túi bỏng ngô.
Thuật ngữ “quyền tự nhiên” có nhiều ý nghĩa khác nhau. Một số người, chẳng
hạn như Feinberg (1973, 84), định nghĩa các quyền tự nhiên là những quyền nhân thân
mà một sinh vật có được do bản chất sinh học của nó. Khi được sử dụng theo cách
này, tính từ “tự nhiên” không chỉ chỉ ra rằng một quyền nào đó là quyền nhân thân,
mà quyền đó còn là quyền nhân thân mà một sinh vật có được do cấu tạo sinh học của
nó. Những người khác sử dụng thuật ngữ “quyền tự nhiên” để chỉ những quyền nhân
thân mà một người có được trong trạng thái tự nhiên. Vẫn còn những người khác sử
dụng thuật ngữ này để đề cập đến những quyền nhân thân được quy định trong luật tự
nhiên. (Để thảo luận về các loại quyền tự nhiên khác nhau, xem Finnis 1980.)
Sumner (1987) cho rằng quyền nhân thân là những quyền phải là một phần của
hệ thống pháp luật hoặc hệ thống quy tắc phi đạo đức khác. Một số người cho rằng
quan điểm này về quyền nhân thân là không chính xác. Feinberg (1992, 197–221) cho
rằng quan điểm này không thể giải thích được phần lớn các tranh luận của chúng ta về
quyền. Giả sử ở một quốc gia nào đó có một bãi biển được dành riêng cho người da
trắng theo quy định của luật. Theo quan điểm của Sumner, những người da đen tuyên
bố rằng họ có quyền hợp pháp để sử dụng các bãi biển đang khẳng định rằng chính
phủ có nghĩa vụ đạo đức phải trao cho họ quyền hợp pháp để sử dụng các bãi biển.
Hãy xem xét những tuyên bố có thể được đưa ra bởi một nhóm người phản đối, những
người mà chiếm giữ bãi biển được luật pháp dành riêng cho người da trắng. Họ có thể
khẳng định rằng họ đang thực hiện quyền nhân thân của mình trong việc sử dụng bãi
biển. Những người cho rằng các quyền nhân thân không gì khác hơn là các quyền hợp
pháp chính đáng về mặt đạo đức hoặc các quyền phi đạo đức khác không thể giải thích
được những khẳng định này. Họ phải cho rằng những người trên bãi biển mà tuyên bố
đang thực hiện các quyền nhân thân của mình đang nói những điều vô nghĩa. Đây là

80
một sự chống lại quan điểm của Sumner. Quan điểm cho rằng quyền nhân thân là
những quyền phải là một phần của hệ thống quy tắc pháp luật dường như mở ra những
phản ví dụ khác. Nhiều người cho rằng trẻ em có quyền nhân thân không bị dùng đánh
đập làm một hình thức trừng phạt và rằng chính phủ không nên thông qua luật cấm
cha mẹ thực hiện hình phạt đánh con mình . Một cặp vợ chồng mà tôi trò chuyện ở
công viên địa phương có quan điểm rằng trẻ em có quyền nhân thân không được xem
tivi. Họ không cho phép con mình xem tivi và tin rằng tất cả các bậc cha mẹ đều có
nghĩa vụ đạo đức trong việc ngăn cản con mình xem tivi. Một người trong số họ nói
với tôi rằng việc cho con xem tivi là một hình thức ngược đãi trẻ em. Tôi hỏi họ liệu
họ có ủng hộ luật yêu cầu cha mẹ ngăn cản con cái họ xem tivi không và họ nhanh
chóng trả lời rằng không. Họ đã đúng khi nghĩ rằng quan điểm của họ là nhất quán.
Luật pháp là một công cụ không hiệu quả rất mất thời gian để xác định khi sử dụng.
Luật pháp phải tương đối định hướng chung và việc thực thi tốn kém chi phí. Do đó,
một người có thể có một quyền nhân thân mà không phải là quyền hợp pháp.
Chúng ta không cần giải quyết vấn đề giữa Sumner và Feinberg. Cả hai quan
điểm đều tương thích với thuyết ràng buộc hợp lý của quyền. Quan điểm cho rằng
quyền nhân thân là những quyền lẽ ra phải là một phần của hệ thống pháp luật hoặc hệ
thống quy tắc phi đạo đức khác tương thích với quan điểm rằng quyền nhân thân là
nghĩa vụ đạo đức đối với chủ sở hữu quyền. Như Sumner đã làm rõ ràng, người ta chỉ
cần khẳng định rằng nghĩa vụ đạo đức là những nghĩa vụ phải là một phần của hệ
thống pháp luật hoặc hệ thống quy tắc phi đạo đức khác. Một số người nghĩ rằng
quyền nhân thân là những quyền do Chúa đặt ra. Quan điểm này cũng tương thích với
thuyết ràng buộc hợp lý của quyền . Người ta chỉ cần cho rằng nghĩa vụ đạo đức là
những nghĩa vụ do Chúa đặt ra. Người ta có thể chấp nhận sự phân tích ràng buộc hợp
lý về quyền và cho rằng không có quyền nào và/hoặc do đó không có quyền nhân
thân. Người ta chỉ cần cho rằng không có nghĩa vụ đạo đức hoặc không có quan hệ
nghĩa vụ đạo đức.
Một quyền có chủ thể, khách thể và nội dung cụ thể có thể tồn tại trong hệ
thống quy tắc này nhưng không tồn tại trong hệ thống quy tắc khác. Hãy xem xét
khẳng định rằng nếu một người 16 tuổi và đã thi đậu bằng lái xe thì người đó có quyền
lái xe. Khẳng định này đúng trong một số hệ thống quy tắc pháp luật và sai ở những
hệ thống khác. Một số cơ quan có thẩm quyền cho phép lái xe ở tuổi 16 trong khi một
số khác yêu cầu các cá nhân phải đợi đến khi họ 17, 18 hoặc 21 tuổi. Pháp yêu cầu
người ta phải đủ 18 tuổi mới được phép lái xe. Vì vậy, một người có thể có quyền lái
xe theo hệ thống pháp luật Hoa Kỳ nhưng không có quyền lái xe theo hệ thống pháp

81
luật Pháp. Quyền được tạo ra bởi các hệ thống quy tắc và có liên quan đến các hệ
thống quy tắc đó. Chúng ta cần kết hợp đặc điểm này của quyền vào phân tích ràng
buộc hợp lý.
X có quyền đối với Y thực hiện hành vi A theo S khi và chỉ khi
(1) Y có nghĩa vụ đối với X phải thực hiện hành vi A theo S hoặc
(2) Y có bất khả thi với X về việc thực hiện hành vi A theo S.
“S” được thay thế bằng tên của hệ thống quy tắc mà quy định quyền. Nó có thể
nhận các giá trị như “luật Georgia”, “luật Pháp”, “các đạo luật và văn bản dưới luật
của Đại học Bang Georgia,” v.v. (Quyền của các hệ thống quy tắc khác nhau có thể
chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Để có một cuộc thảo luận xuất sắc về vấn đề này,
xem Wellman 1997, 40–41.)
Một quyền R cụ thể tồn tại theo S nếu và chỉ nếu (a) có hệ thống quy tắc S và
(b) S quy định R. Các triết gia thường thảo luận các quy tắc pháp lý của Erehwon
nhưng họ đều biết không có hệ thống pháp luật nào như vậy. Đó là một hệ thống quy
tắc tưởng tượng, không tồn tại. Không ai nghi ngờ sự tồn tại của hệ thống pháp luật
Georgia. Tuy nhiên, theo hệ thống quy tắc này, trẻ 6 tuổi không có quyền lái xe. Phân
tích ràng buộc hợp lý cho chúng ta biết rất nhiều điều về việc liệu có một hệ thống quy
tắc có quy định một quyền hay không. Hệ thống quy tắc S quy định X có quyền khi và
chỉ khi S quy định Y có nghĩa vụ hoặc sự bất khả thi theo S đối với X. Các khái niệm
về nghĩa vụ và sự bất khả thi đã được làm rõ ở trên. Các khái niệm về nghĩa vụ và sự
bất khả thi đối với một người sẽ được làm rõ trong Chương 4 và 5. Trên mặt khác,
phân tích ràng buộc hợp lý cho chúng ta biết rất ít về việc liệu một hệ thống quy tắc có
tồn tại hay không. Hệ thống pháp luật tồn tại khi nào? Khi nào một tổ chức như câu
lạc bộ hoặc trường đại học có hệ thống quy tắc? Khi nào quy tắc đạo đức của một xã
hội hình thành một hệ thống quy tắc? Câu trả lời có thể có cho những loại câu hỏi này
rất phức tạp và thú vị. Chúng đã được thảo luận nhiều bởi các triết gia và học giả pháp
lý. Chúng nằm ngoài phạm vi của lý thuyết về quyền và chúng ta sẽ không thảo luận
chúng ở đây.
Các quan điểm trong đoạn trước cũng áp dụng với quyền nhân thân. Quyền
nhân thân M tồn tại khi và chỉ khi (a) có hệ thống nguyên tắc đạo đức và (b) hệ thống
đó quy định M. Phân tích ràng buộc hợp lý cho chúng ta biết rất nhiều điều về việc
liệu một hệ thống nguyên tắc đạo đức có quy định một quyền cụ thể hay không. X có
quyền nhân thân đối với Y thực hiện hành vi A khi và chỉ khi Y có nghĩa vụ đạo đức
thực hiện hành vi A đối với X hoặc X bất khả thi về mặt đạo đức đối với A. Chương 4

82
và 5 sẽ tập trung vào câu hỏi: Nghĩa vụ đạo đức là gì /bất khả thi là gì đối với cá
nhân? Mặt khác, vì phân tích ràng buộc hợp lý ít đề cập điều kiện tồn tại của các hệ
thống quy tắc nói chung, nên nó cũng ít đề cập sự tồn tại của hệ thống quy tắc đạo đức
nói riêng. Nghĩa vụ đạo đức/bất khả thi là gì? Điều gì là đúng khi một người nào đó về
mặt đạo đức không nên hoặc không thể thực hiện một số hành vi? Những câu hỏi này
đòi hỏi một sự đi đường vòng ngắn gọn vào siêu hình học. (Trong phần còn lại của
chương này, chúng ta hãy đơn giản hóa vấn đề và bỏ qua những điều không thể.)
Phần lớn các quan điểm siêu đạo đức để lại cho phép sự tồn tại của các quyền
nhân thân. Hãy áp dụng, chỉ những thay đổi nhỏ, cách phân loại các quan điểm siêu
đạo đức do Sayre-McCord đề xuất (1988). Tất cả các quan điểm siêu đạo đức có thể
được chia thành hai loại – những quan điểm cho rằng các nhận định đạo đức là đúng
hoặc sai theo nghĩa đen và những quan điểm cho rằng các nhận định đạo đức không
đúng hoặc sai theo nghĩa đen. Một nhận định đạo đức là đúng hoặc sai theo nghĩa đen
khi và chỉ khi nó cũng cùng một cách như các nhận định không mang tính quy phạm
về thế giới vật chất, những câu như “Con mèo nằm trên tấm thảm” là đúng hay sai.
Tôi cố tình từ chối làm rõ “cùng một cách” này là gì. Định nghĩa mơ hồ này về sự
thật theo nghĩa đen là đủ tốt để dùng cho mục đích của chúng ta. Chúng ta hãy gọi
quan điểm cho rằng các nhận định đạo đức đúng hay sai theo nghĩa đen là “chủ nghĩa
nhận thức”. Chúng ta hãy gọi quan điểm cho rằng các nhận định đạo đức không đúng
hay sai theo nghĩa đen là “chủ nghĩa phi nhận thức”. Chủ nghĩa cảm xúc và chủ nghĩa
định hướng là phiên bản của chủ nghĩa phi nhận thức. Quan điểm của những người
theo chủ nghĩa nhận thức có thể được chia thành những quan điểm cho rằng tất cả các
nhận định đạo đức là sai và những quan điểm cho rằng một số nhận định đạo đức là
đúng. Ý đầu tiên là lý thuyết sai lầm. Mackie (1977) là một nhà lý thuyết sai lầm. Ý
thứ hai là học thuyết thành công. Những người theo chủ nghĩa vị lợi là những nhà học
thuyết thành công.
Các lý thuyết thành công có thể được chia theo quan điểm của họ về điều kiện
sự thật của các tuyên bố đạo đức. Các học thuyết khách quan cho rằng các điều kiện
sự thật của các tuyên bố đạo đức không đề cập đến trạng thái tinh thần của con người
và do đó những hành vi làm tối đa hoá tính chất này là quyền, nếu vậy thì người đó
theo quan điểm của chủ nghĩa khách quan. Chủ nghĩa chủ quan là quan điểm cho rằng
các điều kiện về sự thật của các tuyên bố đạo đức đề cập đến trạng thái tinh thần của
con người. Dưới đây là ba trong số nhiều quan điểm chủ quan có thể có:
(1) A là tốt khi và chỉ khi A được đa số người trên thế giới chấp thuận.

83
(2) “A tốt” do X nói là đúng khi và chỉ khi X chấp nhận A.
(3) A là xấu khi và chỉ khi A gây đau đớn cho một người.
Loại quan điểm thứ ba thường không được coi là một phiên bản của chủ nghĩa
chủ quan. Đối với mục đích của chúng ta, việc phân loại quan điểm theo cách này sẽ
rõ ràng hơn. Loại chủ nghĩa chủ quan thứ hai và thứ ba minh họa cho sự khác biệt
cuối cùng về mặt siêu đạo đức. Thuyết tương đối cho rằng các điều kiện về mặt sự
thật của các tuyên bố đạo đức đề cập đến các đặc tính tinh thần của người nhận định.
(Định nghĩa này không bao gồm thuyết tương đối về văn hóa - quan điểm cho rằng
các nền văn hóa khác nhau có những quy chuẩn đạo đức khác nhau. Tôi nghĩ điều này
phù hợp vì quan điểm thuyết tương đối về văn hóa không phải là một quan điểm siêu
đạo đức.) Chủ nghĩa tuyệt đối là quan điểm cho rằng các điều kiện sự thật của các
tuyên bố đạo đức không đề cập đến các đặc tính tinh thần của người nhận định. Bởi vì
những người đưa ra nhận định phải là con người nên tất cả những người theo chủ
nghĩa tương đối đều là những người theo chủ nghĩa chủ quan. Quan điểm cho rằng “A
tốt” do X phát biểu là đúng khi và chỉ khi X tán thành A là một quan điểm chủ quan
tương đối. Quan điểm rằng A không tốt khi và chỉ khi nếu A gây ra tổn thương đối với
một người là một quan điểm chủ quan tuyệt đối.
Có nhiều vấn đề có thể đề cập về nhiều loại quan điểm siêu đạo đức khác nhau,
nhưng chúng tôi có đủ để sử dụng cho mục đích của mình. Bây giờ chúng ta có thể đặt
câu hỏi quan điểm siêu đạo đức nào cho phép có không gian cho các quyền nhân thân.
Câu trả lời là chỉ có các lý thuyết sai lầm và chủ nghĩa đặc thù về đạo đức mới không
cho phép có một không gian như vậy. Tất cả các quan điểm siêu đạo đức khác đều
tương thích với sự tồn tại của quyền nhân thân. Việc thảo luận về chủ nghĩa đặc thù
đạo đức đòi hỏi phải xem xét bản chất mối quan hệ của các quyền và do đó nó phải bị
hoãn lại cho đến Chương 5.
Nhà lý thuyết sai lầm cho rằng tất cả các nhận định về đạo đức đều sai theo
nghĩa đen. Các nhà lý thuyết sai lầm điển hình giữ quan điểm này vì họ cho rằng các
điều kiện sự thật của các nhận định đạo đức đề cập đến những đặc tính không tồn tại.
Một nhà lý thuyết về sai lầm có thể cho rằng nhận định “Quyền là những hành vi
nhằm tối đa hóa lượng thuộc tính phi tự nhiên của lòng tốt” sẽ đúng theo nghĩa đen
nếu có những thuộc tính phi tự nhiên như vậy. Người đó cũng cho rằng không có đặc
tính phi tự nhiên nào như vậy. Vì vậy, người đó cho rằng lời phát biểu đó là sai. Bởi vì
nhà lý thuyết sai lầm cho rằng tất cả các nhận định về đạo đức đều sai, nên họ cam kết
với quan điểm rằng không có quyền nhân thân nào cả.

84
Mặt khác, chủ nghĩa phi nhận thức tương thích với các quyền nhân thân. Người
theo chủ nghĩa phi nhận thức mà cho rằng có các quyền nhân thân sẽ cho rằng các về
quan hệ nghĩa vụ tương đương về mặt logic với các nhận định về quyền là không đúng
hay sai theo nghĩa đen. Chủ nghĩa chủ quan tương đối cũng tương thích với các quyền
nhân thân. Những người theo chủ nghĩa chủ quan tương đối sẽ cho rằng các nhận định
về quan hệ nghĩa vụ tương đương về mặt logic với các nhận định rằng quyền là đúng
hay sai sẽ phụ thuộc vào quan điểm của mọi người (ví dụ: đa số). Người theo chủ
nghĩa chủ quan tương đối không cam kết với quan điểm cho rằng không có quyền
nhân thân. Những người này chỉ cam kết với quan điểm có hay không có quyền nhân
thân là do quan điểm của con người quyết định.
Kết luận chung từ những trường hợp này là rõ ràng. Bất kỳ quan điểm siêu đạo
đức nào cho rằng một số nhận định đạo đức về quan hệ nghĩa vụ và sự bất khả thi là
phù hợp, hợp lệ hoặc đúng đắn sẽ tương thích với các quyền nhân thân. Các nhận định
về quyền nhân thân tương đương về mặt logic với các nhận định về mối quan hệ nghĩa
vụ đạo đức và sự bất khả thi. Điều này là đúng đối với bất kì quan điểm siêu đạo đức
nào mà một người lựa chọn. Bất chấp các cách giải thích nào mà người ta có thể đưa
ra về các quan hệ nghĩa vụ đạo đức và bất khả thi, các nhận định về quyền nhân thân
cũng sẽ kế thừa cách giải thích đó.
Bây giờ là lúc để chúng ta trình bày một lập luận đơn giản và mạnh mẽ về
quyền nhân thân. Quyền nhân thân tương đương về mặt logic với nghĩa vụ đạo đức và
những điều bất khả thi về mặt đạo đức. Vì vậy, nếu có những nghĩa vụ đạo đức
và/hoặc những điều bất khả thi về mặt đạo đức thì sẽ có những quyền nhân thân.
Người ta có thể tự do phủ nhận tiền đề của điều kiện. Theo nghĩa này, lập luận này
không chứng tỏ rằng có các quyền nhân thân. Đúng hơn, nó cho thấy rằng việc giữ
quan điểm không có quyền nhân thân sẽ phải trả giá đắt về mặt trí tuệ.
Ít nhất kể từ Bentham (1987), một trong những nguồn gốc chính của chủ nghĩa
hoài nghi về quyền nhân thân là quan điểm cho rằng quyền nhân thân có những nhận
định về bản thể luận không có tính thuyết phục. Người ta có thể nghĩ rằng các quyền
được tạo ra bởi các hệ thống quy tắc và các hệ thống quy tắc đó phải là hệ thống quy
tắc của một xã hội hoặc tổ chức nào đó. Theo quan điểm này, quyền nhân thân không
thể tồn tại vì không có thể chế đạo đức nào để ban hành hệ thống quy tắc đạo đức.
Một số người dường như cho rằng quyền nhân thân quy định rằng có một hệ thống
quy tắc “ma” trên bầu trời. Các quyền nhân thân không có ý nghĩa bản thể nào lớn hơn
các quan hệ nghĩa vụ và những điều bất khả thi được vì chúng tương đương về mặt
logic. Những nghĩa vụ đạo đức, những điều bất khả thi về mặt đạo đức và những

85
quyền nhân thân đều được tạo ra bởi các hệ thống quy tắc đạo đức. Vì vậy, nếu người
ta nghĩ rằng có những nghĩa vụ đạo đức và những điều bất khả thi khi không có các
thể chế, người ta cam kết với quan điểm rằng có một hệ thống quy tắc đạo đức ngay
cả khi không có tổ chức nào của con người ban hành nó. Khi đó người ta không thể
kiên định phản đối các quyền nhân thân vì chúng quy định sự tồn tại của một hệ thống
quy tắc đạo đức. Tất nhiên, người ta có thể kiên định giữ quan điểm rằng tất cả các
nhận định về đạo đức, thậm chí cả các nhận định về nghĩa vụ và sự bất khả thi, đều
phải được ban hành bởi một tổ chức nào đó của con người. Tuy nhiên, người ta không
thể khăng khăng cho rằng có tồn tại tất cả quan hệ nghĩa vụ đạo đức và những bất khả
thi ngay cả khi không có những thể chế và phản đối những quyền nhân thân vì lý do
rằng những quyền này có những nhận định về bản thể luận không hợp lý.
Cũng giống như lý thuyết về các quyền có tính ràng buộc hợp lý vốn “mỏng
manh” về mặt siêu đạo đức theo nghĩa vừa được lưu ý, nó cũng “mỏng manh” về mặt
quy phạm theo nghĩa là nhiều (nhưng không phải tất cả) các học thuyết đạo đức quy
phạm đều tương thích với các quyền nhân thân được phân tích ở đây. Bất kỳ học
thuyết đạo đức quy phạm nào tương thích với quan điểm cho rằng có những nghĩa vụ
đối với các cá nhân đều tương thích với quan điểm cho rằng có các quyền nhân thân.
Có một số học thuyết đạo đức quy phạm (ví dụ, học thuyết đạo đức theo chủ nghĩa hệ
quả) ngụ ý rằng không có nghĩa vụ nào đối với các cá nhân. Việc bảo vệ sự khẳng
định này phải đợi đến Chương 5 khi lý thuyết ràng buộc hợp lý hoặc quan hệ nghĩa vụ
đã được giải thích.
Một số người cho rằng các quyền nhân thân là không cần thiết. Frey tuyên bố
rằng
thậm chí không lợi ích thực tế nào đạt được bằng cách thừa nhận một số quyền
nhân thân dựa trên các nguyên tắc đạo đức đã được thống nhất, vì tôi, với tư cách là
một người có đạo đức, thực hiện và tuân theo các nguyên tắc của mình, sẽ cư xử theo
cách bạn muốn tôi làm ngay cả khi không có quyền. (1980, 12)
Theo phân tích ràng buộc hợp lý, các nhận định về quyền nhân thân, giống như
tất cả các nhận định về quyền, về mặt logic tương đương với các nhận định về quan hệ
nghĩa vụ. Có một ý nào đó trong đó các nhận định về tất cả các quyền, không chỉ các
quyền về tinh thần, là không cần thiết. Nhận định về quyền là không cần thiết theo
nghĩa là có một nhận định về quan hệ nghĩa vụ tương đương về mặt logic để có thể
thay thế bất kỳ nhận định nào về quyền.

86
Nếu sự thừa thãi này đáng lo ngại thì chúng ta nên ngừng sử dụng tất cả các
nhận định về quyền chứ không chỉ đơn thuần là các nhận định về quyền nhân thân.
Người ta có thể đưa ra quan điểm tương tự chống lại các quyền hợp pháp mà Frey đã
đưa ra để chống lại các quyền nhân thân. Người ta có thể tranh luận một cách hợp lý
rằng ngay cả lợi ích thực tế cũng không đạt được bằng cách thừa nhận một số quyền
hợp pháp dựa trên các nguyên tắc pháp lý đã được thống nhất. Điều này phản ánh thực
tế rằng các nhận định về quyền hợp pháp tương đương về mặt logic với các nhận định
về quan hệ nghĩa vụ pháp lý như các nhận định về quyền nhân thân tương đương về
mặt logic với các nhận định về quan hệ nghĩa vụ đạo đức. Tuy nhiên, Frey (1980, 10)
cho rằng việc nói về các quyền hợp pháp không phải là thừa. Căn cứ theo những lời
chỉ trích của ông về quyền nhân thân, điều này là không nhất quán.
Sự dư thừa này không đáng lo ngại. Chương 5 sẽ bảo vệ quan điểm cho rằng
các nhận định về quyền chỉ ra sự khác biệt quan trọng giữa các nghĩa vụ. Một số có
tính chất quan hệ và một số thì không. Một số dựa trên đặc điểm của các cá nhân và
một số thì không. Sẽ cực kỳ hữu ích khi có một thuật ngữ đề cập đến các quan hệ
nghĩa vụ. Vì vậy, sự tồn tại của các nhận định về quyền không phải là thừa. Nhận định
chỉ ra một lĩnh vực quan trọng của diễn ngôn mang tính quy phạm với những đặc
điểm đặc biệt. Việc ghi nhận lĩnh vực diễn ngôn quy phạm cho phép người ta tránh
được những nhầm lẫn về khái niệm và giải quyết các vấn đề thực tế.
Sự mỏng manh về tính siêu đạo đức và tính quy phạm và của việc phân tích các
ràng buộc hợp lý về quyền là một ưu điểm của học thuyết này. Một học thuyết về có
quyền là gì nên loại trừ càng ít quan điểm quy phạm và siêu đạo đức càng tốt. Tính
mỏng manh là một ưu điểm đáng tranh luận bởi vì khi một lý thuyết về quyền loại trừ
một số quan điểm quy phạm hoặc siêu đạo đức, thì việc bảo vệ học thuyết đó phải bảo
vệ những quan điểm không loại trừ trước những lập luận của những người có quan
điểm loại trừ. Tính trung lập cho phép người ta tránh được các tranh cãi. Tính mỏng
manh về siêu đạo đức cũng là một ưu điểm vì nó gắn với một đặc điểm đáng chú ý của
cuộc tranh luận về siêu đạo đức – nó không bao gồm việc thảo luận về bản chất của
các quyền. Trong kho tài liệu rộng lớn về siêu đạo đức, những người bảo vệ một trong
những quan điểm nêu trên không lập luận rằng quan điểm của họ ưu việt hơn vì nó
cho phép tồn tại các quyền trong khi các quan điểm đối lập thì không. Tính mỏng
manh về mặt siêu đạo đức của thuyết ràng buộc hợp lý đã đưa ra lời giải thích cho đặc
điểm này của tính siêu đạo đức. Nó không bao gồm cuộc tranh luận về quyền vì hầu
hết mọi quan điểm siêu đạo đức đều tương thích với quyền.

87
[1] Điều gì đã thống nhất một tập hợp các nhận định mang tính quy phạm? Đây
là một câu hỏi thú vị. Nó có thể là phả hệ của các quy tắc. Nó có thể là một loại quy
tắc công nhận nào đó. Vì không có gì trong cuốn sách này đề cập đến câu hỏi này nên
tôi sẽ đặt nó sang một bên.
[2] Reina Hayaki đã lưu ý đến điểm này của tôi.

PHẦN 4. BẢN CHẤT CÓ TÍNH LIÊN HỆ CỦA


CÁC QUYỀN
Ở chương trước, một sự quan tâm trong việc giải thích một cách mượt mà đã
khiến chúng ta gạt sang một bên một câu hỏi hết sức quan trọng và khó khăn về việc
có nghĩa vụ và quyền hạn với ai đó là gì. Một đặc trưng cốt yếu của các quyền là việc
các sự ràng buộc đều thuộc về chủ thể. Vậy một ràng buộc có tính quy phạm với
người khác là gì? Câu trả lời của học thuyết về ràng buộc hợp lý đã được xây dựng
dựa trên công trình nghiên cứu của Raz, Hart và Wellman. Do đó, trong chương này ta
sẽ xem xét về các học thuyết về quyền của họ. Chương tiếp theo sẽ trình bày về quan
điểm của học thuyết ràng buộc có tính quy phạm của bản chất có tính liên hệ của các
quyền.

1. CÁC NGHĨA VỤ CÓ TÍNH LIÊN HỆ VỚI NHAU


Có thể thấy một sự khác biệt quan trọng giữa việc không tôn trọng các quyền
lợi của ai đó với việc không tuân thủ nghĩa vụ mà không nằm trong một phần của một
quyền. Hãy xem xét đến sự khác nhau giữa việc không trả nợ và không đóng góp từ
thiện. Giả sử rằng một người có một nghĩa vụ phải trả nợ, so sánh với một người có
một nguồn thu nhập tài chính cao, nên có nghĩa vụ quyên góp từ thiện. Có một sự
khác biệt rất lớn giữa hai nghĩa vụ trên. Trong trường hợp người đó không trả nợ, anh
ta đã làm sai đối với chủ nợ của anh ta. Tuy nhiên khi người đó không muốn quyên
góp từ thiện, anh ta không hề có lỗi với ai cả. Nhìn chung, nếu anh ta xâm phạm đến
quyền lợi của một ai đó thì lúc đó anh ta đã làm điều có lỗi với người đó. Động từ
“làm sai”, trái ngược với tính từ “sai” của nó, được dùng để chỉ ra rằng khi một người
không thực hiện được một nghĩa vụ thuộc về chủ thể. Những trường hợp này đã chỉ ra
rằng các quyền thực chất có một mối liên hệ với nhau. Các quyền liên hệ mật thiết với

88
nhau ở khía cạnh mà những nghĩa vụ và những điều bất khả thi được quy định bởi các
quyền thuộc về chủ thể của quyền đó.
Chúng ta có thể kể đến một vài trường hợp sau. Giả sử rằng tôi hứa với bạn là
tôi sẽ gặp bạn để cùng bạn đi ăn trưa. Vậy dường như không chỉ riêng tôi có nghĩa vụ
gặp bạn vào buổi trưa mà nghĩa vụ này cũng thuộc về cả bạn. Nghĩa vụ này của tôi
không thuộc về con trai tôi. Và bạn cũng có quyền yêu cầu tôi sẽ phải gặp bạn để đi ăn
trưa. Hay giả sử tôi cho bạn mượn một quyển sách. Dường như rằng không chỉ bạn có
nghĩa vụ trả lại quyển sách cho tôi mà nghĩa vụ này còn thuộc về cả tôi. Nghĩa vụ của
bạn không thuộc về con trai tôi. Và tôi cũng có quyền yêu cầu bạn trả lại quyển sách.
Giả sử tôi có nghĩa vụ không được đánh bạn. Như vậy nghĩa vụ này thuộc về bạn và
bạn có quyền yêu cầu tôi không được đánh bạn. Một lần nữa, nghĩa vụ của tôi không
được đánh bạn cũng không thuộc về con trai tôi.
Những trường hợp cụ thể trên đã cho chúng ta lý do để khám phá ra một quan
niệm về các quyền có liên quan đến các nghĩa vụ và các điều bất khả thi thuộc về một
ai đó, những nghĩa vụ có tính liên hệ và những điều bất khả thi. Chúng ta đã có lý do
để xem xét liệu Raz đã đúng khi khẳng định rằng “một trách nhiệm hướng về một
người nào đó khi và chỉ khi nó được bắt nguồn từ quyền của người đó” (1984). Tuy
nhiên những khái niệm về nghĩa vụ có tính liên hệ và điều bất khả thi có tính liên hệ
đòi hỏi một sự giải thích. Để thuận tiện hơn, ta sẽ chỉ tập trung vào các nghĩa vụ có
tính liên hệ. Cuộc thảo luận sẽ áp dụng những thay đổi cần thiết đã được thực hiện và
các điều bất khả thi có tính liên hệ.

Những nghĩa vụ này không nên bị nhầm lẫn với những nghĩa vụ có liên quan.
Giả sử tôi hứa với Madeline là tôi sẽ đi đổ rác vào tối nay. Madeline có quyền yêu cầu
tôi đi đổ rác. Tôi có nghĩa vụ với cô ấy là tôi sẽ đi đổ rác. Nhưng nghĩa vụ của tôi lại
có liên quan đến rác. Tức là rác mới là thứ được đem ra ngoài chứ không phải là
Madeline. Một nghĩa vụ có thể vừa được thuộc về và liên quan đến cùng một người.
Nếu tôi hứa với Madeline rằng tôi sẽ hôn cô ấy thì nghĩa vụ hôn cô ấy của tôi đều
thuộc về và liên quan đến cô ấy. Trong trường hợp thụ hưởng của bên thứ ba, sự khác
biệt giữa những nghĩa vụ và những nghĩa vụ có liên quan đều gây tranh cãi. Nếu tôi
hứa với Fred là tôi sẽ đưa cho Jane 10 đô, thì nghĩa vụ của tôi thuộc về Fred và Jane
liên quan đến Fred và Jane hay một số sự pha trộn của những lựa chọn trên? Vấn đề
này sẽ được thảo luận trong chương 5.

89
Sự phân biệt giữa những nghĩa vụ quan hệ và nghĩa vụ phi quan hệ không được
bị nhầm lẫn với sự phân biệt giữa quyền đối nhân (còn được gọi là quyền đặc biệt) và
quyền đối vật (còn được gọi là quyền tổng quát). Trong chương 1, chúng ta đã thấy
rằng quyền đối vật là quyền mà áp đặt nghĩa vụ lên mọi người nói chung. Một ví dụ
điển hình là quyền này sẽ không bị công kích. Quyền đối nhân là quyền chỉ áp đặt một
nghĩa vụ lên một đối tượng cụ thể. Ví dụ quen thuộc như quyền mà chủ nợ được trả lại
tiền từ con nợ của mình. Nếu tôi cho bạn mượn 20 đô, thì tôi có quyền đối nhân rằng
bạn phải trả tôi 20 đô. Cả nghĩa vụ không được công kích lẫn trả tôi 20 đô của bạn đều
là những nghĩa vụ quan hệ. Sự khác biệt giữa quyền đối nhân và quyền đối vật không
tương đương nhau dựa theo sự khác biệt giữa nghĩa vụ quan hệ và nghĩa vụ phi quan
hệ. Cả hai quyền đối nhân và đối vật đều quy định là những nghĩa vụ quan hệ.
Một lý do khiến các nhà triết học và luật học nhận thấy việc phân tích các
quyền theo thuật ngữ Hohfeldian lôi cuốn là do những mối quan hệ Hohfeldian đều
được xác định sao cho chúng luôn liên quan đến hai người. Đặc điểm quan hệ của các
thuật ngữ Hohfeldian đảm bảo rằng nếu một người phân tích các quyền theo thuật ngữ
Hohfeldian, người đó sẽ bao gồm bản chất quan hệ các quyền trong phân tích của
người đó. Tuy nhiên, phép phân tích Hohfeldian cũng che giấu sự cần thiết phải phân
tích bản chất quan hệ các quyền. Nếu một người tự giới hạn bản thân trong phân tích
Hohfeldian, bản chất quan hệ của các quyền sẽ được tự động kết hợp vào sự phân tích
của người đó thông qua khía cạnh có tính liên hệ của các mối quan hệ Hohfeldian.

2. SỰ BẢO HỘ VÀ BÀO CHỮA: HỌC THUYẾT VỀ LỢI ÍCH


VÀ LỰA CHỌN
Phần lớn các cuộc tranh luận về quyền được rập khuôn bởi học thuyết về lợi
ích và lựa chọn của quyền. Dựa theo thuyết về lợi ích của quyền, các quyền đều được
dựa trên lợi ích. Theo quan điểm này, các quyền nhất thiết phải vì lợi ích của chủ thể.
Dựa theo học thuyết về quyền lựa chọn, các quyền là các sự lựa chọn. Theo quan điểm
này, các quyền nhất thiết phải cho phép chủ thể đưa ra sự lựa chọn. Mỗi một học
thuyết này có hai phiên bản là phiên bản bảo vệ và phiên bản biện minh.
Trong phiên bản bảo vệ của học thuyết về lợi ích, các quyền bảo vệ lợi ích của
chủ thể. Kramer cho rằng nó cần thiết nhưng không đủ cho sự nắm quyền thực tế của
X, vì quyền đó trong thực tiễn bảo vệ một hoặc nhiều hơn một lợi ích của X (2001, 28,
nhấn mạnh thêm). Quan điểm này cũng được cũng được bảo vệ bởi Lyons (1994) và
MacCormick (1977). Có một số các quyền phù hợp với mô hình này. Quyền của tôi là

90
bạn không được đánh tôi rõ ràng trong việc bảo vệ lợi ích của tôi rằng tôi sẽ không bị
đau.
Trong phiên bản biện minh của học thuyết lợi ích, các nghĩa vụ tương quan với
các quyền đã được chứng minh bằng lợi ích của chủ thể. Học thuyết này cũng cung
cấp một sự phân tích hợp lý về quyền của tôi rằng bạn không được đánh tôi. Dường
như rằng quyền của tôi có tương quan đến nghĩa vụ của bạn không được đánh tôi và
nghĩa vụ của bạn được chứng minh bằng lợi ích của tôi trong việc không bị chịu đau
đớn. Nếu ai đó hỏi rằng: “Tại sao George lại có quyền không bị đánh?” Một câu trả
lời dĩ nhiên là bị đánh sẽ gây đau đớn và mọi người sẽ có lợi ích trong việc không phải
chịu sự đau đớn đó. Ngay sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết về một trường hợp của
phiên bản biện minh của học thuyết về lợi ích, học thuyết về các quyền của Raz.
Trong phiên bản bảo vệ của học thuyết lựa chọn, các quyền sẽ bảo vệ các sự
lựa chọn của chủ thể. Có rất nhiều những quyền phù hợp với mô hình này. Quyền của
tôi là được lái xe bán tải rõ ràng bảo vệ cho những sự lựa chọn của tôi trong việc có
nên lái xe bán tải của mình hay không. Mặc dù có một vài vấn đề sáng tỏ, dường như
là Hart giữ vững lập trường về phiên bản bảo vệ của học thuyết chọn lựa. Tiếp theo
đây, chúng ta sẽ xem xét quan điểm của Hart một cách chi tiết.
Trong phiên bản biện minh của học thuyết về sự chọn lựa, các nghĩa vụ có
tương quan đến các quyền đã được chứng minh bởi các sự lựa chọn của chủ thể. Lý
thuyết này đồng thời cũng cung cấp một sự phân tích hợp lí về quyền của tôi trong
việc lái xe bán tải của tôi. Dường như quyền của tôi có tương quan với nghĩa vụ của
bạn là không được can thiệp vào những sự lựa chọn của tôi có liên quan đến chiếc xe
bán tải của tôi và nghĩa vụ của bạn được chứng minh bằng tầm quan trọng của việc tôi
có thể đưa ra sự chọn lựa về các vấn đề như khi nào nên lái xe tải của mình. Nếu một
người hỏi rằng: “Tại sao George lại có quyền lái chiếc xe bán tải của anh ấy?” Một
câu trả lời hợp lí sẽ là việc tôi có thể đưa ra lựa chọn liên quan đến việc lái xe tải của
tôi quan trọng về mặt đạo đức và chứng minh quyền của tôi. (Thú vị làm sao, không ai
mà tôi biết đã bảo vệ phiên bản biện minh của học thuyết về sự lựa chọn. Điều này hơi
kì quặc bởi vì như chúng ta đã thấy trước đó, các học thuyết biện minh vượt trội hơn
các học thuyết bảo vệ trong một số khía cạnh)
Cả hai phiên bản của học thuyết về lợi ích và cả hai phiên bản của học thuyết
lựa chọn đều có những thế mạnh quan trọng mà bất kì học thuyết nào cũng phải phù
hợp. Tất cả đều có thể giải thích một cách hợp lí về bản chất các quyền có tính liên hệ.
Hãy xem xét đến phiên bản bảo vệ của học thuyết về lợi ích. Nó chứa một học thuyết

91
ngầm về nghĩa vụ quan hệ. Nếu Julia có một quyền lợi, tại sao theo quan điểm này thì
nghĩa vụ được quy định bởi việc quyền này là một nghĩa vụ đối với Julia? Bởi vì đó là
lợi ích của Julia mà được bảo vệ bởi một nghĩa vụ. Một quyền không bảo vệ lợi ích
của Steve hay lợi ích của một số người khác. Trên phiên bản biện minh của học thuyết
về lợi ích, các nghĩa vụ có liên quan đến quyền của Julia được chứng minh bởi một
trong những lợi ích của cô ấy. Lý do dẫn đến nghĩa vụ không phải xuất phát từ lợi ích
của Steve hay của bất kỳ người nào khác. Lý do dẫn đến nghĩa vụ cũng không phải là
bất kỳ đặc điểm nào khác của thế giới. Nghĩa vụ được gắn liền với quyền của Julia.
Tương tự, phiên bản bảo vệ của học thuyết chọn lựa có thể giải thích cho bản chất có
tính liên hệ của các quyền lợi bằng việc khẳng định rằng nghĩa vụ có tương quan đến
quyền lợi của Julia là của Julia vì quyền đó bảo vệ một trong những lựa chọn của Julia
mà không phải là các lựa chọn của người khác. Cuối cùng, phiên bản biện minh của
học thuyết lựa chọn có thể khẳng định rằng nghĩa vụ này được chứng minh bằng tầm
quan trọng của lựa chọn của Julia. Một lý do mà nhiều người tìm thấy các học thuyết
về lợi ích và lựa chọn là hợp lý cho rằng chúng có thể giải thích cho bản chất quan hệ
các quyền.

3. RAZ: CÁC LỢI ÍCH BIỆN MINH CHO CÁC NGHĨA VỤ


Raz đã chỉ ra rằng
X có quyền khi và chỉ khi X có các quyền mà các thứ khác bình đẳng, một khía
cạnh về phúc lợi (lợi ích) của X là một lý do có đủ khả năng để nắm giữ một số người
đang phải chịu một nghĩa vụ nào đó (1986, 166, dấu ngoặc kép bị bỏ qua).
Phân tích này “nhằm mục đích là gói gọn cốt lõi chung của tất cả các quyền”
và là một “định nghĩa tính tuyệt đối của các quyền” (1986, 167). Nói cách khác, Raz
đề xuất một phân tích về tất cả các quyền-pháp lý, đạo đức, thể chế, v.v. Việc sử dụng
“nghĩa vụ” của Raz tương đương với “nghĩa vụ” mà nó được sử dụng trong công việc
này. Chúng ta sẽ cân nhắc vấn đề về những quyền chúng ta có trong chương 7 và 8.
Do đó, ở thời điểm hiện tại, chúng ta hãy bỏ qua cụm từ “X có thể có các quyền lợi”.
Dưới ánh sáng của hai nhận xét này và thay đổi ngôn ngữ của ông ấy để phù hợp với
các quy ước được sử dụng trong cuốn sách này, chúng ta có thể cải cách phân tích của
Raz như sau:
X có quyền khi và chỉ khi những thứ khác trở nên công bằng, một khía cạnh
của hạnh phúc của X (lợi ích của anh ta) là một lý do đủ để buộc một số người khác
phải chịu nghĩa vụ.

92
Quan điểm này là một ví dụ có ảnh hưởng của phiên bản biện minh của học
thuyết về lợi ích. Raz cho rằng “lý do”, sự biện minh, về quyền của X là hạnh phúc
của X. Thoạt nhìn, học thuyết về quyền này dường như mở ra cho các ví dụ phản biện
rõ ràng.
Đầu tiên, quan điểm của Raz dường như quy định rằng tất cả các quyền phải vì
lợi ích của chủ thể. Như ông nói, "các quyền là các lợi ích" (1994, 32). Nhưng có
nhiều quyền không có lợi cho chủ thể. Tôi có thể thừa kế một số tài sản mà theo nghĩa
đen là chúng rắc rối hơn giá trị của nó. Giả sử rằng tài sản được đề cập bị ràng buộc
trong các thủ tục pháp lý phức tạp ngăn cản việc nó được bán nhưng lại đòi hỏi thời
gian và sự chú ý của tôi. Hãy tưởng tượng rằng nó ở xa nhà tôi và thường không có
ích gì cho tôi. Hãy xem xét quyền tự do của tôi, theo luật pháp Hoa Kỳ, nó như là việc
cắt ngón chân trái út của tôi. Quyền này không có lợi cho tôi. Tôi không có mong
muốn cắt đi ngón chân út của mình. Theo rất dị ứng với đậu phộng. Nếu anh ta ăn một
hạt, anh ta sẽ chết. Vì kể từ khi đậu phộng có xu hướng có trong các sản phẩm thực
phẩm chế biến mà không được dán nhãn đầy đủ, anh ta sẽ không bị dị ứng nếu sản
xuất đậu phộng là bất hợp pháp và không ai có quyền ăn chúng. Cha mẹ của Theo sợ
rằng anh sẽ vô tình ăn đậu phộng ở nhà một người bạn nên họ ước rằng đậu phộng là
bất hợp pháp. Theo có quyền tự do theo luật pháp Hoa Kỳ để ăn đậu phộng. Quyền
này không chỉ không có lợi cho anh ta, mà còn có thể đưa ra một trường hợp rằng nó
làm tiêu tốn đi lợi ích của anh ta.
Thứ hai, quan điểm của Raz dường như cho rằng các quyền phải được chứng
minh bằng lợi ích của chủ thể. Nhưng có những trường hợp quyền không được chứng
minh bằng lợi ích của chủ thể mà bằng lợi ích của người khác. Trong các hệ thống quy
tắc pháp lý điển hình, quyền nghĩa vụ của công chức được chứng minh theo cách này.
Một thẩm phán có nghĩa vụ và quyền tuyên án. Trong hầu hết các trường hợp, đó là
lợi ích của thẩm phán để áp dụng bản án. (Một thẩm phán liên tục thất bại trong việc
áp dụng bản án, trong hầu hết các hệ thống pháp luật, sẽ bị cách chức.) Nhưng đó
không phải là lợi ích của thẩm phán trong việc áp dụng bản án biện minh cho quyền
của anh ta để làm như vậy. Quyền này được chứng minh bằng lợi ích của các cá nhân
khác trong việc trừng phạt tội phạm. Có những trường hợp người có quyền đã nói rõ
ràng rằng việc có quyền không có lợi cho anh ta. Quốc hội đã quyết định rằng chủ tịch
của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) sẽ có một loạt các quyền liên
quan đến việc xử lý tài sản thuộc sở hữu của các khoản tiết kiệm và cho vay thất bại.
Chủ tịch FDIC, William Siedman, phản đối việc được cấp các quyền nghĩa vụ này.
Anh ta cảm thấy rằng anh ta đã có quá nhiều quyền và một người nào đó nên được chỉ

93
định để định đoạt tài sản. Quốc hội đã trao cho Siedman những quyền này bất chấp sự
phản đối1 của ông. "Lý do đầy đủ" cho các quyền này không phải là để bảo vệ lợi ích
của Siedman mà là để bảo vệ lợi ích của các cá nhân khác (ví dụ: người nộp thuế).
Raz nhận thức được những vấn đề tiềm ẩn này với học thuyết về quyền của
mình và cố gắng đáp ứng chúng. Ông ta thực hiện hai nỗ lực để đáp lại sự phản đối
đầu tiên.
Những gì người ta có thể có quyền có thể là lợi ích của một người để có ở một
số khía cạnh nhưng không phải ở những người khác. Người ta có thể có quyền đối với
một số tài sản có giá trị có thể khiến người ta trở thành mục tiêu của tội phạm hoặc
cám dỗ. Có thể trong lợi ích chung của một người không có nó, nhưng vì có tài sản là
lợi ích của một người ở một khía cạnh nào đó, người ta có thể có quyền đối với nó
(1992, 129, chú thích 2).
Sẽ rõ ràng hơn nếu Raz thay thế "một khía cạnh hạnh phúc của X (mối quan
tâm của anh ấy)" trong phân tích của mình bằng "một khía cạnh về hạnh phúc của X
(một trong những sở thích của anh ấy)."
Để giải thích cho các trường hợp như quyền cắt ngón chân trái út của tôi, Raz
rút ra một sự khác biệt giữa quyền cốt lõi và quyền phát sinh. Quyền phát sinh là một
quyền dựa trên một quyền khác. Quyền cốt lõi là quyền không phải là quyền phát
sinh. Quyền X phát sinh từ quyền Y khi và chỉ khi tuyên bố rằng quyền X tồn tại là
kết luận của một lập luận hợp lý có tiền đề bao gồm một tuyên bố rằng quyền Y tồn
tại. Sự phát sinh là một vấn đề biện minh. Giả sử rằng, trong một loạt các giao dịch,
tôi mua từng ngôi nhà trên đường phố. Tôi có quyền ra đường nói chung. Nhưng
quyền của tôi đối với một ngôi nhà cụ thể không xuất phát từ quyền của tôi đối với
đường phố nói chung. Quyền đối với một ngôi nhà cụ thể không phải là phát sinh. Giả
sử rằng tôi thừa hưởng toàn bộ đường phố từ ông tôi. Trong trường hợp đó, quyền của
tôi đối với một ngôi nhà cụ thể phát sinh từ quyền của tôi đối với toàn bộ đường phố.
Raz sẽ lập luận rằng quyền cắt ngón chân trái út của tôi là bắt nguồn từ quyền tự do cá
nhân của tôi. Raz tuyên bố rằng chỉ cần các quyền cốt lõi vì lợi ích của một người.
Đôi khi quyền phát sinh là vì lợi ích của một người và đôi khi chúng lại không phải
(1986, 168).
Những bằng cấp này làm suy yếu đáng kể mối liên hệ giữa quyền và lợi ích.
Raz thường xuyên nói những điều cho thấy mối liên hệ giữa quyền và lợi ích là rất

1 Ở đây tôi kể lại một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào tháng Bảy năm 1989 trên MacNeil / Lehrer News
Hour. Tôi không thể khám phá ngày chính xác.

94
mạnh mẽ. Hãy xem xét tuyên bố rằng "vai trò cơ bản của các quyền là đại diện cho
mối quan tâm đến lợi ích của chủ thể đủ để nắm giữ một quyền khác chịu nghĩa vụ"
(1986, 188). Ông thường nói những điều như: "Một cá nhân có quyền nếu lợi ích của
anh ta đủ để buộc người khác phải chịu nghĩa vụ" (1984, 14). Nếu người ta xem xét sự
khác biệt giữa lợi ích của một người và lợi ích tổng thể của người đó cũng như sự
khác biệt giữa quyền cốt lõi và quyền phát sinh, thì hóa ra nhiều, thậm chí có lẽ hầu
hết, các quyền không nằm trong lợi ích chung của chủ thể. Nhiều quyền khá rắc rối và
do đó không phải là lợi ích chung của một người. Hãy xem xét nhiều quyền gây phiền
nhiễu thường đi kèm với công việc của một người. Hơn nữa, có lẽ có nhiều quyền
phát sinh không vì lợi ích của một người hơn là có các quyền cốt lõi vì lợi ích của một
người. Xem xét tất cả các quyền để làm những việc mà người ta sẽ không bao giờ có
bất kỳ mong muốn nào để làm.
Sự khác biệt giữa lợi ích và lợi ích tổng thể cũng như sự khác biệt giữa quyền
cốt lõi và quyền phát sinh không phải là phản ứng đầy đủ đối với sự phản đối đầu tiên
đối với học thuyết của Raz. Hãy tưởng tượng một quốc gia, Erehwon, với một hệ
thống pháp luật rất giống với những gì được tìm thấy ở các nước công nghiệp phương
Tây. Erewhon có các văn phòng hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nó có hệ thống thực
thi liên quan đến tòa án và nhà tù. Nó có luật định và án lệ được sử dụng bởi các tòa
án. Hãy tưởng tượng rằng Erehwon đã phát triển một hệ thống xây dựng và thực thi
pháp luật như bất kỳ quốc gia thực tế nào trên trái đất. Tuy nhiên, bây giờ hãy tưởng
tượng rằng Erehwon tạo ra một bộ luật mới hoàn toàn khác với bất kỳ quốc gia thực tế
nào. Một đạo luật được thông qua (tuân theo tất cả các thủ tục để làm luật hợp lệ) quy
định rằng bất kỳ hành vi nào không được phép hoặc bắt buộc cụ thể đều bị cấm. Luật
pháp tiếp tục với một danh sách các hành vi được phép và chỉ có sáu hành vi trong
danh sách này: nói chuyện, đi bộ, cắt đứt ngón chân trái của một người, làm luật
Erehwonian, giải thích luật Erehwonian và thực thi luật Erehwonian. Theo luật
Erehwonian, những người khác có nghĩa vụ không can thiệp vào việc cắt đứt ngón
chân trái của người khác vì tất cả các hành vi không được phép hoặc bắt buộc cụ thể
đều bị cấm. Hệ thống quy tắc này chứa một quyền để cắt đứt ngón chân trái nhỏ của
một người. Đây là một quyền mà hầu như không ai quan tâm. Đại đa số sẽ không tận
dụng quyền này bởi vì nó không có lợi cho họ để có nó. Đây không phải là một quyền
"vì lợi ích của một người để có một số khía cạnh nhưng không phải ở những người
khác." Đối với đại đa số mọi người, ngoại trừ những người như những người mắc
bệnh nghiêm trọng ở ngón chân trái nhỏ, quyền này không được họ quan tâm ở bất kỳ
khía cạnh nào. Sự phân biệt cốt lõi / phát sinh cũng sẽ không giải quyết được vấn đề,

95
bởi vì trong Erehwon, mỗi quyền trong số bảy quyền là một quyền cốt lõi. Không ai
trong số họ được biện minh bằng cách tham chiếu đến một quyền khác.
Tại thời điểm này, người ta có thể nghĩ rằng Raz sẽ phủ nhận rằng Erehwon có
một hệ thống pháp lý. Điều này đặt ra vấn đề phức tạp trong học thuyết của Raz về
bản chất của luật. May mắn thay cho mục đích của cuốn sách này, chúng ta có thể bỏ
qua phần lớn sự phức tạp đó. Đặc điểm của học thuyết của Raz về bản chất của luật có
liên quan trong bối cảnh này là quan điểm của ông rằng một điều kiện cần thiết cho sự
tồn tại của một hệ thống pháp luật là các quy tắc của hệ thống pháp luật phải hoạt
động như một hệ thống lý luận thực tế. "Nói về luật rằng đó là một hệ thống lý luận
thực tế là... để tuyên bố rằng nó bao gồm các quy tắc, một số trong đó biện minh cho
một số quy tắc khác" (1984, 6). Raz sau đó giải thích làm thế nào mà một quy tắc biện
minh cho một quy tắc khác.
Tuyên bố 'Đó là luật mà P' biện minh hợp pháp cho tuyên bố 'Đó là luật mà R'
chỉ trong trường hợp 'Đó là luật mà P' là đúng và có một tập hợp các tuyên bố đúng
(pháp lý hoặc không hợp pháp), sao cho luật mà P nêu rõ lý do hoàn toàn để tin rằng R
... (1984, 7–8).
Người ta có thể lập luận rằng luật Erehwon không phải là một hệ thống lý luận
thực tế. Theo quan điểm này, Erehwon chỉ là một mảnh vỡ của một hệ thống pháp
luật, không phải là một hệ thống chính hãng. Bởi vì chỉ có bảy hành vi được cho phép,
một số người có thể nghĩ rằng Erehwon không có một hệ thống pháp lý thực sự như
Raz quan niệm về một hệ thống pháp luật.
Phản ứng này đối với sự phản đối đối với Raz là thiếu sót. Luật của Erehwon là
một hệ thống lý luận thực tế. Đó là luật Erehwonian rằng bất kỳ hành động nào không
được phép hoặc bắt buộc cụ thể đều bị cấm và chỉ có bảy hành vi được phép. Tuyên
bố này xuất phát từ, được chứng minh bởi, các quy tắc Erehwonian về việc xây dựng
luật và thực tế là luật được đề cập đã được thực hiện theo các quy tắc đó. Lý thuyết
pháp luật của Raz không yêu cầu hệ thống pháp luật phải có lợi cho công dân của nhà
nước. Do đó, theo quan điểm của Raz, có thể có một hệ thống pháp luật không phục
vụ lợi ích của công dân. Quan điểm của Raz về quyền và quan điểm của ông về hệ
thống pháp luật đang căng thẳng. Raz cho rằng các quyền (cốt lõi), bao gồm các
quyền hợp pháp (cốt lõi), được chứng minh bằng lợi ích của chủ thể. Ông cũng cho
rằng một hệ thống pháp luật có thể không phục vụ lợi ích của công dân. Hai luận điểm
này đang căng thẳng. Nếu một hệ thống pháp luật không phục vụ lợi ích của công dân,
thì theo học thuyết về quyền của Raz, nó phải thất bại trong việc tạo ra quyền. Người

96
ta phải bác bỏ quan điểm cho rằng một hệ thống pháp luật có thể không phục vụ lợi
ích của công dân hoặc quan điểm cho rằng các quyền hợp pháp (cốt lõi) được chứng
minh bằng lợi ích của chủ thể quyền. Những trường hợp như Erehwon là có thể. Theo
đó, một hệ thống pháp luật có thể không phục vụ lợi ích của công dân và người ta phải
bác bỏ học thuyết về quyền của Raz. Lý thuyết của Raz quy định rằng các quyền
không bảo vệ lợi ích, cái mà người ta có thể gọi là quyền vô dụng, là không thể. Ông
cho rằng quyền là nghĩa vụ được chứng minh bằng thực tế là chúng bảo vệ lợi ích của
chủ thể quyền. Điều này là không chính xác.
Có một phản ứng khác đối với trường hợp Erehwon có thể phục vụ để đưa ra
một đặc điểm khác trong học thuyết về quyền của Raz. Cho đến thời điểm này, tôi đã
bỏ qua một phần quan điểm của Raz. Ông cho rằng "mọi quyền hợp pháp là một
quyền đạo đức đã có từ trước được pháp luật công nhận" (1984, 15). Vì vậy, Raz có
thể khẳng định rằng phản ví dụ Erehwon không cắn được vì sáu quyền của
Erehwonian không phải là quyền đạo đức. Dòng lập luận này là không hợp lý. Thật
không hợp lý khi cho rằng không có quyền đạo đức để nói chuyện, không có quyền
đạo đức để đi bộ, và không có quyền đạo đức đối với ngón chân trái nhỏ của một
người.
Với mục đích của cuốn sách này, đây là tất cả những gì cần nói để bảo vệ
trường hợp Erehwon như một ví dụ đối lập với quan điểm của Raz. Nhưng quan điểm
của Raz rằng mọi quyền hợp pháp đều là một quyền đạo đức được công nhận hợp
pháp xứng đáng với một lạc đề ngắn gọn. Raz nhận thức được rằng nhiều người sẽ
phản đối quan điểm của ông về mối quan hệ giữa các quyền hợp pháp và đạo đức và
xem xét một số phản đối có thể xảy ra.
Một loại trường hợp tạo ra vấn đề cho quan điểm của Raz rằng mọi quyền hợp
pháp là một quyền đạo đức được công nhận hợp pháp xảy ra khi một người có quyền
hợp pháp đối với một cái gì đó không thể tồn tại mà không có hệ thống pháp luật. Giả
sử rằng Ward điền vào tất cả các mẫu đơn thích hợp, trả tất cả các khoản phí thích hợp
và đáp ứng tất cả các điều kiện quy định pháp lý để có được giấy phép xây dựng. Có
vẻ như Ward có quyền hợp pháp đối với giấy phép xây dựng nhưng đây không thể là
quyền đạo đức đã có từ trước được công nhận hợp pháp vì quyền được cấp giấy phép
xây dựng không thể tồn tại trong trường hợp không có hệ thống pháp luật. Đáp lại,
Raz lập luận rằng luật pháp thay đổi lợi ích của một người. Nó có thể tạo ra những lợi
ích mới mà trước đây chưa từng tồn tại. Trong trường hợp của Ward, Raz nghĩ rằng
luật pháp đã làm nảy sinh một lợi ích mới (lợi ích trong việc có giấy phép xây dựng)
và sau đó lợi ích này là lý do đủ cho quyền đạo đức (quyền đạo đức đối với giấy phép

97
xây dựng) mà luật pháp sau đó công nhận và do đó tạo ra quyền hợp pháp của Ward.
Raz đã đáp ứng đầy đủ sự phản đối này.
Một loại trường hợp khác tạo ra vấn đề cho quan điểm của Raz rằng mọi quyền
hợp pháp đều là quyền đạo đức được pháp luật công nhận xảy ra khi một hệ thống
pháp luật tạo ra quyền hợp pháp để làm sai. Các trường hợp kinh điển ở đây sẽ là
những trường hợp trong đó một hệ thống pháp luật tạo ra quyền làm hại các thành
viên của một nhóm. Luật Jim Crow, ít nhất dường như tạo ra quyền hợp pháp cho các
chủ cửa hàng từ chối phục vụ người da đen, là một ví dụ. Chúng ta hãy giả sử rằng
không có quyền đạo đức nào cho các chủ cửa hàng từ chối phục vụ người da đen. Dựa
trên giả định đó, có vẻ như Raz cam kết phủ nhận rằng luật Jim Crow đã tạo ra các
quyền hợp pháp. Nếu một người nắm giữ một số phiên bản tương đối mạnh mẽ của
chủ nghĩa thực chứng pháp lý, người ta sẽ nghĩ rằng quan điểm này là không hợp lý.
(Nói một cách đơn giản, chủ nghĩa thực chứng pháp lý là quan điểm cho rằng "không
có nghĩa là một sự thật cần thiết mà luật pháp sao chép hoặc thỏa mãn một số yêu cầu
nhất định của đạo đức, mặc dù trên thực tế chúng thường làm như vậy" (Hart, 1994,
185–186). Không rõ quan điểm của Raz về quyền hợp pháp có phù hợp với phiên bản
chủ nghĩa thực chứng của ông hay không, nhưng chúng ta không cần phải tham gia
vào cuộc tranh luận đó ở đây.)
Raz xem xét sự phản đối này và tốt nhất là tái tạo phản ứng của mình bằng lời
nói của chính mình.
Tất nhiên, họ thừa nhận rằng Quốc hội trong việc trao quyền hợp pháp này lại
giả định khác. Nhưng họ không đồng ý. Tuy nhiên, họ nghĩ rằng sự bảo trợ của Nghị
viện mang sức mạnh đạo đức đến mức đòi hỏi rằng một khi quyền hợp pháp được cấp,
mọi người bị ràng buộc về mặt đạo đức phải tôn trọng nó và không ngăn cản người
khác sử dụng các biện pháp tránh thai. Theo tài khoản của tôi, nói đúng ra đây không
phải là một trường hợp của một quyền đạo đức. Nghĩa vụ đạo đức của một người
không phải là ngăn chặn việc sử dụng các biện pháp tránh thai là hậu quả của pháp
luật không dựa trên lợi ích của chủ thể quyền, mà dựa trên sự tôn trọng thẩm quyền
của Nghị viện. Nhưng vì đây là sự tôn trọng sai lầm của Nghị viện về quyền nhân
thân, và vì hậu quả đạo đức của nó là cung cấp cho các cá nhân tất cả những gì họ có,
nếu họ có quyền tránh thai, đó là một sự mở rộng tự nhiên của khái niệm coi luật pháp
đó là trao quyền (hợp pháp) (1984, 17-18).
Trong trường hợp Jim Crow, Raz có lẽ sẽ cho rằng luật Jim Crow đã tạo ra các
quyền hợp pháp vì hầu hết mọi người tuân theo những luật vô đạo đức này, luật pháp

98
phục vụ lợi ích của chủ cửa hàng da trắng và luật pháp đã cho các chủ cửa hàng da
trắng "tất cả những gì họ có, nếu họ có quyền" phân biệt đối xử với người da đen. Vì
vậy, Raz cho rằng, nói một cách chính xác, luật Jim Crow không tạo ra các quyền hợp
pháp nhưng đó là một phần mở rộng tự nhiên của khái niệm quyền hợp pháp để coi
luật Jim Crow là trao quyền hợp pháp.
Nhiều người, bao gồm cả tôi, sẽ thấy phân tích này về trường hợp Jim Crow là
không hợp lý. Nhiều người sẽ nghĩ rằng nó bóp méo bản chất của những điều này và
nhiều luật vô đạo đức khác để cho rằng "mọi quyền hợp pháp là một quyền đạo đức đã
có từ trước được pháp luật công nhận" (1984, 15). Tôi biết không có nhà học thuyết
quan tâm nào khác chấp nhận phần này trong quan điểm của Raz. Mọi nhà học thuyết
về lợi ích mà tôi biết đều có quan điểm thẳng thắn hơn rằng luật Jim Crow tạo ra các
quyền hợp pháp vì lợi ích (vô đạo đức) của các chủ cửa hàng da trắng phục vụ để biện
minh cho các luật này hoặc các luật này bảo vệ những lợi ích (vô đạo đức) này.
Nhưng đây là một lời chỉ trích yếu ớt của Raz bởi vì anh ta rõ ràng chấp nhận quan
điểm này. Đôi khi việc giải quyết một vấn đề triết học trở nên khó khăn bởi vì một
người rõ ràng chấp nhận những hàm ý của một quan điểm mà những người khác thấy
không hợp lý. Phương thức tollens của một người là modus ponens của người khác.
Để lại sự phân biệt này phía sau chúng ta, chúng ta hãy quay sang xem xét sự
phản đối thứ hai đối với quan điểm của Raz. Nó dường như cho rằng các quyền phải
được chứng minh bằng lợi ích của chủ thể quyền. Có những trường hợp quyền không
được chứng minh bằng một khía cạnh lợi ích của chủ thể quyền mà bằng lợi ích của
người khác. Không hợp lý khi cho rằng thẩm phán có quyền áp dụng bản án nếu và
chỉ khi sự quan tâm của thẩm phán trong việc áp dụng bản án là lý do đủ để người
khác có nghĩa vụ. Đó là lợi ích của công chúng (hoặc có lẽ là lợi ích của nạn nhân của
tội phạm) biện minh cho quyền áp dụng bản án của thẩm phán.
Như với sự phản đối đầu tiên đối với học thuyết về quyền của mình, Raz nhận
thức được và phản ứng với sự phản đối thứ hai này đối với quan điểm của mình. Ông
lưu ý rằng:
Quyền của nhà báo... Để bảo vệ nguồn tin của họ thường được chứng minh
bằng sự quan tâm của các nhà báo trong việc có thể thu thập thông tin. Nhưng lợi ích
đó được coi là đáng được bảo vệ vì nó phục vụ công chúng. Đó là, sự quan tâm của
các nhà báo được đánh giá cao vì tính hữu ích của nó đối với các thành viên của công
chúng nói chung (1986, 179).

99
Một ví dụ hữu ích khác được cung cấp bởi Raz là quyền được hưởng lợi ích trẻ
em.
Tôi, với tư cách là cha mẹ, theo luật tiếng Anh, có quyền được thanh toán định
kỳ được gọi là trợ cấp trẻ em, mà tôi nhận được vì tôi là cha mẹ và vì mang lại lợi ích
cho tôi là một cách tốt để mang lại lợi ích cho con tôi. Quyền [đối với lợi ích trẻ em]
được chứng minh bằng thực tế là bằng cách phục vụ lợi ích của chủ thể quyền, nó
phục vụ lợi ích của một số người khác... (1992, 133).
Nhưng, theo Raz, có những hạn chế đối với loại biện minh cho quyền này.
Lợi ích của người khác chỉ được tính để biện minh cho [một] quyền khi chúng
được đan xen hài hòa với lợi ích của chủ thể quyền, tức là, chỉ khi mang lại lợi ích cho
anh ta là một cách mang lại lợi ích cho họ, và khi bằng cách mang lại lợi ích cho họ,
lợi ích của chủ thể quyền được phục vụ (1992, 134).
Trong trường hợp của thẩm phán, Raz sẽ cho rằng đó là lợi ích của thẩm phán
để áp dụng bản án. Việc áp đặt bản án đó là vì lợi ích của thẩm phán là kết quả của
cách chúng ta đã thiết lập văn phòng thẩm phán và các hình phạt mà hệ thống pháp
luật sẽ áp dụng đối với một thẩm phán từ chối áp dụng bản án. Đó cũng là vì lợi ích
của người khác mà thẩm phán áp dụng bản án. Nói cách khác, quan điểm của Raz là
lợi ích của thẩm phán với tư cách là thẩm phán làm cơ sở cho quyền áp dụng bản án
của cô ấy (mặc dù, như đã lưu ý ở trên, nó có thể không vì lợi ích chung của cô ấy),
nhưng điều làm cho lợi ích này đủ quan trọng để áp đặt một hoặc nhiều nhiệm vụ lên
người khác là lợi ích công cộng trong một hệ thống thẩm phán có và thực hiện nghĩa
vụ áp đặt bản án. Tất cả những điều này có vẻ hợp lý nếu một chút recherche'. Nhưng
nó dường như không tương thích với học thuyết của Raz. Theo Raz, hạnh phúc của X
phải là một lý do đủ để buộc một số người khác phải chịu nghĩa vụ. Thật không hợp lý
khi cho rằng chỉ riêng lợi ích của thẩm phán, trong trường hợp không có lợi ích chung
của công chúng, sẽ biện minh cho quyền áp dụng bản án của thẩm phán. Hãy tưởng
tượng rằng nó không phải là lợi ích công cộng cho các thẩm phán để áp dụng bản án.
Trong trường hợp đó, người ta sẽ không thiết lập một hệ thống pháp lý làm cho nó có
lợi cho thẩm phán để áp dụng bản án. Sự quan tâm của thẩm phán trong việc áp dụng
bản án không phải là lý do đủ để có quyền áp dụng bản án.
Bản thân Raz dường như thừa nhận điều này trong cuộc thảo luận về quyền
nhóm. Ông lưu ý rằng Yassir Arafat quan tâm đến quyền tự quyết của Palestine.
Nhưng ông nói tiếp:

100
Arafat không có quyền tự quyết của Palestine. Quyền tự quyết là một lợi ích
tập thể điển hình. Sự hài lòng của nó đặt ra những đòi hỏi sâu rộng đối với cuộc sống
của toàn bộ cộng đồng. Lợi ích của Arafat tự nó không biện minh cho việc áp đặt
những nhiệm vụ sâu rộng như vậy lên rất nhiều người khác. Vì vậy, ông không có nó,
[tức là, quyền tự quyết của người Palestine] (1986, 207).
Cả sự quan tâm của Arafat đối với quyền tự quyết cũng như lợi ích của thẩm
phán trong việc áp đặt bản án đều không đủ để biện minh cho việc áp đặt nhiệm vụ lên
người khác. Dòng lập luận tương tự áp dụng cho các ví dụ của Raz về các nhà báo và
lợi ích trẻ em. (Raz cũng có thể cố gắng bảo vệ học thuyết của mình bằng cách lập
luận rằng người ta phải phân biệt giữa lợi ích chung của thẩm phán và lợi ích của anh
ta với tư cách là một thẩm phán. Đây là một phiên bản của phản ứng đầu tiên đối với
sự phản đối đầu tiên đối với học thuyết của Raz. Câu trả lời này đã được xem xét ở
trên.)
Một người bảo vệ học thuyết lợi ích có thể lập luận rằng toàn bộ lập luận chống
lại Raz là thiếu sót vì nó không đánh giá cao sự khác biệt giữa hai cách sử dụng thuật
ngữ "bảo vệ" khi nói về một mối quan hệ bảo vệ mối quan hệ khác 2.2 Sự phân biệt
này đã được ghi nhận trong Chương 2. Ví dụ được sử dụng ở đó là khẳng định rằng
"một yêu cầu bảo vệ quyền tự do." Khẳng định này có thể đề cập đến
(i) Một yêu cầu bảo vệ việc thực hiện hành động là nội dung của tự do, hoặc nó
có thể đề cập đến
(ii) một yêu cầu bảo vệ chính quyền tự do.
Trường hợp được thảo luận là "Laural có khiếu nại chống lại Gene để bảo vệ
quyền tự do đi bơi của cô ấy." Điều này có thể có nghĩa là (i) Gene có nghĩa vụ không
làm những việc có thể cản trở việc bơi lội của Laural (ví dụ: rút cạn hồ bơi của cô ấy).
Mặt khác, nó có thể có nghĩa là (ii) Gene có nghĩa vụ không dập tắt tự do của Laural.
Gene có thể có sức mạnh để dập tắt tự do, nhưng việc anh ta thực hiện quyền lực này
có thể là bất hợp pháp. Trong tác phẩm này, "một yêu cầu bảo vệ quyền tự do" đề cập
đến (i).
Chúng ta hãy tập trung vào ví dụ Siedman ở trên để minh họa cách một người
bảo vệ học thuyết lợi ích có thể sử dụng sự phân biệt này để trả lời lập luận của tôi.
Quốc hội đã trao cho Siedman, trong vai trò là chủ tịch FDIC, một tập hợp lớn các
quyền liên quan đến việc xử lý tài sản thuộc sở hữu của những người tiết kiệm thất
bại. Siedman không muốn những quyền này vì ông cảm thấy rằng quyền và nghĩa vụ

2 Sự phản đối này được đưa ra bởi một nhà phê bình ẩn danh.

101
của mình với tư cách là chủ tịch FDIC đã rất nặng nề. Tôi khẳng định rằng lý do đầy
đủ cho các quyền được trao cho Siedman không phải là bất kỳ lợi ích nào của anh ta
mà là lợi ích của công chúng nói chung và do đó trường hợp này là một ví dụ đối lập
với Raz. Người ta có thể lập luận rằng tôi cho rằng các quyền được đề cập bảo vệ
chính quyền lực (tức là quyền định đoạt tài sản) trong khi thực tế chúng bảo vệ khả
năng thực hiện các quyền đó (tức là khả năng thực hiện các hành vi kích hoạt của các
quyền lực liên quan).
Sự phản đối này không thuyết phục. Đầu tiên, tôi đã liên tục sử dụng "bảo vệ"
theo nghĩa (i) đã lưu ý ở trên. Vì vậy, tôi đã lập luận rằng Siedman tin rằng anh ta
không quan tâm đến việc thực hiện các quyền lực mà Quốc hội đã trao cho anh ta.
Thứ hai, lưu ý sự phân biệt này không giúp ích gì cho nhà học thuyết lợi ích bởi vì cả
lợi ích của Siedman trong việc bảo vệ khả năng thực thi quyền lực cũng như lợi ích
của ông trong việc bảo vệ chính các quyền lực đều không phải là một lý do đủ hợp lý
cho sự tồn tại của các yêu sách và quyền lực (cùng với các mối quan hệ Hohfeldian
khác) cấu thành quyền định đoạt tài sản của những người tiết kiệm thất bại. Chắc chắn
không phải một trong hai lợi ích này biện minh cho quyền của Siedman mà là lợi ích
của nhiều người được hưởng lợi từ việc xử lý có trật tự tài sản này và sự ổn định của
hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ. Dòng lập luận tương tự áp dụng cho các ví dụ khác được
thảo luận ở trên. Xem xét lại quyền của tôi, theo luật pháp Hoa Kỳ, để cắt ngón chân
trái nhỏ của tôi. Tôi không quan tâm đến việc tuyên bố cắt ngón chân trái nhỏ của
mình cũng như không quan tâm đến việc cắt ngón chân trái nhỏ của mình. Sự phân
biệt giữa lợi ích trong việc thực hiện hành động là nội dung của một mối quan hệ và
lợi ích trong chính mối quan hệ đó không giúp ích gì cho một nhà học thuyết lợi ích.
Mặc dù ông bảo vệ một phiên bản bảo vệ của học thuyết lợi ích, Kramer đã đưa
ra hai lập luận có thể được sử dụng để bảo vệ Raz chống lại những phản đối được đưa
ra ở trên. Đầu tiên, ông đã lập luận rằng:
một quyền... thường là thuận lợi. Tuy nhiên, từ thực tế là một quyền thường có
lợi, chúng ta không nên kết luận rằng nó luôn luôn như vậy. Một mặt, mỗi quyền bảo
vệ một số khía cạnh của phúc lợi hoặc tự do thường được mong muốn. Mặt khác, một
số trường hợp bảo vệ mà một quyền cung cấp có thể gây bất lợi cho chủ thể này hoặc
chủ thể cụ thể đó (Kramer et al., 1998, 93).
Kramer có thể lập luận rằng sự phân biệt của Raz giữa lợi ích và lợi ích tổng
thể và sự phân biệt của ông giữa quyền cốt lõi và quyền phát sinh là không cần thiết
bởi vì một nhà học thuyết lợi ích không cần phải cho rằng các quyền luôn được chứng

102
minh bằng lợi ích của chủ thể. Kramer có thể lập luận rằng các ví dụ được đưa ra ở
trên đều thất bại bởi vì chúng là ví dụ về các trường hợp ngoại lệ, sự tồn tại mà một
nhà học thuyết lợi ích không cần phải phủ nhận.
Không rõ rằng các quyền thường có lợi. Mặc dù có nhiều quyền có lợi, phân
tích trong Chương 2 chỉ ra rằng các quyền bất lợi là một phần phổ biến, tầm thường
của hầu hết các hệ thống quy tắc. Nhớ lại các trường hợp như quyền trả nợ và quyền
chấm bài của học sinh. Ngoài ra, không rõ câu trích dẫn trên của Kramer có phù hợp
với quan điểm của ông được nêu ở những nơi khác hay không. Như đã nói ở trên,
Kramer cho rằng
Cần thiết nhưng không đủ để X nắm giữ quyền thực tế là quyền, khi thực tế,
bảo vệ một hoặc nhiều lợi ích của X (2001, 28).
Nếu việc bảo vệ một hoặc nhiều lợi ích của X là cần thiết cho sự tồn tại của
một quyền, thì theo đó các quyền luôn bảo vệ lợi ích. Tuy nhiên, người ta không nên
đưa ra quá nhiều vấn đề giải thích này. Kramer nói rằng trích dẫn ở trên là một bản
tóm tắt ngắn gọn và gần đúng về học thuyết lợi ích, vì vậy có lẽ quan điểm cuối cùng
của ông là việc bảo vệ lợi ích là không cần thiết cho sự tồn tại của một quyền.
Tuy nhiên, vấn đề diễn giải này đã được giải quyết, quan điểm của Kramer có ý
nghĩa mà ít nhất một số người sẽ thấy là phản trực giác. Ông cho rằng luật lương tối
thiểu tạo ra các quyền ngay cả khi chúng có tác động bất lợi đến một số người lao
động, những người sẽ được tuyển dụng với tỷ lệ thấp hơn mức tối thiểu hợp pháp
nhưng có kỹ năng đến mức họ không được tuyển dụng khi mức tối thiểu được thực
thi. Điều này có vẻ hợp lý. Nhưng Kramer sau đó xem xét trường hợp mức lương hợp
pháp tối thiểu được đặt cao đến mức nó hoạt động chống lại lợi ích của hầu hết người
lao động. Trong trường hợp này, Kramer cho rằng luật lương tối thiểu không tạo ra
quyền. "Khi các quyền giả định nói chung gây bất lợi cho những người nắm giữ
chúng, chúng không nên được phân loại là quyền" (Kramer et al., 1998, 95). Một số
người sẽ thấy đây là một hàm ý kỳ lạ trong quan điểm của Kramer. Giả sử rằng có một
luật lương tối thiểu nói chung là có lợi. Angie được tuyển dụng và được trả mức lương
tối thiểu. Theo quan điểm của Kramer, cô ấy có quyền đối với mức lương này. Nhưng
sau đó, luật pháp chỉ được thay đổi theo một cách - mức lương quy định được tăng cao
đến mức chính sách mới "nói chung là bất lợi" cho hầu hết người lao động. Kỹ năng
của Angie (và / hoặc may mắn) là như vậy mà cô ấy vẫn được tuyển dụng. Quan điểm
của Kramer là cô ấy không còn quyền được hưởng mức lương cao hơn mới. Quyền
của cô biến mất khi nó trở nên dựa trên một luật nói chung là bất lợi. Điều này là

103
không hợp lý. Thật không hợp lý khi cho rằng việc thay đổi một con số trong luật
lương tối thiểu có thể khiến quyền của những người vẫn còn làm việc biến mất.
Trường hợp của Angie là một ví dụ khác cho thấy rằng các quyền nói chung có thể
gây bất lợi cho những người nắm giữ chúng. Những người đồng ý với tôi sẽ xem đây
là một lý do để bác bỏ quan điểm của Kramer. Tuy nhiên, vì Kramer chấp nhận hàm ý
này trong quan điểm của mình, nó sẽ không có sức mạnh tranh luận chống lại anh ta.
Có hai vấn đề khác với quan điểm của Kramer. Đầu tiên, một số ví dụ được
đưa ra ở trên là các quyền thường vô dụng và chỉ đặc biệt thuận lợi. Quyền cắt đứt
ngón chân trái nhỏ của một người là một quyền như vậy. Quyền này bình thường
không có lợi. Nó thường là vô dụng. Thứ hai, tuyên bố rằng các quyền thông thường
nhưng không phải lúc nào cũng có lợi khiến nhà học thuyết lợi ích mở ra trách nhiệm
về các ngoại lệ đặc biệt chỉ để đáp ứng với các phản ví dụ rõ ràng. Tuyên bố này đưa
các nhà học thuyết lợi ích đến rất gần với việc nói rằng các quyền là thuận lợi trừ khi
chúng không có lợi. Để tránh dòng tấn công này, nhà học thuyết lợi ích phải làm như
Raz đã làm và trình bày một học thuyết về sự phân biệt có nguyên tắc giải thích cách
các ví dụ đối lập với quan điểm rằng các quyền luôn có lợi trên thực tế có thể được
hiểu trong một phiên bản tinh vi của học thuyết lợi ích. Sự khác biệt của Raz, mặc dù
không thành công, là loại động thái chính xác cần thực hiện trong cuộc tranh luận này.
Hãy xem xét một nhà học thuyết lựa chọn, khi đối mặt với các ví dụ đối lập rõ ràng
với học thuyết lựa chọn sẽ được thảo luận dưới đây, đã trả lời rằng một quyền thường
ủng hộ các lựa chọn của chủ thể, nhưng từ thực tế đó là một quyền thường bảo vệ các
lựa chọn, chúng ta không nên kết luận rằng nó luôn luôn làm như vậy. Chắc chắn một
nhà học thuyết lợi ích sẽ không bị thuyết phục bởi dòng suy nghĩ này. Cô ấy sẽ lập
luận chính xác rằng động thái này là đặc biệt và nhà học thuyết lựa chọn nợ chúng ta
một lời giải thích nguyên tắc về các phản ví dụ rõ ràng.
Phản ứng thứ hai của Kramer đối với các lập luận chống lại Raz tương tự
nhưng khác biệt với sự khác biệt cốt lõi / phát sinh của Raz. Giả sử rằng có ai đó,
Alex, với sở thích kỳ quặc khẳng định quyền hợp pháp để bị tra tấn. Alex khẳng định
rằng hệ thống pháp luật mà anh ta sống mang lại cho anh ta một yêu cầu pháp lý rằng
những người khác không can thiệp vào hành vi tự nguyện của những người mà anh ta
đã cho phép tra tấn anh ta. Giả sử rằng Alex đúng rằng những tuyên bố này tồn tại.
Ngay cả trong trường hợp này, Kramer khẳng định rằng một khẳng định về quyền này
là "phản trực giác sâu sắc đến mức có vẻ lố bịch" (2001, 87). Kramer nghĩ rằng thay vì
gọi tình huống này là một kiểu gây chấn động vô cớ và khá gây hiểu lầm như là một
'quyền được tra tấn', chúng ta có thể và nên chỉ định nó như là một “Quyền không bị

104
cản trở trong việc theo đuổi một hoạt động tự nguyện và vô hại đối với người khác
ngay cả khi hoạt động phục tùng bản thân để bị tra tấn là ghê tởm đối với hầu hết mọi
người” (2001, 87)
Kramer nghĩ rằng tất cả các quyền có thể được dán nhãn lại theo cách này. Ông
nghĩ rằng "không có cách nào kinh điển để phân chia hoặc chỉ định nội dung của bất
kỳ yếu tố Hohfeldian nào" (2001, 86). Anh ta cũng có thể sử dụng kỹ thuật này để cố
gắng đáp ứng một số phản đối nêu trên. Anh ta có thể nói rằng quyền nghiêm trọng
ngón chân trái của một người có thể được dán nhãn lại là (có lẽ) quyền đối với các bộ
phận cơ thể nghiêm trọng của một người. Quyền này, ông có thể lập luận, bảo vệ lợi
ích, vì có những trường hợp cắt đứt các bộ phận cơ thể của một người là vì lợi ích của
một người. Hầu hết mọi người đều quan tâm đến việc cắt móng tay của họ mọi lúc
mọi nơi. Chương 5 sẽ lập luận rằng có một cách đúng đắn để phân chia các quyền và
các yếu tố Hohfeldian. Nhưng ngay cả trước khi trường hợp đó được đưa ra, người ta
có thể thấy rằng quan điểm của Kramer về vấn đề của ông là thiếu sót. Đầu tiên,
không rõ những khẳng định của Alex có phản trực giác sâu sắc hay không. Cấu trúc sở
thích của Alex rất khác so với hầu hết mọi người. Nhưng nếu những tuyên bố mà Alex
khẳng định thực sự là một phần của hệ thống pháp luật, thì người ta cũng có thể cho
rằng Alex có quyền bị tra tấn. Trên thực tế, có vẻ như một quyền như vậy tồn tại theo
luật pháp của hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ. Một nhà học thuyết sở thích khác cũng có
thể lập luận rằng Alex có quyền bị tra tấn vì lợi ích của anh ta là bị tra tấn. Thứ hai,
động thái mà Kramer đưa ra trong trích dẫn ở trên có một trong những vấn đề tương tự
được tìm thấy trong phản ứng trước đây của Kramer đối với sự phản đối của tôi - nó
làm cho quan điểm của anh ấy trở nên đặc biệt. Trừ khi Kramer có thể làm theo Raz
và cung cấp một cách có nguyên tắc để chọn ra mô tả chính xác về một quyền, thì anh
ta sẵn sàng cho cáo buộc rằng anh ta chỉ đơn giản là chọn một mô tả không vì lý do
nào khác ngoài việc nó cho phép anh ta tránh phản đối học thuyết lãi suất.
Các lập luận của phần này dẫn đến kết luận rằng các quyền không cần phải
được biện minh hoặc bảo vệ lợi ích của chủ thể. Ngay cả khi không có quyền bất lợi
thực sự, điều này sẽ không cho thấy rằng chúng là không thể. Nhưng có những quyền
bất lợi. Các quyền không có lợi cho chủ thể là một phần phổ biến của các hệ thống
quy tắc thực tế. Hầu hết mọi người (tất cả mọi người?) ở Hoa Kỳ có các quyền hợp
pháp mà họ không muốn có. Quyền nghĩa vụ có lẽ là loại quyền bất lợi phổ biến nhất.
Có thể áp đặt các quyền lên một cá nhân vì lợi ích công cộng, ngay cả khi nó không
nằm trong liên kết của cô ấy. Một hệ thống quy tắc có thể cung cấp cho một người
quyền mà nó không nằm trong bất kỳ lợi ích nào của cô ấy. Nói chung, đây sẽ không

105
phải là một cách thực tế để thiết lập một hệ thống quy tắc hiệu quả. Nó sẽ dẫn đến
những người nắm giữ quyền không hài lòng và sự không phù hợp giữa lợi ích của chủ
thể quyền và lợi ích công cộng. Đó sẽ là một lời mời tham nhũng và hiệu suất công
việc kém. Nhưng những sự kiện ngẫu nhiên và thực tiễn này không nên che khuất
quan điểm rằng các quyền có thể được biện minh bằng những thứ khác ngoài lợi ích
của chủ thể quyền.
Vấn đề cơ bản đối với bất kỳ học thuyết lợi ích nào về quyền là rõ ràng có
nhiều quyền không có lợi cho chủ thể quyền. Trên khắp thế giới có những hệ thống
quy tắc đã phát triển kỳ lạ qua nhiều thế kỷ. Các hệ thống quy tắc này đã xếp lớp các
quy tắc trên các quy tắc và do đó đã tạo ra các quyền kỳ lạ. Nhiều hệ thống quy tắc
phức tạp đến mức chúng tạo ra các quyền hoàn toàn không lường trước được bởi
những người thiết lập hệ thống quy tắc. Mã số thuế của Hoa Kỳ chỉ là một trong nhiều
ví dụ. Các hệ thống quy tắc của thể thao, câu lạc bộ, tập đoàn, trường đại học và các tổ
chức khác thường được thiết kế tồi tệ đến mức nhiều quy tắc không phục vụ lợi ích
của những người phải tuân theo chúng. Nhiều hệ thống quy tắc được thiết kế bởi
những kẻ xấu xa, những người có ý định lót túi của chính họ và / hoặc làm tổn thương
những người họ không thích. Đối mặt với điều này, sẽ là một phép lạ nếu tất cả các
quyền được thiết lập bởi tất cả các hệ thống quy tắc này đều vì lợi ích của tất cả các
chủ thể. Do đó, các nhà học thuyết lợi ích được hướng đến một loạt các trình độ ngày
càng phức tạp hơn theo quan điểm của họ. Tại một thời điểm nhất định, người ta nên
lùi lại khỏi những tiêu chuẩn này và thừa nhận rằng học thuyết lợi ích bóp méo bản
chất của các quyền.

4. HART: LỰA CHỌN ĐƯỢC BẢO VỆ


Một học thuyết có ảnh hưởng về quyền là phiên bản bảo vệ của học thuyết lựa
chọn được đề xuất và sau đó bị Hart rút lại một phần. Các phiên bản khác của học
thuyết lựa chọn đã được đề xuất bởi những người khác như Montague (1980) và
Steiner (1994), nhưng phiên bản của Hart vẫn là cổ điển. Những phản đối được lưu ý
dưới đây áp dụng cho Hart và tất cả các học thuyết lựa chọn khác. Mô hình đúng đắn
của Hart là một mô hình mà chúng ta đã xem xét trước đây - quyền của một người
nhìn qua hàng rào của mình ở sân nhà hàng xóm.
Một người đàn ông có quyền nhìn qua hàng rào vườn của mình với người hàng
xóm của mình; Anh ta không có nghĩa vụ phải không nhìn anh ta và không có nghĩa
vụ phải nhìn anh ta. Người hàng xóm có một số nghĩa vụ hoặc nghĩa vụ pháp lý nhất
định loại trừ một số, mặc dù không phải tất cả các hình thức can thiệp (1982, 166).

106
Sử dụng quyền này như một mô hình, Hart cho rằng các quyền là những lựa
chọn được bảo vệ. Tôi có quyền nhìn qua hàng rào ở sân nhà hàng xóm của tôi bởi vì
tôi có một sự lựa chọn (tự do nhìn qua hàng rào và tự do không nhìn qua hàng rào)
được bảo vệ bởi nghĩa vụ không can thiệp vào những quyền tự do này. Bởi vì ông cho
rằng các quyền là những lựa chọn được bảo vệ, ông nghĩ rằng ban đầu hợp lý khi cho
rằng mọi quyền đều chứa đựng quyền tự do song phương - quyền tự do làm hoặc
không làm A.
Hart coi quyền lực là quyền tự do thuộc một loại đặc biệt. Đó là những quyền
tự do, trong đó những gì người ta có quyền tự do làm là thay đổi hoặc không thay đổi
mối quan hệ Hohfeldian. Evelyn có quyền thay đổi nghĩa vụ của Joshua là không lái
xe của cô ấy thành quyền tự do lái xe của cô ấy vì cô ấy có (1) quyền thực hiện thay
đổi này (bằng cách nói "Bạn có thể lái xe của tôi."), (2) quyền tự do thực hiện thay đổi
này, (3) quyền không ảnh hưởng đến sự thay đổi này và (4) quyền tự do không thực
hiện thay đổi này. Cô ấy cũng có (5) tuyên bố chống lại sự can thiệp bảo vệ các quyền
lực và quyền tự do này.
Hart coi quyền yêu cầu bồi thường bao gồm các yêu cầu và quyền hạn. Theo
quan điểm của ông, người ta có quyền yêu cầu bồi thường khi người ta có yêu cầu và
quyền lực cho phép người ta kiểm soát hành động của người khác. Trong trường hợp
mô hình, theo Hart, người ta có (a) quyền hủy bỏ nghĩa vụ tương quan với khiếu nại,
(b) quyền thực thi nghĩa vụ tương quan với khiếu nại bằng cách thực hiện hành động
pháp lý và (c) quyền hủy bỏ nghĩa vụ bồi thường phát sinh từ việc không thực hiện
nghĩa vụ tương quan với khiếu nại.
Theo quan điểm của Hart, ba mối quan hệ là cần thiết và đủ cho sự tồn tại của
một quyền: (1) quyền tự do làm A, (2) quyền tự do không làm A, và (3) ít nhất một
yêu cầu bảo vệ các quyền tự do này. Các quyền tự do cho phép chủ thể lựa chọn và
yêu cầu bảo vệ lựa chọn này. Lý thuyết này là một phân tích thú vị và hợp lý về nhiều
quyền. Hart đã đưa ra phân tích chính xác của Hohfeldian về quyền tự do. Mặt khác,
Hart đã không đưa ra phân tích chính xác của Hohfeldian về quyền yêu cầu bồi
thường. Các lập luận được cung cấp trong Chương 2 cho thấy rằng các thành phần
khác của cái mà Hart gọi là "quyền yêu cầu" là một phần của gói quyền mà chúng ta
thường gọi là một quyền duy nhất.
Người ta có thể nghĩ rằng học thuyết của Hart là thiếu sót vì nó không thể giải
thích cho các quyền miễn trừ nói chung. Mục đích của quyền miễn trừ không nhất
thiết là để bảo vệ sự lựa chọn của một người. Nó cũng có thể là để bảo vệ những thứ

107
khác mà một người muốn. Giả sử bạn hứa với tôi rằng bạn sẽ trả lại một trong những
cuốn sách của tôi cho thư viện. Chúng ta hãy giả sử rằng tôi có một tuyên bố rằng bạn
trả lại cuốn sách và quyền miễn trừ cho việc bạn hủy bỏ tuyên bố này. Dường như
không có bất kỳ sự lựa chọn nào của tôi đi vào mô tả của Hohfeldian về tình huống
này. Mục đích của quyền của tôi là bạn trả lại cuốn sách không phải là để bảo vệ bất
kỳ sự lựa chọn nào của tôi mà là để bảo vệ những thứ khác mà tôi coi trọng - danh
tiếng tốt của tôi trong số các nhân viên thư viện và ví tiền của tôi (vì tôi sẽ phải trả
tiền phạt nếu bạn không trả lại sách).
Simmonds (Kramer và cộng sự, 1998, 227) và MacCormick (1977, 195) đã lưu
ý rằng quyền miễn trừ không phải là ví dụ đối lập với quan điểm của Hart. Hart nghĩ
rằng quyền yêu cầu bồi thường là quyền quyền lực thuộc một loại đặc biệt. Theo quan
điểm của ông, người ta có quyền yêu cầu bồi thường khi người ta có yêu cầu và quyền
lực cho phép người ta kiểm soát hành động của người khác. Miễn trừ là sự tương đồng
về đạo đức với các tuyên bố nghĩa vụ. Do đó, có vẻ hợp lý khi Hart cho rằng một
người có quyền miễn trừ khi người ta có quyền miễn trừ và quyền lực cho phép người
ta kiểm soát hành động của người khác. Trong trường hợp mô hình, ông có thể cho
rằng một người có (a) quyền dập tắt không có khả năng tương quan với quyền miễn
trừ, (b) quyền thực thi khả năng miễn trừ tương quan với quyền miễn trừ, và (c) quyền
dập tắt nghĩa vụ bồi thường phát sinh từ những nỗ lực vi phạm quyền miễn trừ.
Bản thân Hart nghĩ rằng một học thuyết lựa chọn sẽ không thể cung cấp một tài
khoản về một số quyền miễn trừ cụ thể.
Khái niệm về một lựa chọn cá nhân được tôn trọng về mặt pháp lý không thể
coi là cạn kiệt khái niệm về quyền hợp pháp: khái niệm lợi ích cá nhân phải được đưa
vào để bổ sung cho khái niệm lựa chọn cá nhân. Trừ khi điều này được thực hiện,
không có tài khoản tương đương nào có thể được đưa ra về việc triển khai ngôn ngữ
của các quyền trong luật hiến pháp của nhiều quốc gia bởi Tuyên ngôn Nhân quyền,
dành cho sự bảo vệ cá nhân ngay cả khi chống lại các quy trình lập pháp (1982, 189).
Hart trích dẫn các ví dụ như "tự do ngôn luận và lập hội, tự do khỏi bị bắt giữ
tùy tiện, an ninh cuộc sống và con người, giáo dục và đối xử bình đẳng trong một số
khía cạnh nhất định" (1982, 190). Xem xét tình trạng không có khả năng của cơ quan
lập pháp trong việc loại bỏ một số biện pháp bảo vệ thủ tục nhất định được tìm thấy
trong luật hình sự, ví dụ, quyền không bị đe dọa kép. Hart nghĩ rằng một học thuyết
lựa chọn không thể giải thích cho quyền này. Tôi có quyền miễn trừ đối với Quốc hội
Hoa Kỳ, loại bỏ quyền miễn trừ của tôi đối với việc bị truy tố hai lần vì cùng một tội

108
danh. Hơn nữa, tôi không có lựa chọn nào khác trong vấn đề này. Tôi không thể xa
lánh quyền này. Không có hành động nào mà tôi có thể làm để loại bỏ hai quyền miễn
trừ này.
Lý thuyết của Hart mạnh mẽ hơn những gì ông nhận ra. Lưu ý rằng ông nắm
giữ các yếu tố (a), (b) và (c) có mặt trong các trường hợp mô hình của các quyền miễn
trừ điển hình. Nhưng, như chính Hart lưu ý, có thể có những trường hợp phi mô hình.
Ông nói rằng "biện pháp kiểm soát đầy đủ nhất [tức là sự lựa chọn]" tồn tại khi (a), (b)
và (c) có mặt nhưng "chủ thể sẽ có ít hơn toàn bộ biện pháp kiểm soát nếu anh ấy
không thể dập tắt nhiệm vụ" (1982, 183, trích từ văn bản chính và từ chú thích 85). Vì
vậy, Hart nghĩ rằng có một số trường hợp trong đó (a) không có mặt. Trong trường
hợp quyền chống lại nguy cơ kép, tôi giữ lại yếu tố (b), quyền lực để thực thi sự
không có khả năng tương quan với quyền miễn trừ bằng cách thực hiện hành động
pháp lý. Đây là một sự lựa chọn mà tôi có. Mối liên hệ giữa sự lựa chọn và quyền
chống lại nguy cơ kép là một mối liên hệ yếu. Có lẽ liên kết này quá yếu so với ý thích
của Hart. Mặt khác, đây có thể là một cách để một học thuyết lựa chọn cung cấp một
số chủ thể về các quyền, mà Hart nghĩ không thể phù hợp với học thuyết lựa chọn.
Tuy nhiên, vấn đề quyền miễn trừ được giải quyết, có một số vấn đề khác với
quan điểm rằng quyền là lựa chọn được bảo vệ. Đầu tiên, như Wellman (1985, 65) đã
lưu ý, Hart không thể giải thích về quyền nghĩa vụ. Ông nghĩ rằng các quyền nhất
thiết phải có quyền tự do song phương nhưng quyền nghĩa vụ chỉ chứa đựng quyền tự
do đơn phương. Quyền nghĩa vụ xảy ra khi một nghĩa vụ được bảo vệ bởi một khiếu
nại. Xem xét quyền bầu cử nghĩa vụ (tồn tại ở những quốc gia mà việc không bỏ phiếu
là bất hợp pháp). Dường như không có sự lựa chọn nào được bảo vệ bởi nghĩa vụ bầu
cử. Nếu một người có quyền tự do bầu cử, như những người ở Hoa Kỳ làm, thì rõ ràng
có một sự lựa chọn mà quyền tự do bảo vệ. Trong hệ thống quy tắc pháp lý của Hoa
Kỳ, người ta có quyền bỏ phiếu và không được phép bỏ phiếu. Các quyền này được
bảo vệ bởi các thông báo xác nhận quyền sở hữu. Tại Hoa Kỳ, sự lựa chọn của một
người liên quan đến việc bỏ phiếu được bảo vệ bởi các quyền. Ở những quốc gia nơi
một người có quyền bầu cử, lựa chọn của một người liên quan đến bỏ phiếu không
được bảo vệ. Người ta có nghĩa vụ bỏ phiếu, và chính nghĩa vụ này, không phải là một
sự lựa chọn, được bảo vệ bởi các khiếu nại. Hart nhận thức được quyền nghĩa vụ.
Do đó, một cảnh sát được lệnh bắt giữ một người đàn ông có thể được hỏi "Bạn
có quyền gì để bắt giữ anh ta?" và cũng có thể đưa ra mệnh lệnh của anh ta như cho
thấy rằng anh ta có quyền bắt giữ (1982, 174).

109
Thật không may, quyền này là một ví dụ đối lập với học thuyết của chính ông.
Ông không bao giờ xem xét sự phản đối có thể có này đối với quan điểm của mình.
Ông có thể nói gì để đáp lại cáo buộc rằng quyền nghĩa vụ là ví dụ đối lập với
học thuyết của ông? Tất nhiên, anh ta có thể rút lại ví dụ về sĩ quan cảnh sát và lập
luận rằng không có quyền nghĩa vụ. Anh ta có thể lập luận rằng quyền nghĩa vụ chỉ là
nghĩa vụ mà chúng ta nhầm lẫn gọi là quyền vì nhiều người muốn thực hiện các nhiệm
vụ này. Nhưng, như đã lập luận trong Chương 2, quyền nghĩa vụ là quyền theo nghĩa
đơn giản nhất. Chúng có cấu trúc giống hệt như quyền tự do, quyền quyền lực, v.v.
Quyền nghĩa vụ không phải là sai lầm. Chúng là hoàn toàn điển hình. Thật không hợp
lý khi phủ nhận rằng chúng là quyền.
Một vấn đề khác với học thuyết của Hart là nó không thể giải thích cho quyền
của người khuyết tật. Trong Chương 2, tôi lập luận rằng có quyền của người khuyết
tật. Một ví dụ là quyền khuyết tật mà bạn có (nếu bạn là giảng viên năm thứ nhất)
không giữ chức vụ người cho nhiệm kỳ. Ở đây, quyền không bảo vệ một sự lựa chọn
nhưng bảo vệ bạn khỏi việc phải đưa ra những lựa chọn mà bạn không muốn thực
hiện. Bạn không đòi hỏi quyền không có khả năng này đúng vì bạn có một sự lựa chọn
mà bạn muốn thực hiện. Thay vào đó, bạn không có lựa chọn nào khác. Là một giảng
viên năm thứ nhất, bạn có không có khả năng để cho bất cứ ai nhiệm kỳ. Điều này
đúng cho dù bạn có muốn cho ai đó nhiệm kỳ hay không. Nước đục ngầu vì có lẽ bạn
sẽ không đòi hỏi quyền không có khả năng này ngay nếu bạn muốn ngồi trong ủy ban
nhiệm kỳ. Giả sử bạn muốn ngồi trong ủy ban và ai đó, nhầm tưởng rằng bạn là giảng
viên năm thứ hai, đã yêu cầu bạn làm như vậy. Bạn sẽ bị cám dỗ để bỏ qua thực tế là
bạn thiếu quyền lực để đưa ra nhiệm kỳ và cố gắng giả mạo nó. Rằng bạn có thể cố
gắng đánh lừa người khác nghĩ rằng bạn có một sức mạnh không có nghĩa là bạn có
một sức mạnh. Thực tế vẫn là bạn bị không có khả năng để cho nhiệm kỳ. quyền
không có khả năng không bảo vệ sự lựa chọn vì không có lựa chọn nào được bảo vệ.
Do đó, Hart không thể giải thích cho các quyền này.
Vấn đề thứ ba với quan điểm của Hart là nó quy định rằng những người vi
phạm luật hình sự của Hoa Kỳ không vi phạm các quyền hợp pháp của nạn nhân của
họ. Quan điểm của Wellman cũng có hàm ý tương tự và do đó mở ra cho cùng một sự
khuất phục. Cả Hart và Wellman đều nhận thức được rằng quan điểm của họ có ý
nghĩa này. Đây là Wellman.
Mặc dù tuyên bố của nhà nước chống lại kẻ hiếp dâm rằng anh ta không hãm
hiếp phụ nữ là một lợi thế pháp lý cho người phụ nữ đối mặt với một kẻ hiếp dâm tiềm

110
năng, nhưng nó không thể đứng ở trung tâm của bất kỳ quyền nào của người phụ nữ
không bị hãm hiếp, bởi vì luật pháp không trao cho cô ta bất kỳ quyền thống trị nào
liên quan đến nghĩa vụ hình sự không được hiếp dâm.3
Lý do mà luật hình sự không cấp cho phụ nữ quyền không bị hãm hiếp là vì
chính nhà nước, chứ không phải phụ nữ, có quyền nộp đơn buộc tội hiếp dâm. Nếu
một phụ nữ bị hãm hiếp và công tố viên từ chối nộp đơn tố cáo kẻ hiếp dâm, người
phụ nữ không thể tự mình bước vào và nộp những cáo buộc đó. Mặt khác, cô ấy có thể
nộp đơn tố cáo dân sự chống lại kẻ tấn công mình. Theo quan điểm của Wellman,
trong khi luật dân sự trao cho mọi người quyền chống lại những kẻ tấn công, luật hình
sự thì không.
Quan điểm này là phản trực giác. Chúng ta hãy tưởng tượng một quốc gia có hệ
thống quy tắc pháp lý chỉ chứa luật hình sự. Tất cả các hành động pháp lý ở đất nước
tưởng tượng này là giữa một cá nhân và nhà nước. Các công dân cá nhân như vậy
không có quyền đưa ra các hành động pháp lý. Không có luật dân sự. Theo quan điểm
của Wellman, một hệ thống quy tắc pháp lý như vậy không cấp quyền hợp pháp. Về
mặt học thuyết, sẽ hợp lý hơn khi cho rằng hệ thống quy tắc pháp lý của đất nước này
tạo ra các quyền hợp pháp.
Điểm tương tự có thể được thực hiện bằng cách xem xét hệ thống pháp luật
thực tế của Hoa Kỳ. Thật kỳ lạ khi cho rằng luật hình sự quy định không có quyền của
phụ nữ không bị hãm hiếp. Hãy xem xét việc một người phụ nữ nói về kẻ tấn công
mình sẽ tự nhiên như thế nào: "Anh ta đã vi phạm quyền của tôi." Người ta có thể cho
rằng cô ấy chỉ đơn thuần nói rằng kẻ tấn công đã vi phạm quyền nhân thân và / hoặc
quyền luật dân sự của cô ấy. Nhưng điều đó dường như bị ép buộc. Sẽ tự nhiên hơn
khi cho rằng người phụ nữ quay sang luật hình sự và yêu cầu công tố viên nộp đơn
buộc tội để duy trì quyền của mình, theo luật hình sự, không bị hãm hiếp. Mô tả này
về tình huống pháp lý được tạo ra bởi luật hình sự hợp lý hơn mô tả của Wellman.
Steiner coi luật hình sự phản đối sự lựa chọn và học thuyết ý chí. Ông lập luận
rằng "lời chỉ trích này bị vô hiệu hóa nghiêm trọng tính tuần hoàn vì nó chỉ đơn giản
là giả định trước sự thật của Lý thuyết lợi ích” (1994, 66). Steiner không chính xác.
Các lập luận trong hai đoạn trước không giả định trước học thuyết lãi suất. Lập luận là
ngôn ngữ thông thường của các quyền ủng hộ quan điểm rằng pháp luật hình sự có thể
tạo ra quyền. Về vấn đề này, học thuyết lợi ích phù hợp với ngôn ngữ thông thường
của quyền hơn là học thuyết lựa chọn hoặc ý chí.

3 Real Rights, trang 00

111
Vấn đề nghiêm trọng nhất với quan điểm của Hart là nếu một người cho rằng
các quyền đó về bản chất bảo vệ các lựa chọn, thì dường như những sinh vật không
thể chọn không thể có quyền. Nếu người ta giả định, có vẻ hợp lý, rằng trẻ sơ sinh
không thể lựa chọn, điều này quy định rằng trẻ sơ sinh không thể có quyền. Nếu học
thuyết của Hart quy định rằng trẻ sơ sinh không có quyền, thì đây là một sự phản đối
cực kỳ nghiêm trọng đối với học thuyết này. Giả sử tôi giết hai người – một người lớn
và người kia là trẻ sơ sinh. Sẽ thật kỳ quặc khi cho rằng khi giết người lớn, tôi đã vi
phạm một quyền mà tôi không vi phạm khi giết đứa trẻ sơ sinh. Hơn nữa, chúng tôi rõ
ràng nói khá tự nhiên về quyền của trẻ sơ sinh - quyền của trẻ sơ sinh đối với một
lượng thức ăn nhất định, không bị lạm dụng, v.v. (MacCormick (1982) đã nhấn mạnh
sự phản đối này.)
Hart cho rằng trẻ sơ sinh có quyền nhưng quyền của chúng được thực hiện bởi
những người khác.
"Trường hợp trẻ sơ sinh hoặc những người khác không phải là luật sư có
quyền, quyền hạn [gắn liền với quyền] và nghĩa vụ tương quan được thực hiện thay
mặt họ bởi các đại diện được chỉ định..." (1982, 184, chú thích 86).
Theo quan điểm này, X có thể có quyền chống lại Y rằng Y làm A nhưng các
quyền hạn (a), (b) và (a) nêu trên được nắm giữ bởi một người khác, Z, người hành
động cho X. Trong trường hợp trẻ sơ sinh, thường là cha mẹ hành động vì đứa trẻ.
Động thái này đi kèm với một cái giá lớn cho Hart. Nó có nghĩa là anh ta phải
từ bỏ học thuyết về nghĩa vụ quan hệ đã lưu ý ở trên. Theo quan điểm đề nghị với
Hart, nếu X có quyền chống lại Y, nghĩa vụ tương quan của Y là nghĩa vụ đối với X vì
đó là lựa chọn của X được bảo vệ bởi nghĩa vụ. Nhưng nếu X là một đứa trẻ sơ sinh
không thể đưa ra lựa chọn mà có những lựa chọn do Z đưa ra cho cô ấy, thì có vẻ như
đó là lựa chọn của Z được bảo vệ bởi quyền, không phải của X. Vì vậy, có vẻ như cha
mẹ có quyền lựa chọn cho trẻ sơ sinh của họ nhưng trẻ sơ sinh không có quyền. Điều
này là không hợp lý.
Một vấn đề đơn giản hơn với nỗ lực của Hart để giải thích quyền của trẻ sơ
sinh là hoàn toàn có thể có một đứa trẻ sơ sinh không có ai làm đại diện cho nó. (Tình
huống gây sốc này thực sự có thể tồn tại đối với nhiều trẻ sơ sinh ở các nước đang
phát triển.) Không có gì yêu cầu mọi hệ thống pháp luật chỉ định một người giám hộ
cho mỗi trẻ sơ sinh. Quan điểm của Hart quy định rằng nếu một hệ thống pháp lý
không chỉ định người giám hộ cho trẻ sơ sinh, thì trẻ sơ sinh sẽ không có bất kỳ quyền

112
nào. Điều đó là không hợp lý. Vấn đề cơ bản đối với Hart là cấu trúc quyền của trẻ sơ
sinh dường như giống hệt với cấu trúc quyền của người lớn.
Trước khi chuyển sang quan điểm của Wellman, đáng để tạm dừng ngắn để lưu
ý rằng học thuyết lợi ích có hàm ý về mặt cấu trúc song song với hàm ý của học thuyết
lựa chọn liên quan đến những gì sinh vật có thể có quyền. Lý thuyết lựa chọn ít nhất
dường như quy định rằng những sinh vật không thể chọn không thể có quyền. Lý
thuyết lợi ích ít nhất dường như quy định rằng những sinh vật không có lợi ích không
thể có quyền. Lý thuyết lợi ích ít nhất dường như quy định rằng một đứa trẻ con người
sinh ra không có não không thể có quyền.
Cụm từ phòng ngừa rủi ro "ít nhất có vẻ như" là cần thiết vì hai lý do. Đầu tiên,
một phiên bản ngụy biện của học thuyết lợi ích có thể có các nguồn lực để phủ nhận
hàm ý rõ ràng rằng một sinh vật không có lợi ích không thể có quyền. Ví dụ, Kramer
(2001, 48–49) cho rằng học thuyết lãi suất cho phép, nhưng không nhất thiết, rằng một
sinh vật thiếu lợi ích không thể có quyền. Rất ngắn gọn, ông cho rằng tư cách thành
viên trong một loài chủ thể cho phép một sinh vật có quyền ngay cả khi nó không có
lợi ích. Chúng ta không cần phải xem xét liệu lập luận này có hợp lý hay không vì nó
sẽ bật các vấn đề liên quan đến tư cách thành viên loài bên ngoài học thuyết về quyền.
Thứ hai, học thuyết lãi suất không hoàn toàn đầy đủ trừ khi nó được bổ sung bằng một
học thuyết về việc có lợi ích là gì và sự vật nào có thể có lợi ích. Như Feinberg sử
dụng từ "lợi ích", chỉ những sinh vật có cuộc sống hình thành mới có thể có lợi ích.
Nhưng người ta có thể nói về một cái gì đó vì lợi ích của một cái cây, một tòa nhà,
một hệ sinh thái, một loài và nhiều thứ khác. Một số người có thể cho rằng một lượng
nước nhất định là vì lợi ích của một nhà máy và ô nhiễm biến các tòa nhà lịch sử
thành màu đen không phải là lợi ích của những tòa nhà đó. Chúng ta không cần phải
xem xét các vấn đề xung quanh việc xác định học thuyết lợi ích đúng đắn.

5. WELLMAN: Ý CHÍ LỢI ÍCH


Trong mười lăm năm qua, Wellman đã bảo vệ một phiên bản cực kỳ thú vị của
học thuyết ý chí về quyền. Quan điểm cơ bản của Wellman là:
Một quyền là một lợi thế phức tạp mà chủ thể có thể kháng cáo trong trường
hợp có thể xảy ra đối đầu với một hoặc nhiều bên thứ hai. Đó là [một] lợi thế, không
nhất thiết vì việc sở hữu nó có lợi cho chủ thể quyền, nhưng theo nghĩa là nó ủng hộ ý
chí của chủ thể quyền so với ý chí đối lập của bất kỳ bên thứ hai nào (1985, 91-92).
Sumner đề xuất một học thuyết tương tự về quyền.

113
Khi chỉ ra các quyền tự do, yêu sách, quyền hạn và miễn trừ là những lợi thế
quy tắc, tất nhiên chúng ta không phủ nhận rằng việc sở hữu chúng có thể khiến chúng
ta trở nên tồi tệ hơn trong những dịp cụ thể. Thay vào đó, chúng tôi đang chỉ ra thực tế
rằng chiếm một trong những vị trí này có nghĩa là có các quy tắc ở một bên so với
người cư ngụ của vị trí tương quan. [...] Dù quyền lợi có thể là gì, mọi người đều đồng
ý rằng họ cũng có lợi thế về mặt quy tắc. Do đó, chúng ta có thể giới hạn các vật liệu
mà chúng được xây dựng ở những vị trí Hohfeldian đó là lợi thế (1987, 32). Sumner
cho rằng các quyền phải được xây dựng chỉ dựa trên các quyền tự do, yêu cầu, quyền
hạn và quyền miễn trừ. Các gói quan hệ Hohfeldian là quyền có thể chứa bất kỳ mối
quan hệ nào. Quan điểm này đã được bảo vệ trong Chương 2. Quyền bắt giữ theo lệnh
của tòa án của viên cảnh sát không thể được phân tích một cách hợp lý mà không đề
cập đến nhiệm vụ của cảnh sát để thực hiện việc bắt giữ. Sumner cũng không đúng khi
khẳng định rằng "mọi người đều đồng ý" rằng quyền là có lợi. Mặt khác, Sumner lưu
ý rằng ông không sử dụng "lợi thế" theo cách mà các nhà học thuyết lãi suất làm. Việc
ông sử dụng "lợi thế" theo Wellman.
Philip Montague đã phát triển một phiên bản khác của học thuyết ý chí về
quyền.
Tôi đang đánh đồng quyền đạo đức với những quyền có ý nghĩa đạo đức. Dòng
suy nghĩ này chắc chắn tương tự về tinh thần với "sự thống trị" của Wellman và
"quyền tự chủ trong một miền" của Sumner (2001, 271).
Mặc dù người ta có thể thấy tính hợp lý ban đầu của việc cung cấp một phân
tích về các quyền chủ động về các quyền có ý nghĩa về mặt đạo đức, một phân tích
như vậy không thể cung cấp một tài khoản về các quyền thụ động. Hãy xem xét quyền
của tôi rằng bạn không đánh tôi hoặc quyền của tôi rằng bạn dính chân vào hồ Squam.
Cố gắng đưa các quyền thụ động vào mô hình các quyền có ý nghĩa về mặt đạo đức
dẫn đến những méo mó triết học. Sẽ rất tốn thời gian để tham gia vào một cuộc thảo
luận chi tiết về sự khác biệt tinh tế giữa ba quan điểm hấp dẫn này. Tốt hơn là đưa ra
một lựa chọn khó khăn và tập trung vào một trong ba. Bởi vì Wellman có một khối
lượng công việc lớn hơn, chúng tôi sẽ tập trung vào quan điểm của anh ấy.
Chúng ta có thể có được một bức tranh tốt về học thuyết của Wellman bằng
cách thảo luận về trích dẫn của ông ở trên một cách chi tiết. Bằng cách nói rằng một
quyền là một lợi thế "phức tạp", Wellman chỉ ra rằng ông tin rằng chỉ có một tập hợp
các mối quan hệ Hohfeldian mới có thể là một quyền. Không có mối quan hệ đơn lẻ
nào tự nó là đủ để trở thành một quyền. (Lập luận của ông cho quan điểm này đã được

114
thảo luận trong Chương 2.) Wellman tin rằng mọi quyền là một tập hợp các mối quan
hệ Hohfeldian có thể được chia thành hai phần - (các) mối quan hệ cốt lõi và các yếu
tố liên quan. Mối quan hệ cốt lõi "là trung tâm hợp lý của quyền phức tạp bởi vì nó và
một mình nó xác định nội dung thiết yếu của quyền" (1985, 81).Wellman cho rằng
"thay đổi cốt lõi theo bất kỳ cách nào là dập tắt quyền cũ và tạo ra một quyền mới và
khác biệt" (1985, 81). Do đó, cốt lõi phục vụ để phân chia quyền. Cốt lõi cũng xác
định liệu quyền được đề cập có phải là quyền yêu sách, quyền tự do, quyền quyền lực,
v.v. Ví dụ, nếu một khiếu nại là mối quan hệ cốt lõi của một quyền, thì quyền đó là
một quyền yêu cầu. Cốt lõi của quyền của tôi rằng Đại học Bang Georgia trả lương
cho tôi là một tuyên bố rằng Đại học Bang Georgia trả lương cho tôi.
Theo quan điểm của Wellman, mọi quyền đều phức tạp bởi vì, ngoài cốt lõi của
nó, nó còn chứa đựng một số mối quan hệ liên quan. Những mối quan hệ này được
liên kết với cốt lõi bởi vì chúng "phân phối một số loại tự do hoặc kiểm soát cho
người sở hữu cốt lõi" (1985, 93). Các yếu tố liên quan, được coi là một nhóm, mang
lại cho chủ thể tự do hoặc kiểm soát mối quan hệ cốt lõi. Nếu cốt lõi của quyền nhìn
qua hàng rào của một người đối với hàng xóm của mình là quyền tự do nhìn qua hàng
rào, thì các yếu tố liên quan là những mối quan hệ mang lại tự do và kiểm soát việc
nhìn qua hàng rào cho người nắm giữ quyền tự do này. Các yếu tố liên quan trong
quyền này sẽ bao gồm các khiếu nại chống lại sự can thiệp, quyền miễn trừ đối với
việc dập tắt quyền tự do cốt lõi và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu quyền tự do
cốt lõi không được tôn trọng.
Lý thuyết của Wellman về một lợi thế nhằm tránh những vấn đề gây khó khăn
cho các học thuyết lựa chọn và lợi ích. Wellman, giống như Sumner và Montague,
không khẳng định rằng một mối quan hệ là thuận lợi khi nó có lợi cho người nắm giữ
mối quan hệ. Wellman đồng ý rằng có những quyền không có lợi cho chủ thể.
Wellman không khẳng định rằng một mối quan hệ là thuận lợi khi nó cho chủ sở hữu
của nó một sự lựa chọn. Ông đồng ý rằng có những quyền không bảo vệ sự lựa chọn.
Thay vào đó, Wellman cho rằng một mối quan hệ là thuận lợi khi nó ủng hộ ý chí của
chủ sở hữu so với ý chí đối lập của bên thứ hai. Điều này cho phép Wellman giải thích
các quyền nghĩa vụ. Ông đưa ra ví dụ về quyền gãi đầu. Chúng ta hãy giả sử rằng tôi
có quyền gãi đầu. Tôi có quyền tự do gãi đầu nhưng không có quyền tự do không gãi
đầu. Quyền nghĩa vụ này chứa đựng các mối quan hệ liên quan như khiếu nại chống
lại người khác rằng họ không ngăn cản tôi gãi đầu, quyền từ bỏ những yêu sách này,
quyền tự do song phương thực hiện hoặc không thực hiện những điều này quyền hạn

115
và của tôi miễn dịch chống lại các cá nhân khác mà họ không dập tắt quyền tự do gãi
đầu của tôi (Wellman, 1997, 239).
Những yếu tố này cho phép tôi tự do gãi đầu và kiểm soát việc gãi đầu. Họ cho
tôi một lợi thế trong một cuộc xung đột ý chí có thể xảy ra. Tôi có lợi thế trong trường
hợp tôi muốn gãi đầu và người khác muốn tôi không gãi đầu. Wellman đề cập đến
việc có sự kết hợp giữa kiểm soát tự do, cách này để được hưởng lợi trong một cuộc
xung đột ý chí có thể xảy ra, như có "sự thống trị" bởi vì sự tự do và kiểm soát mà chủ
thể sở hữu mang lại cho người ta quyền cai trị, ở một mức độ hạn chế, hành động của
người khác. Một dòng lập luận tương tự cho phép Wellman giải thích về quyền của
người khuyết tật.
Wellman quan niệm về việc trao lợi thế như một cái gì đó cần thiết liên quan
đến bên thứ ba. Vì vậy, mỗi quyền đều có ba bên — chủ thể quyền, người chống lại
quyền nắm giữ và bên thứ ba mà chủ thể quyền có thể kháng cáo để can thiệp nếu có
xung đột ý chí giữa chủ thể quyền và người mà quyền nắm giữ. Wellman nghĩ rằng
mọi quyền đều có ba bên bởi vì để quyền tồn tại, phải có một bên thứ ba mà chủ thể
quyền có thể kêu gọi can thiệp nếu có xung đột ý chí. Chủ thể quyền là người có
quyền tự do hoặc quyền kiểm soát được tăng lên. Người chống lại quyền nắm giữ là
người có quyền tự do hoặc sự kiểm soát bị giảm sút. Người thứ ba là người mà chủ
thể quyền có thể khiếu nại để can thiệp nếu người chống lại quyền nắm giữ không đáp
ứng các nghĩa vụ được quy định bởi quyền. Ngược lại, Hohfeld và quan điểm ràng
buộc hợp lý cho rằng một quyền chỉ đòi hỏi hai bên - chủ thể quyền và người chống
lại quyền. Quan điểm ràng buộc chính đáng không phủ nhận rằng nhiều gói quyền bao
gồm tham chiếu đến bên thứ ba mà chủ thể quyền có thể khiếu nại để được hỗ trợ
trong trường hợp vi phạm quyền. Nhưng nó thấy khả năng kháng cáo với bên thứ ba
này là một quyền lực khác biệt với yêu cầu / nghĩa vụ là quyền.
Wellman đã phát triển một học thuyết chi tiết và rõ ràng về nghĩa vụ quan hệ.
Ông tuyên bố rằng khái niệm về nghĩa vụ tương đối [tức là nghĩa vụ quan hệ] rất phức
tạp; Nó có thể và nên được định nghĩa theo nghĩa vụ cùng với quyền lực của một bên
thứ hai nào đó để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đó (1999, 218).
Theo Wellman, tôi có nghĩa vụ đối với bạn nếu và chỉ khi tôi có nghĩa vụ và
bạn có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đó. Trong cụm từ "hiệu suất yêu cầu", từ
"yêu cầu" không được sử dụng theo nghĩa Hohfeldian. Sau đó, nó là gì để yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ? Theo Wellman, một người yêu cầu thực hiện khi một người "yêu
cầu hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ [tức là nghĩa vụ] và trình bày quyền sở hữu cho

116
người mang nghĩa vụ [tức là người mang nghĩa vụ]" (1999, 218). Ví dụ của Wellman
liên quan đến một đồng nghiệp muốn chuyển đến một văn phòng mới. Wellman hứa
sẽ giúp đồng nghiệp của mình di chuyển, nhưng khi ngày chuyển nhà đến, anh quyết
định rằng anh thích chơi golf hơn. Cô ấy tuyên bố hiệu suất và trình bày danh hiệu
bằng cách nói với anh ấy, "Tôi khăng khăng rằng bạn giúp tôi như bạn đã hứa" (1999,
219). Vì lời hứa của mình, Wellman có nghĩa vụ giúp đồng nghiệp của mình di
chuyển. Theo quan điểm của anh ấy, nghĩa vụ của anh ấy là đối với đồng nghiệp của
mình vì cô ấy có quyền yêu cầu hiệu suất theo cách này. Tuyên bố hiệu suất có sức
mạnh đạo đức, theo quan điểm của Wellman, bởi vì, mặc dù bất kỳ sự phá vỡ lời hứa
nào cũng là sự phản bội niềm tin, việc phá vỡ lời hứa sau khi thực hiện đã được tuyên
bố cũng thể hiện sự khinh miệt đối với người giữ lời hứa.
Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy rằng học thuyết của Wellman chứa
đựng một số hiểu biết quan trọng. Tuy nhiên, nó cũng có một số sai sót. Thứ nhất, ý
tưởng về cốt lõi của một quyền không đủ rõ ràng. Như đã nói ở trên, Wellman nói với
chúng ta rằng mối quan hệ cốt lõi "là trung tâm hợp lý của quyền phức tạp bởi vì nó
và một mình nó xác định nội dung thiết yếu của quyền." Hơn nữa, "thay đổi cốt lõi
theo bất kỳ cách nào là dập tắt quyền cũ và tạo ra một quyền mới và khác biệt". Hãy
xem xét một lần nữa quyền của một người để nhìn qua hàng rào tại bãi cỏ của hàng
xóm. Mối quan hệ cốt lõi của quyền này là gì? Tự do nhìn qua hàng rào? Tự do không
nhìn qua hàng rào? Tuyên bố chống lại việc hàng xóm can thiệp vào nỗ lực nhìn qua
hàng rào? Ba mối quan hệ dường như là cần thiết để có quyền này. Sự vắng mặt của
bất kỳ mối quan hệ nào trong ba mối quan hệ này sẽ "dập tắt quyền cũ và tạo ra một
quyền mới và khác biệt". Thật vậy, bản thân Wellman dường như nói nhiều như vậy.
Trong cuộc thảo luận về quan điểm của Hart, Wellman xem xét quyền nhìn qua hàng
rào tại bãi cỏ của hàng xóm và tuyên bố rằng "không phải là một quyền tự do song
phương không được bảo vệ cũng như một vành đai bảo vệ không có tự do bảo vệ có
thể được coi là một quyền tự do hợp pháp" (1985, 64). Wellman đồng ý với Hart rằng
"người ta không được bỏ qua tự do hoặc chu vi" (1985, 63). Ở đây, dường như
Wellman cho rằng sự vắng mặt của các yêu cầu (chu vi) hoặc tự do sẽ dập tắt quyền
nhìn qua hàng rào.
Wellman xem xét rõ ràng vấn đề xác định cốt lõi của một quyền. Ông tuyên bố
rằng vấn đề xác định cốt lõi "không phải là vấn đề quyết định một trong một tập hợp
quan hệ Hohfeldian nhất định tạo thành quyền là cốt lõi của quyền đó" (1985, 89).
Ông tin rằng các mối quan hệ của Hohfeldian không đến trong các bó được xác định
trước mà từ đó người ta phải chọn ra cốt lõi. Thay vào đó, các quyền được mô tả và sử

117
dụng trong các thuật ngữ phi Hohfeldian và người ta phải kiểm tra các tình huống
trong đó các quyền được sử dụng để xác định cốt lõi là gì. Ông cung cấp ví dụ về
quyền kết hôn. Người ta không bao giờ, trong luật pháp hoặc trong việc sử dụng thực
tế ngôn ngữ của các quyền, đưa ra một danh sách các mối quan hệ Hohfeldian trong
quyền này và yêu cầu chọn ra cốt lõi của nó.
Đúng là trong việc sử dụng quyền chung, người ta không bao giờ được trao cho
một tập hợp các mối quan hệ trong một quyền và được yêu cầu chọn ra cốt lõi. Tuy
nhiên, điều thích hợp, trong việc đánh giá một học thuyết triết học về quyền, để yêu
cầu một sự hiểu biết rõ ràng về một khái niệm kỹ thuật, trong trường hợp này là khái
niệm cốt lõi của một quyền. Chọn ra cốt lõi của một quyền không phải là điều mà bất
kỳ luật sư nào cũng cần phải làm. Nhưng, do Wellman đã đưa ra khái niệm cốt lõi của
một quyền, nên thích hợp để hỏi liệu ông có đưa ra một khái niệm rõ ràng hay không.
Cuộc thảo luận trước đó cho thấy rằng anh ta đã không. Định nghĩa quy định thích
hợp của ông về cụm từ "cốt lõi của một quyền" không xác định rõ ràng khái niệm này
vì nó không cho phép chúng ta xác định tập hợp các mối quan hệ nào trong một quyền
là cốt lõi. Bởi vì ông đang cung cấp một học thuyết triết học về quyền, Wellman phải
đưa ra một giải pháp cho "vấn đề quyết định một trong một tập hợp [quan hệ]
Hohfeldian nhất định cấu thành quyền là cốt lõi của quyền đó."
Một vấn đề liên quan với học thuyết của Wellman liên quan đến câu trả lời của
ông cho câu hỏi: Cốt lõi của một quyền luôn luôn là một mối quan hệ, hay cốt lõi có
thể bao gồm nhiều hơn một mối quan hệ? Câu hỏi này là một câu hỏi tự nhiên để hỏi
khi người ta tìm kiếm sự rõ ràng liên quan đến khái niệm cốt lõi của một quyền.
Wellman xem xét câu hỏi này nhưng câu trả lời của ông không rõ ràng. Ông nói rằng
"cốt lõi luôn luôn là một mối quan hệ Hohfeldian duy nhất, mặc dù đôi khi là một mối
quan hệ được xác định phức tạp" (1985, 84). Ở những nơi khác, Wellman khẳng định
rằng tập hợp các mối quan hệ có thể là cốt lõi của một quyền. Khi xem xét quyền
được bảo vệ khỏi bị tổn hại của một đứa trẻ, ông khẳng định rằng "cốt lõi của nó bao
gồm một tập hợp các tuyên bố đạo đức"(1984, 446, nhấn mạnh thêm). Có lẽ câu trả lời
cho câu đố này được tìm thấy trong khái niệm "mối quan hệ được xác định phức tạp".
Thật không may, Wellman không bao giờ giải thích khái niệm này. Anh ấy cung cấp
một ví dụ. Anh ấy nghĩ rằng cốt lõi của quyền tự do của tôi để nhìn qua hàng rào của
tôi là quyền tự do song phương để nhìn hoặc không nhìn qua hàng rào của tôi. Điều
này thật khó hiểu bởi vì tự do song phương bao gồm hai quyền tự do – tự do nhìn qua
hàng rào và tự do không nhìn qua hàng rào. Wellman theo dõi Hohfeld về vấn đề này.
Hãy xem xét định nghĩa rõ ràng của ông về quyền tự do pháp lý.

118
X có quyền tự do pháp lý trên thực tế của Y đối với một số loại hành vi A nếu
và chỉ khi X không có nghĩa vụ pháp lý đối với Y không làm A (1985, 40).
Wellman, Hohfeld và phân tích tân Hohfeldian đều định nghĩa "Một sự tự do
như sự vắng mặt của một nghĩa vụ trái ngược" (1985, 40). Ông sử dụng bài viết số ít
"cái" trong cả hai trích dẫn này. Nếu tự do là sự vắng mặt của một nghĩa vụ trái
ngược, thì tự do song phương là một gói quyền bao gồm hai quyền tự do đơn phương.
Wellman cần một học thuyết rõ ràng về sự phân chia các quyền tự do. Tự do song
phương là một hay hai mối quan hệ? Đôi khi Wellman cho rằng tự do song phương là
một mối quan hệ, nhưng ở những nơi khác, ông giữ quan điểm cho rằng đó là hai. Sự
thiếu rõ ràng về các quyền tự do song phương dẫn đến sự thiếu rõ ràng trong khái
niệm cốt lõi của một quyền.
Wellman cũng xem xét quyền gãi đầu của tôi.
Quyền gãi đầu hợp pháp của tôi bây giờ có cốt lõi là quyền tự do hợp pháp của
tôi để gãi đầu. Nửa còn lại của quyền tự do song phương của Hart không phải là một
phần cốt lõi của quyền này, mặc dù nó sẽ thuộc về cốt lõi của quyền gãi hoặc không
gãi đầu của tôi. (1997, 239).
Theo quan điểm của Wellman, tại thời điểm này tôi có ba quyền riêng biệt. Một
trong số đó, quyền gãi đầu của tôi, cốt lõi của nó là một sự tự do duy nhất để gãi đầu
tôi. Thứ hai, quyền không gãi đầu của tôi, cốt lõi của nó là một quyền tự do duy nhất
để không gãi đầu. Quyền thứ ba, quyền gãi hoặc không gãi đầu của tôi, có hai quyền
tự do cốt lõi của Hohfeldian. Không có gì hoàn toàn sai trong mô tả tình huống này,
nhưng nó không rõ ràng như phân tích ràng buộc hợp lý của nó. Quyền tự do gãi đầu
của tôi là một gói các yếu tố Hohfeldian bao gồm (ít nhất) hai quyền tự do và một tập
hợp các yêu sách.
Vấn đề thứ ba với quan điểm của Wellman là nó cho rằng những người vi
phạm luật hình sự của Hoa Kỳ không vi phạm các quyền hợp pháp của nạn nhân của
họ. Như chúng ta đã thấy trong cuộc thảo luận về quan điểm của Hart, đây là một vấn
đề nghiêm trọng đối với bất kỳ học thuyết về quyền nào.
Vấn đề cuối cùng với quan điểm của Wellman là nó cho rằng trẻ sơ sinh không
có quyền. Wellman nhận thức được rằng quan điểm của ông có vấn đề này. Bây giờ
nếu quyền tự quyết thực sự cần thiết cho việc chiếm hữu quyền và nếu thiếu cơ quan,
như tâm lý học khoa học và quan sát hàng ngày chứng thực, thì trẻ sơ sinh, ít nhất,
không thể là chủ thể (1995, 113). Ngoài việc nhận thức được vấn đề, Wellman còn
nhận thức được mức độ nghiêm trọng của nó. Tôi nhận ra rằng kết luận này rất phản

119
trực giác. Thật vậy, khi John Kleinig lần đầu tiên chỉ ra cho tôi rằng đây là một hàm ý
trong quan niệm của tôi về quyền, tôi đã phải chịu một giai đoạn khủng hoảng trí tuệ
và cảm xúc. Làm thế nào tôi có thể tránh được kết luận quái dị này? (1995, 113–114).
Wellman cũng nhận thức được rằng trẻ sơ sinh không phải là con người duy
nhất, theo quan điểm của ông, thiếu quyền. Ông cho rằng quyền của những người có
khả năng tinh thần, và do đó quyền tự quyết của họ, bị giảm sút do tuổi tác, bệnh tật
hoặc bất thường di truyền có quyền tương ứng với quyền tự quyết của họ (1995, 130–
132). Những người có năng lực tinh thần bị giảm xuống mức độ của một đứa trẻ sơ
sinh hoàn toàn thiếu quyền. Người ta cần phải cẩn thận ở đây. Wellman không cam
kết với quan điểm rằng về mặt đạo đức được phép giết, tấn công, gây thương tích, v.v.
trẻ sơ sinh. Hơn nữa, ông không cam kết với quan điểm rằng nghĩa vụ quan hệ đối với
người có quyền trưởng thành không giết người nắm giữ quyền trưởng thành quan
trọng hơn về mặt đạo đức là nghĩa vụ phi quan hệ không giết trẻ sơ sinh. Anh ta chỉ
cam kết với quan điểm rằng giết, tấn công, v.v. trẻ sơ sinh không vi phạm quyền của
chúng. Anh ta không cam kết với quan điểm rằng giết, tấn công, v.v. trẻ sơ sinh về
mặt đạo đức ít nghiêm trọng hơn giết người, tấn công, v.v. người lớn.
Quan điểm này phản trực giác vì ba lý do. Thứ nhất, quan điểm cho rằng trẻ sơ
sinh không có quyền xung đột với luật pháp đã được giải quyết của tất cả các khu vực
pháp lý trong thế giới Anglo-Saxon. "Rõ ràng là trẻ sơ sinh có các quyền hợp pháp
được tòa án công nhận và dễ dàng thực thi" (Feinberg, 1980, 163). Thứ hai, quan điểm
cho rằng những lý do đạo đức mà chúng ta có để không giết trẻ sơ sinh khác với lý do
đạo đức mà chúng ta có để không giết một người lớn điển hình. Wellman phải khẳng
định rằng, mặc dù những lý do chúng ta phải kiềm chế không giết một đứa trẻ sơ sinh
cũng mạnh mẽ như những lý do chúng ta phải kiềm chế không giết một người lớn điển
hình, nhưng lý do không giống nhau. Theo Wellman, chúng ta có thể viện dẫn các
quyền của người lớn như một lý do để không giết cô ấy nhưng chúng tôi không thể
trích dẫn các quyền của trẻ sơ sinh như một lý do không giết anh ta. Thứ ba, quan
điểm cho rằng trẻ sơ sinh không có quyền hoàn toàn mâu thuẫn với ngôn ngữ thông
thường về quyền. Phần lớn những người nói tiếng Anh có thẩm quyền không chỉ từ
chối mà còn rút lui khỏi quan điểm rằng trẻ sơ sinh không có quyền.
Wellman phản ứng thế nào với hàm ý "quái dị" này trong quan điểm của mình?
Thứ nhất, ông cho rằng nếu chúng ta cho rằng trẻ sơ sinh có quyền, chúng ta sẽ mất đi
nhiều ý nghĩa thực tiễn của các quyền. Điều quan trọng nhất về quyền là địa vị đặc
biệt, pháp lý hoặc đạo đức, mà họ trao cho người sở hữu của họ trong một số cuộc đối
đầu tiềm năng với một số bên thứ hai (1997, 30).

120
Một phần, phản ứng này phụ thuộc vào học thuyết riêng của Wellman. Một
người vì những lý do không rõ ràng bác bỏ quan điểm cho rằng "điều quan trọng nhất
về quyền là địa vị đặc biệt, pháp lý hoặc đạo đức, mà họ trao cho người sở hữu của họ
trong một số cuộc đối đầu tiềm năng với một số bên thứ hai" sẽ không bị lay chuyển.
Nhưng phần đầu tiên của trích dẫn ở trên cung cấp một lý do độc lập về học thuyết để
bác bỏ quan điểm cho rằng trẻ sơ sinh có quyền. Nếu đúng là bất kỳ học thuyết nào về
quyền quy định rằng trẻ sơ sinh có quyền cũng mất đi "nhiều ý nghĩa thực tiễn của
quyền", thì đây sẽ là một lý do để cho rằng trẻ sơ sinh không có quyền. Nó có thể
không phải là một lý do nặng nề. Người ta có thể cảm thấy rằng quan điểm cho rằng
trẻ sơ sinh có quyền là trung tâm của kinh nghiệm đạo đức của chúng ta đến nỗi tốt
hơn là cho rằng các quyền không có ý nghĩa thực tế. Trong Chương 5 và 7, chúng ta
sẽ thấy rằng học thuyết ràng buộc hợp lý cho phép chúng ta thấy ý nghĩa thực tiễn của
các quyền và giữ quan điểm rằng trẻ sơ sinh có quyền. Chúng ta sẽ thấy rằng ý nghĩa
thực tiễn của các quyền là chúng phản ánh quan điểm rằng các cá nhân là nguồn gốc
của nghĩa vụ.
Wellman có một phản ứng khác đối với hàm ý "quái dị" trong quan điểm của
mình. Ngài thừa nhận rằng "một học thuyết luân lý phải phù hợp với những phán đoán
luân lý được coi là đứng vững dưới sự chỉ trích và phải nhường chỗ trước bất kỳ
trường hợp rõ ràng nào không tương thích với nó" (1995, 121). Việc đánh giá một học
thuyết đạo đức là một vấn đề so sánh. Người ta xem xét các khiếm khuyết của một
quan điểm so với các khiếm khuyết của các quan điểm thay thế và chọn quan điểm có
khiếm khuyết ít nghiêm trọng nhất. Wellman hoàn toàn đồng ý với điều này. Wellman
tin rằng những khiếm khuyết của tất cả các học thuyết về quyền khác nghiêm trọng
hơn những khiếm khuyết, bất kể quái dị đến đâu, theo quan điểm của ông. Với bản
chất phản ứng của Wellman đối với sự phản đối này, phản ứng của tôi đối với nó phải
đợi cho đến khi tôi trình bày học thuyết về nghĩa vụ quan hệ của riêng mình. Tôi sẽ
lập luận rằng những khiếm khuyết trong quan điểm của Wellman nghiêm trọng hơn
những khiếm khuyết của quan điểm ràng buộc hợp lý. Lập luận này chỉ có thể được
trình bày sau khi quan điểm ràng buộc hợp lý hoàn toàn được đặt trên bàn.

6. LẬP LUẬN DỰA TRÊN LÝ THUYẾT CỦA SUMNER CHO


LÝ THUYẾT LỰA CHỌN / Ý CHÍ
Sumner đã đưa ra một lập luận độc đáo và thú vị cho sự lựa chọn hoặc học
thuyết ý chí. Sumner xem xét cuộc tranh luận giữa học thuyết lợi ích và lựa chọn / ý
chí về quyền.

121
Làm thế nào chúng ta quyết định giữa chúng? Một cách rõ ràng để so sánh
chúng là về mặt mở rộng của chúng: những gì chúng bao gồm và loại trừ như những
trường hợp quyền thực sự. Nói chung, chúng ta có thể nói rằng một khái niệm về một
khái niệm là đầy đủ mở rộng khi nó bao gồm mọi mục dường như được phân tích
trước là một lập trường của khái niệm và loại trừ mọi mục không có. Sau đó, nó sẽ
được tính có lợi cho một quan niệm về một quyền rằng nó vẽ ranh giới giữa các quyền
và những thứ khác ít nhiều đúng chỗ, và chống lại một quan niệm rằng nó vẽ nó ở sai
vị trí (1987, 49-50).
(Sumner phân loại học thuyết của Wellman như một phiên bản của học thuyết
lựa chọn.) Sumner sau đó xem xét tính đầy đủ mở rộng của cả học thuyết lựa chọn / ý
chí và lợi ích. Như chúng ta có, ông lưu ý rằng cả hai học thuyết dường như đều mở ra
cho các ví dụ phản biện.
Rõ ràng từ những tranh chấp này là đối với mỗi quan niệm cạnh tranh, có cả
những trường hợp dễ dàng về quyền mà nó có thể dễ dàng đáp ứng và những trường
hợp khó khăn mà nó chỉ có thể đáp ứng bằng một số điều khiển tinh tế. [...] Do đó, kết
quả của những cuộc giao tranh kéo dài này về cơ bản là một cuộc đối đầu (1987, 51).
Có rất nhiều sự thật trong quan điểm của Sumner. Việc trình bày khái niệm về
sự đầy đủ mở rộng này là rất thích hợp. Sự đầy đủ mở rộng thực sự là một cân nhắc
quan trọng trong các cuộc tranh luận giữa các học thuyết thay thế của một khái niệm.
Chúng tôi đã dựa rất nhiều vào sự đầy đủ mở rộng trong cuộc thảo luận của chúng tôi
về các học thuyết thay thế về quyền. Cuộc thảo luận của Sumner về sự đầy đủ mở
rộng của các học thuyết lựa chọn / ý chí và lợi ích là thiếu sót ở một số khía cạnh.
Nhưng những sai sót đó là nhỏ và sẽ không có lợi nếu kiểm tra chúng. Điểm quan
trọng là kết luận cuối cùng của Sumner về vấn đề này là chính xác. Các cuộc giao
tranh kéo dài giữa hai học thuyết này đã dẫn đến một sự bế tắc. Tuy nhiên, Sumner bỏ
qua học thuyết ràng buộc hợp lý về quyền. Lý thuyết này vượt trội hơn cả học thuyết
lựa chọn / ý chí và lợi ích.
Cuối cùng, Sumner bảo vệ một phiên bản giống như Wellman của học thuyết
lựa chọn / ý chí. Vì anh ta không đi đến kết luận này trên cơ sở mở rộng, anh ta phải
bảo vệ quan điểm của mình theo một cách khác. Sumner lưu ý một cách chính xác
rằng ngoài sự đầy đủ mở rộng, còn có một cách khác để lựa chọn giữa các quan niệm
cạnh tranh nhau về một khái niệm.
Chúng ta... có một tiêu chuẩn hơn nữa về tính đầy đủ học thuyết mà chúng ta
có thể so sánh giá trị của hai khái niệm (về quyền). Chúng tôi đang tìm kiếm một sự

122
lôi cuốn hóa các học thuyết về quyền tự nhiên, trong số những thứ khác, làm sáng tỏ
các ranh giới quan trọng của sự phân chia giữa chúng và các lựa chọn học thuyết khác
của chúng tôi. Trong khi yêu cầu rằng các học thuyết như vậy chứa đựng một số quan
niệm về quyền là tầm thường, việc lựa chọn một quan niệm cụ thể có thể không tầm
thường. Vì hai lựa chọn thay thế không tương đương về mặt mở rộng, chúng bị ràng
buộc để mang lại các bản đồ khác nhau về địa hình học thuyết. Nếu một trong những
bản đồ này xác định các ranh giới học thuyết quan trọng hơn bản đồ kia, và nếu có vẻ
nên sử dụng khái niệm quyền để đánh dấu các ranh giới này, thì chúng ta sẽ có lý do
chính đáng để ưu tiên khái niệm mang lại bản đồ đó. Bây giờ dường như với tôi rằng
bản đồ được tạo ra bởi quan niệm lựa chọn xác định ranh giới học thuyết quan trọng
hơn ... (1987, 96–97).
Tính đầy đủ về mặt học thuyết, vì những lý do mà Sumner chỉ ra, là một tiêu
chuẩn thích hợp để đánh giá các học thuyết về các khái niệm. Tuy nhiên, có hai cảnh
báo quan trọng mà Sumner bỏ qua.
Thứ nhất, tính đầy đủ về mặt học thuyết là một tiêu chí thứ yếu so với tính đầy
đủ mở rộng. Nó sẽ đi quá xa để khẳng định rằng sự đầy đủ mở rộng là từ vựng trước
khi đầy đủ học thuyết. Vấn đề trí tuệ không đơn giản như vậy. Tuy nhiên, một học
thuyết về các quyền có vấn đề nghiêm trọng về tính đầy đủ mở rộng không thể được
chấp nhận ngay cả khi giá trị học thuyết của nó là rất nhiều và quan trọng. Tính đầy đủ
về mặt học thuyết là một lý do chính đáng để thích học thuyết này hơn học thuyết
khác chỉ khi các học thuyết cạnh tranh gần như có thể so sánh được khi nói đến tính
đầy đủ mở rộng. Nếu một người không dành ưu tiên đáng kể cho sự đầy đủ mở rộng
so với tính đầy đủ học thuyết, người ta có nguy cơ ngừng bảo vệ một quan niệm về
khái niệm được đề cập và bắt đầu tạo ra một khái niệm cho các mục đích học thuyết
của một người. Trong tác phẩm này, chúng tôi tìm kiếm học thuyết tốt nhất về quyền.
Lý thuyết tốt nhất về quyền, về cơ bản, phải là một học thuyết về quyền như chúng
thường được hiểu. Không có gì đảm bảo rằng các quyền như chúng thường được hiểu
sẽ hữu ích về mặt học thuyết như các triết gia mong muốn. Các triết gia chắc chắn có
thể hy vọng rằng các quyền như chúng thường được hiểu có thể thực hiện công việc
học thuyết quan trọng đối với các nhà triết học. Nhưng mong muốn không biến thành
hiện thực. Các triết gia phải để ngỏ khả năng rằng không có khái niệm đầy đủ về
quyền mở rộng nào là hữu ích về mặt học thuyết. Vì lý do này, tính đầy đủ về mặt học
thuyết phải nhường chỗ cho sự đầy đủ mở rộng trong việc đánh giá các học thuyết
cạnh tranh về quyền.

123
Thứ hai, đặc tính của Sumner về tính đầy đủ học thuyết là quá hẹp. Vẽ các
đường học thuyết quan trọng ở những nơi thích hợp là một phần quan trọng của sự
đầy đủ về mặt ngôn luận nhưng chỉ là một phần. Ngoài việc vẽ ra các đường học
thuyết thích hợp, một phân tích về một khái niệm vượt trội về mặt học thuyết so với
một khái niệm khác trong phạm vi mà cái trước giải quyết hoặc làm sáng tỏ các vấn
đề học thuyết mà cái sau không giải quyết. Trong Chương 6, chúng ta sẽ thấy rằng học
thuyết ràng buộc chính đáng về quyền cho phép chúng ta hiểu bản chất của xung đột
quyền. Trong Chương 8, chúng ta sẽ thấy rằng nó cho phép người ta giải quyết vấn đề
quyền của các thế hệ quá khứ và tương lai. Tất cả những thứ khác đều bình đẳng, học
thuyết ràng buộc chính đáng về quyền vượt trội hơn bất kỳ học thuyết nào khác về
quyền không làm sáng tỏ bản chất của xung đột quyền và quyền của các thế hệ quá
khứ và tương lai.
Tại sao Sumner nghĩ rằng học thuyết lựa chọn / ý chí vượt trội hơn học thuyết
lợi ích về khái niệm của ông về tính đầy đủ học thuyết? Lập luận của anh ta di chuyển
theo ba bước. Đầu tiên, ông cho rằng trên học thuyết lựa chọn / ý chí về quyền, chức
năng của quyền là bảo vệ quyền tự chủ trong khi trên học thuyết lợi ích, chức năng
của quyền là bảo vệ phúc lợi.
Sự khác biệt cơ bản giữa hai quan niệm nằm ở chức năng quy phạm mà chúng
gán cho các quyền. Về quan niệm lợi ích, chức năng đó là bảo vệ một khía cạnh nào
đó hoặc khía cạnh khác của phúc lợi của chủ thể. [...] Do đó, ví dụ, một số lợi ích cơ
bản nhất định của các cá nhân có thể được phục vụ tốt nhất bằng cách trao cho họ các
yêu cầu đối với các dịch vụ bảo vệ của người khác mà họ không có quyền xa lánh, cho
dù tạm thời (bằng cách từ bỏ chúng) hoặc vĩnh viễn (bằng cách từ bỏ chúng). Vì quan
niệm lợi ích sẽ tính các yêu cầu như quyền, không có mối liên hệ nội bộ nào trên mô
hình này giữa các quyền và các giá trị như quyền tự chủ, quyền tự quyết và tự do
(1987, 97).
(Sumner không lưu ý đến sự khác biệt giữa các xác minh bảo vệ và biện minh
của các học thuyết lợi ích và lựa chọn. Mặc dù điều này làm cho bài thuyết trình của
anh ấy ít rõ ràng hơn rằng nó có thể xảy ra, nhưng nó không làm suy yếu lập luận của
anh ấy.) Thứ hai, ông khẳng định rằng sự phân biệt giữa cân nhắc tự chủ và cân nhắc
phúc lợi là một dòng học thuyết quan trọng, một đường đáng để vẽ.
Vì có thể xây dựng một học thuyết đạo đức xung quanh giá trị của phúc lợi cá
nhân hoặc giá trị của quyền tự chủ cá nhân, nên cũng đáng để đánh dấu ranh giới giữa
các lựa chọn học thuyết này theo một cách nhấn mạnh nào đó (1987, 98).

124
Cuối cùng, ông lập luận rằng cách tốt nhất để vạch ra ranh giới giữa việc xem
xét quyền tự chủ và cân nhắc về phúc lợi là sử dụng quyền nói chuyện để đề cập đến
các cân nhắc về quyền tự chủ.
Nếu chúng ta chấp nhận mô hình quyền như những lựa chọn được bảo vệ thì
chúng ta có thể gán một chức năng quy phạm không phù hợp cho cả quyền và những
học thuyết đạo đức, bằng cách này hay cách khác, coi trọng các quyền. Chúng ta có
thể nói rằng coi các cá nhân có một số quyền nhân thân nhất định là coi họ là tự chủ
trong các lĩnh vực được quy định bởi nội dung của các quyền (1987, 98).
Như Sumner lưu ý, có một vấn đề với lập luận này. Một người bảo vệ học
thuyết lợi ích chắc chắn sẽ khẳng định rằng nếu chúng ta áp dụng mô hình quyền là lợi
ích được bảo vệ, thì chúng ta có thể gán một chức năng đặc biệt khác cho các quyền.
Một người bảo vệ học thuyết lợi ích có thể cho rằng chức năng của quyền là bảo vệ lợi
ích. Sumner đặt vấn đề rất độc đáo.
Để xem các cách thức mà các nguồn lực khái niệm của chúng ta có thể được sử
dụng, hãy xem xét ba cơ sở sau đây để áp đặt các ràng buộc: (1) bảo vệ quyền tự chủ
cá nhân, (2) bảo vệ phúc lợi cá nhân và (3) phúc lợi chung. [...] Về quan niệm lợi ích
của các quyền, các nghĩa vụ trong cả (1) và (2) có các quyền tương ứng trong khi các
nghĩa vụ trong (3) thì không. [...] Ngược lại, về quan niệm lựa chọn, các nhiệm vụ
trong (1) có các quyền tương ứng trong khi các nhiệm vụ trong (2) và (3) thì không
(1987, 100).
Theo quan điểm của Sumner, nếu chúng ta áp dụng học thuyết lợi ích về quyền,
thì "chúng ta không có nguồn lực rõ ràng để đánh dấu sự khác biệt giữa (1) và (2)"
(1987, 100). Mặt khác, ông cho rằng nếu chúng ta áp dụng học thuyết lựa chọn quyền
và gộp (2) và (3) lại với nhau liên quan đến quyền, chúng ta có các nguồn khái niệm
khác để đánh dấu sự khác biệt giữa (2) và (3). Cụ thể, ông lập luận rằng chúng ta có
khái niệm về nghĩa vụ quan hệ, nghĩa vụ đối với ai đó. Ông cho rằng chúng ta nên sử
dụng quyền nói để chỉ (1), nghĩa vụ quan hệ nói để chỉ (2), và sự lợi ích/mục tiêu nói
để chỉ (3). Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, học thuyết ràng buộc hợp lý
về quyền, giống như học thuyết lợi ích, cho rằng các nghĩa vụ trong cả (1) và (2) có
các quyền tương ứng trong khi các nghĩa vụ trong (3) thì không. Sự phản đối của
Sumner đối với học thuyết lãi suất cũng là sự phản đối đối với học thuyết ràng buộc
hợp lý.
Có một số vấn đề với lập luận dựa trên học thuyết của Sumner. Xác suất đầu
tiên là các học thuyết lợi ích và lựa chọn / ý chí không tương đương về mặt mở rộng.

125
Mặc dù có những vấn đề mở rộng với cả hai học thuyết, một xác suất cụ thể với học
thuyết lựa chọn nghiêm trọng hơn nhiều so với bất kỳ vấn đề mở rộng nào với học
thuyết lãi suất. Như Sumner thừa nhận, học thuyết lựa chọn / ý chí cho rằng trẻ sơ sinh
của con người không có quyền (1987, 203-205). Như Wellman đã lưu ý, ngụ ý này là
"quái dị". Nó cực kỳ phản trực giác. Lý thuyết lựa chọn / ý chí cũng cho rằng luật hình
sự không tạo ra quyền. Điều này cũng rất phản cảm. Lý thuyết lợi ích được mở cho
các ví dụ phản đối như quyền đối với tài sản theo nghĩa đen là rắc rối hơn giá trị của
nó và quyền của thẩm phán để áp dụng bản án. Những vấn đề mở rộng này với học
thuyết lãi suất ít nghiêm trọng hơn nhiều so với vấn đề của học thuyết lựa chọn / ý chí
với quyền của trẻ sơ sinh. Như MacCormick (1982) đã lập luận, quy định rằng trẻ sơ
sinh có quyền gần như là điều kiện cần thiết cho một học thuyết đầy đủ về quyền.
Quan điểm cho rằng luật hình sự tạo ra quyền là rất hợp lý.
Để đáp lại sự phản đối quan điểm của mình, Sumner có nghĩa vụ phải thực hiện
một số "động tác tinh tế" trong lĩnh vực học thuyết tương tự như thao tác mở rộng mà
chúng ta thấy trong các lập luận mở rộng cho và chống lại các học thuyết lợi ích và
lựa chọn. Sumner lập luận rằng trong khi trẻ sơ sinh không có quyền, chúng ta có
nghĩa vụ đối với trẻ sơ sinh. Theo quan điểm của Sumner, trong khi đứa con trai sơ
sinh của tôi không có quyền đánh đập nó, tôi có nghĩa vụ với nó là không được đánh
đập nó. Vấn đề với động thái này là không có bằng chứng để hỗ trợ nó bằng ngôn ngữ
thông thường của chúng ta về quyền. Nó không chính xác về mặt mở rộng. Trên thực
tế, Sumner buộc phải đưa ra một sự phân biệt bị phủ nhận rõ ràng trong các cuộc thảo
luận thông thường về quyền của trẻ sơ sinh. Rõ ràng là đứa con trai sơ sinh của tôi sẽ
có lý do dân sự chống lại tôi nếu tôi đánh nó. Hơn nữa, hành động này sẽ được đóng
khung theo sự vi phạm quyền của tôi đối với anh ta. Sự phân biệt giữa quyền và nghĩa
vụ quan hệ sẽ không được rút ra. Bất kỳ luật sư nào cũng sẽ chỉ đơn giản cho rằng trẻ
sơ sinh có quyền hợp pháp, nhưng Sumner phải phủ nhận rằng điều này là như vậy.
Động thái lập luận của Sumner dường như chỉ được thúc đẩy như một phản ứng đối
với một vấn đề với học thuyết về quyền của ông.
Sự điều động học thuyết của việc tách nghĩa vụ và quyền quan hệ có các chi
phí mở rộng khác. Các trường hợp mà chúng tôi bắt đầu chương này cho thấy rằng
trong ngôn ngữ thông thường, nghĩa vụ quan hệ được cho là quy định các quyền.
Sumner cam kết với quan điểm phản trực giác mở rộng rằng X có thể có nghĩa vụ đối
với Y mà không cần Y có quyền chống lại X. Vì Sumner cho rằng các yêu cầu bồi
thường là nghĩa vụ quan hệ, anh ta cam kết với quan điểm phản trực giác rằng X có
thể có yêu cầu chống lại Y rằng Y làm A mà không có quyền mà Y làm A. Điều này

126
trái ngược với mối liên hệ chặt chẽ giữa các tuyên bố và quyền được ghi nhận bởi
nhiều người, bao gồm cả Hohfeld và Feinberg. Chúng ta đã thấy rằng học thuyết của
Feinberg là thiếu sót bởi vì nó cho rằng có một yêu sách là một điều kiện cần thiết để
có quyền. Nhưng công trình của Feinberg cho thấy rằng có yêu cầu bồi thường là điều
kiện đủ để có quyền.
Điều gì về tuyên bố của Sumner rằng nếu chúng ta áp dụng học thuyết lợi ích
của quyền "chúng ta không có nguồn lực rõ ràng để đánh dấu sự khác biệt giữa (1) và
(2)?" (1987, 100) Nó không chính xác. Thật dễ dàng để đánh dấu sự khác biệt này.
Trên thực tế, Sumner đã rút ra sự khác biệt một cách đáng ngưỡng mộ mà không cần
sử dụng thuật ngữ "quyền". Trong tài liệu được trích dẫn ở trên, ông rút ra sự khác
biệt giữa "(1) bảo vệ quyền tự chủ cá nhân, (2) bảo vệ phúc lợi cá nhân". Để đánh dấu
sự khác biệt của Sumner, người ta chỉ có thể nói rằng các quyền được chứng minh
theo những cách khác nhau. Đôi khi chúng được biện minh trên cơ sở tự chủ, trong
khi trong các trường hợp khác, chúng được biện minh trên cơ sở phúc lợi cá nhân.
Trên thực tế, Sumner thừa nhận nhiều như vậy.
Nếu chúng tôi chấp nhận quan niệm lợi ích... Chúng tôi sẽ không thể sử dụng
khái niệm quan trọng này [tức là quyền] để bảo vệ giá trị quan trọng này. Tất nhiên,
chúng ta vẫn có thể phân biệt giữa bảo vệ phúc lợi cá nhân và bảo vệ quyền tự chủ cá
nhân. Nhưng sự phân biệt sẽ được rút ra với lĩnh vực quyền hơn là giữa miền đó và
các nước láng giềng (1987, 98).
Những lợi ích học thuyết của việc áp dụng học thuyết lựa chọn / ý chí là rất
mong manh. Người ta được phép sử dụng khái niệm quyền để đánh dấu sự phân biệt
có thể dễ dàng được đánh dấu bằng các khái niệm khác. Chi phí học thuyết tương ứng
của việc áp dụng học thuyết lãi suất cũng rất mỏng. Người ta không thể sử dụng khái
niệm quyền để đánh dấu sự khác biệt giữa những ràng buộc quy phạm được biện minh
bởi phúc lợi của một cá nhân và những ràng buộc được biện minh bởi quyền tự chủ
của một cá nhân. Nhưng, như câu trước minh họa, sự phân biệt này rất dễ đánh dấu
theo những cách khác.
Sumner nói đúng rằng nó sẽ phần nào hữu ích cho các triết gia nếu việc nhận
thức các quyền cho phép chúng ta phân biệt giữa (1) bảo vệ quyền tự chủ cá nhân và
(2) bảo vệ phúc lợi cá nhân. Tuy nhiên, việc xem xét học thuyết lựa chọn ở trên cho
thấy nói chuyện về quyền thông thường không làm được điều đó. Một học thuyết đầy
đủ mở rộng về quyền sẽ không thực hiện công việc học thuyết mà Sumner muốn nó
làm. May mắn cho các nhà triết học, ngôn ngữ tiếng Anh cung cấp các tài nguyên

127
khác mà người ta có thể dễ dàng thực hiện công việc đó. Trường hợp học thuyết cho
học thuyết lựa chọn / ý chí là yếu. Nếu sự lựa chọn / ý chí và các học thuyết lợi ích là
tương đương mở rộng, thì khả năng phân biệt (1) và (2) sẽ là một lý do nhỏ để chọn
cái trước hơn cái sau. Tuy nhiên, các học thuyết lựa chọn / ý chí và lợi ích không
tương đương về mặt mở rộng. Lý thuyết lãi suất được mở rộng vượt trội hơn nhiều so
với học thuyết lựa chọn. Hơn nữa, học thuyết ràng buộc hợp lý về quyền vượt trội hơn
cả học thuyết lợi ích và học thuyết lựa chọn / ý chí. Chi phí học thuyết của các học
thuyết ràng buộc hợp lý là nhỏ. Đã đến lúc chuyển sang bảo vệ những khẳng định
được đưa ra trong hai câu cuối.

128
PHẦN 5. QUYỀN HẠN, LÍ LẼ VÀ CÁ NHÂN
Giờ là lúc phải dựa vào những hiểu biết của Raz, Hart và Wellman để phát
triển thuyết ràng buộc hợp lý có tương quan về nghĩa vụ. Ví dụ của Raz về phiên bản
hợp lý hóa của thuyết lợi ích chứa đựng những hiểu biết quan trọng cho sự phát triển
này, vì vậy tốt hơn hết là nên bắt đầu với quan điểm của ông.

1. LÝ LUẬN VÀ TƯƠNG QUAN VỀ NGHĨA VỤ


Như đã nêu ở trên, Raz khẳng định rằng X có quyền chỉ khi và chỉ khi, những
yếu tố khác bình đẳng, một phần phúc lợi của X (quyền lợi của anh ấy) là lý do đủ để
buộc người khác phải thực hiện nghĩa vụ.
Người ta có thể hình thành một phiên bản hợp lý hóa của cả sự lựa chọn, lý
thuyết dựa trên nguyện vọng để thay thế quyết định hoặc ý chí về lợi ích trong phiên
bản hợp lý hóa của Raz. Một phiên bản hợp lý hóa của thuyết lựa chọn cho rằng
X có quyền khi và chỉ khi những yếu tố khác cân bằng, việc bảo vệ một trong
những lựa chọn của X là lý do đủ để buộc một người khác phải thực hiện nghĩa vụ.
Một phiên bản hợp lý hóa của thuyết ý chí cho rằng
X có quyền khi và chỉ khi những yếu tố khác cân bằng, việc thúc đẩy ý chí của
X trong một trường hợp cụ thể là lý do đủ để buộc người khác phải chịu nghĩa vụ.
Không ai giữ một trong hai quan điểm này, nhưng thực tế là người ta có thể
hình thành các loại lý thuyết dự phòng hợp lý hóa quyền cho thấy rằng có hai phần
độc lập trong phân tích của Raz. Phần đầu tiên là tuyên bố rằng có quyền là vấn đề mà
nghĩa vụ được hợp lý hóa như thế nào. Phần thứ hai là tuyên bố rằng một yếu tố cụ thể
của một người, quyền lợi của họ, là yếu tố có chức năng hợp lý hóa. Phiên bản hợp lý
hóa của thuyết lựa chọn và của lý thuyết ý chí cho thấy rằng người ta có thể đồng ý
với Raz về phần đầu tiên của phân tích nhưng không đồng ý với anh ta về phần thứ
hai. Người ta có thể hình thành các lý thuyết Razian khác bằng cách cho rằng các yếu
tố khác, các đặc điểm khác của con người hợp lý hóa nghĩa vụ. Người ta cũng có thể
bác bỏ quan điểm của Raz rằng chỉ có một yếu tố của con người hợp lý hóa nghĩa vụ.
Họ có thể cho ra một phiên bản hợp lý hóa cho quan điểm về lợi ích và lựa chọn.
X có quyền khi và chỉ khi những yếu tố khác cân bằng, một phần quyền lợi của
X hoặc để bảo vệ một trong những lựa chọn của X là lý do đủ để buộc một người khác

129
phải chịu nghĩa vụ.
Hơn nữa, người ta có thể phát triển một lý thuyết hợp lý hóa để phủ nhận một
đặc điểm cụ thể hoặc đặc điểm cụ thể của cá nhân. Thuyết ràng buộc hợp lý có dạng
này:
X có quyền chống lại Y khi và chỉ khi một đặc điểm của X là lý do Y có nghĩa
vụ (hoặc bất khả thi).
Theo quan điểm này, một nghĩa vụ hay bất khả thi là tương quan, đối với ai đó,
khi một đặc điểm của người đó là lý do khiến người khác chịu nghĩa vụ hoặc bất khả
thi.
Nghĩa vụ của Y (hoặc bất khả thi) đối với X khi và chỉ khi một đặc điểm của X
là lý do Y phải chịu nghĩa vụ (hoặc bất khả thi).
Tên đầy đủ cho quan điểm này sẽ là "thuyết ràng buộc hợp lý trung lập về
quyền" bởi vì nó cho rằng một loại hợp lý hóa nhất định cho nghĩa vụ hoặc bất khả
thi, độc lập với bất kỳ yếu tố hoặc yếu tố cụ thể nào đó, là đặc điểm quan trọng của
quyền. Tên mô tả đầy đủ khá là cồng kềnh. Do đó, tôi đã chọn một cái tên ngắn hơn,
"thuyết ràng buộc hợp lý về quyền".
Hãy xem xét một số điểm tương đồng và khác nhau giữa quan điểm của Raz và
thuyết ràng buộc hợp lý. Nếu Julia có một quyền ngụ ý một nghĩa vụ, vậy tại sao, theo
quan điểm của Raz, nghĩa vụ được ngụ ý bởi quyền đó là một nghĩa vụ đối với Julia?
Bởi vì chính lợi ích của Julia là lý do đủ cho nghĩa vụ. Nếu Julia có một quyền ngụ ý
một nghĩa vụ, tại sao, theo thuyết ràng buộc hợp lý, nghĩa vụ được ngụ ý bởi quyền đó
là nghĩa vụ đối với Julia? Bởi vì yếu tố đó của Julia là lý do cho nghĩa vụ. Lý do cho
nghĩa vụ không phải là một số yếu tố khác của thế giới.
Cả Raz và lý thuyết ràng buộc hợp lý đều cho rằng tương quan về nghĩa vụ/bất
khả thi là nghĩa vụ/bất khả thi có một loại hợp lý hóa nhất định. Sự bất đồng liên quan
đến chính xác loại biện minh cần thiết cho một tương quan về nghĩa vụ/bất khả thi.
Raz cho rằng việc biện minh cho một nghĩa vụ/sự bất khả thi trong quan hệ phải là về
một đặc trưng duy nhất của chủ sở hữu quyền, lợi ích của chủ sở hữu quyền. Lý thuyết
ràng buộc hợp lý cho rằng, khi có liên quan đến khái niệm quyền, sự biện minh có thể
là về bất kỳ đặc điểm nào của chủ sở hữu quyền. Theo quan điểm ràng buộc hợp lý,
quyền lợi của chủ sở hữu quyền chỉ là một trong nhiều yếu tố của chủ sở hữu quyền
có thể đóng vai trò biện minh cho nghĩa vụ/bất khả thi quan hệ.

130
Lý thuyết ràng buộc hợp lý là một phát minh từ đề nghị của W.D. Ross cho
rằng chúng ta chịu nghĩa vụ đối với cái này hay cái kia cũng giống như nói rằng chúng
ta có nghĩa vụ xử sự theo một cách cụ thể dựa trên các sự kiện liên quan đến chúng
(1930, 49).
Theo Ross, khái niệm về một nghĩa vụ được "dựa trên các sự kiện liên quan
đến một người” là không thể giải thích được. Lý thuyết ràng buộc hợp lý cung cấp
một giải thích như vậy. Nó bác bỏ quan điểm của Ross rằng nghĩa vụ đối với ai đó
phải là nghĩa vụ "xử sự theo một cách nhất định đối với họ". Như đã đề cập trong cuộc
thảo luận của Martin (Chương 2), ví dụ về lời hứa của bạn về việc ngâm chân vào Hồ
Squam là một ví dụ đối lập với phần phân tích này của Ross. Mặt khác, quan điểm
ràng buộc hợp lý về quyền, giống với Ross nhưng không giống với Raz, cho rằng khái
niệm quyền không đặt ra hạn chế nào đối với các đặc điểm của một người, "các sự
kiện liên quan đến họ", có thể biện minh cho nghĩa vụ/bất khả thi tương quan với một
quyền.
Như đã thảo luận ở phần sau của chương này, về quan điểm ràng buộc hợp lý
về quyền, khái niệm quyền không đặt ra hạn chế nào đối với các yếu tố của một người
có thể hợp lý hóa cho một quyền, nhưng cũng có những hạn chế đáng kể. Nếu một
người chấp nhận thuyết ràng buộc hợp lý về quyền thì, xét theo hình thái của các
quyền, bất kỳ yếu tố nào của con người đều có thể hợp lý hóa cho quyền. Nhưng từ
góc độ thực tiễn, khẳng định rằng một số tính năng hợp lý hóa quyền dẫn đến kết luận
vô lý. Thuyết ràng buộc hợp lý về quyền cho rằng khái niệm quyền không đặt ra rào
cản nào đối với khẳng định rằng những kẻ giết người tàn bạo có quyền nhân thân
được trao 1.000 đô la mỗi tháng cả đời. Quan điểm cho rằng những kẻ giết người có
quyền nhân thân như vậy hoàn toàn là những lời khẳng định ngớ ngẩn. Theo thuyết
ràng buộc hợp lý, khái niệm về quyền không đặt ra rào cản nào đối với xác quyết ngớ
ngẩn rằng tôi có quyền nhân thân và bạn phải uống ít nhất 10 gallon Dr. Pepper mỗi
ngày.
Có một số khác biệt khác giữa quan điểm của Raz và thuyết ràng buộc hợp lý.
Vì những lý do được thảo luận trong Chương 4, lý thuyết đã có thêm một sự tham
chiếu rõ ràng đến những bất khả thi. Vì những lý do sẽ được thảo luận trong Chương
6, nó loại bỏ các cụm từ "những thứ khác là ngang bằng" và "đủ" khỏi phân tích của
Raz. Cuối cùng, nó sử dụng từ "yếu tố" thay vì "khía cạnh". Đây chỉ là một sự thay
đổi ngữ nghĩa. Tôi thấy thuật ngữ "yếu tố" tự nhiên hơn. Độc giả có thể thay "khía
cạnh" hoặc "tính chất" cho "yếu tố" trong tất cả những phần tiếp theo.

131
Chúng ta cần phải phân định về loại hợp lý hóa thiết yếu đối với quyền một
cách chính xác hơn. Điều đó có nghĩa là gì khi nói rằng một đặc điểm của một người
là một lý do phải chịu một nghĩa vụ/không có khả năng? Một lần nữa, quan điểm của
Raz ươm mầm cho câu trả lời.
Một quyền chỉ có thể được dựa trên một lợi ích khi và chỉ khi có một lập luận
kết luận chắc chắn rằng quyền đó tồn tại. Trong số các tiền đề không thừa của lập
luận, phải có một tuyên bố về lợi ích của người sở hữu quyền (1986, 181).
Đây là một phân tích tự nhiên vì một dạng lý lẽ kinh điển, một dạng hợp lý hóa
thường thấy, chính là lập luận. Nếu tôi muốn chứng minh một tuyên bố, tôi sẽ cố gắng
đưa ra lập luận cho nó. Do đó, việc phân tích lý lẽ cho nghĩa vụ và sự bất khả thi theo
hình thức lập luận là hợp lý. Theo Raz, một phiên bản ban đầu của quan điểm ràng
buộc hợp lý được chứng minh là:
Một yếu tố F của X là lý do cho nghĩa vụ/bất khả khi của Y khi và chỉ khi có
một lập luận vững chắc kết luận rằng nghĩa vụ/bất khả thi của Y tồn tại và trong số
các tiền đề không thừa của nó là một tuyên bố rằng X là F.
Sẽ được phân tích rõ hơn trong Chương 8, việc cụ thể hóa lập luận vững chắc
được đề cập trong phân tích này sẽ cho phép chúng ta giải quyết câu đố về quyền của
người đã khuất và thế hệ tương lai. Thuyết ràng buộc hợp lý cho rằng:
Một đặc điểm của X là lý do để Y có nghĩa vụ/bất khả thi S khi và chỉ khi có
một trường hợp không thừa của lập luận sau đây:
1. X là F.
2. Nếu X là F, thì Y sẽ có nghĩa vụ/bất khả thi S để làm A.
3. Vì vậy, Y có nghĩa vụ/bất khả thi S để làm A.
Hãy gọi hình thức lập luận trên là "hình thức lập luận chính". Từ quan điểm
này và kết luận của Chương 3, ta có thể suy ra rằng
X có quyền S đối với Y là Y phải làm A nếu và chỉ nếu có một trường hợp
không thừa của hình thức lập luận sau đây:
1. X là F.
2. Nếu X là F, thì Y có nghĩa vụ/không thể S để làm A.
3. Vì vậy, Y có nghĩa vụ/không thể S để làm A.

132
Theo lý thuyết ràng buộc hợp lý, quyền là một nghĩa vụ hoặc một bất khả thi
được hợp lý hóa bằng yếu tố của một người. Xem ai đó như một chủ sở hữu quyền
đồng nghĩa với việc coi họ là một nguồn gốc của những nghĩa vụ và bất khả thi. Sau
đây, chúng ta hãy tập trung vào nghĩa vụ. Việc phân tích sẽ được áp dụng, cho phép
những thứ khác thay đổi tương ứng, với những bất khả thi.
Có một khía cạnh mà trong đó, phiên bản đầu tiên của quan điểm ràng buộc
hợp lý được ưu tiên hơn phiên bản thứ hai. Cái đầu tiên trung lập về mặt đạo đức hơn
so với cái thứ hai. Trong một quan điểm siêu hình nhất định, chủ nghĩa đặc thù đạo
đức, tiền đề thứ hai của hình thức lập luận then chốt luôn sai. Những người theo chủ
nghĩa đặc thù đạo đức cho rằng không có quy tắc đạo đức nào cả. Đây là tuyên bố của
Jonathan Dancy về quan điểm.
Lý do tôi gọi một hành động tốt không phải là vì nó có đặc tính ABC, tôi cam
kết gọi bất kỳ hành động nào khác có đặc tính ABC đều tốt (1981, 377).
Bởi vì những người theo chủ nghĩa đặc thù đạo đức cho rằng tiền đề thứ hai
của hình thức lập luận chính luôn sai, nên quan điểm của họ cộng với phân tích ràng
buộc hợp lý về các quyền ngụ ý rằng những người theo chủ nghĩa đặc thù đạo đức
cam kết với quan điểm rằng không hề có quyền đạo đức và quyền hợp pháp. Vì những
lý do được nêu trong Chương 3, người ta thường muốn lý thuyết về quyền của họ
càng trung lập về mặt đạo đức càng tốt. Nhưng những ưu điểm của phân tích thứ hai
(sẽ được nêu rõ hơn ở Chương 8) là đáng để trả giá bằng việc giảm bớt tính trung lập
về mặt đạo đức. Tôi luôn thấy những phản đối thông thường đối với chủ nghĩa đặc thù
đạo đức có sức thuyết phục, vì vậy tôi không băn khoăn rằng thuyết ràng buộc hợp lý
ngụ ý rằng người ta phải bác bỏ chủ nghĩa đặc thù đạo đức hoặc các quyền. (Để có
một đánh giá tốt hơn về những phản đối này, xem Shafer-Landau (1997).)
Một quyền tồn tại khi cả hai tiền đề của dạng đối số chính đều đúng. Tính đúng
đắn của tiền đề thứ nhất, theo cách thông thường, phụ thuộc vào các sự kiện về X, chủ
thể của quyền. Mặt khác, tính đúng đắn của tiền đề thứ hai không được xác định bởi
các sự kiện về X và Y. Sự “S” trong tiền đề thứ hai của dạng lập luận chính chỉ ra
rằng tính đúng đắn của tiền đề thứ hai phụ thuộc vào các quy tắc của hệ thống quy tắc
trong câu hỏi. Hãy xem xét trường hợp sau đây của biểu mẫu đối số chính.
1. Tim đã trên 18 tuổi.
2. Nếu Tim trên 18 tuổi thì nhà nước có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp
cho anh ấy mức thu nhập tối thiểu.

133
3. Vì vậy, nhà nước có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp cho anh ta thu nhập
tối thiểu.
Tiền đề đầu tiên có đúng đắn hay không phụ thuộc vào sự thật về Tim, tuổi của
anh ấy. Tính đúng đắn của tiền đề thứ hai không phụ thuộc vào việc Tim bao nhiêu
tuổi. Chính hệ quy tắc S xác định tiền đề thứ hai của dạng lập luận then chốt là đúng
hay sai. Tiền đề thứ hai trong trường hợp này của dạng lập luận chính là đúng trong
một số hệ thống quy tắc pháp luật và sai ở một số hệ thống khác. Một số nước châu
Âu có luật thu nhập tối thiểu. Hoa Kỳ thì không. Điểm tương tự này có thể được đưa
ra mà không cần tham khảo hệ thống pháp luật. Giả sử Al thực tế là nam và Alice thực
tế có nghĩa vụ phải gặp Ben để ăn trưa (vì cô đã hứa với anh ấy). Không có nghĩa là
tiền đề thứ hai của trường hợp sau đây của dạng đối số chính là đúng.
1. Al là nam.
2. Nếu Al là nam thì Alice có nghĩa vụ đạo đức phải gặp Ben để ăn trưa.
3. Vì vậy, Alice có nghĩa vụ đạo đức phải gặp Ben để ăn trưa.
Điều kiện đúng hay sai không phụ thuộc vào giá trị chân lý của tiền đề và hệ
quả của điều kiện mà phụ thuộc vào các quy tắc của hệ thống quy tắc đạo đức. Tiền đề
thứ hai của hình thức lập luận then chốt đương nhiên khiến người ta thắc mắc về
những vấn đề phức tạp trong triết học pháp luật. Nói rằng một quy tắc là một phần của
hệ thống quy chuẩn có nghĩa là gì? Một quy tắc là gì? Thẩm quyền của một hệ thống
quy chuẩn là gì? Nhiều nhà tư tưởng (chẳng hạn như Raz) đã xem xét những câu hỏi
này nhưng câu trả lời cho chúng sẽ không có tác động đến các vấn đề đang được xem
xét trong cuốn sách này nên chúng ta có thể đặt chúng sang một bên.
Giả sử Sue hứa với Bob rằng cô ấy sẽ đưa cho anh ta 50 đô la, bỏ qua các vấn
đề phức tạp, hệ thống quy tắc đạo đức có tuyên bố sau:
Nếu X hứa đưa cho Y 50 đô la thì X có nghĩa vụ đạo đức phải đưa cho Y 50 đô
la.
Vì lời hứa của mình, Sue nợ Bob 50 đô la. Bob có quyền yêu cầu Sue trả cho
anh ta 50 đô la. Một lập luận hợp lý dẫn đến kết luận rằng Sue có nghĩa vụ phải trả
cho Bob 50 đô la sẽ như thế này:
1. Bob là người được Sue hứa trả 50 USD.
2. Nếu Bob là người được Sue hứa 50 đô la thì Sue có nghĩa vụ đạo đức
phải đưa cho Bob 50 đô la.

134
3. Vì vậy, Sue có nghĩa vụ đạo đức phải đưa cho Bob 50 đô la.
Tiền đề đầu tiên đề cập đến một đặc điểm của Bob - rằng anh ta đã được Sue
hứa trả 50 đô la. Vì vậy, nghĩa vụ của Sue là đối với Bob và anh ấy có quyền nhận 50
đô la từ cô ấy.
Danh mục chương trình đại học của Đại học Bang Georgia nêu rõ: “Thông
thường, sinh viên sẽ đáp ứng các yêu cầu về trình độ ngoại khóa của danh mục có hiệu
lực vào thời điểm họ vào Đại học Bang Georgia...” Sau đó nêu rõ: “Học sinh có thể
chọn đáp ứng các yêu cầu về trình độ ngoại khóa của một danh mục sau này…”
(2005, 67). Có một mẫu đơn phải được cố vấn của sinh viên ký để sinh viên thay đổi
danh mục. Giả sử Cynthia đến gặp cố vấn của cô ấy để thay đổi mẫu danh mục. Theo
hệ thống quy định của Bang Georgia, cố vấn có nghĩa vụ ký vào biểu mẫu. Đây là một
lập luận hợp lý cho nghĩa vụ này.
1. Cynthia là sinh viên tại bang Georgia.
2. Nếu Cynthia là sinh viên của Bang Georgia thì cố vấn của Cynthia có
nghĩa vụ phải ký vào mẫu thay đổi danh mục của Cynthia.
3. Vì vậy, cố vấn của Cynthia có nghĩa vụ Bang Georgia phải ký vào bản
thay đổi mẫu danh mục của Cynthia.
Sự tồn tại của lập luận này ngụ ý rằng nghĩa vụ của cố vấn là đối với Cynthia
và Cynthia có quyền yêu cầu cố vấn ký vào biểu mẫu. Trường hợp này khiến tôi chú ý
khi một cố vấn nào đó nghĩ rằng việc một sinh viên nào đó thay đổi danh mục là
không khôn ngoan. Tuy nhiên, theo hệ thống quy định của Bang Georgia, sinh viên có
quyền thay đổi danh mục ngay cả khi mọi người cho rằng làm như vậy là không khôn
ngoan, và do đó, dù anh ta cho rằng điều đó là khôn ngoan hay không, cố vấn đó vẫn
có nghĩa vụ phải ký vào biểu mẫu. Đây là hàm ý của quy định “sinh viên có thể lựa
chọn đáp ứng các yêu cầu về trình độ ngoại khóa của danh mục sau này”. Tất nhiên,
sau này học sinh có thể hối hận về sự lựa chọn của mình. Mục đích của biểu mẫu
không phải là để có được sự cho phép của cố vấn mà chỉ để đảm bảo rằng cố vấn đã
được thông báo về sự thay đổi và sinh viên đã được thông báo về hậu quả của việc
thay đổi danh mục.
Những ví dụ này có thể khiến người ta nghĩ rằng chỉ những đặc điểm liên quan
đến hai cá nhân mới có thể biện minh cho quyền lợi. Bob và Sue cũng như Cynthia và
cố vấn của cô ấy có mối liên hệ theo cách này hay cách khác. Nhưng đây chỉ là một
đặc điểm ngẫu nhiên của hai trường hợp này. Lấy ví dụ một quốc gia thông qua luật
thưởng cho tất cả những người có tóc vàng một khoản thanh toán hàng tháng là 50 đô

135
la. Đặc điểm của việc có mái tóc vàng không phải là đặc điểm liên quan đến hai cá
nhân, nhưng trong hệ thống pháp luật kỳ lạ này, đặc điểm này biện minh cho một
quyền.
Cả phiên bản biện minh của lý thuyết lợi ích và phiên bản biện minh của lý
thuyết lựa chọn đều có thể được trình bày bằng cách sử dụng dạng lập luận chính.
Phiên bản biện minh của lý thuyết lợi ích sẽ khẳng định rằng dạng lập luận chính là:
X có quyền S đối với Y mà Y thực hiện A khi và chỉ khi có một thể hiện không
dư thừa hợp lý của dạng đối số sau:
1. X quan tâm đến I.
2. Nếu X có lợi ích đối với I thì Y có nghĩa vụ/không thể thực hiện A.
3. Do đó, Y có nghĩa vụ S/không thể S để thực hiện A.
Phiên bản biện minh của lý thuyết lựa chọn sẽ khẳng định rằng dạng lập luận
chính là:
X có quyền S đối với Y mà Y thực hiện A khi và chỉ khi có một thể hiện không
dư thừa hợp lý của dạng đối số sau:
1. X có quyền lựa chọn làm A1, A2 ... hoặc A(n).
2. Nếu X được lựa chọn thực hiện A1, A2... hay A(n) thì Y có nghĩa
vụ/không được thực hiện A.
3. Do đó, Y có nghĩa vụ S/không được thực hiện A.
Vì những lý do đã nêu ở Chương 4, cả hai lý thuyết này đều không phù hợp.
Nhưng cần phải thấy rằng cả hai, theo một nghĩa quan trọng, đều là những biến thể
của lý thuyết về quyền hạn chế hợp lý.
Cả lý thuyết ràng buộc hợp lý và lý thuyết của Raz đều chứa thuật ngữ “không
dư thừa”. Thuật ngữ này là cần thiết vì một số đặc điểm của các cá nhân không làm
công việc biện minh có thể được đưa vào một cách giả tạo trong lập luận về nghĩa vụ.
Jane sơ suất va vào Fred khiến anh bị ngã và bị thương. Giả sử rằng, theo luật của
bang Georgia, Jane có nghĩa vụ pháp lý với Georgia phải bồi thường cho Fred về
những tổn thương mà cô đã gây ra. Có một ví dụ hợp lý về dạng đối số quan trọng đề
cập đến một đặc điểm của Fred.
1. Fred là người bị thương do sự sơ suất của Jane.

136
2. Nếu Fred là người bị thương do sơ suất của Jane thì Jane có nghĩa vụ
pháp lý ở Georgia phải bồi thường cho vết thương của Fred.
3. Vì vậy, Jane có nghĩa vụ pháp lý ở Georgia phải bồi thường cho những
vết thương của Fred.
Mọi thứ vẫn ổn. Nhưng giả sử Fred có bà nội, Mabel. Lập luận sau đây về
nghĩa vụ bồi thường cho Fred của Jane cũng có cơ sở.
1. Mabel là bà của Fred, một người bị thương do sơ suất của Jane.
2. Nếu Mabel là bà của Fred, người bị thương do sơ suất của Jane, thì Jane
có nghĩa vụ pháp lý ở Georgia phải bồi thường cho những vết thương của Fred.
3. Vì vậy, Jane có nghĩa vụ pháp lý ở Georgia phải bồi thường cho những
vết thương của Fred.
Nếu không có thuật ngữ “không dư thừa”, phân tích ràng buộc hợp lý sẽ ngụ ý
rằng Mabel có quyền yêu cầu Jane bồi thường cho Fred. Các đặc điểm của Mabel là
dư thừa theo nghĩa là chúng không cần thiết để biện minh cho nghĩa vụ của Jane. Đối
số thứ hai cũng đề cập đến một đặc điểm của Fred. Cụm từ “người bị thương do sự sơ
suất của Jane” ám chỉ Fred. Tính năng của Mabel không có tác dụng biện minh. Tuyên
bố về đặc điểm của Mabel được thêm vào tuyên bố về đặc điểm của Fred. Giả sử
Sutton đứng cách Fred 5 feet trong một bữa tiệc vào đêm trước khi anh ấy bị thương.
Người ta có thể xây dựng một lập luận giống như lập luận trên đề cập đến đặc điểm
này của Sutton. Sutton không phải là duy nhất. Mọi người còn sống đều cách xa Fred
một khoảng cách nào đó. Không có lập luận chắc chắn nào cho nghĩa vụ của Jane mà
không đề cập đến việc Jane đã sơ suất làm Fred bị thương. Một trường hợp dư thừa
của biểu mẫu đối số chính xảy ra khi người ta chèn thêm một tuyên bố đúng rằng một
người có một đặc điểm ở phía trước đối tượng đang thực hiện công việc biện minh.
Người ta có thể dễ dàng xác định liệu một tính năng có dư thừa hay không bằng cách
loại bỏ nó khỏi đối số và xem liệu đối số đó có còn đúng hay không. Nếu có thì tính
năng này là dư thừa.
Việc phân tích các ràng buộc chính đáng về quyền có thể được tập trung rõ
ràng hơn bằng cách xem xét khả năng hiểu sai về nó. Giả sử Brian là một kẻ ấu dâm.
Việc anh ta là một kẻ ấu dâm dường như là một lý do rất chính đáng để Jeffery không
để con gái mình, Vinita, một mình với Brian. Có vẻ như Vinita hoàn toàn có quyền
yêu cầu Jeffery không để cô ấy một mình với Brian. Lý thuyết ràng buộc chính đáng
cho rằng khái niệm về quyền không đặt ra hạn chế nào đối với những đặc điểm của
một người có thể biện minh cho quyền. Có vẻ như lý thuyết ràng buộc hợp lý được

137
đưa ra cho quan điểm rằng Brian có quyền yêu cầu Jeffery không để Vinita một mình
với anh ta. Nếu lý thuyết ràng buộc hợp lý có hàm ý này thì đó sẽ là một sai sót chết
người. Nhưng nó không có nghĩa như thế. Nó chỉ khẳng định rằng khái niệm về quyền
không đặt ra hạn chế nào đối với những đặc điểm của một người có thể biện minh cho
quyền. Liên quan đến khái niệm về quyền, người ta có thể viết một bộ luật ngụ ý rằng
những kẻ ấu dâm, ngoài việc bị bỏ tù, còn có quyền được chính phủ trả 1.000 đô la
mỗi tháng. Đối với khái niệm về quyền, một nhà nước có thể quyết định rằng những
kẻ sát nhân có quyền được hưởng những vinh dự đặc biệt không dành cho những công
dân có thái độ ôn hòa hơn. Lý thuyết ràng buộc hợp lý ngụ ý rằng về mặt khái niệm,
Brian có thể có quyền yêu cầu Jeffery không để Vinita một mình với anh ta. Nó không
ngụ ý rằng Brian thực sự có quyền này. Phân tích ràng buộc hợp lý chỉ có hàm ý phi
lý này khi kết hợp với các quan điểm thực chất phi lý về những đặc điểm nào biện
minh cho nghĩa vụ. Về cơ bản thì sẽ hợp lý hơn nhiều khi cho rằng Vinita có quyền
yêu cầu Jeffery không để cô ấy một mình với Brian.
Sự phản đối đối với ấu dâm mắc hai sai lầm. Đầu tiên, nó bỏ qua cách thức mà
quan niệm ràng buộc hợp lý về quyền vạch ra ranh giới giữa các câu hỏi về khái niệm
và nội dung. Thứ hai, nó bỏ qua tiêu chuẩn không dư thừa. Có một ví dụ về biểu mẫu
đối số chính đề cập đến một tính năng của Brian.
A. 1. Brian là một kẻ ấu dâm.
2. Nếu Brian là một kẻ ấu dâm, thì Jeffery có nghĩa vụ đạo đức là không để
Vinita một mình với Brian.
3. Vì vậy, Jeffery có nghĩa vụ bằng miệng không được rời Vinita một mình với
Brian.
Ngoài ra còn có một ví dụ về dạng đối số chính đề cập đến một đặc điểm của
Vinita.
B. 1. Vinita là đứa trẻ có thể bị tổn hại nếu ở một mình với Brian.
2. Nếu Vinita là một đứa trẻ có thể bị tổn hại nếu ở một mình với Brian, thì
Jeffery có nghĩa vụ đạo đức là không để Vinita một mình với Brian.
3. Vì vậy, Jeffery có nghĩa vụ đạo đức không để Vinita một mình với Brian.
Quan điểm thực chất hợp lý nhất là nghĩa vụ của Jeffery không để Vinita một
mình với Brian là hợp lý bởi thực tế là Brian có thể làm hại Vinita. Quan điểm thực
chất tự nhiên là trường hợp của anh ta song song với các trường hợp điển hình về
quyền không bị hành hung được biện minh (tùy thuộc vào quan điểm thực chất của

138
một người) bởi một điều gì đó giống như việc bị đánh thường không có lợi cho một
người hoặc thực tế là sự lựa chọn việc có bị đánh hay không là việc của người có thể
bị đánh. Chính mối lo ngại của Vinita là lý do biện minh cho nghĩa vụ của Jeffery.
Với những quan điểm thực chất hợp lý, lập luận B là đúng còn lập luận A thì không.
Từ góc độ khái niệm, lập luận A không có gì sai. Nhưng về cơ bản nó là phi lý. Nếu
một người giữ quan điểm thực chất rằng chính tác hại đối với Vinita mới có tác dụng
biện minh, thì đặc điểm của Brian được nêu trong lập luận A là một đặc điểm thừa
thãi. Lập luận A sẽ không hợp lý nếu những kẻ ấu dâm không làm hại trẻ em. Nếu
những kẻ ấu dâm vô hại thì tiền đề 2 của lập luận A sẽ sai. Chính sự tổn hại đối với
Vinita mới là thứ có quyền biện minh nên Vinita là người có quyền yêu cầu Jeffery
không để cô một mình với Brian.
Khi nói về vấn đề này, tất cả các lý thuyết biện minh về quyền đều ngang bằng
nhau. Không có vấn đề gì đặc biệt đối với lý thuyết ràng buộc hợp lý. Cả phiên bản
biện minh của lý thuyết lựa chọn và phiên bản biện minh của lý thuyết lợi ích đều cần
lưu ý đến sự khác biệt giữa các vấn đề về khái niệm và nội dung cũng như sự khác
biệt giữa các đặc điểm dư thừa và không dư thừa. Nếu không làm như vậy sẽ khiến lý
thuyết hiểu sai bản chất của việc biện minh cho các quyền và do đó sẽ dẫn đến những
phản ví dụ như trường hợp ấu dâm. Lý thuyết của Raz là một ví dụ hay cho trường
hợp này. Ông cho rằng một người có quyền nếu một trong những lợi ích của người đó
là lý do chính đáng để buộc người khác phải chịu nghĩa vụ. Brian có hứng thú (bệnh
hoạn) với việc lạm dụng tình dục trẻ em. Theo quan niệm của Raz về quyền, không có
rào cản khái niệm nào cho rằng lợi ích bệnh hoạn này là lý do đủ để buộc người khác
phải chịu nghĩa vụ. Theo lý thuyết của Raz, về mặt khái niệm, một tiểu bang có thể
thông qua luật cấp cho những kẻ ấu dâm quyền được nhận 1.000 đô la mỗi tháng. Đó
là quan điểm đúng đắn. Một luật như vậy về mặt khái niệm là có thể. Tuy nhiên, về cơ
bản là phi lý khi cho rằng lợi ích mà những kẻ ấu dâm có được khi thực hiện hành vi
ấu dâm là lý do đủ để buộc người khác phải chịu nghĩa vụ. Vì lý do này mà cả lý
thuyết của Raz và lý thuyết ràng buộc hợp lý đều bao gồm bộ định tính không dư
thừa.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý cho phép chúng ta nhìn thấy sự thật một phần trong
các phiên bản biện minh của lý thuyết lợi ích, lựa chọn và ý chí. Theo mỗi người, một
nghĩa vụ có tính chất quan hệ khi một đặc điểm của một cá nhân làm căn cứ cho nghĩa
vụ đó. Trên cả hai quan điểm, câu trả lời cho các câu hỏi: “Loại đặc điểm cá nhân nào
đặt nền tảng cho các nghĩa vụ quan hệ theo lý thuyết đạo đức đúng đắn?” và “nghĩa vụ
để bị ràng buộc là gì?” đều mang tính khái niệm. Trên quan điểm ràng buộc hợp lý,

139
câu hỏi đầu tiên là câu hỏi thực chất và câu hỏi thứ hai là câu hỏi khái niệm. Theo
quan điểm ràng buộc hợp lý, khi xét đến khái niệm quyền, bất kỳ loại đặc điểm riêng
lẻ nào cũng là loại đặc điểm chính xác đối với các quyền cơ bản. Lý thuyết ràng buộc
hợp lý về bản chất quan hệ của các quyền là trung lập đối với vấn đề nội dung. Theo
quan điểm ràng buộc chính đáng, việc phân tích khái niệm quyền không cho chúng ta
biết đặc điểm nào của cá nhân trên thực tế làm cơ sở cho nghĩa vụ. Hai lý thuyết tiềm
ẩn về bản chất quan hệ của các quyền được tìm thấy trong lý thuyết lựa chọn và lợi ích
không đồng ý với nhau về câu hỏi thực chất là đặc điểm nào của cá nhân thực sự là cơ
sở cho nghĩa vụ. Những đề xuất thực chất của họ – sở thích và lựa chọn – đều là đặc
điểm của cá nhân. Bằng cách này, cả hai lý thuyết đều xác nhận việc phân tích ràng
buộc hợp lý về bản chất quan hệ của các quyền.
Một cách khác để đưa ra quan điểm tương tự là nói rằng các nhà lý thuyết về
lợi ích và sự lựa chọn đã vẽ ranh giới giữa các vấn đề khái niệm và thực chất không
đúng chỗ. Sự khác biệt về khái niệm/nội dung phụ thuộc vào lý thuyết. Ranh giới giữa
các vấn đề khái niệm và nội dung sẽ được vạch ra một cách khác nhau bởi các lý
thuyết khác nhau về quyền. Các nhà lý thuyết về lợi ích cho rằng việc đề cập đến lợi
ích của người nắm giữ quyền là một phần của khái niệm quyền. Các nhà lý thuyết lựa
chọn cho rằng việc bảo vệ quyền lựa chọn là một phần của khái niệm về quyền. Lý
thuyết ràng buộc hợp lý không đồng ý với cả lý thuyết về lợi ích và lựa chọn. Nó cho
rằng đường ranh giới khái niệm/thực chất nên được vẽ “sâu” hơn so với đường ranh
giới đó.
Với sự khác biệt giữa quan điểm khái niệm và quan điểm thực chất trên bàn,
giờ đây chúng ta ở vị thế có thể phản hồi đầy đủ trước sự phản đối về quyền miễn trừ
bất lợi của Hart đối với lý thuyết ràng buộc hợp lý. Vì nó phù hợp với cách sử dụng
của Hart nên chúng ta tạm thời quay lại thảo luận các vấn đề theo thuật ngữ
Hohfeldian. Theo Hart,
ngay cả trong cách sử dụng lỏng lẻo nhất, cụm từ “quyền” cũng không được
dùng để chỉ thực tế là một người… miễn nhiễm với sự thay đổi có lợi; thực tế là…
hàng xóm của tôi không có quyền miễn cho tôi nghĩa vụ nộp thuế thu nhập, không cấu
thành bất kỳ quyền hợp pháp nào… đối với tôi. Quyền miễn trừ của một cá nhân trước
sự thay đổi pháp lý mà phải phụ thuộc vào người khác được nói đến và được coi là
một quyền chỉ khi sự thay đổi được đề cập là bất lợi, đồng nghĩa sẽ tước bỏ các loại
quyền hợp pháp khác của người đó… hoặc các lợi ích được pháp luật đảm bảo cho
người đó (1982) , 191).

140
Trong Chương 2, chúng ta đã thấy rằng đây là một sự phản đối ban đầu hợp lý
đối với quan điểm ràng buộc hợp lý và rằng bốn phản hồi làm giảm đi nhiều, nhưng
không phải tất cả, sức mạnh của nó. Chúng ta hãy gọi người hàng xóm của tôi là
“Donna” và giả sử rằng loại thuế đang được đề cập là thuế thu nhập của Hoa Kỳ.
Chúng tôi lưu ý rằng sẽ tốt hơn nếu người ta có thể chỉ ra rằng lý thuyết ràng buộc hợp
lý không hàm ý rằng quyền miễn trừ của tôi đối với việc Donna loại bỏ nghĩa vụ nộp
thuế thu nhập là một trong những quyền của tôi.
Rõ ràng là Donna không đủ khả năng để loại bỏ nghĩa vụ của tôi. Tôi có một số
quyền miễn trừ đối với việc cô ấy loại bỏ nhiệm vụ của tôi. Tuy nhiên, người ta không
được quên rằng những nghĩa vụ và khiếm khuyết có thể liên quan đến một người mà
không tôn trọng người đó. Ai là đối tượng khiến Donna không có khả năng để loại bỏ
nghĩa vụ của tôi? Trên quan điểm ràng buộc hợp lý, chúng tôi trả lời câu hỏi này bằng
cách xem xét lý do biện minh cho tình trạng khiếm khuyết của cô ấy. Tại sao Donna
lại không có năng lực này? Câu trả lời là doanh thu của chính phủ Hoa Kỳ sẽ giảm
mạnh nếu các cá nhân nói chung có quyền giảm bớt nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cho
những người hàng xóm của họ. Nếu các cá nhân sở hữu quyền lực này, họ chắc chắn
sẽ ký kết các thỏa thuận cùng có lợi để giảm bớt nghĩa vụ nộp thuế cho nhau. Lời biện
minh cho tình trạng khiếm khuyết của Donna không liên quan đến đặc điểm nào của
tôi. Nó đề cập đến một đặc điểm của chính phủ Hoa Kỳ.
Trừ khi người ta thêm vào một tính năng dư thừa, không lập luận hợp lý nào có
dạng như:
1. George là F.
2. Nếu George là F thì Donna không có khả năng S để loại bỏ nghĩa vụ nộp
thuế thu nhập của George.
3. Vì vậy, Donna không khả năng S để loại bỏ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập
của George.
Tôi không phải là đối tượng cho tình trạng khiếm khuyết khả năng đó của
Donna. Mà là chính phủ Mỹ. Lý thuyết ràng buộc chính đáng ngụ ý rằng nếu tình
trạng khiếm khuyết của Donna được biện minh bằng một đặc điểm của tôi thì tôi sẽ là
đối tượng của tình trạng khiếm khuyết đó và sẽ có quyền. Nó cũng đồng nghĩa rằng,
đối với khái niệm về các quyền liên quan, quyền miễn trừ của tôi có thể là một quyền.
Người ta có thể chấp nhận những quan điểm kỳ quặc ngụ ý rằng ví dụ của dạng lập
luận chính ở trên là hợp lý. Nhưng về bản chất, thiếu sót đó không được biện minh
theo cách này. Chính lợi ích của chính phủ Hoa Kỳ là lý do để biện minh cho quyền

141
miễn trừ của tôi. Khi kết hợp với những quan điểm thực chất hợp lý về việc biện minh
cho tình trạng khiếm khuyết của Donna, lý thuyết về các quyền có tính ràng buộc hợp
lý ngụ ý rằng tình trạng khiếm khuyết về quyền của cô ấy có liên quan nhưng không
liên quan đến tôi và do đó quyền miễn trừ của tôi không phải là một trong các quyền
của tôi.
Người ta có thể thắc mắc liệu chính phủ Hoa Kỳ có quyền yêu cầu Donna
không hủy bỏ nghĩa vụ nộp thuế của tôi hay không. Rõ ràng, nếu chính phủ không có
quyền thì câu trả lời là “không”. Chúng ta sẽ xem xét câu hỏi liệu các quốc gia có thể
có các quyền trong Chương 7 hay không. Để tranh luận, hãy giả định rằng họ có thể.
Nếu các chính phủ có thể có các quyền, thì lý thuyết ràng buộc hợp lý ngụ ý rằng
chính phủ Hoa Kỳ có quyền để Donna không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Đó là
một đặc điểm của chính phủ Hoa Kỳ, nhu cầu về doanh thu, là lý do biện minh cho
tình trạng khiếm khuyết về quyền của Donna. Hãy xem xét dạng đầy đủ của trường
hợp Hohfeldian.
Chính phủ Mỹ có quyền miễn trừ với Donna mà Donna không thay đổi
George có nghĩa vụ với chính phủ Hoa Kỳ rằng phải nộp thuế thu nhập
George có quyền chống lại chính phủ Hoa Kỳ để không phải trả thuế thu nhập
của mình bằng cách nói "George, anh không phải trả thuế thu nhập của mình."
Tình trạng khiếm khuyết về quyền của Donna được chính phủ Hoa Kỳ tôn
trọng vì đó là một đặc điểm của chính phủ có căn cứ, hợp lý, là lý do dẫn đến tình
trạng khiếm khuyết về quyền của cô ấy. Sự khiếm khuyết về quyền của cô ấy liên
quan đến chính phủ Hoa Kỳ và liên quan đến tôi. Nhớ lại trường hợp của Evelyn,
Joshua và Steve ở Chương 1. Evelyn vừa khiếu nại Joshua rằng anh ấy không lái xe
của Evelyn, vừa có quyền miễn trừ đối với Steve rằng Steve không thay đổi nghĩa vụ
của Joshua từ không được lái xe của Evelyn thành được tự do lái xe của cô ấy. Trong
Chương 1, trường hợp của Evelyn được sử dụng để chỉ ra rằng, trong các mối quan hệ
bậc hai, đối tượng của mối quan hệ sơ cấp có thể là một người khác với chủ thể của cả
mối quan hệ ban đầu và kết quả. Steve là đối tượng cho quyền miễn trừ của Evelyn,
nhưng Joshua là chủ thể của mối quan hệ ban đầu và kết quả. Trường hợp tôi được
miễn trừ việc Donna bãi bỏ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập của tôi là một trường hợp khác
theo mô hình này. Steve/Donna bị khiếm khuyết về quyền đối với Evelyn/chính phủ
Hoa Kỳ bãi bỏ nghĩa vụ của Joshua/của tôi. Lý thuyết tốt nhất về bản chất quan hệ của
quyền chỉ ra rằng các nghĩa vụ phải làm và không được làm tương ứng với các quyền
đều thuộc về người nắm giữ quyền vì đó là một đặc điểm của người nắm giữ quyền để

142
biện minh cho những nghĩa vụ và những điều không thể đó. Có thể người là nguồn
gốc của một điều không thể xảy ra không phải là người có mối quan hệ không thể thay
đổi. Một đặc điểm của X có thể là nguyên nhân khiến Y không có khả năng thay đổi
các mối quan hệ của Z. Trong trường hợp đó, X sẽ có quyền Y không đổi các mối
quan hệ của Z và quyền sẽ chỉ liên quan đến Z.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý không ngụ ý rằng quyền miễn trừ của tôi đối với
việc Donna loại bỏ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập là một trong những quyền của tôi. Nếu
một người sử dụng “của tôi” để chỉ chủ đề về quyền miễn trừ thì đó hoàn toàn không
phải là quyền miễn trừ của tôi. Đó là của chính phủ Mỹ. Trong trường hợp này, từ
“của tôi” trong “quyền được miễn trừ của tôi” là sai lệch. Khi “của” được tìm thấy
trước tên của quan hệ Hohfeldian, nó thường đề cập đến chủ ngữ của quan hệ. Nhưng
trong trường hợp kỳ lạ này, nó chỉ cho thấy tình trạng thiếu quyền tương ứng với khả
năng miễn trừ liên quan đến tôi. Tôi không phải là đối tượng được miễn trừ hoặc là
đối tượng của tình trạng thiếu quyền. Giống như sự phản đối về vấn đề ấu dâm, sự
phản đối của Hart dựa trên một ranh giới không đúng chỗ giữa các vấn đề về mặt khái
niệm và nội dung. Nó cũng dựa trên những quan điểm hấp dẫn nhưng không chính xác
về những hạn chế mang tính khái niệm đối với đối tượng và chủ thể của các mối quan
hệ Hohfeldian bậc hai mà chúng ta đã lưu ý ở Chương 1. Một khi sự khác biệt đó và
những hạn chế đó được ghi nhận một cách chính xác, sự phản đối sẽ không còn hiệu
lực. Trên thực tế, lý thuyết ràng buộc hợp lý cung cấp một giải thích rõ ràng về lý do
tại sao quyền miễn trừ của tôi đối với Donna khiến việc loại bỏ nghĩa vụ nộp thuế thu
nhập của tôi không phải là một trong các quyền của tôi. Tính năng quan hệ của quyền
bị thiếu. Tôi không thể nghĩ ra một khả năng miễn trừ bất lợi nào lại không tuân theo
một khuôn mẫu tương tự. Nói chung, bất kỳ quyền miễn trừ bất lợi nào cũng có thể là
một quyền. Tuy nhiên, khi một người chấp nhận những quan điểm thực chất hợp lý thì
hóa ra chúng không thực sự là quyền.

2. BÀO CHỮA ĐƠN GIẢN VÀ PHỨC TẠP


Có hai cách để biện minh cho các quyền. Kiểu biện minh đầu tiên và rõ ràng
nhất xảy ra khi một số đặc điểm của một người đủ để biện minh cho nghĩa vụ của
người khác. Quyền không bị hành hung được biện minh bởi những điều như thực tế là
việc bị hành hung thường không có lợi cho một người hoặc thực tế là việc lựa chọn có
bị đánh hay không nên thuộc về người có thể bị đánh. Trong trường hợp này, có vẻ
như đặc điểm của cá nhân là lý do đầy đủ cho nghĩa vụ. Công việc biện minh được

143
thực hiện bởi đặc điểm của cá nhân. Nếu có người hỏi: “Tại sao tôi không nên tấn
công Tim?” một câu trả lời hợp lý là, "Nó làm anh ấy tổn thương." Chúng ta hãy coi
những trường hợp như thế này là những trường hợp biện minh đơn giản. Có nhiều
trường hợp biện minh đơn giản. Ngoài quyền không bị hành hung, quyền có tài sản
riêng, quyền đi lại và quyền kết hôn là những trường hợp biện minh đơn giản. Trong
Chương 6, chúng ta sẽ thấy rằng sự biện minh đơn giản không đơn giản như được chỉ
ra ở đây. Vấn đề xung đột quyền sẽ đòi hỏi phải giải thích được ý nghĩa trong đó đặc
điểm của một người là sự biện minh đầy đủ cho nghĩa vụ của người khác. Chúng ta
hãy đặt vấn đề đó sang một bên cho đến Chương 6.
Có những trường hợp không phù hợp với kiểu biện minh đơn giản. Hãy nhớ lại
rằng, theo Raz,
quyền của các nhà báo… được bảo vệ nguồn tin của họ thường được biện minh
bởi lợi ích của các nhà báo trong việc có thể thu thập thông tin. Nhưng lợi ích đó được
coi là đáng được bảo vệ vì nó phục vụ công chúng. Nghĩa là, sự quan tâm của các nhà
báo được đánh giá cao vì tính hữu ích của nó đối với công chúng nói chung (1986,
179).
Như đã lưu ý trong Chương 4, có vẻ không hợp lý khi cho rằng, trong trường
hợp không có lợi ích của công chúng, lợi ích của nhà báo là đủ để biện minh cho
quyền bảo vệ nguồn tin của nhà báo. Hãy tưởng tượng rằng việc các nhà báo giữ bí
mật nguồn tin của họ không có lợi cho công chúng. Trong trường hợp đó, người ta sẽ
không thiết lập một hệ thống pháp luật khiến nhà báo có lợi trong việc bảo vệ nguồn
tin của mình. Trong trường hợp này, có một mô hình biện minh phức tạp gồm hai
bước. Nếu có người hỏi, “Tại sao người cụ thể này không phải cho chúng tôi biết cô
ấy lấy thông tin từ đâu (trong khi những người khác thì được)?” thì câu trả lời là: “Bởi
vì cô ấy là nhà báo.” Bước đầu tiên trong việc biện minh cho quyền của nhà báo chỉ
đề cập đến đặc điểm của một nhà báo. Lưu ý rằng, ở giai đoạn này, câu trả lời “Bởi vì
nó mang lại lợi ích cho công chúng” có thể không đúng. Trong nhiều trường hợp, việc
một nhà báo cụ thể giấu thông tin về nguồn tin của mình sẽ không ảnh hưởng đến lợi
ích cộng đồng và trong một số trường hợp, điều đó sẽ đi ngược lại lợi ích cộng đồng.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn bảo vệ quyền được bảo vệ nguồn tin của nhà báo đó.
Giả sử rằng không có nghi ngờ gì rằng cá nhân được đề cập là một nhà báo, câu hỏi tự
nhiên tiếp theo là “Tại sao các nhà báo không phải cho chúng tôi biết họ lấy thông tin
từ đâu?” Ở đây chúng ta đã chuyển sang bước tiếp theo trong việc biện minh cho
quyền của nhà báo. Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai này là: “Bởi vì việc cho phép các
nhà báo bảo vệ nguồn tin của họ là vì lợi ích chung”. Có nhiều trường hợp lý giải

144
phức tạp. Quyền tuyên án của thẩm phán là một trường hợp có sự biện minh phức tạp,
và nhiều người cảm thấy rằng quyền tự do ngôn luận là một quyền khác. Có vẻ như
quyền của công chức thường có một lý do biện minh phức tạp. Hai kiểu công chính
hóa này không loại trừ lẫn nhau. Ít nhất người ta có thể tranh luận rằng quyền tự do
ngôn luận là một trường hợp biện minh vừa đơn giản vừa phức tạp. Tự do ngôn luận
là điều mà nhiều cá nhân thấy có giá trị đối với bản thân họ và thật hợp lý khi cho
rằng việc bảo vệ ngôn luận là vì lợi ích công cộng. Sự khác biệt giữa biện minh đơn
giản và phức tạp không phải là mới. Tuyên bố kinh điển về sự khác biệt này là “Hai
khái niệm về quy tắc” của Rawls. Như Rawls đã nói, người ta phải lưu ý “sự khác biệt
giữa việc biện minh cho một hành vi và việc biện minh cho một hành động cụ thể
thuộc phạm vi của nó” (1999, 20). Sự biện minh đơn giản về một quyền không đề cập
đến một thực tiễn. Sự biện minh phức tạp của một quyền nào đó.
Việc bỏ qua sự khác biệt giữa biện minh đơn giản và phức tạp có thể dẫn đến
việc người ta phản đối lý thuyết về quyền hạn chế hợp lý. Người ta có thể cho rằng
các nhà báo có quyền bảo vệ nguồn tin của mình nhưng không có đặc điểm nào của
các nhà báo biện minh cho quyền này bởi vì lợi ích của công chúng mới là người thực
hiện công việc biện minh. Theo quan điểm này, việc nhà báo quan tâm đến việc bảo
vệ nguồn tin của mình là một đặc điểm dư thừa bởi vì việc biện minh thực sự đang
được thực hiện không phải bởi một cá nhân mà bởi lợi ích chung của công chúng. Vì
vậy, sự phản đối vẫn tiếp tục, quan điểm hạn chế hợp lý ngụ ý một cách vô lý rằng các
nhà báo không có quyền bảo vệ nguồn tin của mình nhưng công chúng có quyền
không tiết lộ nguồn tin của mình.
Sự phản đối này dẫn đến xu hướng (được Rawls lưu ý rất khéo léo) nhầm lẫn
giữa việc biện minh cho một hệ thống quy tắc với việc biện minh cho các quyền của
một người trong một hệ thống. Hệ thống trao cho các nhà báo quyền bảo vệ nguồn tin
của họ là hợp lý vì lợi ích công cộng. Quyền của một nhà báo cụ thể được chứng minh
bằng các quy tắc của hệ thống. Câu hỏi về ai có quyền là câu hỏi về một hành động cụ
thể trong một thực tiễn chứ không phải về một thực tiễn. Sử dụng phép ẩn dụ của
Rawls (1999, 31), câu hỏi ai, nếu có, có nghĩa vụ, là một câu hỏi trong một trò chơi.
Câu hỏi ai, nếu có, là đối tượng của nghĩa vụ là câu hỏi về những yêu cầu bắt buộc của
hệ thống quy tắc, chứ không phải về sự biện minh cho chính hệ thống quy tắc đó. Khi
chúng tôi tìm kiếm sự biện minh cho nghĩa vụ xác định xem nó có quan hệ hay không
(và nếu có với ai), chúng tôi tìm kiếm tính năng thực hiện công việc trong hệ thống
như hiện tại. Chúng tôi không tìm kiếm lời biện minh cho việc đưa tính năng này vào
hệ thống quy tắc.

145
Trong trường hợp nhà báo, mục đích cuối cùng của sự biện minh ở cấp độ cá
nhân là việc cá nhân đó là nhà báo. Bất kỳ yêu cầu biện minh nào khác (trừ khi có
nghi ngờ về việc liệu người được đề cập có thực sự là nhà báo hay không) sẽ chuyển
sang cấp độ thực hành, cấp độ đặt câu hỏi về các quy tắc của hệ thống. Chúng ta có
thể chính xác hơn. Quyền bảo vệ nguồn tin của mình là quyền tự do, và vấn đề chính
đang được bàn đến là quyền tự do theo kiểu Hohfeld không được nói cho người khác
biết nơi mình nhận được một số thông tin nhất định. Nhà báo cho rằng cô ấy có quyền
không nói cho người khác biết nơi cô ấy nhận được một số thông tin nhất định và
những tuyên bố bảo vệ quyền tự do này. Những tuyên bố này bao gồm tuyên bố
không bị bỏ tù vì từ chối cho người khác biết nơi cô nhận được thông tin. Đơn giản
hóa một chút để làm cho trường hợp này dễ trình bày hơn, đối số chính sẽ như sau:
1. Virginia là một nhà báo.
2. Nếu Virginia là một nhà báo thì James (thẩm phán) có nghĩa vụ không
tống Virginia vào tù vì không tiết lộ nguồn tin của mình.
3. Vì vậy, James có nghĩa vụ không bỏ tù Virginia vì không tiết lộ nguồn
tin.
Đây là một ví dụ hợp lý cho hình thức lập luận quan trọng, vì vậy Virginia có
quyền yêu cầu James không tống cô vào tù. Ở cấp độ cá nhân, đây là kết thúc của sự
biện minh, và việc Virginia là một nhà báo là yếu tố để biện minh. Nó không dư thừa.
Người ta có thể yêu cầu biện minh thêm ở cấp độ thực hành, nhưng đó không phải là
cấp độ mà việc biện minh cho các quyền được thực hiện.

3. NGHĨA VỤ PHI QUAN HỆ


Bất kỳ lý thuyết nào về nghĩa vụ quan hệ đều nhất thiết phải bao hàm ít nhất
một phần lý thuyết về nghĩa vụ phi quan hệ. Các nghĩa vụ quan hệ không phải là toàn
bộ chuẩn mực cuộc sống. Ngoài ra còn có những nghĩa vụ không liên quan. Nghĩa vụ
làm từ thiện là ví dụ tiêu chuẩn về nghĩa vụ phi quan hệ. Chúng ta hãy đơn giản hóa
vấn đề và giả sử rằng một hệ thống quy tắc P chứa mệnh đề sau:
Nếu X là người có thu nhập trên 100.000 USD/năm và Y1, Y2, Y3, v.v. là
những người có thu nhập dưới 1.000 USD/năm thì X có nghĩa vụ P phải đưa một số
tiền cho Y1 hoặc Y2 hoặc Y3, v.v. .

146
Hãy chú ý bản chất của “hoặc” trong câu này. Một yếu tố quan trọng của nghĩa
vụ làm từ thiện là X có toàn quyền quyết định trao số tiền từ thiện của mình cho ai.
Nếu tôi có nghĩa vụ làm từ thiện, tôi có thể đáp ứng nghĩa vụ này bằng cách quyên
góp cho Hội Chữ Thập Đỏ, tổ chức Môi trường sống cho Nhân loại, Oxfam hoặc bất
kỳ tổ chức nào khác. X có thể đáp ứng nghĩa vụ từ thiện bằng cách đưa cho Y1 hoặc
đưa cho Y2, hoặc đưa cho Y2 và Y3 v.v. Chữ “hoặc” trong trường hợp nghĩa vụ làm
từ thiện chỉ ra rằng người cho có nghĩa vụ với phạm vi rộng. Người tặng có thể chọn
từ một nhóm người nhận đủ điều kiện. (Có những câu hỏi thú vị về bản chất của phạm
vi nghĩa vụ và điều này liên quan như thế nào đến sự khác biệt giữa nghĩa vụ hoàn
toàn và nghĩa vụ không hoàn toàn. Xem Rainbolt (2000).)
Giả sử có một nhóm người có thu nhập dưới 1.000 USD và Tabitha có thu nhập
trên 100.000 USD. Tabitha có nghĩa vụ đưa một số tiền cho một số người có thu nhập
dưới 1.000 USD. Không có yếu tố nào của bất kỳ một người nào là cần thiết cho một
lập luận hợp lý dẫn đến kết luận rằng Tabitha có nghĩa vụ này với phạm vi quyền hạn
của mình là phải đưa ra cho ai. Giả sử có chính xác ba người có thu nhập dưới 1.000
USD mỗi năm – Howard, Kate và George. Lập luận sau đây không hợp lý:
1. Tabitha là người có thu nhập trên 100.000 USD/năm và Howard có thu
nhập dưới 1.000 USD/năm.
2. Nếu Tabitha là người có thu nhập trên 100.000 đô la mỗi năm và
Howard có thu nhập dưới 1.000 đô la mỗi năm, thì Tabitha có nghĩa vụ P phải đưa
một số tiền cho Howard hoặc Kate hoặc George.
3. Vì vậy, Tabitha có nghĩa vụ P phải đưa một số tiền cho Howard hoặc
Kate hoặc George.
Tiền đề thứ hai của lập luận này là sai vì việc Howard có thu nhập dưới 1.000
đô la không có nghĩa là Tabitha có nghĩa vụ đưa một số tiền cho Howard, Kate hoặc
George. Phạm vi nghĩa vụ của Tabitha mà cô ấy có thể chọn từ thiện cho Howard,
Kate hoặc George, không được trình bày chính xác trong lập luận trên. Không có đặc
điểm nào của Howard hay Kate hay George, đó là lý do khiến Tabitha có phạm vi
nghĩa vụ của mình là đưa một số tiền của mình cho Howard hoặc Kate hoặc George.
Phân tích ràng buộc hợp lý ngụ ý rằng nghĩa vụ của cô ấy là không quan hệ. Nghĩa vụ
của Tabitha không dành cho bất kỳ ai. Đó là nghĩa vụ không liên quan và không ai có
quyền đối với số tiền của Tabitha.
Hãy so sánh nghĩa vụ của Tabitha với một nghĩa vụ khác tương tự. Giả sử có
một hệ thống quy tắc Q chứa nhận định sau:

147
Nếu X là người có thu nhập trên 100.000 USD/năm và nếu Y là người có thu
nhập dưới 1.000 USD/năm thì X có nghĩa vụ phải đưa cho Y một ít tiền của mình.
Nhận định đó ngụ ý rằng, nếu Nikki có thu nhập trên 100.000 đô la và Howard
có thu nhập dưới 1.000 đô la, thì Howard có quyền đối với một phần tiền của Nikki.
Một lập luận hợp lý dẫn đến kết luận rằng Nikki có nghĩa vụ sẽ như thế này:
1. Nikki là người có thu nhập trên 100.000 USD/năm và Howard là người
có thu nhập dưới 1.000 USD/năm.
2. Nếu Nikki là người có thu nhập trên 100.000 USD mỗi năm và Howard
là người có thu nhập dưới 1.000 USD mỗi năm thì Nikki có nghĩa vụ Q phải đưa cho
Howard một số tiền của mình.
3. Vì vậy, Nikki có nghĩa vụ Q phải đưa cho Howard một số tiền của mình.
Nghĩa vụ được đề cập trong phần kết luận của lập luận này là nghĩa vụ đối với
Howard vì lập luận dẫn đến kết luận này có tuyên bố rằng Howard có một số yếu tố -
là người có thu nhập dưới 1.000 đô la.
Tại sao Howard có quyền đối với số tiền của Nikki trong khi Howard, Kate và
George đều không có quyền đối với Tabitha? Câu trả lời có thể được tìm thấy bằng
cách so sánh tiền đề hai của hai lập luận trên. Sự khác biệt giữa hai cơ sở tuy khó phát
hiện nhưng quan trọng. Hệ thống quy tắc Q ngụ ý rằng mỗi cá nhân có thu nhập trên
100.000 đô la có nghĩa vụ đưa một số tiền cho mỗi cá nhân có thu nhập dưới 1.000 đô
la. Hệ thống quy tắc P không có hàm ý này. Nó mang lại cho những người có thu nhập
trên 100.000 đô la quyền được trao cho một số người nhưng không cho những người
khác. Vì vậy, không cá nhân nào có quyền tương ứng với nghĩa vụ của Tabitha. Việc
nghĩa vụ có mang tính quan hệ hay không phụ thuộc vào hệ thống quy tắc mà nghĩa
vụ đó xuất hiện. Trong một hệ thống quy tắc, nghĩa vụ cấp cho người nghèo một số
tiền có thể mang tính chất quan hệ trong khi ở một hệ thống quy tắc khác thì điều đó
có thể không như vậy.
Người ta có thể nghĩ rằng sự khác biệt giữa các nghĩa vụ quan hệ và phi quan
hệ là ở chỗ sự biện minh cho các nghĩa vụ quan hệ được tìm thấy trong các đặc điểm
của cá nhân trong khi sự biện minh cho các nghĩa vụ phi quan hệ được tìm thấy trong
các đặc điểm của nhóm. Điều này có thể khiến người ta nghĩ rằng nhóm Howard, Kate
và George có quyền yêu cầu Tabitha đưa một số tiền cho một số người trong số họ.
Quan điểm này sẽ được xem xét trong Chương 7.

148
Sử dụng ví dụ của Tabitha và Howard ở trên, một người đã bỏ qua vòng loại dư
thừa trong lý thuyết ràng buộc hợp lý có thể khẳng định rằng có một đặc điểm của
Howard là một phần của một ví dụ hợp lý của dạng lập luận chính. Tiền đề thứ hai của
một phiên bản của tính năng đối số chính sử dụng thuộc tính như vậy có thể giống như
thế này:
Nếu Howard là một trong ba người, Howard, Kate và George, có thu nhập dưới
1.000 USD mỗi năm và Tabitha là người có thu nhập trên 100.000 USD mỗi năm thì
Tabitha có nghĩa vụ P phải đưa một số tiền cho Howard hoặc Kate hoặc George.
Điều này ám chỉ đặc điểm dư thừa của Howard là trở thành một phần của nhóm
Howard, Kate và George. Tính năng này là dư thừa giống như cách Mabel trở thành
bà của Fred là dư thừa.
Một loại nghĩa vụ phi quan hệ khác là những nghĩa vụ mà sự biện minh của
chúng dựa trên một điều gì đó không phải là đặc điểm của con người. Nhiều người
nghĩ rằng có những trường hợp hợp lý cho các lập luận có dạng sau:
1. A là F
2. Nếu A là F thì X có nghĩa vụ phải thực hiện A.
3. Vì vậy, X có nghĩa vụ phải thực hiện A.
Nói cách khác, nhiều người cho rằng đặc điểm của hành vi biện minh cho nghĩa
vụ. Người ta có thể cho rằng mình có nghĩa vụ thực hiện một hành động nếu hành
động đó tối đa hóa lợi ích. Nếu một người giữ niềm tin này thì người đó sẽ cho rằng
có một số nghĩa vụ không liên quan. Người ta có thể cho rằng người ta có nghĩa vụ
thực hiện một hành động khi và chỉ khi hành động đó tối đa hóa lợi ích. Nếu một
người giữ niềm tin này, thì người ta sẽ cho rằng chỉ có những nghĩa vụ không liên
quan, mà không có quyền nhân thân. Quan điểm này xứng đáng có phần riêng của nó.

4. HỆ QUẢ LUẬN
Đã có rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến không gian khái niệm, mà nếu có,
hệ quả luận đó cho phép các quyền. Ít nhất là từ thời Mill, những người theo chủ
nghĩa hệ quả đã lo lắng rằng quan điểm của họ không thể đưa ra một giải thích hợp lý
về các quyền. Mill cho rằng quyền là cơ sở để phân biệt giữa công lý và các phần khác
của đạo đức. Sau đó ông lưu ý rằng

149
Trong mọi thời đại suy đoán, một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc
tiếp nhận học thuyết cho rằng lợi ích hay hạnh phúc là tiêu chí của đúng và sai đã
được rút ra từ ý tưởng về công lý (1979, 41).
Hart cho rằng
có thể có những quy tắc ứng xử được gọi là quy tắc đạo đức khá đúng đắn …
không sử dụng khái niệm về quyền, và không có gì mâu thuẫn hoặc vô lý trong một
quy tắc hoặc đạo đức bao gồm toàn bộ các quy định hoặc trong một quy tắc chỉ quy
định những gì nên làm, được thực hiện để hiện thực hóa hạnh phúc hoặc lý tưởng nào
đó về sự hoàn thiện cá nhân. Hành động của con người trong các hệ thống như vậy sẽ
được đánh giá hoặc bị chỉ trích là tuân thủ các quy định như tốt hay xấu, đúng hay sai,
khôn ngoan hay ngu ngốc, phù hợp hay không phù hợp, nhưng không ai trong hệ
thống đó có, được thực hiện, yêu cầu các quyền, vi phạm, hay xâm phạm chúng
(1979, 15).
Lý thuyết ràng buộc hợp lý theo Hart (trong số nhiều lý thuyết khác) và ngụ ý
rằng chủ nghĩa hậu quả của hành động không để lại không gian khái niệm cho quyền.
Cũng dễ hiểu vì sao những người theo chủ nghĩa hậu quả hành động lại cam kết với
quan điểm rằng không có quyền nào cả. Quyền là nghĩa vụ được chứng minh bằng đặc
điểm của người có quyền. Người nào cho rằng có các quyền thì nhất thiết phải cam
kết với quan điểm rằng các cá nhân là nguồn gốc của các nghĩa vụ. Những người theo
chủ nghĩa hậu quả hành động cho rằng các đặc điểm của hành vi, không phải cá nhân,
sẽ biện minh cho mọi nghĩa vụ. Họ cam kết với quan điểm rằng các cá nhân không
bao giờ là nguồn gốc của nghĩa vụ.
Cách trình bày trực quan này không đủ chính xác. Nhưng chính xác thì điều gì
ở chủ nghĩa hệ quả hành động khiến nó không tương thích với các quyền? Các lý
thuyết theo chủ nghĩa hậu quả cho rằng đạo đức chỉ là vấn đề xác định tác động của
một hành động đối với lượng G (hàng hóa). Một loại hệ quả luận là hệ quả luận hành
động. Theo hệ quả luận hành động, hệ thống quy tắc đạo đức có dạng sau:
A là bắt buộc khi và chỉ khi A tối đa hóa lượng G trên thế giới. Ngược lại A bị
cấm.
(Hãy bỏ qua các ràng buộc.) G có thể là bất cứ thứ gì. Một quan điểm chung
cho rằng G là hạnh phúc, sự thỏa mãn sở thích hoặc một trạng thái tinh thần tương tự
nào đó. Nếu một người giữ quan điểm này thì người đó theo chủ nghĩa vị lợi.
Chủ nghĩa hậu quả hành động có để lại không gian khái niệm cho quyền
không? Hãy xem xét tiền đề hai của dạng lập luận chính. Nếu một hệ thống quy tắc

150
đạo đức nhằm tạo ra các quyền thì nó phải khẳng định rằng có một số trường hợp khi
các tuyên bố có dạng:
Nếu X là F thì Y có nghĩa vụ đạo đức phải thực hiện A.
là đúng. Tuy nhiên, theo chủ nghĩa hậu quả hành động, không có trường hợp
nào các phát biểu thuộc dạng này là đúng. Không có những trường hợp như vậy bởi
vì, nếu chủ nghĩa hậu quả của hành động là đúng thì mọi lập luận về nghĩa vụ đạo đức
đều dựa trên những tuyên bố có dạng:
Nếu A là F, thì Y có nghĩa vụ đạo đức phải thực hiện A.
Theo chủ nghĩa hệ quả hành động, F được đề cập là tối đa hóa hữu dụng.
Những người bảo vệ chủ nghĩa hậu quả hành động không coi cá nhân là nguồn gốc
của nghĩa vụ đạo đức. Thay vào đó, họ coi hành vi là nguồn gốc của nghĩa vụ đạo đức.
Lập luận vừa được đưa ra áp dụng tương đương cho các quyền đạo đức và pháp lý.
Chủ nghĩa hậu quả hành động ngụ ý rằng không có quyền pháp lý cũng như quyền
đạo đức. (Lyons (1994, 147–175) đi đến kết luận tương tự bằng một con đường khác.)
Để sửa đổi cụm từ nổi tiếng của Rawls, vấn đề với chủ nghĩa hậu quả hành động là nó
không coi trọng thực tế rằng các cá nhân là nguồn gốc của các nghĩa vụ đạo đức
(1971, 27).
Lý thuyết ràng buộc hợp lý dựa trên sự phân biệt trực quan giữa các đặc điểm
của hành vi (một phân lớp sự kiện) và các đặc điểm của con người. Hãy xem xét
những đặc điểm như là một phụ nữ, cao 183cm và có mái tóc đỏ. Đây là những đặc
điểm nhất thiết phải là đặc điểm của cá nhân. Một hành động không thể cao 183cm.
Các đặc điểm khác, chẳng hạn như việc John thực hiện hoặc tối đa hóa lợi ích, nhất
thiết phải là đặc điểm của hành động. Mặc dù một người có thể thực hiện một hành
động nhằm tối đa hóa hữu dụng, nhưng chỉ có một hành động mới có thể tối đa hóa
hữu dụng. Có một số đặc điểm, chẳng hạn như vị trí không gian, mà cả cá nhân và
hành vi đều có thể có. Khi tôi viết bài này, tôi có cảm giác như đang ở Atlanta,
Georgia và hành động đánh máy của tôi đang diễn ra ở Atlanta, Georgia. Các vấn đề
có thể có được một chút phức tạp. Giả sử Tynisha đánh Alex. Tynisha có đặc điểm là
người đánh Alex, Alex có đặc điểm là người bị Tynisha đánh và hành động mà
Tynisha thực hiện có đặc điểm là hành động đánh ai đó. Rõ ràng còn nhiều điều có thể
nói ở đây. Nhưng đây là một tác phẩm về lý thuyết quyền chứ không phải lý thuyết
hành động. Trong cuốn sách này, chỉ cần lưu ý rằng tối đa hóa hữu dụng chỉ có thể là
một đặc điểm của một hành động. Một người có thể thực hiện một hành động nhằm
tối đa hóa hữu dụng, và do đó chúng ta sẽ hiểu điều đó nếu ai đó nói, “Tynisha đã tối

151
đa hóa hữu dụng”. Nhưng tuyên bố này là không đủ chính xác. Nói đúng ra, cả
Tynisha và bất kỳ người nào khác đều không thể tối đa hóa hữu dụng. Tất cả những gì
một người có thể làm là thực hiện một hành động nhằm tối đa hóa hữu dụng.
Những đặc điểm dư thừa có thể được sử dụng bởi người bảo vệ chủ nghĩa hậu
quả hành động, người muốn phản đối tuyên bố của tôi rằng chủ nghĩa hậu quả hành
động ngụ ý rằng không có quyền nhân thân. Holly Smith đã gợi ý rằng có một ví dụ
về hình thức lập luận then chốt là hợp lý ngay cả khi chủ nghĩa hệ quả hành động là
đúng. Giả sử Jane đang cân nhắc có nên đánh Bob hay không. Chúng ta hãy tập trung
vào phiên bản khoái lạc của chủ nghĩa hệ quả hành động. Theo quan điểm này, tối đa
hóa lợi ích bao gồm việc tối đa hóa mức độ hài lòng trên thế giới. Người bảo vệ chủ
nghĩa hậu quả của hành động khoái lạc cho rằng Jane có nghĩa vụ không đánh Bob khi
và chỉ khi cơn đau được tạo ra (ở Bob và tất cả những người khác) khi đánh Bob lớn
hơn niềm vui được tạo ra (ở Bob và tất cả những người khác) khi đánh Bob. Nếu đánh
Bob làm tăng khoái cảm thực sự thì Jane có nghĩa vụ đánh Bob và nếu đánh anh ta
làm giảm khoái cảm thực sự thì Jane có nghĩa vụ không đánh Bob. Chúng ta hãy giả
sử rằng, trong tình huống cụ thể của Jane, việc không đánh Bob sẽ mang lại khoái cảm
tối đa. Trong trường hợp đó, theo chủ nghĩa hậu quả của hành động khoái lạc, Jane có
nghĩa vụ không đánh Bob. Lý thuyết ràng buộc hợp lý cho rằng, nếu chủ nghĩa hệ quả
của hành động là đúng thì nghĩa vụ này không thuộc về Bob và Bob không có quyền
yêu cầu Jane không đánh anh ta. Có vẻ như đặc điểm của hành động không đánh Bob
(không đánh Bob sẽ tối đa hóa khoái cảm), không phải đặc điểm của Bob, đã biện
minh cho nghĩa vụ của Jane.
Smith chỉ ra rằng một người bảo vệ thông minh cho chủ nghĩa hệ quả hành
động muốn khẳng định rằng lý thuyết đạo đức ưa thích của cô ấy để lại không gian
khái niệm cho các quyền có thể chỉ ra đặc điểm sau đây của Bob như đặc điểm biện
minh cho nghĩa vụ của Jane:
A. Bob là người mà cơn đau của anh ấy được tạo ra khi Jane đánh anh ấy
lớn hơn niềm vui mà người khác tạo ra khi Jane đánh Bob.
Người bảo vệ chủ nghĩa hậu quả hành động có thể khẳng định rằng ví dụ sau
đây của hình thức lập luận chính là hợp lý và lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ
quan hệ và chủ nghĩa hậu quả hành động ngụ ý rằng Bob có quyền để Jane không
đánh anh ta:
1. Bob là người mà cơn đau của anh ấy được tạo ra khi bị Jane đánh lớn
hơn niềm vui mà người khác tạo ra khi Jane đánh Bob.

152
2. Nếu Bob là người mà cơn đau của anh ấy được tạo ra khi bị Jane đánh
lớn hơn niềm vui mà người khác tạo ra khi Jane đánh Bob, thì Jane có nghĩa vụ đạo
đức là không đánh Bob.
3. Vì vậy, Jane có nghĩa vụ đạo đức là không đánh Bob.
Lập luận này là đúng đắn. Có vẻ như chủ nghĩa hậu quả hành động đã để lại
không gian khái niệm cho quyền. Tuy nhiên, điều này sẽ không chính xác. Nếu người
bảo vệ chủ nghĩa hậu quả hành động sử dụng lập luận của Smith, cô ấy sẽ cam kết với
quan điểm rằng mọi người trên thế giới đều có quyền để Jane không đánh Bob. Để
thấy điều này, chúng ta hãy giả sử rằng trên thế giới chỉ có ba người – Jane, Bob và
Gareth. Sau đó hãy xem xét những đặc điểm sau đây của Jane và Gareth.
B. Gareth là người mà niềm vui được sinh ra trong Gareth và Jane khi Jane
đánh Bob tạo ra ít đau đớn cho Gareth và Jane hơn khi Jane đánh Bob.
C. Jane là người mà niềm vui của Jane và Gareth được sinh ra khi Jane
đánh Bob mà Bob sẽ ít hơn đau đớn hơn khi bị Jane đánh.
Người ta có thể đặt ra một thể hiện của dạng đối số chính cho từng đặc điểm
trong số hai đặc điểm này. Nó sẽ giống như cái được đưa ra ở trên, tập trung vào đặc
điểm khác thường của Bob. Lập luận của Smith ngụ ý rằng Bob, Jane và Gareth mỗi
người có quyền không đánh Bob. Nó ngụ ý rằng tất cả mọi người đều có quyền tối đa
hóa hữu dụng. Đây là một hàm ý phản trực giác trong lập luận của Smith.
Lập luận của Smith dựa vào một tính năng dư thừa. Những đặc điểm của Bob
mà Smith đã chỉ ra là dư thừa giống như đặc điểm của Mabel là bà của Fred. Chúng ta
hãy đặt ba đặc điểm hơi kỳ quặc này cạnh nhau.
A. Cơn đau được tạo ra trong Bob khi Jane đánh Bob lớn hơn niềm vui của
người khác khi Jane đánh Bob.
B. Gareth là người mà niềm vui của Gareth và Jane khi Jane đánh Bob sẽ ít
hơn cơn đau của Bob khi bị Jane đánh.
C. Jane là người mà niềm vui mà Jane và Gareth khi Jane đánh Bob sẽ ít
hơn cơn đau của Bob khi bị Jane đánh.
Trong mỗi trường hợp, chính đặc điểm của hành động được đề cập, hành động
đánh Bob, mới có tác dụng biện minh. Việc Bob, Gareth và Jane là những con người
không có lý do gì để biện minh. Tất cả những gì quan trọng, từ quan điểm của chủ
nghĩa hậu quả hành động, là tác động của hành động đó đối với mức độ vui vẻ và đau
đớn trên thế giới. Nếu chủ nghĩa hậu quả của hành động là đúng, thì điều được coi là

153
có giá trị về mặt đạo đức, điều có tác dụng biện minh, là đặc điểm của hành vi, chứ
không phải đặc điểm của con người. Các đặc điểm của Bob, chẳng hạn như việc anh
ta bị Jane đánh, không được tính.
Ai đó có thể nhấn mạnh sự phản đối này theo cách khác. Ngay cả khi người ta
có thể loại bỏ Gareth, Bob và Jane vẫn có bất kỳ mô tả liên quan nào về tính năng cơ
bản. Ở đây thực sự có sự khác biệt giữa đặc điểm của hành vi và đặc điểm của cá
nhân? Có. So sánh hai khẳng định khác nhau.
1. Nếu Bob bị Jane đánh thì Jane phải làm A.
2. Nếu Jane đánh Bob để tối đa hóa hữu dụng thì Jane phải đánh Bob.
Theo chủ nghĩa hậu quả hành động, khẳng định đầu tiên không phải lúc nào
cũng đúng. Điều 1 có đúng hay không sẽ phụ thuộc vào việc Jane đánh Bob có tối đa
hóa hữu dụng hay không. Tuy nhiên, nếu chủ nghĩa hệ quả hành động là đúng thì
khẳng định thứ hai sẽ luôn đúng. Điều này minh họa rằng, trong chủ nghĩa hệ quả
hành động, chính hệ quả C (tối đa hóa lợi ích) mới thực hiện việc biện minh.
Lý thuyết ràng buộc chính đáng về quyền cho phép người ta thấy được mối liên
hệ giữa các cuộc tranh luận về lý thuyết quyền, thuyết hệ quả hành động và các đặc
quyền/hạn chế lấy tác nhân làm trung tâm. Có một tài liệu rất lớn về các đặc quyền và
các hạn chế lấy tác nhân làm trung tâm. Đưa ra một cuộc thảo luận đầy đủ về tài liệu
đó sẽ đưa chúng ta đi xa khỏi lý thuyết về quyền. Một cuộc thảo luận chưa đầy đủ (và
ở một số khía cạnh đã được đơn giản hóa quá mức) sẽ có giá trị như một động thái
hướng tới các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện. Chúng ta hãy tập trung
vào locus classicus về đặc quyền lấy tác nhân làm trung tâm và các hạn chế lấy tác
nhân làm trung tâm, Sự từ chối chủ nghĩa hậu quả (1994) của Samuel Scheffler.
Một người có đặc quyền lấy tác nhân làm trung tâm khi người đó “được phép
làm những gì người ta muốn làm ngay cả khi điều đó không mang lại kết quả tốt nhất
về tổng thể” (Scheffler, 1994, 155). Giả sử Zac đang cố gắng quyết định xem có nên
mua một hệ thống âm thanh nổi hay không. Nó có giá 400 USD. Zac có thể gửi 400
đô la đó đến các tổ chức đang nuôi sống những người chết đói ở Châu Phi. Tất nhiên,
nếu làm vậy anh sẽ mất đi niềm vui mà dàn âm thanh đã mang lại cho anh. Nhưng 400
đô la có thể cứu được hàng nghìn mạng sống ở Châu Phi. Giả sử rằng “kết quả tổng
thể tốt nhất” sẽ xảy ra nếu Zac gửi 400 đô la của mình để giúp đỡ những người ở Châu
Phi. Zac có đặc quyền lấy tác nhân làm trung tâm nếu anh ta được phép mua dàn âm
thanh mặc dù hành động này “nhìn chung sẽ không mang lại kết quả tốt nhất”. Đặc
quyền lấy tác nhân làm trung tâm được xác định dưới dạng quyền. Rõ ràng chúng liên

154
quan đến quyền tự do. Scheffler đã không xem xét phân tích theo trường phái
Hohfeld, nhưng có vẻ rõ ràng từ bối cảnh rằng khi ông thảo luận về các đặc quyền lấy
tác nhân làm trung tâm, ông không sử dụng khái niệm “mỏng manh” về sự cho phép
tương đương với quyền tự do theo trường phái Hohfeld. Đúng hơn, anh ta đang sử
dụng khái niệm “dày đặc” về sự cho phép, khái niệm “dày” về tự do. Đặc quyền lấy
tác nhân làm trung tâm không phải là sự cho phép đơn thuần. Đó là sự cho phép trong
một gói bao gồm một số khiếu nại chống lại sự can thiệp vào hành động được đề cập.
Nếu Zac có đặc quyền lấy tác nhân làm trung tâm để mua dàn âm thanh nổi, thì anh ta
không chỉ có quyền tự do theo kiểu Hohfeld mà còn có những tuyên bố bảo vệ quyền
tự do của mình trước một số hình thức can thiệp. Anh ấy có quyền. (Các đặc quyền
lấy tác nhân làm trung tâm cũng có thể có hiệu lực trong trường hợp vi phạm các
quyền được cho phép. Xem Chương 6.)
Các hạn chế tập trung vào tác nhân là
những hạn chế đối với hành động có tác dụng phủ nhận rằng có tồn tại bất kỳ
nguyên tắc tương đối phi tác nhân nào để xếp hạng các tình trạng tổng thể từ tốt nhất
đến tệ nhất sao cho luôn được phép tạo ra tình trạng tốt nhất hiện có (1994, 2–3).
Chúng ta có thể sử dụng ví dụ của Scheffler.
Giả sử rằng nếu đặc vụ A1 không vi phạm hạn chế R bằng cách làm hại một số
người không xứng đáng P1, thì năm đặc vụ khác, A2…A6, mỗi người sẽ vi phạm hạn
chế R bằng cách làm hại năm người khác, P2...P6, những người cũng không xứng
đáng như P1.... (1994, 84).
Nếu bạn không chặt tay của Emily vô tội thì năm thành viên của một băng đảng
sẽ chặt tay của một người vô tội như Emily. Bạn có một hạn chế lấy tác nhân làm
trung tâm nếu việc chặt tay cô ấy là sai. Mối quan hệ giữa các hạn chế và quyền tập
trung vào tác nhân là rõ ràng. Sẽ là bình thường khi nói rằng Emily có quyền yêu cầu
bạn không chặt tay cô ấy. (Những người vô tội như Emily cũng có quyền. Vì vậy, đây
là một trường hợp xung đột quyền. Chúng ta hãy gác vấn đề này sang một bên cho
đến Chương 6.)
Một số người, bao gồm cả Scheffler, cho rằng có những đặc quyền lấy tác nhân
làm trung tâm nhưng không có hạn chế lấy tác nhân làm trung tâm. Một số người nghĩ
rằng có cả hai. Vẫn còn những người nghĩ rằng không có. Chúng tôi sẽ không tham
gia vào cuộc tranh luận này ở đây. Một số người cho rằng sự tồn tại của các đặc quyền
lấy tác nhân làm trung tâm và/hoặc các hạn chế lấy tác nhân làm trung tâm là không
tương thích với chủ nghĩa hệ quả của hành động. Những người khác phủ nhận tuyên

155
bố này. Lý thuyết ràng buộc hợp lý về quyền cung cấp một phân tích hợp lý về các
đặc quyền lấy người đại diện làm trung tâm và các hạn chế lấy người đại diện làm
trung tâm. Nó cũng cho thấy rằng chúng không tương thích với chủ nghĩa hậu quả
hành động. Quyền là nghĩa vụ được chứng minh bằng đặc điểm của chủ sở hữu quyền.
Người nào cho rằng có các quyền thì nhất thiết phải cam kết với quan điểm rằng các
cá nhân là nguồn gốc của các nghĩa vụ. Do đó, các lập luận biện minh cho các nghĩa
vụ là quyền là phù hợp một cách lý tưởng để biện minh cho các đặc quyền lấy tác
nhân làm trung tâm và các hạn chế lấy tác nhân làm trung tâm. Mặc dù có thể có
những cách khác để biện minh cho những đặc quyền và hạn chế này, nhưng một cách
tự nhiên để làm như vậy là cho rằng có một số đặc điểm của Zac biện minh cho việc
anh ấy được phép mua dàn âm thanh nổi và có một số đặc điểm của Emily biện minh
cho tuyên bố của cô ấy. rằng bạn không cắt tay cô ấy. Bằng cách này, lý thuyết ràng
buộc hợp lý cho phép người ta thấy các quyền phù hợp như thế nào trong cuộc tranh
luận về các đặc quyền lấy tác nhân làm trung tâm và các hạn chế lấy tác nhân làm
trung tâm.
Một dạng khác của chủ nghĩa hệ quả là chủ nghĩa hệ quả quy tắc. Chủ nghĩa hệ
quả quy tắc là quan điểm quy chuẩn cho rằng
A là bắt buộc nếu và chỉ khi hệ thống quy tắc đạo đức, nếu được thông qua, sẽ
tối đa hóa lượng G trên thế giới ngụ ý rằng A là bắt buộc.
(Có nhiều loại chủ nghĩa hậu quả quy tắc khác. Ví dụ, một loại chủ nghĩa hậu
quả quy tắc khác có thể đề cập đến các quy tắc thực sự có sẵn thay vì các quy tắc giả
định.) Điều được coi là việc áp dụng một hệ thống quy tắc đạo đức là một vấn đề khó
khăn mà chúng ta sẽ bỏ qua. Nói một cách đại khái, một hệ thống quy tắc đạo đức sẽ
được áp dụng nếu hầu hết mọi người hành động phù hợp với nó. Một số người cho
rằng chủ nghĩa hệ quả quy tắc sụp đổ và do đó không khác biệt với chủ nghĩa hệ quả
hành động. Nếu điều này đúng thì chủ nghĩa hệ quả quy tắc ngụ ý rằng không có
quyền nhân thân. Chúng ta hãy đặt sự phản đối này sang một bên đối với chủ nghĩa hệ
quả quy tắc và giả định rằng đó là một lý thuyết riêng biệt không sụp đổ thành chủ
nghĩa hệ quả hành động. Trong trường hợp đó, quan điểm ràng buộc hợp lý về nghĩa
vụ quan hệ ngụ ý rằng chủ nghĩa hệ quả quy tắc để lại không gian khái niệm cho các
quyền đó.
Chúng ta hãy tiếp tục tập trung vào trường hợp Jane đánh Bob và xem xét chủ
nghĩa hậu quả của quy tắc khoái lạc. Theo quan điểm này, A là bắt buộc khi và chỉ khi
hệ thống quy tắc đạo đức, mà nếu được thông qua, sẽ tối đa hóa mức độ hài lòng trên

156
thế giới ngụ ý rằng A là bắt buộc. Chúng ta hãy giả sử rằng tuyên bố sau đây là một
phần của hệ thống quy tắc đạo đức mà nếu được thông qua sẽ tối đa hóa mức độ hài
lòng trên thế giới:
Đừng đánh người.
Vì vậy, Jane có nghĩa vụ không được đánh Bob. Ví dụ sau đây của dạng đối số
là như thế này:
1. Bob là một con người.
2. Nếu Bob là người thì Jane có nghĩa vụ đạo đức là không đánh Bob.
3. Vì vậy, Jane có nghĩa vụ đạo đức không đánh Bob.
Vì vậy, nghĩa vụ của Jane không được đánh Bob là dành cho Bob, và Bob có
quyền rằng Jane không được đánh anh ta.
Chủ nghĩa hệ quả quy tắc cho phép các cá nhân trở thành nguồn của các nghĩa
vụ đạo đức. Lý do thực sự là, theo phiên bản chủ nghĩa hậu quả, ngụ ý rằng có các
quyền nhân thân, việc coi các cá nhân như một nguồn của nghĩa vụ đạo đức sẽ tối đa
hóa lợi ích. Lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ xác nhận quan điểm trực
quan rằng chủ nghĩa hệ quả quy tắc có sự kết hợp giữa các đặc điểm mang tính hệ quả
và nghĩa vụ. Theo chủ nghĩa hệ quả quy tắc, việc biện minh cho mọi tuyên bố về mặt
đạo đức là phức tạp. Không có lời biện minh đơn giản. Về chủ nghĩa hậu quả quy tắc,
các quy tắc chung được biện minh bằng những cân nhắc mang tính hệ quả, nhưng các
hành động cụ thể được biện minh bằng cách tham khảo các quy tắc chung chứ không
phải những cân nhắc theo chủ nghĩa hậu quả. Bởi vì chủ nghĩa hệ quả về quy tắc cho
rằng các hành động cụ thể được biện minh bằng cách tham chiếu đến các quy tắc
chung, nên nó cho phép không gian khái niệm dành cho các quyền.
Đây không phải là nơi để thảo luận thêm về ưu và nhược điểm của các phiên
bản khác nhau của chủ nghĩa hệ quả. Sẽ thật tẻ nhạt khi đưa ra những hàm ý của lý
thuyết ràng buộc hợp lý đối với vô số hình thức khác của chủ nghĩa hệ quả. Tuy nhiên,
lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ có được tính hợp lý vì nó cung cấp
một giải thích rõ ràng về mối quan hệ giữa chủ nghĩa hậu quả và các quyền đạo đức.
Nó giải thích tại sao nhiều người nghĩ rằng quyền nhân thân không phù hợp với khuôn
khổ của chủ nghĩa hậu quả. Nó giải thích tại sao nhiều người nghĩ rằng thuyết hệ quả
về quy tắc thì hợp lý hơn chủ nghĩa hệ quả về hành động.

157
5. CÁ NHÂN HÓA TRONG QUYỀN
Ẩn sau cuộc thảo luận cho đến thời điểm này là vấn đề cá nhân hóa các quyền.
Quyền là gì? Điều gì phân biệt một quyền duy nhất với một tập hợp hoặc một nhóm
quyền? Khi tôi ngồi đây tại bàn làm việc của mình, tôi có quyền tự do ngôn luận hợp
pháp. Đây là một quyền hay một nhóm quyền? Việc tiếng Anh sử dụng mạo từ xác
định để chỉ quyền này là một lý do nhỏ nào đó để cho rằng đó là một quyền. Tuy
nhiên, không có nhà lý thuyết nào chấp nhận việc phân chia các quyền trong tiếng
Anh theo mệnh giá. Người ta thường nói đến “quyền” tự do ngôn luận ở số ít nhưng
quyền tự do ngôn luận hợp pháp của tôi là một nhóm, một tập hợp các quyền. Ví dụ:
nó bao gồm cả quyền biểu tình trước tòa nhà chính phủ và quyền xuất bản bản tin của
tôi.
Theo Hohfeld, lý thuyết ràng buộc hợp lý phân chia các quyền một cách rất
tinh tế. Theo lý thuyết này, nếu muốn nói một cách nghiêm túc thì mỗi nghĩa vụ quan
hệ đều là một quyền. Bất kỳ sự khác biệt nào về chủ thể, đối tượng, nội dung hoặc hệ
thống quy tắc của một nghĩa vụ đều được coi là nghĩa vụ riêng biệt. Tuyên bố pháp lý
của Hassan rằng Bill không can thiệp vào lời nói của ông rằng Richard Nixon là kẻ
lừa đảo là một quyền khác biệt với tuyên bố pháp lý của ông rằng Jeannie không can
thiệp vào lời nói của ông rằng Richard Nixon là kẻ lừa đảo. Sự khác biệt duy nhất
giữa hai quyền này là đối tượng của chúng khác nhau. Ngoại trừ một nghĩa vụ quan hệ
duy nhất hoặc một sự bất khả thi duy nhất trong quan hệ, tất cả những thứ được gọi là
“quyền” đều là các gói quyền (nghĩa là các yêu cầu và quyền miễn trừ) và các mối
quan hệ khác.
Để tránh đặt ra câu hỏi, nghĩa vụ được đề cập trong tiền đề thứ hai của hình
thức lập luận chính được phân chia mà không cần tham chiếu đến đối tượng. Không
có gì phản đối lý thuyết ràng buộc hợp lý rằng, một khi chúng ta đã xác định liệu
nghĩa vụ đó có mang tính quan hệ hay không, thì sự khác biệt về đối tượng sẽ hàm ý
một nghĩa vụ khác. Nếu Tracy hứa với hai người rằng cô ấy sẽ bỏ phiếu trong cuộc
bầu cử tiếp theo, thì cô ấy có hai nghĩa vụ riêng biệt có chủ đề và nội dung giống nhau
nhưng đối tượng thì khác nhau. Người ta có thể có hai nghĩa vụ riêng biệt với cùng
một nội dung. Tôi đã hứa với cả mẹ và bà tôi rằng tôi sẽ tới Indiana vào dịp Giáng
sinh này. Tôi có hai nghĩa vụ riêng biệt là phải đến Indiana. Một là cho mẹ tôi và một
là cho bà tôi.
Raz không phân chia các quyền một cách tinh vi như lý thuyết ràng buộc hợp
lý.

158
Không có danh sách đóng các nhiệm vụ tương ứng với quyền [a]. Sự tồn tại
của một quyền thường dẫn đến việc buộc người khác phải có nghĩa vụ vì sự tồn tại
của một số sự thật cụ thể đối với các bên hoặc chung đối với xã hội nơi họ sinh sống.
Sự thay đổi hoàn cảnh có thể dẫn đến việc tạo ra các nghĩa vụ mới dựa trên quyền cũ.
Quyền tham gia chính trị không phải là mới, nhưng chỉ ở các quốc gia hiện đại với bộ
máy quan liêu cực kỳ phức tạp, quyền này mới biện minh được... nghĩa vụ của chính
phủ là phải công khai các kế hoạch và đề xuất của mình trước khi đưa ra quyết định...
(1986, 170).
(Jeremy Waldron (1993a) đồng ý với Raz.) Theo quan điểm ràng buộc hợp lý,
sự thay đổi hoàn cảnh, nói đúng ra, không bao giờ dẫn đến việc tạo ra các nghĩa vụ
mới dựa trên quyền cũ. Những thay đổi trong hoàn cảnh giống như Raz nghĩ đến sẽ
dẫn đến việc tạo ra các quyền mới cũng như các nghĩa vụ (và khuyết tật) mới tương
ứng với chúng. Quyền tham gia chính trị không phải là một quyền. Đó là một gói
quyền. Gói chứa các quyền khác nhau trong các trường hợp khác nhau. Chỉ ở các quốc
gia hiện đại, gói quyền này mới bao gồm quyền thông báo công khai về các kế hoạch
hoặc đề xuất. Theo quan điểm ràng buộc hợp lý, quyền được thông báo công khai về
các kế hoạch hoặc đề xuất là một gói quyền. Đối với mỗi người có quyền đó, đối với
mỗi người có nghĩa vụ hoặc khuyết tật tương ứng với quyền đó và đối với mỗi kế
hoạch hoặc đề xuất, nói đúng ra, có một quyền riêng biệt được thông báo công khai.
Để thuận tiện, chúng tôi gọi gói phức tạp này là “quyền” được thông báo công khai.
Wellman không phân chia các quyền như Raz nhưng, giống như Raz, ông
không phân chia chúng một cách tinh tế như lý thuyết ràng buộc hợp lý đã làm. Ông
tuyên bố rằng “một…quyền có thể dẫn đến một tập hợp các biến của quan điểm
Hohfeldian tùy thuộc vào hoàn cảnh” (1997, 7). Do đó, lý thuyết ràng buộc hợp lý
khác với Wellman về vấn đề này cũng giống như khác với Raz.
Vậy người ta nên phân chia quyền như thế nào? Người ta có thể phản đối lý
thuyết ràng buộc chính đáng trên cơ sở cho rằng nó hàm ý sự phổ biến quá mức các
quyền. Nhiều tác giả gần đây đã bình luận rằng quyền đang được phổ biến rộng rãi và
cho rằng sự phổ biến này là có vấn đề. Sumner cho rằng “Giống như cuộc chạy đua vũ
trang, sự leo thang về các biện pháp khoa trương về quyền nằm ngoài tầm kiểm soát”
(1987, 1) và Steiner lưu ý rằng
giờ đây nó đã trở thành thông lệ tiêu chuẩn cho các tác phẩm triết học về bản
chất của quyền để bắt đầu cuộc thảo luận của chúng...bằng cách phàn nàn về sự phổ

159
biến rộng rãi của các yêu cầu chính trị và đạo đức (thường đối lập) được bọc trong vỏ
bọc của quyền (Kramer et al. , 1998, 233).
Bởi vì lý thuyết ràng buộc hợp lý phân chia các quyền một cách rất tinh vi nên
nó ngụ ý rằng số lượng các quyền lớn hơn số lượng mà Raz hoặc Wellman dự tính.
Nhưng bất kể giá trị của tuyên bố của Sumner và Steiner rằng việc phổ biến quyền là
có vấn đề, thì lý thuyết hạn chế chính đáng về việc cá nhân hóa các quyền không gây
ra kiểu phổ biến khiến những người lo lắng về việc phổ biến quyền phải lo lắng. Điều
đáng lo ngại không phải là việc phân tích sẽ tiết lộ rằng việc phân chia quyền một
cách chi tiết hơn sẽ khiến có nhiều quyền hơn về mặt số lượng. Điều đáng lo ngại là
mọi người đang khẳng định rằng họ có quyền làm những việc mà trước đây họ không
khẳng định. Một số lo lắng rằng người ta đang khẳng định quyền nhận được đồ vật
trong khi trước đây họ chỉ khẳng định quyền làm hành động. Sumner (1987, 1–8) đưa
ra một danh sách dài các quyền đối với mọi thứ (ví dụ: giáo dục, chăm sóc sức khỏe,
việc làm, nhà ở, nước sạch, v.v.) mà ông cho rằng trước đây không được coi là vấn đề
về quyền. Sự phổ biến rộng rãi của các quyền dường như được coi là bằng chứng cho
thấy những khẳng định về quyền mới là sai lầm. Dù quan điểm của ai đó về sự phổ
biến của các quyền, họ đều không phản đối lý thuyết hạn chế chính đáng về quyền cá
nhân hóa. Một người chấp nhận quan điểm này có thể khẳng định một cách hoàn toàn
nhất quán rằng không có quyền nào trong danh sách tên miền của Sumner. (Người ta
có thể áp dụng lý thuyết về quyền hạn chế hợp lý và cho rằng không có quyền nào cả.)
Người ta có thể nghĩ rằng cách người ta phân chia các quyền chỉ có ý nghĩa
ngữ nghĩa, hoặc người ta có thể theo Kramer (2001, 85–88) và cho rằng không có một
cách nào đúng đắn để phân chia các quyền. Điều này sẽ không chính xác. Việc phân
chia quyền không chính xác sẽ dẫn người ta vào tình trạng rối ren về mặt lý thuyết.
Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy rằng việc phân biệt đúng đắn các quyền sẽ
giúp làm rõ bản chất của xung đột quyền. Hơn nữa, việc phân chia một cách thô thiển
sẽ khiến người ta hiểu sai một cách sai lầm rằng, trong hầu hết các trường hợp, cái mà
chúng ta gọi là quyền là một điều phức tạp, không phải đơn giản. Nó cũng khiến
người ta tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề không tồn tại. Vì Wellman quan niệm
quyền là một tập hợp các mối quan hệ, nên ông phải hỏi, “làm thế nào mà một tập hợp
hoặc tập hợp các [mối quan hệ], mỗi mối quan hệ đó khác biệt về mặt logic và có thể
tách biệt về mặt pháp lý với tất cả các mối quan hệ còn lại, lại có thể tạo thành một
quyền?” (1985, 81). Ý tưởng về cốt lõi của quyền với các yếu tố liên quan chính là
câu trả lời cho câu hỏi này. Vì Wellman thừa nhận rằng, trong một số trường hợp, cái
mà chúng ta gọi là quyền “a” là một gói quyền, một tập hợp các quyền, nên ông phải

160
đưa ra một lý thuyết chọn ra một tập hợp các mối quan hệ làm quyền. Một mặt, anh ta
phải phân biệt quyền với một quan hệ duy nhất và mặt khác, phân biệt quyền với gói
quyền. Như chúng ta đã thấy ở trên, thảo luận của Wellman về cốt lõi của quyền có
một số điểm chưa rõ ràng. Mặc dù rất khó để xác định lý do tại sao lại như vậy, nhưng
có một khả năng là việc phân chia các quyền không chính xác.
Một số câu đố về quyền sẽ được giải quyết hoàn toàn nếu người ta áp dụng lý
thuyết ràng buộc hợp lý về cá nhân hóa. McCormick (1977) bị đưa đến chỗ bối rối về
mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ do cách phân chia không chính xác. Theo hệ
thống pháp luật Scotland, nếu người có con một chết để lại di chúc (tức là không có di
chúc), thì đứa trẻ đó có quyền hưởng toàn bộ di sản để lại. Khi một người có con chết
để lại di chúc, vào thời điểm chết, đứa trẻ đó không có quyền hưởng di sản để lại di
chúc. Theo MacCormick, vào lúc chết đứa trẻ có quyền “nhận đúng hạn... tài sản còn
lại trong tay người thi hành sau khi đã đáp ứng các yêu cầu trước đó [ví dụ: thuế thừa
kế]” (1977, 200). McCormick cho rằng quyền này không bao hàm nghĩa vụ hoặc
khuyết tật bởi vì, cho đến khi tòa án chỉ định một người thi hành, không có ai có nghĩa
vụ theo quyền này. “Trong khi bên phải có quyền vào thời điểm di chúc chết, thì tại
thời điểm đó không có người thi hành án nào chịu trách nhiệm tương ứng” (1977,
200). Điều này khiến MacCormick kết luận rằng một số quyền không bao hàm nghĩa
vụ. (Có lẽ anh ta cũng sẽ kết luận từ trường hợp này rằng một số quyền không bao
hàm nghĩa vụ hoặc khuyết tật).
Sai lầm của McCormick trở nên rõ ràng nếu người ta xem xét việc con của một
người đã chết ruột sẽ làm gì nếu tòa án không chỉ định một người thi hành án. Đứa trẻ
sẽ khẳng định rằng mình có quyền được tòa án chỉ định một người thi hành án. Hơn
nữa, hệ thống pháp luật của Scotland không bao hàm quyền này. MacCormick đã sai
khi nói rằng vào lúc chết, đứa trẻ có quyền “nhận đúng hạn… tài sản còn lại trong tay
người thi hành án sau khi đã đáp ứng được các yêu cầu trước đó”. Đúng hơn, vào lúc
chết đứa trẻ có quyền được tòa án bổ nhiệm một người thi hành án một cách kịp thời.
Chỉ khi người thi hành được chỉ định thì đứa trẻ mới có quyền “nhận đúng hạn... tài
sản còn lại trong tay người thi hành sau khi đã đáp ứng các yêu cầu trước đó”. Và chỉ
sau khi “sự hài lòng của các yêu cầu trước đó” thì đứa trẻ mới có được quyền thừa kế
di sản. Do đó, quyền “nhận đúng hạn... tài sản còn lại trong tay người thi hành sau khi
đã đáp ứng các yêu cầu trước đó” là một gói quyền và mỗi quyền trong gói đều bao
hàm một nghĩa vụ. MacCormick bị lạc lối vì ông ta không phân chia các quyền một
cách tinh vi như chúng cần được phân chia.

161
Một câu đố khác ít nhất đã được làm sáng tỏ bằng cách phân chia chính xác các
quyền có thể được tìm thấy trong cuộc tranh luận giữa Heidi Hurd (1999) và Leo
Katz. Trong cuốn sách soi sáng của mình Cuộc chiến đạo đức, Hurd bảo vệ những gì
cô ấy gọi là “luận điểm thư từ”. Khi áp dụng vào quyền, luận điểm tương ứng là quan
điểm cho rằng “nếu một người có quyền thực hiện một hành động thì những người
khác có nghĩa vụ không can thiệp vào việc người đó thực hiện hành vi đó” (1999,
280). Ví dụ đầu tiên của luận điểm Hurd liên quan đến một người, Smith, người bị
một tên côn đồ tấn công khi cô đang dắt chó đi dạo. Tính mạng của Smith đang gặp
nguy hiểm nên cô có quyền giết tên lưu manh. Jones tình cờ đang chạy bộ vào thời
điểm xảy ra vụ tấn công. Luận điểm về thư tín ngụ ý rằng nếu Smith có quyền giết tên
lưu manh thì Jones có nghĩa vụ không can thiệp vào việc Smith giết tên lưu manh. (Có
một số khác biệt thuần túy về mặt thuật ngữ giữa chúng tôi. Để đơn giản hóa vấn đề,
quan điểm của cô ấy được nêu rõ cùng với các thuật ngữ được sử dụng trong phần còn
lại của tác phẩm này.) Trong một bài báo tiếp theo, Katz chỉ ra điều dường như là một
phản ví dụ cho luận điểm tương ứng (2001) , 351). Một thợ săn đang ráo riết truy đuổi
một con cáo. Vào giây phút cuối cùng, khi người thợ săn chuẩn bị bắt được con cáo
thì một người thợ săn khác từ đâu xuất hiện và giết chết con cáo. Ít nhất về bề ngoài,
có vẻ như mỗi thợ săn đều có quyền giết cáo, và trái ngược với luận điểm tương ứng,
không thợ săn nào có nghĩa vụ không can thiệp vào việc người thợ săn khác giết cáo.
Ví dụ của Katz cực kỳ sống động nhưng nó có thể khiến người ta bỏ qua sự
thật rằng những trường hợp như thế này xảy ra hàng ngày trong thế giới thương mại.
Con trai tôi thích ăn kẹo mút khi chúng tôi đi xem trận bóng chày. Chỉ có một quầy
nhượng quyền trong sân bóng bán kẹo mút. Trong một trận đấu mùa trước, chúng tôi
đã đi mua kẹo mút. Khi đến gần quầy hàng, chúng tôi nhận thấy có một hàng dài
người xếp hàng và chỉ còn lại một cây kẹo mút. Chúng tôi xếp hàng nhưng một người
phụ nữ đứng trước chúng tôi đã mua kẹo mút. Khi chúng tôi bước đến quầy hàng, nếu
bạn hỏi tôi: “Bạn có quyền mua kẹo mút ở quầy hàng không?” Tôi sẽ trả lời: “Tất
nhiên rồi.” Tuy nhiên, có vẻ như người phụ nữ đang xếp hàng trước mặt chúng tôi
không có nghĩa vụ không cản trở việc tôi mua kẹo mút. Có vẻ như luận điểm tương
ứng là sai.
Hurd xem xét một số phản đối đối với quan điểm của cô ấy nhưng chưa bao giờ
chính xác là quan điểm này. Cô ấy coi các quyền tự do của Hohfeldian là một ví dụ
phản biện cho quan điểm của mình. Hurd lưu ý rằng nếu một người có quyền tự do
làm A, thì đó chỉ đơn thuần là trường hợp những người khác không có tuyên bố rằng
người đó không làm A. Quyền tự do không hàm ý những tuyên bố chống lại việc

162
không can thiệp vào những nỗ lực thực hiện A. Hurd sau đó khẳng định rằng các
quyền tự do “xác định các đấu trường của hành động vô đạo đức” và “các tác nhân
trong các đấu trường đó không bị ràng buộc bởi bất kỳ châm ngôn hành động nào”
(1999, 281). Theo quan điểm của cô, chúng “không bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực
nghĩa vụ” và “có tầm quan trọng phi quy chuẩn” (1999,281). Cô ấy nghĩ rằng họ đang
hành động trong một trạng thái tự nhiên vô đạo đức. Luận đề tương ứng là một luận đề
“về các điều kiện của hành động đạo đức” và do đó luận điểm tương ứng “không áp
dụng” (1999, 281). Thật khó để giải thích những tuyên bố này. Cây kẹo mút chắc chắn
có tầm quan trọng rất lớn đối với con trai tôi, và chúng tôi chắc chắn không chấp nhận
bất cứ điều gì giống như trạng thái đạo đức của tự nhiên. Việc mua kẹo mút bị chi
phối bởi những luật lệ phức tạp, và ngay cả những quy tắc xếp hàng cũng bị chi phối
bởi những quy tắc chuẩn mực xã hội phức tạp. Khái niệm về một hành động vô đạo
đức không bao giờ được làm rõ trong tác phẩm của Hurd. Trong mọi trường hợp,
quyền tự do không phải là quan điểm vô đạo đức. Chúng không phải là những quan
điểm “quyết định”. Chúng là những vị trí quy chuẩn giống như những yêu cầu, nghĩa
vụ, v.v. Mô tả của Hurd về quyền tự do là không chính xác.
Hurd đã bị lạc lối vì cô ấy không phân biệt rõ ràng các quyền. Tiền đề của điều
kiện là luận đề tương ứng (người ta có quyền thực hiện một hành động) chưa được
phân tích đầy đủ. Chính xác thì quyền thực hiện một hành động là gì? Theo quan điểm
ràng buộc hợp lý, quyền chủ động có thể là quyền tự do, quyền lực, quyền nghĩa vụ
hoặc quyền trách nhiệm pháp lý. Hurd không phân tích vấn đề một cách chính xác,
nhưng tất cả các ví dụ của cô ấy đều là quyền tự do nên chúng ta hãy tập trung vào
chúng. Cuộc thảo luận sẽ áp dụng, với những sửa đổi phù hợp, đối với các quyền hiện
hành khác. Theo quan điểm ràng buộc chính đáng, quyền tự do là quyền tự do làm A,
quyền tự do không làm A, và ít nhất một yêu cầu bảo vệ các quyền tự do đó. Bây giờ
chúng ta có thể thấy điều gì là đúng trong luận điểm tương ứng. Nếu X có quyền tự do
làm A thì phải có ít nhất một người, Y, chống lại người đó X có yêu sách bảo vệ
quyền tự do của X làm A. Lý thuyết tương ứng chứa đựng một số sự thật vì quyền tự
do thực hiện một hành động nhất thiết phải có. ngụ ý nghĩa vụ của người khác là
không can thiệp vào các quyền tự do hoặc hỗ trợ chủ thể có quyền tự do thực hiện
hành vi được đề cập. Quyền mua kẹo mút của tôi là gì? Tôi có quyền tự do mua kẹo
mút. Quyền tự do mua kẹo mút của tôi bao gồm một số khiếu nại chống lại sự can
thiệp (chẳng hạn như khiếu nại chống lại việc người khác đánh tôi hoặc chen hàng để
lấy kẹo mút trước). Thật không may cho tôi và con trai tôi, nó không bao gồm các yêu

163
cầu chống lại mọi hình thức can thiệp. Nó không bao gồm khiếu nại chống lại người
phụ nữ đi trước chúng ta về việc cô ấy không mua kẹo mút.
Tuyên bố của Hurd về luận điểm “nếu một người có quyền thực hiện một hành
động thì những người khác có nghĩa vụ không can thiệp vào việc thực hiện hành động
đó của một người” là không rõ ràng. Vấn đề nằm ở cụm từ “một nghĩa vụ”. Phải
chăng “một nghĩa vụ” có nghĩa là đề cập đến một gói nghĩa vụ không làm bất kỳ điều
gì trong số rất nhiều điều có thể cản trở việc thực hiện hành động mà một người có
quyền làm? Nếu vậy thì ví dụ về cuộc săn cáo và cây kẹo mút cho thấy luận điểm
tương ứng là sai. Mặt khác, liệu “nghĩa vụ” có nên được hiểu theo nghĩa ràng buộc
hợp lý chi tiết hơn và như vậy có nghĩa là có ít nhất một người khác có ít nhất một
nghĩa vụ không can thiệp theo một cách cụ thể nào đó vào quyền lợi của người nắm
giữ quyền. tự do phải không? Nếu vậy, và nếu một người bao gồm các hành động tích
cực để giúp người nắm giữ quyền thực hiện những gì anh ta có quyền tự do làm theo
tiêu chí “nghĩa vụ không can thiệp”, thì luận điểm tương ứng là đúng. Hurd sử dụng
luận điểm tương ứng để rút ra kết luận về bản chất của pháp luật và đạo đức. Đây
không phải là nơi để đi vào chi tiết như vậy. Nhưng công việc của Hurd sẽ rõ ràng và
chính xác hơn nếu cô phân chia các quyền một cách chính xác.
Tại sao Raz và Wellman lại phân chia các quyền như vậy? Một phần, Raz
(1980, 225–226) đã bị dẫn dắt bởi tấm gương của MacCormick về một đứa trẻ chết
ruột. Raz lấy ví dụ này để chỉ ra rằng các quyền không thể “rút gọn” thành nghĩa vụ
(Raz 1980, 226). Ở trên chúng ta thấy rằng MacCormick đã không đúng. Nhưng đây
không phải là toàn bộ câu chuyện. Raz (1980, 225–227) và Wellman (1995, 227–229)
đưa ra hai lập luận khác cho quan điểm của họ.
Lập luận đầu tiên bắt đầu bằng việc lưu ý rằng luật này dựa trên văn bản. Các
cơ quan lập pháp viết luật dưới dạng văn bản và các thẩm phán giải thích những văn
bản này. Nó tiếp tục lưu ý rằng văn bản của bất kỳ luật nào không bao giờ có thể đầy
đủ và chính xác. Vì văn bản phải được viết bằng một ngôn ngữ và vì ngôn ngữ, theo
cụm từ của Hart (1994), có kết cấu mở, nên không bao giờ có trường hợp luật có thể
tránh được nhu cầu diễn giải. Vì lý do này, theo RazandWellman, các thẩm phán luôn
sửa đổi luật. Do đó, người ta lập luận rằng, khi luật trao một quyền, không có một tập
hợp nghĩa vụ duy nhất và không thay đổi nào được ngụ ý bởi quyền đó. Theo thời
gian, các thẩm phán sẽ giải thích các văn bản được cấp quyền và do đó thay đổi các
nghĩa vụ mà quyền đó hàm chứa.

164
Lập luận thứ hai bắt đầu với tuyên bố rằng các thẩm phán được phép cho rằng
luật trao quyền bao hàm bất kỳ nghĩa vụ nào cần thiết để đảm bảo rằng mục đích của
việc trao quyền được đáp ứng. Thế giới là một nơi luôn thay đổi nên một quyền hợp
pháp duy nhất có thể bao hàm các nghĩa vụ A, B và C hôm nay và các nghĩa vụ X, Y
và Z vào ngày mai. Như Wellman (1995, 9) đã nói:
quyền hợp pháp bao gồm bất kỳ quan điểm pháp lý nào được công nhận một
cách hợp lệ theo các quy phạm pháp luật liên quan và thực tế của các tình huống khác
nhau mà chúng phải được áp dụng, không chỉ đơn thuần là tập hợp các quan điểm
Hohfeldian đã được công nhận về mặt pháp lý cho đến nay (1995, 9).
Có ba vấn đề với những lập luận này. Đầu tiên, chúng dường như chỉ áp dụng
cho các quyền hợp pháp và các quyền khác dựa trên văn bản và được thay đổi bởi các
quan chức có thẩm quyền. Không rõ ràng là các lập luận có thể được áp dụng cho
trường hợp quyền nhân thân hay không. Một số người cho rằng các quy tắc đạo đức,
không giống như các quy tắc pháp lý, không dựa trên văn bản và không có thẩm phán
đạo đức nào được ủy quyền thay đổi nghĩa vụ đạo đức khi thế giới thay đổi. Trừ khi
họ nghĩ rằng các quyền nhân thân không được cá nhân hóa như các quyền hợp pháp,
những người có quan điểm này về các quy tắc đạo đức sẽ không bị thuyết phục bởi lập
luận của Raz và Wellman. Thứ hai, hai lập luận này rõ ràng dựa trên một số quan
điểm gây tranh cãi về bản chất của luật, cách giải thích pháp luật và tính bất định của
pháp luật. Raz rõ ràng có những lập luận phức tạp cho quan điểm của mình về những
vấn đề này, nhưng một số người không thấy những lập luận đó thuyết phục. Sẽ tốt hơn
nếu một lý thuyết về cá nhân hóa các quyền không phụ thuộc vào các quan điểm gây
tranh cãi mà dường như không phải là một phần của lý thuyết về quyền. Quan điểm
ràng buộc hợp lý tránh được hai vấn đề này. Thứ ba, lý thuyết về cá nhân hóa của Raz
và Wellman sẽ phức tạp hơn lý thuyết của Hohfeldian bởi vì, trừ khi họ muốn phủ
nhận rằng có các gói quyền, họ sẽ cần đưa ra lý thuyết về sự khác biệt giữa quyền hợp
pháp và gói quyền hợp pháp mà chúng tôi gọi là một quyền duy nhất. Raz đã không
thực hiện nhiệm vụ này và chúng tôi nhận thấy nỗ lực của Wellman có sai sót.
Raz và Wellman sẽ lập luận rằng việc phân chia các quyền có ràng buộc hợp lý
có một sai sót nghiêm trọng. Nó không thể giải thích được điều mà Raz (1984, 15) gọi
là quyền hợp pháp “khía cạnh động”. Raz và Wellman sẽ lập luận rằng bất kỳ quan
điểm nào cho rằng, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận hợp pháp, đều tương đương
về mặt logic với một số quan hệ pháp lý Hohfeldian cố định không thể giải thích được
thực tế (giả sử rằng đó là sự thật) rằng vào năm 1780, điều này quyền không bao gồm
quyền xuất bản nhật ký web và bây giờ thì có. Điều này là không đúng. Việc áp dụng

165
cách phân chia quyền có tính ràng buộc hợp lý không phải là rào cản để giải thích khía
cạnh năng động của các quyền hợp pháp.
Để tranh luận, chúng ta hãy giả định rằng quan điểm của Raz và Wellman về
bản chất của luật, cách giải thích pháp luật và tính bất định của pháp luật là đúng. Raz
và Wellman cho rằng một quyền, R, có thể biện minh cho các nghĩa vụ khác nhau vào
những thời điểm khác nhau. Trên lý thuyết ràng buộc hợp lý về việc phân chia các
quyền, một đặc điểm, F, có thể biện minh cho các quyền khác nhau ở những thời điểm
khác nhau. Vì vậy, cả hai chúng tôi đều đồng ý rằng có một loạt các quan hệ pháp lý
kiểu Hohfeldian đang thay đổi theo thời gian. Luật pháp có tính năng động. Ví dụ, Raz
và Wellman coi quyền lái chiếc xe bán tải của tôi là một quyền vẫn được giữ nguyên
trong suốt những năm tôi sở hữu chiếc xe tải đó. Hohfeldian nhìn thấy một số đặc
điểm (hoặc các đặc điểm) của tôi vẫn giữ nguyên đặc điểm đó theo thời gian nhưng
biện minh cho các quyền khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Một lý do ủng hộ
quan điểm của Raz là Tòa án thường đề cập đến “quyền lái chiếc xe bán tải của tôi” ở
số ít và do đó dường như cho rằng đó là một quyền duy nhất. Nhưng ở trên, chúng tôi
đã lưu ý rằng không ai (kể cả Tòa án) coi kiểu cá nhân hóa này theo bề ngoài. Mọi
người đều thừa nhận rằng một số thứ mà tòa án coi là một quyền duy nhất là các gói
quyền. Không ai nghĩ rằng “quyền” tự do ngôn luận là một quyền duy nhất. Câu hỏi
không phải là có nên từ chối việc phân chia giá trị bề ngoài của tòa án hay không mà
là làm như thế nào.
Bất kỳ đặc điểm nào cũng có thể (gần như chắc chắn sẽ) biện minh cho các
quyền khác nhau, các yêu cầu bồi thường khác nhau và các quyền miễn trừ khác nhau
theo thời gian. Giả sử rằng tầm quan trọng của những lựa chọn của tôi về chiếc xe bán
tải của tôi biện minh cho gói phù hợp mà chúng tôi gọi là “quyền” (số ít) của tôi để lái
xe tải, thì những lựa chọn này sẽ biện minh cho một số quyền bây giờ và những quyền
khác sau này. Tính năng F sẽ không đổi theo thời gian nhưng các quyền mà nó chứng
minh thì không. Trong nhiều trường hợp, những gì luật đề cập đến là “một” quyền
thực sự là một gói quyền, nội dung của nó thay đổi theo thời gian. Đôi khi, chúng tôi
xác định một gói quyền bằng đặc điểm không thay đổi để biện minh cho các nghĩa vụ
trong gói.
Tôi không gợi ý rằng các tòa án, học giả hoặc những người bình thường chỉ
nên nói chuyện với suy nghĩ cá nhân đúng đắn của Hohfeldian. Lý thuyết về sự cá
nhân hóa các quyền không phải là một lý thuyết tìm cách hợp pháp hóa việc sử dụng
ngôn ngữ. Đó là một nỗ lực để hiểu những gì nằm bên dưới việc sử dụng ngôn ngữ.
Cả Raz, Wellman và tôi đều không phủ nhận rằng những tuyên bố như “quyền tự do

166
ngôn luận của tôi ngụ ý…” là đúng vì lý do cá nhân được giả định trước là không
chính xác. Raz, Wellman và tôi đang đưa ra một phân tích về những khẳng định như
vậy.

6. MỘT SỐ HÀM Ý VỀ THUYẾT RÀNG BUỘC HỢP LÝ


Người ta đánh giá một lý thuyết một phần bằng những hàm ý của nó. Vì vậy,
cần lưu ý một số ý nghĩa của lý thuyết ràng buộc hợp lý.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý ẩn ý gì về lý thuyết về nghĩa vụ quan hệ của
Wellman? Wellman gọi các nghĩa vụ quan hệ là “nghĩa vụ tương đối”.
Nghĩa vụ tương đối là nghĩa vụ đối với bên có sức mạnh đạo đức để yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ đó (1999, 218).
Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ là gì? Theo Feinberg, Wellman cho rằng quyền yêu
cầu thực hiện nghĩa vụ
được thực hiện khi bên có nghĩa vụ yêu cầu hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và
trao quyền cho người chịu nghĩa vụ (1999, 218).
Việc trình bày quyền sở hữu xảy ra khi
một người đề cập đến hoặc chỉ ra cơ sở của yêu cầu đạo đức của một người
trong hành động yêu cầu của một người (1999, 218).
Hãy xem ví dụ của Wellman về lời hứa giúp một đồng nghiệp chuyển một số
cuốn sách vào thứ Bảy tới. Vào thứ Sáu, anh ấy thông báo với cô ấy rằng anh ấy sẽ
không giúp cô ấy chuyển sách vì anh ấy đã quyết định đi chơi gôn. Nếu đồng nghiệp
của anh ấy nói: “Tôi nhất quyết yêu cầu bạn giúp tôi vào ngày mai như bạn đã hứa”,
thì cô ấy đã đưa ra tiêu đề và sử dụng quyền lực của mình để yêu cầu anh ấy thực hiện
nghĩa vụ giúp cô ấy chuyển sách. Cô đã nhắc nhở anh về lời hứa vốn là cơ sở cho
tuyên bố đạo đức của cô. Cách giải thích về nghĩa vụ quan hệ này là điều đương nhiên
để Wellman áp dụng. Nó diễn ra thẳng thắn từ lời giải thích của ông về quyền và kế
thừa từ lý thuyết đó các vấn đề đã được lưu ý ở chương trước.
Ở một khía cạnh quan trọng, cách giải thích của Wellman về nghĩa vụ quan hệ
tương đương với cách giải thích lý thuyết ràng buộc hợp lý. Điều mà Wellman gọi “cơ
sở” của nghĩa vụ là điều mà lý thuyết ràng buộc hợp lý đề cập đến như “đặc điểm F”
trong hình thức tranh luận chính. “dựa trên các sự kiện liên quan đến chúng” và “lập
luận đúng đắn của Raz trong đó kết luận rằng một quyền nhất định tồn tại và trong số

167
các tiền đề không dư thừa của nó là một tuyên bố về lợi ích nào đó của người nắm giữ
quyền.”
Phân tích ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ khác với phân tích của
Wellman ở hai điểm. Đầu tiên, nó không phân tích nghĩa vụ quan hệ dưới dạng quyền
lực. Như đã lập luận ở trên khi thảo luận về quyền không bị cưỡng hiếp của phụ nữ
theo luật hình sự, quyền lực không phải là một phần tất yếu của quyền. Quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ là một quyền khác với quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Thứ hai,
lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ, không giống như lý thuyết của
Wellman, không yêu cầu đối tượng của nghĩa vụ quan hệ phải là loài sinh vật có thể
có quyền lực. Lý thuyết về nghĩa vụ quan hệ của Wellman ngụ ý rằng chỉ những
người đại diện mới có thể là đối tượng của nghĩa vụ. (“Đối tượng” được sử dụng theo
cách kỹ thuật được trình bày trong Chương 1.) Theo quan điểm của ông, người ta
không bao giờ có nghĩa vụ đối với trẻ sơ sinh, động vật hoặc bất kỳ sinh vật nào khác
không phải là tác nhân.
Thật thú vị khi xem xét ý nghĩa của lý thuyết ràng buộc hợp lý khi nói đến chức
năng của các quyền. Điều tự nhiên là coi các phiên bản bảo vệ của các lý thuyết về lợi
ích, sự lựa chọn và ý chí là các lý thuyết về chức năng của quyền. Trong phiên bản
bảo vệ của lý thuyết lợi ích, chức năng của quyền là bảo vệ lợi ích. Trong phiên bản
bảo vệ của lý thuyết lựa chọn, chức năng của quyền là bảo vệ các lựa chọn. Trong
phiên bản bảo vệ của lý thuyết ý chí, chức năng của quyền là có lợi cho ý chí. Phân
tích ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ cho phép chúng ta hiểu tại sao có thể hợp lý
khi cho rằng chức năng của quyền là bảo vệ lợi ích, bảo vệ các lựa chọn hoặc lợi ích
của ý chí.
Giả sử một phân tích có tính chức năng nếu nó có dạng sau: X là những thứ
thực hiện nhiệm vụ T. Tất cả các loại phân tích khác đều mang tính cấu trúc. “Một cây
bút là một vật thể viết” phân tích chức năng”. “Một dải nước là một lớp phủ nước”
phân tích cấu trúc. Các phiên bản bảo vệ của lý thuyết lợi ích, lựa chọn và ý chí là
những phân tích chức năng về quyền. Tất cả đều phân tích quyền như những thứ thực
hiện một nhiệm vụ. Lý thuyết ràng buộc hợp lý về quyền có tính chất cấu trúc. Nó
không phân tích quyền như những vật thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
Những phân tích cấu trúc tốt giải thích tại sao các đối tượng thực hiện tốt một
số chức năng và những chức năng khác lại kém. Giả sử chúng ta phân tích một chiếc
xe bán tải như một phương tiện có giường phía sau và hệ thống treo chịu tải nặng. Đây
là một phân tích cấu trúc. Phân tích này giải thích tại sao xe bán tải thực hiện tốt một

168
số chức năng (ví dụ: kéo các vật lớn) và các chức năng khác kém (ví dụ: làm tròn các
đường cong nhanh chóng). Xe bán tải rất giỏi trong việc vận chuyển những đồ vật lớn
vì chúng có giường ở phía sau. Xe bán tải không giỏi làm tròn các đường cong một
cách nhanh chóng vì chúng có hệ thống treo chịu lực cao.
Lý thuyết ràng buộc chính đáng về quyền có tính chất cấu trúc, nhưng nó giải
thích tại sao quyền lại thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích, bảo vệ các lựa chọn và ủng
hộ ý chí. Quyền là những ràng buộc mang tính quy phạm dựa trên các đặc điểm riêng
lẻ. Quyền thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ các đặc điểm riêng lẻ. Nếu người ta kết hợp
phân tích ràng buộc hợp lý của các ràng buộc quy chuẩn quan hệ với quan điểm thực
chất rằng lợi ích, lựa chọn và/hoặc ý chí là những đặc điểm riêng biệt làm nền tảng
cho các ràng buộc quy phạm, thì người ta có thể dễ dàng giải thích tại sao những
nghĩa vụ này thường bảo vệ lợi ích, lựa chọn hoặc ý chí. Bằng cách này, lý thuyết về
quyền hạn chế hợp lý giải thích tại sao những lý thuyết khác này ban đầu lại hợp lý
mặc dù chúng không chính xác.
Nhiều người đã nghĩ rằng có điều gì đó mang tính cá nhân về quyền lợi. Lý
thuyết ràng buộc hợp lý ngụ ý gì về vấn đề này? Nó dễ dàng giải thích tại sao nhiều
người nghĩ rằng có điều gì đó mang tính cá nhân về quyền. Quyền là nghĩa vụ được
chứng minh bằng đặc điểm của người có quyền. Dù việc biện minh cho một quyền là
đơn giản hay phức tạp thì việc biện minh cho nghĩa vụ tương ứng với một quyền đều
phải xuyên qua, phải dẫn chiếu đến một đặc điểm của cá nhân. Ít nhất một số và có lẽ
tất cả những người nắm giữ bản quyền đều là cá nhân. Do đó, người cho rằng có các
quyền sẽ cam kết với quan điểm rằng các cá nhân là nguồn gốc của nghĩa vụ. (Tuyên
bố rằng chỉ cá nhân mới có quyền được đánh giá ở Chương 7.)
Nếu một người hỏi, “Tại sao tôi không nên tấn công Tim?”, câu trả lời hợp lý
nhất là, “Nó làm anh ta bị thương.” Trong trường hợp biện minh đơn giản này, có thể
dễ dàng nhận thấy bản chất mang tính cá nhân của các quyền. Việc biện minh cho
nghĩa vụ không hành hung Tim đề cập đến đặc điểm của một cá nhân, Tim. Trong
trường hợp nhà báo, nếu có người hỏi: “Tại sao người cụ thể này không phải cho
chúng tôi biết cô ấy lấy thông tin từ đâu?” thì câu trả lời là: “Bởi vì cô ấy là nhà báo.”
Bước đầu tiên trong việc biện minh cho quyền của nhà báo là nói đến bản chất của
một cá nhân, bản chất của một nhà báo.
Đặc điểm mang tính cá nhân này của quyền cho phép chúng ta giải thích mối
liên hệ giữa quyền và sự tôn trọng cá nhân. Feinberg gợi ý rằng “tôn trọng con
người… có thể đơn giản là tôn trọng quyền của họ” (1980, 151). Bản chất chính xác

169
của mối quan hệ giữa quyền và sự tôn trọng chưa bao giờ được làm rõ. Việc phân tích
ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ làm rõ mối quan hệ này. Trao cho tôi các quyền
của tôi là thể hiện sự tôn trọng đối với tôi vì theo tôi, các quyền của tôi thừa nhận rằng
một trong những đặc điểm của tôi biện minh cho những ràng buộc mang tính quy
phạm. Quyền là những ràng buộc mang tính quy phạm quan hệ. Ràng buộc quy chuẩn
quan hệ là một ràng buộc quy phạm được chứng minh bằng đặc điểm của một cá
nhân. Khi tôi trao cho bạn các quyền của mình, tôi thừa nhận rằng bạn là nguồn gốc
của những ràng buộc và nghĩa vụ mang tính quy phạm. Theo nghĩa quan trọng này, tôi
tôn trọng bạn. Khi tôi không trao cho bạn các quyền của mình, tôi ngầm khẳng định
rằng bạn không phải là nền tảng của những ràng buộc mang tính quy phạm. Theo
nghĩa quan trọng này, tôi không tôn trọng bạn.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý cho phép chúng ta đưa ra một giải thích hợp lý về
lý do tại sao đại đa số mọi người nghĩ rằng trẻ sơ sinh có quyền. Hãy xem xét lập luận
sau đây của McCormick
Có sự khác biệt đáng kể giữa việc khẳng định rằng mọi trẻ em đều phải được
chăm sóc, nuôi dưỡng và nếu có thể được yêu thương, với việc khẳng định rằng mọi
trẻ em đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương. Một cách để chỉ ra sự
khác biệt là chỉ ra rằng có những phát biểu có thể được đưa ra một cách dễ hiểu để
biện minh cho quan điểm trước nhưng lại không thể được đưa ra một cách dễ hiểu để
biện minh cho quan điểm sau. Ví dụ, theo Đề xuất khiêm tốn nhất của Swift, người ta
có thể gợi ý lý do tại sao trẻ em cần được chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương, rằng
đó sẽ là cách tốt nhất để khiến chúng phát triển thành những sinh vật bụ bẫm và hài
lòng, phù hợp để nâng cao giá trị cuộc sống. chế độ ăn uống quốc gia. Hoặc một lần
nữa, người ta có thể lập luận rằng một xã hội lành mạnh đòi hỏi những đứa trẻ khỏe
mạnh và được nuôi dưỡng tốt, chúng sẽ lớn lên thành những người trưởng thành hài
lòng và thích nghi tốt, những người sẽ đóng góp cho GNP chứ không phải là khoản
phí đối với các cơ sở phúc lợi hoặc dịch vụ nhà tù.
Tất nhiên chỉ một trong số đó là một lập luận mang tính đạo đức, hoặc thực sự
nghiêm túc. Nhưng cũng không phải lý lẽ nào có thể được sử dụng trực tiếp để biện
minh cho quan điểm rằng trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương.
Tại sao không? Bởi vì cả hai đều đưa ra lý do cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu
thương trẻ em chỉ dựa trên cơ sở rằng hạnh phúc của chúng là phương tiện phù hợp
cho một mục đích thầm kín. Tôi không nói rằng không thể có lập luận đạo đức nào
cho rằng một số sinh vật nhất định phải được đối xử theo một cách nhất định để đạt
được mục đích nào đó ngoài hạnh phúc của họ. Tôi nói rằng những lập luận như vậy

170
nhất thiết không có tác dụng trong việc biện minh cho việc gán cho họ quyền được đối
xử đó (1982, 159).
McCormick đã đúng khi thấy rằng các quyền có cơ sở biện minh theo chủ
nghĩa cá nhân. Người phủ nhận quyền của trẻ sơ sinh là phủ nhận rằng trẻ sơ sinh là
nền tảng của những nghĩa vụ và những điều không thể thực hiện được. Theo một
nghĩa quan trọng, họ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với trẻ sơ sinh. Họ ngầm khẳng
định rằng trẻ sơ sinh là sinh vật thấp kém hơn những người có quyền. Lý do mà đại đa
số mọi người bác bỏ quan điểm cho rằng trẻ sơ sinh không có quyền là vì họ ngầm
nhìn thấy những mối liên hệ này giữa các quyền, chủ nghĩa cá nhân và sự tôn trọng và
họ không nghĩ rằng trẻ sơ sinh là những sinh vật thấp kém hơn những người lớn điển
hình.
Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của lý thuyết ràng buộc hợp lý là
những người cho rằng quyền chỉ tồn tại khi các vấn đề quy phạm quan trọng đang bị
đe dọa đều sai. Richard Primus cho rằng
Gọi một cái gì đó là quyền sẽ ban cho nó một địa vị thiêng liêng, coi nó quan
trọng và đáng được bảo vệ đặc biệt (1999, 36).
Sumner cho rằng “chức năng quy chuẩn của ngôn ngữ về quyền là hình thành
một loại nhu cầu khẩn cấp hoặc kiên quyết” (1987, 15). Nhiều người khác cũng đưa ra
khẳng định tương tự. Các học giả đưa ra tuyên bố này đã tập trung quá nhiều sự chú ý
của họ vào các tuyên ngôn nhân quyền nổi tiếng, chẳng hạn như Tuyên ngôn Nhân
quyền của Hoa Kỳ hay Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Họ có quan điểm của một
triết gia. Mặt khác, một luật sư khó có thể đồng ý với Primus và Sumner. Luật pháp có
nhiều ví dụ về các quyền tầm thường. Hai hoặc ba ngày giải quyết luật hợp đồng tiêu
chuẩn cho thấy rõ rằng việc gọi một điều gì đó là quyền không mang lại cho nó “địa vị
thiêng liêng”. Giả sử bạn có một quầy bán bắp rang và treo một tấm biển ghi “Bỏng
ngô, năm xu”. Tôi đưa cho bạn năm xu và nói: “Tôi muốn một ít bỏng ngô.” Khi đó
tôi có quyền hợp pháp và đạo đức đối với một ít bỏng ngô. Đây là một quyền tầm
thường. Theo lý thuyết ràng buộc hợp lý, các quyền được phân tích dưới dạng nghĩa
vụ đối với tòa án chứ không phải dưới dạng các nghĩa vụ quan trọng. Đây là một điểm
cực kỳ quan trọng và có thể đáng ngạc nhiên. Như Raz lưu ý, “việc các quyền có
trọng lượng hoặc tầm quan trọng lớn không phải là một phần của khái niệm về quyền”
(1986, 186). Những quyền tầm thường sẽ không được đề cập trong các bản tuyên
ngôn công khai. Họ không xứng đáng với nỗ lực đó. Với chi phí đưa một vấn đề ra tòa
là bao nhiêu, các quyền nhỏ nhặt sẽ hiếm khi được đưa ra tòa. Sẽ thật lãng phí nếu tôi

171
đưa bạn ra tòa để lấy túi bỏng ngô của tôi. Những quyền tầm thường là phổ biến và
tầm thường. Quả thực, việc chúng quá phổ biến và tầm thường là một phần lý do
khiến các triết gia bỏ qua chúng. Điều quan trọng để hiểu đúng về quyền là các học
giả phải nhìn nhận được những quyền tầm thường xung quanh mình. (Để biết thêm về
vấn đề này, hãy xem phần thảo luận về quan điểm của Ronald Dworkin trong Chương
6.)
Có một xu hướng liên quan chặt chẽ là nghĩ rằng nếu ai đó có quyền thì một số
hình thức thực thi tương đối nặng tay sẽ là hợp lý. Vì chỉ những hình thức thực thi nhẹ
nhàng nhất mới phù hợp nếu bạn từ chối đưa cho tôi một túi bỏng ngô, nên người ta
có xu hướng nghĩ rằng không có quyền nào liên quan. Những quyền tầm thường sẽ
không biện minh cho việc thực thi nặng tay. Hầu như không có hình thức thực thi nào
là hợp lý nếu thỉnh thoảng người bán bỏng ngô từ chối giao một túi bỏng ngô. Thật
vậy, như đã lưu ý ở chương trước, việc thực thi là không cần thiết để có một quyền tồn
tại. Quyền mà X thực hiện A khác với quyền mà người khác buộc X thực hiện A.
Xu hướng liên kết quyền và việc thực thi có lẽ là một phần của xu hướng cho
rằng quyền không tồn tại hoặc không liên quan trong mối quan hệ giữa bạn bè và các
thành viên trong gia đình. Như Neera Badhwar (1985) đã lưu ý, xu hướng này cần
phải được chống lại. Những hành động có thể coi là quá đáng có thể là vấn đề quyền
lợi giữa bạn bè và các thành viên trong gia đình. Tôi tin rằng tôi có nghĩa vụ đạo đức
phải giúp vợ tôi duy trì tổ ấm của chúng tôi. Cô ấy có quyền được tôi giúp thực hiện
nhiều công việc cần thiết để giữ cho ngôi nhà và tổ ấm của một người hoạt động suôn
sẻ. Bởi vì cô ấy là vợ tôi và vì rất nhiều lời hứa (cả rõ ràng và ngầm) mà chúng tôi đã
hứa với nhau, nếu tôi từ chối việc nấu nướng, dọn dẹp, làm vườn, sửa nhà thì tôi sẽ
không sống nổi. nghĩa vụ của tôi và vi phạm quyền của cô ấy. Hôm qua tôi thấy người
hàng xóm đang loay hoay dọn mấy thùng rác nặng xuống lề đường để lấy. Tôi xỏ giày
vào và giúp anh ấy đưa chúng vào lề đường. Tôi không có nghĩa vụ phải làm điều này.
Đó là siêu cường. Như tôi đã tranh luận ở nơi khác, một số nghĩa vụ quan hệ quan
trọng nhất của chúng ta là nghĩa vụ đối với gia đình và bạn bè (Rainbolt, 2000).
Lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ hàm ý gì về nghĩa vụ đối với
bản thân? Liệu một người có thể có những nghĩa vụ đạo đức đối với bản thân hay
không là một vấn đề gây tranh cãi. Trường hợp này gây nhiều tranh cãi đến mức
không thể ủng hộ hay thất bại một lý thuyết về nghĩa vụ quan hệ, nhưng thật thú vị khi
lưu ý ý nghĩa của lý thuyết về nghĩa vụ quan hệ liên quan đến nghĩa vụ đối với bản
thân.

172
Lý thuyết của Raz ngụ ý rằng các nghĩa vụ đối với bản thân là có thể thực hiện
được về mặt khái niệm. Theo lý thuyết ngầm về nghĩa vụ quan hệ được tìm thấy trong
Raz, nghĩa vụ dành cho ai đó khi và chỉ khi sức khỏe của người đó là lý do chính đáng
cho nghĩa vụ đó. Nếu người ta cho rằng, về mặt lý thuyết đạo đức thực chất, hạnh
phúc của một người có thể là lý do chính đáng cho nghĩa vụ của chính họ, thì người ta
sẽ cho rằng người ta có thể có nghĩa vụ với chính mình. Vì vậy, theo Raz, các nghĩa
vụ đối với bản thân là nhất quán về mặt khái niệm, mặc dù Raz sẽ hoàn toàn nhất quán
khi cho rằng đó là vấn đề đạo đức thực chất, không có nghĩa vụ nào như vậy tồn tại.
Theo lý thuyết của Hart, nghĩa vụ chỉ thuộc về một ai đó nếu sự lựa chọn của
người đó được bảo vệ bởi nghĩa vụ. Quan điểm này, giống như quan điểm của Raz,
ngụ ý rằng nghĩa vụ đối với bản thân là nhất quán về mặt khái niệm. Nếu John có
nghĩa vụ bảo vệ những lựa chọn của John thì John sẽ có nghĩa vụ với chính mình.
Giống như Raz, Hart sẽ hoàn toàn nhất quán nếu anh ấy giữ quan điểm đó, mặc dù các
nghĩa vụ đối với bản thân là mạch lạc về mặt khái niệm, là một phần của đạo đức thực
chất, không có nghĩa vụ nào phân biệt giới tính.
Theo quan điểm của Wellman, nghĩa vụ đối với bản thân là một khái niệm bất
khả thi. Theo lý thuyết ngầm định của Wellman về nghĩa vụ quan hệ, nghĩa vụ của X
đối với Y khi và chỉ khi nghĩa vụ của X có lợi cho ý chí của Y. Hơn nữa, đối với
Wellman, nghĩa vụ mang lại lợi ích cho ý chí của ai đó khi nó ủng hộ ý chí của một
người “đối đầu với ý chí đối lập của bất kỳ bên thứ hai nào” (1985, 91–92). Theo
Wellman, nghĩa vụ nhất thiết phải có đối với người khác.
Quan điểm hạn chế hợp lý của các bên nghĩa vụ quan hệ với Raz và Hart chống
lại Wellman. Theo quan điểm ràng buộc hợp lý, nghĩa vụ của X là đối với Y khi và
chỉ khi một đặc điểm của Y là lý do khiến X có nghĩa vụ. Không có lý do khái niệm
nào ngăn cản X và Y trở thành cùng một người. Có thể một đặc điểm nào đó của X là
lý do khiến X có nghĩa vụ. Về mặt lý thuyết đạo đức thực chất, tôi nghiêng về quan
điểm cho rằng chúng ta không có nghĩa vụ gì đối với bản thân. Nhưng lý thuyết ràng
buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ không loại trừ khả năng này. Phân tích ràng buộc
hợp lý ngụ ý gì về người hưởng lợi bên thứ ba? Những trường hợp này đã chia rẽ các
nhà lý thuyết về lựa chọn và lợi ích, và lý thuyết ràng buộc hợp lý tiết lộ lý do tại sao
lại như vậy. Giả sử Sangita hứa với Fred Junior rằng cô ấy sẽ trả cho cha anh, Fred
Senior, 100 đô la. Sangita có nghĩa vụ trả cho Fred Senior 100 USD. Không rõ đối
tượng của nghĩa vụ là ai và do đó ai có quyền yêu cầu Sangita trả cho Fred Senior 100
USD. Một nhà lý thuyết về lợi ích cổ điển sẽ cho rằng nghĩa vụ thuộc về Fred Senior
vì anh ta là người hưởng lợi từ nghĩa vụ đó. Việc hoàn thành nghĩa vụ của Sangita sẽ

173
mang lại lợi ích cho Fred Senior. Một nhà lý thuyết lựa chọn cổ điển sẽ cho rằng nghĩa
vụ thuộc về Fred Junior bởi vì, nói một cách đại khái, chính Fred Junior là người kiểm
soát nghĩa vụ đó. Fred Junior là người có thể từ bỏ nghĩa vụ. Một số người đã cố gắng
sử dụng các trường hợp người hưởng lợi bên thứ ba để bảo vệ lý thuyết lựa chọn hoặc
lý thuyết lợi ích. Nhưng những trường hợp này không phù hợp lắm với mục đích này.
Thật không may cho những người theo đảng phái ở cả hai phía trong cuộc tranh luận
về lựa chọn-lợi ích, trong các trường hợp người hưởng lợi bên thứ ba, ngôn ngữ thông
thường về quyền không được áp dụng một cách vững chắc ở cả hai bên. Một số người
cho rằng Fred Junior có quyền yêu cầu Sangita trả cho Fred Senior 100 USD. Những
người khác cho rằng Fred Senior có quyền yêu cầu Sangita trả cho Fred Senior 100
USD. Vẫn còn những người khác cho rằng cả Fred Junior và Fred Senior đều có
quyền yêu cầu Sangita trả cho Fred Senior 100 đô la.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ giải thích tại sao trường hợp
này lại gây tranh cãi. Nó tiết lộ rằng tranh chấp về trường hợp người hưởng lợi bên
thứ ba là một trường hợp nhầm lẫn khác do các lý thuyết không vạch ra ranh giới
chính xác giữa các vấn đề khái niệm và thực chất. Về quan niệm ràng buộc chính đáng
về quyền, cuộc tranh luận về trường hợp người thụ hưởng bên thứ ba là một tranh
chấp thực chất về những đặc điểm cá nhân nào biện minh cho các nghĩa vụ trong hệ
thống quy tắc được đề cập. Đây không phải là tranh chấp về mặt khái niệm về bản
chất của nghĩa vụ quan hệ. (Những) đặc điểm nào của con người biện minh cho các
nghĩa vụ trong hệ thống quy tắc liên quan đến lợi ích, lựa chọn hoặc ý chí? Cho dù
Fred Junior hay Fred Senior hay cả hai đều có quyền Sangita trao cho Fred Senior 100
đô la để giải quyết vấn đề quan trọng này. Lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ
quan hệ là trung lập đối với trường hợp người thụ hưởng bên thứ ba. Hoàn toàn có thể
viết một hệ thống quy phạm pháp luật ngụ ý rằng Fred Junior có quyền, viết một hệ
thống quy phạm pháp luật ngụ ý rằng Fred Senior có quyền, hoặc viết một hệ thống
quy phạm pháp luật ngụ ý rằng cả hai đều có quyền.
Phân tích ràng buộc hợp lý ngụ ý rằng nửa sau của luận đề về tính tương quan
là sai. Luận điểm về tính tương quan cho rằng tất cả các quyền chỉ đơn giản là các
nghĩa vụ và tất cả các nghĩa vụ đều hàm ý các quyền. Trong Chương 2, chúng ta đã
thấy rằng nửa đầu của luận điểm tương quan, rằng mọi quyền đều bao hàm nghĩa vụ,
là sai. Nó sai vì có quyền miễn trừ. Với việc phân tích nghĩa vụ quan hệ được thực
hiện, chúng ta có thể thấy rằng, theo hầu hết các quan điểm thực chất hợp lý, nửa sau
của luận điểm, rằng tất cả các nghĩa vụ đều bao hàm quyền, cũng là sai. Trong khi tất
cả các nghĩa vụ kiểu Hohfeldian, tất cả các nghĩa vụ quan hệ đều hàm ý các quyền, thì

174
trong một số hệ thống quy tắc lại có những nghĩa vụ phi Hohfeldian, nghĩa vụ phi
quan hệ.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý ngụ ý rằng việc từ thiện khác biệt quan trọng với
các trường hợp giải cứu dễ dàng. Giả sử bạn đang nằm dài bên hồ bơi và nhìn thấy
một em bé đang chết đuối. Giả sử bạn sẽ cực kỳ dễ dàng giải cứu đứa bé. Nếu có một
hệ thống quy tắc đạo đức và nó đúng như những gì chúng ta nghĩ về mặt lý thuyết, thì
điều đó hàm ý rằng bạn có nghĩa vụ phải thực hiện cuộc giải cứu dễ dàng này. Đây là
nghĩa vụ quan hệ hay không quan hệ? Nếu là nghĩa vụ quan hệ thì có quyền được giải
cứu dễ dàng. Nếu không phải là nghĩa vụ quan hệ thì không có quyền được giải cứu
dễ dàng. Nghĩa vụ giải cứu giống nghĩa vụ của Nikki hay giống của Tabitha? Nó
giống như của Nikki. Hệ thống quy tắc đạo đức yêu cầu mỗi người phải thực hiện mọi
cuộc giải cứu dễ dàng. Nó không yêu cầu người ta thực hiện bất kỳ cuộc giải cứu khó
khăn nào. Những cuộc giải cứu khó khăn là siêu cấp. Trong số những lập luận biện
minh cho nghĩa vụ của một người phải thực hiện một cuộc giải cứu cụ thể dễ dàng, sẽ
có một số lý lẽ đề cập đến hoàn cảnh khó khăn của người mà bạn có thể dễ dàng giải
cứu.
Ronald Milo đã đề xuất phản ví dụ sau đây đối với lý thuyết ràng buộc hợp lý
về nghĩa vụ quan hệ. Giả sử bạn nhìn thấy một người lái xe ô tô bị mắc kẹt trong
tuyết, đang đi bộ về phía trạm xăng cách đó một dặm. Bạn biết rằng việc đón người lái
xe không gây nguy hiểm cho bạn. Milo sẽ lập luận rằng việc không đón người lái xe ô
tô là vô đạo đức, điều đó bị cấm bởi hệ thống quy tắc đạo đức và nghĩa vụ này thuộc
về người lái xe ô tô. Người lái xe ô tô có đặc điểm là sẽ lạnh và ướt nên buộc phải đón
anh ta. Milo cũng lập luận rằng người lái xe ô tô không có quyền được đón. Đây
dường như là một phản ví dụ đối với lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan hệ
bởi vì nó dường như là một trường hợp nghĩa vụ quan hệ không bao hàm một quyền.
Người ta có thể thấy vấn đề với ví dụ được cho là phản ví dụ của Milo khi
người ta thấy rằng trường hợp của Milo nằm trong hai loại tình huống khác nhau. Loại
tình huống đầu tiên là các trường hợp siêu cường. Lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa
vụ quan hệ không gặp khó khăn gì với các trường hợp áp dụng quá mức. Các hành vi
siêu phạm pháp không bắt buộc, vì vậy một người không bao giờ có quyền yêu cầu
người khác thực hiện một hành vi siêu phạm pháp. Loại tình huống thứ hai là những
trường hợp được giải cứu dễ dàng. Có những trường hợp người ta có nghĩa vụ giúp đỡ
những người đang gặp khó khăn. Người ta có nghĩa vụ cứu một em bé (dễ cứu) chết
đuối khỏi bể bơi. Nghĩa vụ này thuộc về đứa bé và đứa bé có quyền được giải cứu.

175
Trường hợp người lái xe bị mắc kẹt không được mô tả đầy đủ và do đó dường
như nằm giữa các trường hợp siêu tốc và các trường hợp được giải cứu dễ dàng. Nếu
nhu cầu của người lái xe lớn và việc giải cứu dễ dàng thì anh ta có quyền được đón.
Làm thế nào tuyệt vời và dễ dàng là một câu hỏi mà lý thuyết ràng buộc hợp lý không
thể và không cần phải trả lời. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào hệ thống quy tắc đạo đức.
Mặt khác, nếu nhu cầu của người lái xe không lớn thì đó là trường hợp siêu ưu đãi.
Trong cả hai trường hợp, nó không phải là một ví dụ phản biện cho việc phân tích
ràng buộc hợp lý về các nghĩa vụ quan hệ. Ví dụ của Milo không rõ ràng về tình
huống mà người lái xe đang gặp phải. Đó là lý do tại sao quan điểm cho rằng người lái
xe không có quyền nhưng nghĩa vụ đối với anh ta ban đầu là hợp lý.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý ngụ ý rằng nhiều nghĩa vụ mà chúng ta có với tư
cách là công dân của một quốc gia là những nghĩa vụ phi quan hệ. Ở Chương 2, chúng
ta đã xem xét quyền bầu cử ở những quốc gia như Úc, nơi việc không bầu cử là bất
hợp pháp. Ở những nước đó, người ta có nghĩa vụ phải bầu cử. Khi xem xét quyền
nghĩa vụ này, chúng tôi đã tự hỏi liệu đó là quyền nghĩa vụ Hohfeldian hay phi
Hohfeldian. Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng đó là một nghĩa vụ không phải của
Hohfeldian. Không có lập luận chắc chắn nào về nghĩa vụ bỏ phiếu của công dân Úc
có liên quan đến bất kỳ cá nhân cụ thể nào. Đại khái, người ta có nghĩa vụ bỏ phiếu vì
điều đó tốt cho đất nước. Mặc dù các lập luận hợp lý có thể có về nghĩa vụ bầu cử của
công dân Úc sẽ đề cập đến các công dân khác của Úc, nhưng không có công dân cụ
thể nào là cần thiết cho lập luận này. Một công dân vẫn có nghĩa vụ nếu bất kỳ công
dân nào khác qua đời hoặc từ bỏ quốc tịch Úc và chuyển đến một quốc gia khác. Lập
luận tương tự cũng áp dụng cho nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ
quân sự (nếu một người có nghĩa vụ như vậy). Trong trường hợp này, giống như
trường hợp nghĩa vụ bỏ phiếu, không có cá nhân cụ thể nào là cần thiết cho bất kỳ lý
lẽ hợp lý nào cho nghĩa vụ. So sánh nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ
quân sự với các nghĩa vụ điển hình do luật hình sự quy định, ví dụ: nghĩa vụ của tôi
không được hành hung Tony. Lập luận rằng một người có nghĩa vụ theo luật hình sự
là không hành hung Tony sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với Tony. Phải làm như vậy để
giải thích tại sao tôi có nghĩa vụ không được tấn công Tony, nhưng tôi cũng không có
nghĩa vụ không được tấn công Evander, người mà tôi đã đồng ý thi đấu trong một trận
quyền anh.
Thật thú vị khi thấy quan điểm ràng buộc hợp lý ngụ ý gì về Nowheresville của
Feinberg (1980, 143–155), một nơi hầu như không có quyền lợi. Những người sống ở
Nowheresville có đạo đức tốt hơn đáng kể so với những người ở thế giới của chúng ta.

176
Họ thể hiện lòng nhân từ, lòng trắc ẩn, sự thông cảm hơn, v.v. Ngoài ra, ở
Nowheresville còn có những nghĩa vụ không liên quan.
Chúng ta hãy giới thiệu các nghĩa vụ vào Nowheresville, nhưng chỉ theo nghĩa
những hành động... bắt buộc về mặt đạo đức, chứ không phải theo nghĩa cũ hơn những
hành động thuộc về người khác và có thể được người khác tuyên bố là quyền của họ
(1980, 144).
Nowheresville cũng chứa đựng những hành vi mang ý chí của cá nhân. Hành vi
mang ý chí của cá nhân “chỉ đơn giản là một dạng phù hợp giữa tính cách hoặc hành
động của một bên và phản ứng có lợi của một bên khác” (1980, 145). Nếu ai đó làm
điều gì đó cho bạn (ví dụ cắt cỏ trong vườn của bạn) thực hiện một công việc tuyệt
vời, vượt lên trên và vượt xa những gì cô ấy bắt buộc phải làm theo hợp đồng, thì điều
đó có vẻ phù hợp (nhưng không bắt buộc) đối với một người thưởng cho người đã
thực hiện một công việc tuyệt vời. Người này xứng đáng có được một điều gì đó bổ
sung. Cuối cùng, Feinberg bổ sung thêm khái niệm về sự độc quyền có chủ quyền về
các quyền đối với Nowheresville. Ở Nowheresville, các nghĩa vụ được hình thành bởi
các thỏa thuận xã hội (hợp đồng, luật pháp, câu lạc bộ, trường đại học, doanh nghiệp,
v.v.) đều thuộc quyền sở hữu của chủ quyền Hobbesian. Họ không nợ người khác. Ở
Nowheresville, nếu X và Y ký hợp đồng, họ sẽ làm như vậy với chính quyền. X hứa
với chủ quyền rằng anh ta sẽ làm A1 cho Y, và Y hứa với chủ quyền rằng cô ấy sẽ làm
A2 cho X. Như vậy, ở Nowheresville, chỉ có một người có quyền duy nhất là chủ
quyền.
Sau đó, Feinberg tự hỏi “chính xác thì thế giới đang thiếu điều gì khi nó không
có các quyền và tại sao sự thiếu vắng đó lại quan trọng về mặt đạo đức?” (1980, 148).
Theo quan điểm ràng buộc hợp lý, điều gì bị thiếu ở Nowheresville? Yếu tố còn thiếu
là người dân ở Nowheresville không phải là nguồn gốc của nghĩa vụ. Ở
Nowheresville, chỉ có chủ quyền mới là nguồn của nghĩa vụ. Ở Nowheresville, đặc
điểm của các cá nhân ngoài chủ quyền không bao giờ biện minh cho nghĩa vụ của
người khác.
Như Hohfeld đã cố gắng chỉ ra, việc sử dụng thuật ngữ “quyền” cực kỳ khác
nhau và mơ hồ. Không có lý thuyết nào ngụ ý rằng mọi cách sử dụng và không sử
dụng thuật ngữ này đều đúng. Câu hỏi đang được đặt ra là quan niệm nào về quyền
phù hợp nhất với mô hình sử dụng và không sử dụng được tìm thấy trong ngôn ngữ
thông thường về quyền (nghĩa là tốt nhất về mặt mở rộng) và mang lại sự hiểu biết
nhiều nhất (tức là tốt nhất về mặt lý thuyết). Bản thân Hohfeld đã nhìn thấy điều này.

177
Nhận thức được, như chúng ta phải thừa nhận, việc sử dụng thuật ngữ “quyền”
một cách rất rộng rãi và bừa bãi, chúng ta tìm thấy manh mối nào, trong diễn ngôn
pháp lý thông thường, hướng tới việc giới hạn từ được đề cập ở một ý nghĩa xác định
và phù hợp? Manh mối đó nằm ở “nghĩa vụ” tương quan, vì chắc chắn rằng ngay cả
những người sử dụng từ này và khái niệm “quyền” theo cách rộng nhất có thể cũng
quen với việc cho rằng “nghĩa vụ” là mối tương quan bất biến (2001, 13).
Loại bỏ sự ràng buộc về ý nghĩa mà Hohfeld đã đưa vào đoạn văn này, chúng
ta có thể trình bày lại quan điểm của ông như một sự phân tích. Việc sử dụng khái
niệm quyền là “rất rộng và bừa bãi”, vì vậy, để làm rõ và hiểu sâu hơn, trước tiên
chúng ta phải tìm ra quan niệm về quyền phù hợp nhất với khuôn mẫu sử dụng và
không sử dụng quyền trong diễn ngôn thông thường. Nhưng quan niệm ưa thích cũng
sẽ hạn chế khái niệm về quyền bằng một phân tích “rõ ràng và phù hợp”. Tôi lập luận
rằng một phân tích cụ thể là cách hiểu “xác định” và “thích hợp” nhất về quyền. Phân
tích ràng buộc hợp lý là phù hợp nhất theo ba nghĩa. Đầu tiên và quan trọng nhất, nó
phù hợp với mô hình sử dụng và không sử dụng thuật ngữ “quyền” hơn bất kỳ lý
thuyết nào khác về quyền. Thứ hai, lý thuyết ràng buộc hợp lý mang đến cho chúng ta
sự hiểu biết sâu sắc nhất ở chỗ nó, tốt hơn bất kỳ lý thuyết nào khác về quyền, vừa cho
phép con người nhìn thấy mối liên hệ giữa quyền và các khái niệm đạo đức khác, vừa
giải quyết các vấn đề trong lý thuyết quyền khiến các triết gia bối rối. Thứ ba, như
chúng ta sẽ thấy trong Chương 6, 7 và 8, nó cho phép chúng ta giải quyết các vấn đề
quan trọng trong việc áp dụng lý thuyết về quyền.

178
PHẦN 6. XUNG ĐỘT GIỮA CÁC QUYỀN
Phần lớn sự quan tâm đối với thuyết về quyền đến từ việc vận dụng nó cho các
cuộc tranh luận. Có quá nhiều ví dụ để có thể xem xét tất cả ở đây. Phần còn lại của
cuốn sách này sẽ nghiên cứu hai trong số những tranh cãi này và chứng minh rằng
thuyết ràng buộc hợp lý của quyền phân tích những tranh cãi đó một cách thuyết phục
nhất. Chương này xem xét xung đột quyền lợi. Chương 7 và 8 xem xét những chủ thể
của quyền. Chúng tôi sẽ tiếp tục đơn giản hóa vấn đề bằng cách bỏ qua những điều bất
khả thi. Có hai loại xung đột quyền lợi. Thứ nhất, xung đột nội bộ giữa các quyền xảy
ra khi quyền lợi xung đột với nhau. Trong những trường hợp này, có sự xung đột giữa
các nghĩa vụ dân sự. Thứ hai, xung đột quyền lợi bên ngoài xảy ra khi quyền lợi xung
đột với những đánh giá đạo đức không dựa trên cơ sở quyền. Trong những trường hợp
này, có sự xung đột giữa các nghĩa vụ dân sự và phi dân sự. (Có vẻ lạ là chương này
không thảo luận về Cuộc xung đột quyền lợi của John Rowan (1999). Công trình thú
vị và hữu ích này là một cuộc thảo luận về việc áp dụng quyền lợi vào các tranh cãi
đạo đức khác nhau (ví dụ, thuế tái phân phối, phá thai). Nó không thảo luận về vấn đề
được xem xét trong chương này.

1. XÂM PHẠM QUYỀN ĐƯỢC CHO PHÉP VÀ BẤT ĐẮC



Có hai loại xung đột nội bộ giữa các quyền. Ví dụ nổi tiếng nhất về loại xung
đột quyền lợi nội bộ đầu tiên là của Feinberg.
Giả sử một trận bão tuyết bất ngờ ập đến đe dọa tính mạng của bạn khi bạn
đang đi du lịch bụi ở vùng núi cao. May mắn thay, bạn tình cờ tìm thấy một căn nhà
không người ở, bị khóa, bịt kín bằng ván gỗ và chắc chắn là tài sản riêng tư của người
khác. Bạn đập vỡ cửa sổ để vào trong và rúc vào một góc trong ba ngày cho đến khi
trận bão yếu đi. Trong thời gian này, bạn tự ý ăn thức ăn và đốt đồ nội thất gỗ của chủ
nhà trong lò sưởi để giữ ấm. Bạn rõ ràng có lý do chính đáng để làm tất cả những việc
này, nhưng bạn đã vi phạm quyền của một người khác (1980, 230).
Chúng ta sẽ gọi tình huống này là "Phượt thủ". Để hiểu rõ hơn về bản chất của
mâu thuẫn, chúng ta có thể xem xét tình huống này bằng cách áp dụng thuật ngữ
Hohfeldian và các khái niệm nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức đã thảo luận ở trên. Để đơn
giản hóa vấn đề, chúng ta hãy tập trung vào một vật cụ thể trong căn nhà - một chiếc

179
ghế gỗ mà bạn đốt để giữ ấm. Chủ sở hữu chiếc ghế có vẻ như có quyền yêu cầu bạn
không đốt ghế. Tương ứng với quyền yêu cầu đó là nghĩa vụ của bạn không được đốt
ghế. Do đó, câu sau có vẻ là đúng:
1. Bạn có giao ước không đốt ghế với người chủ
Tuy nhiên, vì việc đốt ghế là cần thiết để cứu mạng, có vẻ như bạn có quyền tự
do đốt ghế. Bạn có quyền tự do để đốt ghế, quyền tự do không đốt cháy ghế và quyền
yêu cầu những quyền tự do này được đảm bảo. Bạn có quyền yêu cầu chủ sở hữu
không can thiệp vào việc đốt ghế. Chủ sở hữu có thể can thiệp như thế nào? Có thể
ông ta không thể. Ông ta có thể ở trong một ngôi nhà ấm áp cách xa đó. Nhưng giả sử
rằng chủ sở hữu đã trang bị căn nhà với một màn hình giám sát và hệ thống súng tiêm
chích từ xa. Điều này cho phép chủ sở hữu giám sát căn nhà lúc ông ta không có ở đó
và bắn những người cố phá hủy tài sản của ông. Những người bị bắn sẽ ngủ trong 3
ngày và sau đó bị bắt. Trong trường hợp đó, nếu chủ sở hữu đang giám sát căn nhà
của mình, bạn có quyền yêu cầu ông ta không bắn bạn. (Trong cơn bão như vậy, nếu
bạn ngủ trong ba ngày, bạn sẽ chết.) Xung đột xảy ra vì quyền tự do đốt ghế quy định
rằng bạn có quyền được phép đốt ghế. Do đó, có vẻ như câu sau đây là đúng:
2. Bạn không có giao ước không đốt ghế với người chủ.
Mâu thuẫn giữa câu 1 và 2 dẫn đến xung đột. ("Phượt thủ" chứng minh nhận
định "nói về xung đột quyền là nói về sự không tương thích của các nhiệm vụ của các
quyền" (211) của Waldron (1993a) đã sai. Trong tình huống "Phượt thủ", xung đột
không phải giữa các nhiệm vụ mà giữa nhiệm vụ và tự do. Mặc dù có những trường
hợp mà xung đột quyền là xung đột giữa các nhiệm vụ tương ứng với quyền yêu cầu,
nhưng không phải tất cả các xung đột quyền đều có dạng như vậy.)
Hãy xem xét các trường hợp như "Phượt thủ" là các trường hợp vi phạm quyền
được phép. Không thực hiện nghĩa vụ đi kèm với quyền đó được tính là vi phạm
quyền. Có vẻ như việc vi phạm quyền sở hữu tài sản của chủ nhân cabin là có thể chấp
nhận được. Lưu ý rằng bạn được phép đi lang thang và chết. Trong trường hợp đó,
không có quyền nào bị vi phạm. Còn nhiều trường hợp khác của vi phạm quyền được
phép. Giả sử tôi hứa sẽ gặp bạn để ăn trưa. Có vẻ như bạn có quyền yêu cầu tôi gặp
bạn để ăn trưa. Nhưng sau đó, tôi bị ốm đến mức đi ăn trưa sẽ gây ra đau đớn nặng nề.
Trong trường hợp đó, có vẻ như tôi có quyền tự do không phải đi. Quyền yêu cầu tôi
gặp bạn để ăn trưa của bạn có vẻ xung đột với quyền tự do không phải đi của tôi. Có
vẻ như tôi có thể vi phạm quyền yêu cầu của bạn.

180
Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất về loại xung đột quyền nội bộ thứ hai được đề cập
đầu tiên bởi Philippa Foot và trở nên nổi tiếng thông qua tình huống xe goòng của
Thomson.
Edward lái một chiếc xe goòng bị hỏng phanh. Trên đoạn đường phía trước có
năm người; gờ đường ray quá dốc nên họ sẽ không kịp rời khỏi đường ray. Đường ray
có một nhánh rẽ sang bên phải và Edward có thể điều khiển chiếc xe qua đó. Thật
không may, có một người đứng trên đoạn đường bên phải. Edward có thể bẻ lái, tông
chết người đó; hoặc anh ta có thể đi thẳng, tông chết năm người kia (1986, 80-1).
Vì những lý do sẽ được làm rõ sau này, hãy xem xét một số phiên bản đã qua
chỉnh sửa của tình huống xe goòng và sau đó xem xét phiên bản của Thomson để giải
thích rõ ràng hơn. Hãy bắt đầu với phiên bản sau đây. Giả sử chỉ có một người trên
mỗi đoạn đường ray. Sue đang ngồi trong một chiếc xe dừng lại đột ngột, và Jane
đang đứng trên đường chính. Nếu Edward không bẻ lái, Jane sẽ chết do đứng ở chỗ gờ
đường ray quá dốc. Nếu anh ta bẻ lái thì sẽ tông vào xe của Sue. Tuy nhiên, Sue có thể
dễ dàng rời khỏi xe trước khi xe của Edward đến, vì vậy, nếu Edward bẻ lái, cô ấy sẽ
không chết. Gọi trường hợp này là "Jane hoặc Xe". Một lần nữa, việc áp dụng thuật
ngữ của Hohfeld và các khái niệm nghĩa vụ bắt buộc và đạo đức sẽ rất có ích. Dường
như Jane có quyền yêu cầu Edward bẻ lái. Tương ứng với quyền yêu cầu này là nghĩa
vụ bẻ lái của Edward. Do đó, dường như
3. Edward có nghĩa vụ bẻ lái với Jane
Sue cũng có quyền yêu cầu Edward không bẻ lái. Tương ứng với quyền yêu
cầu này là nghĩa vụ không bẻ lái của Edward. Do đó, dường như
4. Edward có nghĩa vụ không bẻ lái với Sue
Trường hợp này không có mâu thuẫn. Khác với trường hợp 1 và 2 trong "Phượt
thủ", những nghĩa vụ tạo ra bởi những quyền được đề cập đến không mâu thuẫn với
nhau. (Waldron (1993a) đã chú ý đến điểm này.) Tuy nhiên, có sự xung đột dù không
mâu thuẫn. Như trường hợp trên, Edward phải bẻ lái hoặc không. Anh ta không thể
dừng lại hoặc thực hiện bất kỳ hành động khác nào khác. Do đó, theo tự nhiên,
Edward không thể đáp ứng đồng thời cả hai nghĩa vụ của mình. Hãy coi những trường
hợp như "Jane hoặc Xe" là vi phạm quyền không thể tránh khỏi. Những trường hợp
này khác so với những trường hợp vi phạm quyền được phép. Trong "Phượt thủ", nếu
phượt thủ quyết định không đột nhập vào căn nhà và đi lang thang sau đó chết, người
đó không vi phạm quyền nào. Nhưng trong "Jane hoặc Xe", về mặt vật lý, Edward
không thể tránh khỏi việc vi phạm quyền sử dụng xe của Sue hoặc quyền sống của

181
Jane. Còn nhiều trường hợp khác của vi phạm quyền không thể tránh khỏi. Giả sử Jim
có nghĩa vụ đón Susan ở sân bay vào thứ Ba. Giả sử Jim cũng có nghĩa vụ không được
đến sân bay với Jessica vì Jessica lo lắng về các vụ nổ tại sân bay.
Tôi đã phân chia các xung đột quyền theo một cách mới. Thông thường, người
ta thường chia các trường hợp xung đột quyền bằng cách sử dụng các điểm khác biệt
tích cực/tiêu cực và tích cực/thụ động được đề cập trong Chương 1. Bởi vì những
điểm này độc lập với nhau, có bốn loại quyền khả dụng (tích cực tích cực, tích cực thụ
động, tiêu cực tích cực và tiêu cực thụ động) và do đó mười khả năng xung đột khác
nhau (tích cực tiêu cực vs. tích cực tiêu cực, tích cực tiêu cực vs. tích cực thụ động,
tích cực tiêu cực vs. tiêu cực tích cực, tích cực tiêu cực vs. tiêu cực thụ động, tích cực
thụ động vs. tích cực tiêu cực, v.v.). Sự phân loại này không sai. Nhưng các khác biệt
tích cực/tiêu cực và tích cực/thụ động không liên quan đến bản chất khái niệm của
xung đột quyền. "Phượt thủ" là một trường hợp xung đột giữa một quyền tích cực tích
cực (quyền đốt ghế của bạn) và một quyền tiêu cực thụ động (quyền của chủ nhân yêu
cầu bạn không đốt ghế). "Jane hoặc Xe" là một xung đột giữa một quyền tiêu cực tích
cực (quyền của Jane yêu cầu Edward bẻ lái) và một quyền thụ động tiêu cực (quyền
của Sue yêu cầu Edward không bẻ lái). Ta dễ dàng xây dựng các trường hợp vi phạm
quyền được phép và trường hợp vi phạm quyền không thể tránh khỏi phù hợp với bất
kỳ một trong mười loại xung đột quyền khác nhau được tạo ra từ các khác biệt tích
cực/tiêu cực và tích cực/thụ động. Hai ví dụ sẽ là đủ. Giả sử trong "Phượt thủ", khi
bạn vào nhà, máy sưởi đã được bật và bạn đã hứa với chủ nhân căn nhà rằng bạn sẽ tắt
nó. Nhưng nếu bạn tắt nó, bạn sẽ chết cóng. Trong trường hợp này, trong xung đột
giữa một quyền thụ động tích cực (quyền không tắt máy sưởi của bạn) và một quyền
tích cực tiêu cực (quyền yêu cầu bạn tắt máy sưởi của chủ nhân), có một trường hợp vi
phạm quyền được phép. Giả sử chỉ có một đường ray xe goòng. Chiếc xe goòng đang
chạy tự do trên đường ray, Sue đang ngồi trong xe của mình tại một điểm trên đường
ray, và Jane nằm ở phía xa hơn trên đường ray giữa các đường đắp dốc. Nếu Sue
không di chuyển chiếc xe của mình, cô ấy sẽ chết, nhưng xe của cô ấy sẽ ngăn chiếc
xe goòng và Jane sẽ sống. Nếu Sue di chuyển chiếc xe của mình, cô ấy sẽ sống và
Jane sẽ chết. Đây là một trường hợp vi phạm quyền không thể tránh khỏi trong xung
đột giữa một quyền tích cực tích cực (quyền của Sue để tự lái xe khỏi đường ray) và
một quyền thụ động tiêu cực (quyền của Jane để Sue không lái xe khỏi đường ray).

182
2. QUAN ĐIỂM PRIMA FACIE VÀ ĐỊNH RÕ
Có hai quan điểm thường xuyên được thảo luận về xung đột nội bộ giữa các
quyền - quan điểm Prima Facie và quan điểm định rõ. (Phần lớn cách diễn đạt về quan
điểm định rõ và Prima Facie trong phần này dựa trên biện hộ về định rõ của
Christopher Heath Wellman (1995). Tuy nhiên, vì những lý do được ghi chú dưới đây,
nó không hoàn toàn đầy đủ.)
Có hai khía cạnh quan trọng của quan điểm Prima Facie. Đầu tiên là quan điểm
rằng có một số quyền không tuyệt đối. Một quyền tuyệt đối là một quyền quy định
một nghĩa vụ tuyệt đối. Một nghĩa vụ tuyệt đối là một nghĩa vụ 'cần thiết vô điều kiện'
(Feinberg 1973, 80). Nghĩa vụ tuyệt đối chắc chắn là những nghĩa vụ được định nghĩa
hẹp. Giả sử một hệ thống quy tắc pháp lý quy định rằng Hassan có một quyền tự do
pháp lý tuyệt đối để nói Richard Nixon là một tên gian trá. Hệ thống quy tắc pháp lý
có thể quy định rằng anh ta có quyền tuyệt đối này chỉ khi anh ta ở một địa điểm cụ
thể (ví dụ, Hyde Park). Theo cách này, quyền này được định nghĩa hẹp. Nếu quyền
này tuyệt đối và anh ta ở địa điểm cụ thể, thì anh ta có thể nói Richard Nixon là một
tên gian trá. Ngay cả khi câu nói có thể làm hàng triệu người thiệt mạng, anh ta vẫn
được phép nói.
Khía cạnh quan trọng thứ hai của quan điểm Prima Facie là khái niệm cân
nhắc. Một quyền Prima Facie là một quyền quy định một nghĩa vụ Prima Facie (mang
tính dân sự). Một nghĩa vụ Prima Facie (mang tính quan hệ hoặc phi quan hệ) là một
nghĩa vụ có ít giá trị hơn các nghĩa vụ khác (mang tính dân sự hoặc phi dân sự). Một
quyền thực sự là một quyền Prima Facie có thể nhưng, trong một tình huống cụ thể,
không có ít giá trị hơn bất kỳ nghĩa vụ khác (mang tính dân sự hoặc phi dân sự). Một
quyền tuyệt đối là một quyền Prima Facie không thể có ít giá trị trong bất kỳ tình
huống nào. Khi có một xung đột giữa các quyền Prima Facie, người ta phải cân nhắc
các quyền Prima Facie đối lập để xác định quyền nào được ưu tiên hơn. Khái niệm về
việc cân nhắc quyền mang tính ẩn dụ. Người ta không thể cân nhắc một quyền theo
nghĩa đen như cân tảng đá hoặc một chiếc xe tải. Trong các thuật ngữ phi ẩn dụ, việc
so sánh hai quyền là để xem xét các lập luận về quan điểm ủng hộ và phản đối những
khẳng định cụ thể về quyền thực sự. Trong "Phượt thủ", việc so sánh quyền đốt ghế
với quyền không cho đốt ghế của chủ nhân cabin là một ẩn dụ cho việc xem xét các
lập luận để xác định liệu "Bạn có nghĩa vụ thực sự không được đốt ghế với chủ nhân"
có đúng hay không. Các loại lập luận được sử dụng để đưa ra quyết định này là những
loại lập luận quen thuộc được sử dụng trong tất cả các cuộc thảo luận triết học - các
trường hợp thực và giả tưởng, nguyên tắc đạo đức, các phản ví dụ, v.v. Việc cân nhắc

183
quyền là một ẩn dụ để xem xét các lập luận ủng hộ và phản đối quan điểm rằng một
quyền quan trọng hơn một quyền khác. (Pietroski (1993) chú ý rằng "rất dễ để giải
thích các nguyên tắc Prima Facie theo tri thức luận (trang 491). Montague (2001) đã
rơi vào cái bẫy đó. Tôi thấy những lập luận phản bác hiểu biết về mặt tri thức luận của
nguyên tắc Prima Facie của Pietrowski hoàn toàn thuyết phục. Vì tôi không có gì để
bổ sung cho những lập luận của ông, tôi sẽ không xem xét chúng ở đây.)
Theo quan điểm nguyên tắc Prima Facie, chủ nhân của cabin trong "Phượt thủ"
có quyền yêu cầu Prima Facie rằng ghế của ông không bị đốt. Quyền này quy định
nghĩa vụ Prima Facie không được đốt ghế của phượt thủ. Quyền tự do Prima Facie của
phượt thủ quy định rằng anh không có nghĩa vụ Prima Facie không đốt ghế. Theo
quan điểm Prima Facie, xung đột giữa quyền yêu cầu Prima Facie của chủ nhân cabin
và quyền tự do Prima Facie của phượt thủ được giải quyết bằng cách khẳng định rằng
quyền tự do Prima Facie của phượt thủ được ưu tiên hơn quyền yêu cầu Prima Facie
của chủ nhân cabin. Theo thuật ngữ phi ẩn dụ, có vẻ với đa số, các lập luận ủng hộ
quan điểm rằng phượt thủ có quyền tự do thực sự đốt ghế mạnh hơn so với các lập
luận ủng hộ quan điểm rằng chủ nhân cabin có quyền yêu cầu thực sự phượt thủ
không được đốt ghế. Bằng cách này, quan điểm Prima Facie cố gắng giải quyết vấn đề
vi phạm quyền được cho phép.
Quan điểm Prima Facie cũng cung cấp một giải pháp cho vấn đề vi phạm
quyền bất đắc dĩ. Trong trường hợp "Jane hoặc Xe", Jane có một quyền yêu cầu Prima
Facie Edward bẻ lái. Quyền này quy định nghĩa vụ Prima Facie của Edward là phải bẻ
lái. Sue có một quyền yêu cầu Prima Facie Edward không bẻ lái. Quyền này quy định
nghĩa vụ Prima Facie của Edward là không được bẻ lái. Xung đột được giải quyết
bằng cách khẳng định rằng quyền yêu cầu Prima Facie của Jane được ưu tiên hơn
quyền yêu cầu Prima Facie của Sue. Hầu hết mọi người cho rằng quyền của Jane yêu
cầu Edward bẻ lái quan trọng hơn quyền của Sue yêu cầu không bẻ lái. Về mặt đạo
đức, mạng sống của Jane quan trọng hơn xe của Sue. Theo thuật ngữ phi ẩn dụ, có vẻ
rằng các lập luận ủng hộ quan điểm rằng Sue có quyền yêu cầu thực sự Edward không
bẻ lái lép vế so với các lập luận ủng hộ quan điểm Jane có quyền yêu cầu thực sự
Edward bẻ lái.
Có ít nhất ba ý kiến phản đối có thể được đưa ra đối với quan điểm Prima
Facie. Thứ nhất, có thể cho rằng quan điểm này thiếu sót vì nó ám chỉ rằng chúng ta
thường xuyên không biết liệu một trong những quyền lợi của chúng ta có phải là thực
tế hay không. Chúng ta không có thông tin này vì có khả năng một trong những quyền
lợi Prima Facie của chúng ta đã bị áp đảo bởi một quyền lợi Prima Facie khác ngoài

184
tầm hiểu biết của chúng ta. Chủ nhân căn nhà có thể không biết đến cơn bão và vì thế
không biết rằng quyền lợi thực tế trước đây của ông ta là quyền yêu cầu người du
khách không được đốt ghế đã bị áp đảo. Phát ngôn này là đúng nhưng không phải là
một ý kiến phản đối với quan điểm Prima Facie. Tất cả chúng ta đều có nhiều quyền
lợi mà chúng ta không biết. Sự phức tạp của nhiều hệ thống quy tắc (ví dụ, luật thuế
Hoa Kỳ) khiến nhiều người trong chúng ta không biết đến toàn bộ quyền lợi của mình.
Quan điểm Prima Facie chỉ đơn giản một cách hạn chế hiểu biết của chúng ta về
quyền lợi của chính mình. Thay vì là một ý kiến phản đối quan điểm Prima Facie, luận
điệu chúng ta không biết đến quyền lợi thực tế của mình chỉ là một trường hợp của sự
thật hiển nhiên rằng chúng ta là những người có kiến thức hạn chế.
Thứ hai, một số người cho rằng quan điểm Prima Facie thiếu sức thuyết phục.
Vấn đề là quan điểm Prima Facie là một quan điểm về cấu trúc xung đột quyền lợi. Nó
đưa chúng ta đến điểm mà các quyền lợi Prima Facie được đặt lên bàn cân và sau đó
không cung cấp thông tin gì cho chúng ta. Nhận định này đúng. Hơn nữa, ngoài việc
xem xét các lý lẽ để xem quyền lợi Prima Facie nào là quyền lợi thực tế, quan điểm
Prima Facie không cho chúng ta biết cách xác định quyền lợi nào là quyền lợi thực tế.
Tuy nhiên, phát ngôn này không phải là một ý kiến phản đối quan điểm Prima Facie.
Quan điểm Prima Facie chỉ là một quan điểm về cấu trúc xung đột quyền lợi. Nó
không phải là một ý kiến phản đối khi nó không cung cấp một phương pháp chi tiết để
giải quyết xung đột quyền lợi.
Thứ ba, có người có thể lập luận rằng quan điểm Prima Facie thiếu sót vì nó
cho rằng các tuyên bố về quyền lợi không phải là kết thúc của các cuộc tranh luận về
đạo đức. Một lần nữa, phát ngôn này đúng. Quan điểm Prima Facie ám chỉ rằng có
quyền lợi Prima Facie và quyền lợi Prima Facie không phải là quyền lợi thực tế.
Quyền lợi thực tế mới là kết thúc của các cuộc thảo luận về đạo đức. Như ý kiến phản
đối trước đó, ý kiến phản đối này chỉ ra một hệ quả của quan điểm Prima Facie. Tuy
nhiên, giống như ý kiến phản đối trước đó, hệ quả này không phải là một ý kiến phản
đối. Nó chỉ thuật lại quan điểm. Đối với ý kiến phản đối rằng quan điểm Prima Facie
ám chỉ rằng các tuyên bố về quyền lợi không phải là kết thúc của cuộc thảo luận đạo
đức, những người bảo vệ quan điểm Prima Facie chỉ cần trả lời: "Vâng, đó là một hệ
quả của quan điểm và không có ý kiến nào phản đối nó."
Theo quan điểm định rõ, có lẽ tất cả các tuyên bố về quyền đều ngầm chứa các
điều khoản chỉ rõ tình huống trong đó một người có quyền. Ẩn dụ quan trọng được sử
dụng trong quan điểm này là giới hạn. Theo quan điểm này, chủ sở hữu cabin trong
"Phượt thủ" không có quyền chống lại người khách đốt ghế. Thay vào đó, chủ sở hữu

185
có quyền hạn chế chẳng hạn như quyền chống lại người khách đốt ghế trừ khi liên
quan đến mạng sống. Bằng cách này, các trường hợp vi phạm quyền được phép được
giải quyết. Không xảy ra vi phạm quyền chỉ đơn giản là vì người khách đang vi phạm
quyền của chủ sở hữu cabin. Một khi các giới hạn chính xác của quyền được xác định,
chúng ta thấy rằng việc đốt ghế của người khách không vi phạm quyền của chủ sở hữu
cabin. Tương tự, trong “Jane hoặc xe”, Sue không có quyền chống lại Edward để
Edward không bẻ lái. Thay vào đó, cô ấy có quyền hạn chế Edward không bẻ lái trừ
khi việc đó sẽ gây ra cái chết cho người khác. Bằng cách này, xung đột trong các
trường hợp vi phạm quyền không thể tránh khỏi được giải quyết. Rõ ràng, theo quan
điểm định rõ, các tuyên bố về quyền chứa hàng loạt các điều kiện được liên kết rời rạc
sau một trường hợp giả định. Về mặt khái niệm, có thể có bất cứ thứ gì xuất hiện trong
mệnh đề trừ khi Một quyền có thể có dạng như sau: X có quyền chống lại Y để làm A
nếu làm A sẽ không gây thiệt hại cho X hoặc nhiều đơn vị tiện ích hơn. Theo quan
điểm này, chủ nhà không có quyền nhận $750 từ người thuê. Thay vào đó, cô ấy có
quyền nhận $750 từ người thuê nếu người thuê không cần số tiền đó để ngăn chặn nạn
đói toàn cầu, hoặc cô ấy không bảo trì tòa nhà đúng cách, hoặc tòa nhà bị cháy. Theo
quan điểm định rõ, không bao giờ có xung đột quyền thực sự. Chỉ có xung đột quyền
rõ ràng. Sự xuất hiện của xung đột biến mất khi các quyền được đề cập được xác định
đầy đủ. Quan điểm định rõ cho rằng tất cả các quyền đều là tuyệt đối. Theo quan điểm
định rõ, xung đột quyền được giải quyết bằng cách xem xét các lập luận ủng hộ và
phản đối các quan điểm khác nhau về giới hạn của một quyền bằng cách xem xét các
lập luận ủng hộ và phản đối sự tồn tại của các mệnh đề trừ khi cụ thể.
Khái niệm về việc hạn chế quyền lợi là một phép ẩn dụ. Phép ẩn dụ được sử
dụng là ẩn dụ về một không gian vật lý giới hạn. Theo nghĩa đen, giới hạn là ranh giới
bao quanh một khu vực vật lý cụ thể. Quyền lợi không phải là những vật thể hữu hình
có giới hạn đúng nghĩa như một sân bóng chày. Trong thuật ngữ phi ẩn dụ, việc hạn
chế một quyền lợi là xác định các mệnh đề "trừ khi" của nó. Bàn về giới hạn của một
quyền lợi là bàn về các lập luận ủng hộ và phản đối sự tồn tại và bản chất của các
mệnh đề "trừ khi" của quyền lợi.
Có bốn ý kiến phản đối có thể được đưa ra đối với quan điểm định rõ. Thứ
nhất, một số người cho rằng quan điểm định rõ không đúng vì nó ngụ ý không ai biết
rõ quyền lợi được định rõ của mình. Đây là một hệ quả thực của quan điểm này. Các
mệnh đề giả định của quyền lợi trong bất kỳ hệ thống quy tắc nào đều có độ phức tạp
trung bình. Ngay cả khi ai đó biết đến tuyên bố đã được định rõ đầy đủ của một quyền
cụ thể, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp người đó không biết liệu một mệnh đề "trừ

186
khi" cụ thể nào đã được thực hiện hay chưa. Thậm chí nếu chủ nhân căn nhà trong
trường hợp "Phượt thủ" biết rằng quyền yêu cầu không đốt ghê của ông ta có một
mệnh đề "trừ khi" bao gồm trường hợp đốt ghế là việc cần thiết để cứu mạng người,
ông ta có thể không biết liệu việc đốt ghế có thực sự là cần thiết để cứu sống hay
không vào một thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, điều này không phải là một ý kiến phản
đối đối với quan điểm định rõ. Tương tự như ý kiến phản đối quan điểm Prima Facie,
lập luận này chỉ ra một trường hợp của sự thật hiển nhiên là chúng ta có kiến thức hạn
chế.
Thứ hai, một số người cho rằng quan điểm định rõ thiếu sức thuyết phục. Quan
điểm định rõ là một quan điểm về cấu trúc của xung đột quyền. Ngoài việc cho rằng
chúng ta phải kiểm tra các luận cứ để xem mệnh đề giả định nào tồn tại, bản thân quan
điểm định rõ không cho chúng ta biết cách xác định liệu một mệnh đề giả định cụ thể
tồn tại. Khẳng định này không phản đối quan điểm định rõ. Quan điểm định rõ tuyên
bố nó chỉ là một quan điểm về cấu trúc của xung đột quyền. Việc nó không cung cấp
một phương pháp để giải quyết xung đột quyền không phản đối quan điểm này.
Thứ ba, một số người cho rằng quan điểm định rõ không thể giải thích nghĩa vụ
bồi thường cho sự vi phạm quyền. Trong "Phượt thủ", nếu người khách đốt ghế,
dường như chủ cabin có quyền được bồi thường. Thomson nghĩ rằng quan điểm định
rõ không thể giải thích tại sao bạn có quyền được bồi thường. Bà coi đây là một sự
phản đối dứt khoát đối với quan điểm (1986, 41). Thomson nghĩ rằng chỉ có việc
người khách vi phạm một trong những quyền của chủ sở hữu cabin mới có thể giải
thích tại sao người khách phải bồi thường. Theo quan điểm định rõ, người khách
không vi phạm bất kỳ quyền nào của chủ sở hữu cabin vì quan điểm định rõ đầy đủ về
quyền của chủ sở hữu cabin rằng ghế không bị đốt cháy có điều khoản trừ khi nêu rõ
rằng người khách không có nghĩa vụ phải kiềm chế đốt ghế nếu cần thiết để cứu mạng
người khách.
Sự phản đối này là không thuyết phục. Thứ nhất, sự phản đối sẽ bị suy yếu một
khi người ta nhận thấy rằng việc vi phạm quyền và bồi thường không có mối tương
quan tốt. Việc X nợ Y tiền bồi thường không có nghĩa là X đã vi phạm một trong các
quyền của Y. Tiền lương của tôi từ Đại học Bang Georgia báo cáo "tổng số tiền bồi
thường" của tôi mặc dù tôi không vi phạm bất kỳ quyền nào của Bang Georgia. Để
làm cho sự phản đối của mình được thông qua, Thomson ít nhất phải phân biệt hai
hình thức bồi thường khác nhau và chỉ ra một hình thức đặt ra vấn đề cho quan điểm
định rõ. Cô ấy cần phân biệt việc sử dụng "bồi thường" hoàn toàn bình thường để chỉ
khoản thanh toán được thực hiện cho hàng hóa hoặc dịch vụ và việc sử dụng cùng một

187
thuật ngữ để chỉ một cái gì đó được đưa ra để bù đắp cho tổn thất của một người. Bồi
thường theo nghĩa thứ hai mới có thể ám chỉ rằng vi phạm quyền đã xảy ra.
Việc X đã vi phạm một trong các quyền của Y không có nghĩa là X nợ Y tiền
bồi thường. Giả sử tôi giết bạn. Điều này vi phạm quyền của bạn. Xem ra tôi không nợ
bạn bồi thường. Ít nhất, việc bồi thường có hợp lý và / hoặc phù hợp trong trường hợp
giết người hay không là một vấn đề phức tạp. Tôi sẽ đề cập đến nó thêm trong
Chương 8. Tuy nhiên, người ta giải quyết vụ án giết người, dường như chính
Thomson cung cấp một trường hợp vi phạm quyền trong đó không có khoản bồi
thường nào được nợ. Trong "Jane-hoặc-Xe", Edward nên bẻ lái và do đó vi phạm
quyền của Sue. Nhưng, giả sử rằng lỗi phanh không phải do Edward gây ra, anh ta
không nợ Sue bất kỳ khoản bồi thường nào cho việc phá hủy chiếc xe của cô. Anh
thậm chí không nợ cô một lời xin lỗi. Anh ta có nhiệm vụ cung cấp cho cô một lời giải
thích về vụ việc, nhưng nếu anh ta không làm gì sai thì anh ta không có gì để xin lỗi.
Không phải một lời xin lỗi (nếu anh ta nợ) cũng không phải là một lời giải thích sẽ là
một hình thức bồi thường. Trong bối cảnh thiếu ý nghĩa giữa quyền và bồi thường,
Thomson cần nói thêm về lý do tại sao việc một người vi phạm quyền của người khác
giải thích nghĩa vụ bồi thường.
Thứ hai, các hệ thống quy tắc có thể quy định các quyền được trao tiền và các
hàng hóa khác trong tất cả các loại tình huống khác nhau. Về mặt khái niệm, hệ thống
quy tắc có thể quy định rằng một người có quyền được hưởng một khoản tiền khi
bước sang tuổi 18 hoặc khi một người mọc râu. Không có rào cản khái niệm nào đối
với quy định của hệ thống quy tắc rằng người ta có quyền đối với giá trị của các đối
tượng được lấy mà không có sự đồng ý của người lấy đối tượng. Do đó, người bảo vệ
quan điểm quan điểm định rõ có thể giải thích lý do tại sao người khách nợ chủ sở hữu
cabin một khoản tiền nhất định cho chiếc ghế mà không có bất kỳ tham chiếu nào đến
vi phạm quyền chỉ đơn giản bằng cách khẳng định rằng hệ thống quy tắc quy định
rằng trừ khi áp dụng các điều khoản, người khách nợ chủ sở hữu cabin một khoản tiền
liên quan. Hệ thống quy tắc có thể chứa các điều khoản có dạng sau:
1. X có quyền chống lại Y rằng Y làm A1 trừ khi điều kiện C1 hoặc C2
hoặc ... Cn là đúng.
2. 2. Nếu C1 hoặc C5 hoặc C8 ... là đúng, thì Y có nghĩa vụ làm A2 đối với
X.
Sự phản đối thứ tư đối với quan điểm định rõ là nó không "đưa ra đầy đủ rằng
chúng ta đã can thiệp vào những nơi công lý nói rằng chúng ta không nên" (Morris

188
1968, 499). Điểm này có vẻ hợp lý về mặt trực giác, nhưng thật khó để trêu chọc một
lập luận từ nó. Trước hết, thật kỳ quặc khi nói rằng trong các trường hợp vi phạm
quyền được phép, chúng ta đã "can thiệp vào những nơi mà công lý nói rằng chúng ta
không nên". Hành động này, theo giả thuyết, được cho phép. Có lẽ một người đưa ra
sự phản đối này đang gợi ý rằng quan điểm định rõ sẽ có xu hướng dẫn chúng ta vi
phạm các quyền được chỉ định đầy đủ. Người ta có thể cho rằng nếu chúng ta quen
nghĩ rằng các quyền có từ lâu trừ các điều khoản, thì chúng ta có nhiều khả năng bị
cám dỗ để giả định sự tồn tại của một quyền khi chúng ta bị cám dỗ vi phạm một
quyền. Vì vậy, quan điểm định rõ sẽ có hậu quả vô đạo đức. Lập luận này là yếu. Số
lượng vi phạm quyền không nhạy cảm với phân tích triết học về quyền. Ngay cả khi
có, đây sẽ chỉ là một lập luận cho việc không công khai quan điểm định rõ, không phải
là một lập luận để nghĩ rằng nó sai. Có một hạt nhân của sự thật ở điểm trên, một hạt
nhân quan trọng nhưng không phản đối quan điểm định rõ. Quyền được chứng minh
bằng các đặc điểm của con người. Quyền được chứng minh bằng các đặc điểm như:
một số hành vi nhất định khiến mọi người đau đớn, một số hành vi nhất định lấy đối
tượng mà mọi người đã làm việc, một số hành vi không đáp ứng được kỳ vọng mà
mọi người có, một số hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu quan trọng của con người,
v.v.
Cốt lõi của sự thật trong sự phản đối thứ tư là các đặc điểm này không biến mất
theo bất kỳ nghĩa nào khi một mệnh đề trừ khi được thực hiện. Giả sử rằng một trong
những đặc điểm làm nền tảng cho quyền đạo đức không bị chèn ép trừ khi là bị chèn
ép có xu hướng gây đau. Nếu một trong những trường hợp trong mệnh đề trừ khi phát
sinh (ví dụ: hàng ngàn mạng sống sẽ được cứu), điều này không có nghĩa là sự chèn
ép gây ra ít đau đớn hơn. Điều quan trọng là phải nhớ thực tế này, và đây cũng có thể
là nguồn gốc của tính hợp lý ban đầu của sự phản đối thứ tư. Quan điểm định rõ
không cho rằng sự chèn ép gây ra ít đau đớn hơn khi một trong các trường hợp trong
mệnh đề trừ khi xảy ra, vì vậy điều này không phản đối quan điểm.
Thứ hai, một số người cho rằng quan điểm định rõ thiếu sức mạnh giải thích.
Quan điểm định rõ là một quan điểm về cấu trúc của xung đột quyền. Ngoài việc nói
rằng chúng ta phải kiểm tra các tranh cãi để xem trừ khi các mệnh đề tồn tại, bản thân
quan điểm định rõ không cho chúng ta biết làm thế nào để xác định liệu một mệnh đề
cụ thể trừ khi tồn tại. Khẳng định này không phản đối quan điểm định rõ. Quan điểm
định rõ tuyên bố không hơn gì một quan điểm về cấu trúc của xung đột quyền. Không
có gì phản đối khi nó không cung cấp một phương pháp để giải quyết xung đột quyền.

189
Thứ ba, một số người cho rằng quan điểm định rõ không thể giải thích nghĩa vụ
bồi thường cho sự vi phạm quyền. Trong "Phượt thủ", nếu người khách làm cháy ghế,
dường như chủ cabin có quyền được bồi thường. Thomson nghĩ rằng quan điểm định
rõ không thể giải thích tại sao bạn có quyền được bồi thường. Bà coi đây là một sự
phản đối dứt khoát đối với quan điểm (1986, 41). Thomson nghĩ rằng chỉ có việc
người khách vi phạm một trong những quyền của chủ sở hữu cabin mới có thể giải
thích tại sao người khách nợ bồi thường. Theo quan điểm quan điểm định rõ, người
khách không vi phạm bất kỳ quyền nào của chủ sở hữu cabin vì quan điểm định rõ
đầy đủ về quyền của chủ sở hữu cabin rằng ghế không bị đốt cháy có điều khoản trừ
khi nêu rõ rằng người khách không có nghĩa vụ phải kiềm chế đốt ghế nếu cần thiết để
cứu mạng người khách.
Sự phản đối này là không thuyết phục. Thứ nhất, sự phản đối sẽ bị suy yếu một
khi người ta nhận thấy rằng việc vi phạm quyền và bồi thường không có mối tương
quan tốt. Việc X nợ Y tiền bồi thường không có nghĩa là X đã vi phạm một trong các
quyền của Y. Tiền lương của tôi từ Đại học Bang Georgia báo cáo "tổng số tiền bồi
thường" của tôi mặc dù tôi không vi phạm bất kỳ quyền nào của Bang Georgia. Để
làm cho sự phản đối của mình được thông qua, Thomson ít nhất phải phân biệt hai
hình thức bồi thường khác nhau và chỉ ra một hình thức đặt ra vấn đề cho quan điểm
định rõ. Cô ấy cần phân biệt việc sử dụng "bồi thường" hoàn toàn bình thường để chỉ
khoản thanh toán được thực hiện cho hàng hóa hoặc dịch vụ và việc sử dụng cùng một
thuật ngữ để chỉ một cái gì đó được đưa ra để bù đắp cho tổn thất của một người. Bồi
thường theo nghĩa thứ hai mới có thể ám chỉ vi phạm quyền đã xảy ra.
Việc X đã vi phạm một trong các quyền của Y không có nghĩa là X nợ Y tiền
bồi thường. Giả sử tôi giết bạn. Điều này vi phạm quyền của bạn. Xem ra tôi không nợ
bạn bồi thường. Ít nhất, việc bồi thường có hợp lý và / hoặc phù hợp trong trường hợp
giết người hay không là một vấn đề phức tạp. Tôi sẽ đề cập đến nó thêm trong
Chương 8. Tuy nhiên, người ta giải quyết vụ án giết người, dường như chính
Thomson cung cấp một trường hợp vi phạm quyền trong đó không có khoản bồi
thường nào được nợ. Trong "Jane-hoặc-Xe", Edward nên bẻ lái và do đó vi phạm
quyền của Sue. Nhưng, giả sử rằng lỗi phanh không phải do Edward gây ra, anh ta
không nợ Sue bất kỳ khoản bồi thường nào cho việc phá hủy chiếc xe của cô. Anh
thậm chí không nợ cô một lời xin lỗi. Anh ta có nhiệm vụ cung cấp cho cô một lời giải
thích về vụ việc, nhưng nếu anh ta không làm gì sai thì anh ta không có gì để xin lỗi.
Không phải một lời xin lỗi (nếu anh ta nợ) cũng không phải là một lời giải thích sẽ là
một hình thức bồi thường. Trong bối cảnh thiếu ý nghĩa giữa quyền và bồi thường,

190
Thomson cần nói thêm về lý do tại sao việc một người vi phạm quyền của người khác
giải thích nghĩa vụ bồi thường.
Thứ hai, các hệ thống quy tắc có thể quy định các quyền được trao tiền và các
hàng hóa khác trong tất cả các loại tình huống khác nhau. Về mặt khái niệm, hệ thống
quy tắc có thể quy định một người có quyền được hưởng một khoản tiền khi bước
sang tuổi 18 hoặc khi một người mọc râu. Không có rào cản khái niệm nào đối với
quy định của hệ thống quy tắc rằng người ta có quyền đối với giá trị của các đối tượng
được lấy mà không có sự đồng ý của người lấy đối tượng. Do đó, người bảo vệ quan
điểm quan điểm định rõ có thể giải thích lý do tại sao người khách nợ chủ sở hữu
cabin một khoản tiền nhất định cho chiếc ghế mà không có bất kỳ tham chiếu nào đến
vi phạm quyền chỉ đơn giản bằng cách khẳng định quy định của hệ thống quy tắc rằng
trừ khi áp dụng các điều khoản, người khách nợ chủ sở hữu cabin một khoản tiền liên
quan. Hệ thống quy tắc có thể chứa các điều khoản có dạng sau:
1. X có quyền chống lại Y rằng Y làm A1 trừ khi điều kiện C1 hoặc C2 hoặc ...
Cn là đúng.
2. Nếu C1 hoặc C5 hoặc C8 ... là đúng, thì Y có nghĩa vụ làm A2 đối với X.
Sự phản đối thứ tư đối với quan điểm định rõ là nó không "đưa ra đầy đủ rằng
chúng ta đã can thiệp vào những nơi công lý nói rằng chúng ta không nên" (Morris
1968, 499). Điểm này có vẻ hợp lý về mặt trực giác, nhưng thật khó để trêu chọc một
lập luận từ nó. Trước hết, thật kỳ quặc khi nói rằng trong các trường hợp vi phạm
quyền được phép, chúng ta đã "can thiệp vào những nơi mà công lý nói rằng chúng ta
không nên". Hành động này, theo giả thuyết, được cho phép. Có lẽ một người đưa ra
sự phản đối này đang gợi ý rằng quan điểm định rõ sẽ có xu hướng dẫn chúng ta vi
phạm các quyền được chỉ định đầy đủ. Người ta có thể cho rằng nếu chúng ta quen
nghĩ rằng các quyền có từ lâu trừ các điều khoản, thì chúng ta có nhiều khả năng bị
cám dỗ để giả định sự tồn tại của một quyền khi chúng ta bị cám dỗ vi phạm một
quyền. Vì vậy, quan điểm định rõ sẽ có hậu quả vô đạo đức. Lập luận này là yếu. Số
lượng vi phạm quyền không nhạy cảm với phân tích triết học về quyền. Ngay cả khi
có, đây sẽ chỉ là một lập luận cho việc không công khai quan điểm định rõ, không phải
là một lập luận để nghĩ rằng nó sai. Có một hạt nhân của sự thật ở điểm trên, một hạt
nhân quan trọng nhưng không phản đối quan điểm định rõ. Quyền được chứng minh
bằng các đặc điểm của con người. Quyền được chứng minh bằng các đặc điểm như:
một số hành vi nhất định khiến mọi người đau đớn, một số hành vi nhất định lấy đối
tượng mà mọi người đã làm việc, một số hành vi không đáp ứng được kỳ vọng mà

191
mọi người có, một số hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu quan trọng của con người,
v.v.
Cốt lõi của sự thật trong sự phản đối thứ tư là các đặc điểm này không biến mất
theo bất kỳ nghĩa nào khi một mệnh đề trừ khi được thực hiện. Giả sử rằng một trong
những đặc điểm làm nền tảng cho quyền đạo đức không bị chèn ép trừ khi là bị chèn
ép có xu hướng gây đau. Nếu một trong những trường hợp trong mệnh đề trừ khi phát
sinh (ví dụ: hàng ngàn mạng sống sẽ được cứu), điều này không có nghĩa là sự chèn
ép gây ra ít đau đớn hơn. Điều quan trọng là phải nhớ thực tế này, và đây cũng có thể
là nguồn gốc của tính hợp lý ban đầu của sự phản đối thứ tư. Quan điểm định rõ
không cho rằng sự chèn ép gây ra ít đau đớn hơn khi một trong các trường hợp trong
mệnh đề trừ khi xảy ra, vì vậy điều này không phản đối quan điểm.
Thật thú vị khi lưu ý rằng hai quan điểm này có vẻ tự nhiên hơn đối với các hệ
thống quy tắc khác nhau. Khi nói đến xung đột quyền phi đạo đức, quan điểm định rõ
có vẻ tự nhiên hơn. Khi nói đến xung đột quyền đạo đức, quan điểm prima facie có vẻ
tự nhiên hơn. Hãy xem xét một hệ thống quy tắc phi đạo đức tương đối đơn giản - hệ
thống quy tắc bóng chày. Theo hệ thống quy tắc này, một người đánh bóng nhận được
ba đòn đánh là ra ngoài. Có vẻ như một người đánh bóng nhận được ba cú đánh có
nghĩa vụ rời khỏi sân bóng chày và đội đối phương có quyền bóng chày mà cô ấy rời
sân. Một quy tắc khác của bóng chày nói rằng một người đánh bóng có thể ăn cắp
trước. Một người đánh bóng ăn cắp đầu tiên nếu anh ta nhận được ba cú đánh, sân
được thả bởi người bắt bóng, anh ta đến cơ sở đầu tiên trước quả bóng và anh ta
không bị chạm vào quả bóng được giữ bởi một thành viên của đội đối phương trước
khi đạt được đầu tiên. Có vẻ như một người đánh bóng ăn cắp trước có quyền ở lại lúc
đầu.
Hãy tưởng tượng rằng một người bắt bóng mới vừa xuất hiện từ các giải đấu
nhỏ. Anh ấy không hoàn toàn tuân thủ các quy tắc của bóng chày. Sau khi một người
đánh bóng vi phạm trước, anh ta quay sang trọng tài và nói, "Chờ một chút, anh ta có
ba cú đánh hỏng. Tôi có quyền yêu cầu anh ấy rời sân". Cô ấy sẽ giải thích rằng, nói
một cách chính xác, đội không có quyền yêu cầu một người đánh ba cú hỏng rời khỏi
sân. Trong trường hợp này, sẽ tương đối dễ dàng để nêu quyền yêu cầu những đối thủ
rời sân khi họ đánh hỏng 3 lần.
Quan điểm prima facie có vẻ không tự nhiên trong trường hợp này. Sẽ thật kỳ
lạ khi khẳng định rằng đội có quyền bóng chày prima facie rằng người đánh bóng rời
khỏi sân bị bóng chày prima facie của người đánh bóng vượt quá quyền ở lại lúc đầu

192
vì cô ấy đã đánh cắp nó. Cho rằng người đánh bóng đã đánh cắp trước, có vẻ như đội
bóng không có quyền bóng chày mà anh ta rời sân. Nếu người ta biết quan điểm định
rõ đầy đủ của quyền bóng chày (như nhiều người hâm mộ bóng chày làm), thậm chí
không bao giờ có sự xuất hiện của một cuộc xung đột.
Xung đột trong các hệ thống quy tắc pháp lý tương tự như xung đột trong hệ
thống quy tắc bóng chày ở chỗ nó thường được nghĩ đến theo thuật ngữ định rõ. Tôi
sở hữu một chiếc xe bán tải và tôi đã kết hôn. Trong một khoảnh khắc vội vàng, ai đó
có thể khẳng định rằng một phần quyền sở hữu của tôi đối với chiếc xe bán tải của tôi
theo định nghĩa của hệ thống quy tắc pháp lý là quyền hợp pháp mà không ai sử dụng
chiếc xe bán tải của tôi. Tất nhiên, với hệ thống quy tắc pháp lý ở Hoa Kỳ, tôi không
có quyền hợp pháp này. Vợ tôi không vi phạm pháp luật nếu cô ấy sử dụng xe bán tải
của tôi. Việc nêu rõ quyền pháp lý được quy định đầy đủ liên quan đến quyền sở hữu
xe hơi sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc nêu rõ quyền bóng chày được quy định đầy
đủ được thảo luận ở trên. Nghe có vẻ kỳ quặc khi khẳng định rằng tôi có quyền hợp
pháp prima facie rằng vợ tôi không lái chiếc xe bán tải của tôi bị vượt quá quyền hợp
pháp prima facie của cô ấy để lái nó. Đó là điều tự nhiên nhất khi nói rằng tôi không
có quyền hợp pháp nào khi vợ tôi không lái chiếc xe bán tải của tôi.
Tuy nhiên, khi nói đến "Phượt thủ" và "Jane-hoặc-Xe", quan điểm kỹ thuật có
vẻ kỳ quặc và gượng ép. Khái niệm đạo đức trừ khi các mệnh đề có vẻ kỳ quặc. Một
lý do cho điều này có thể là, trong trường hợp của các hệ thống quy tắc đạo đức,
không có hy vọng đạt được một tuyên bố cuối cùng và dứt khoát về các điều khoản trừ
khi của bất kỳ quyền nào. Các công nghệ mới và sự phức tạp lớn của cuộc sống con
người chắc chắn sẽ tạo ra các trường hợp xung đột quyền mà chưa ai từng nghĩ đến
trước đây. Đây không thể là kết thúc của lời giải thích cho sự khác biệt bởi vì những
thay đổi công nghệ tương tự và sự phức tạp của cuộc sống con người cũng sẽ khiến
các thẩm phán thông luật quyết định các trường hợp mới. Một lý do khác khiến quan
điểm định rõ tự nhiên hơn khi nói đến xung đột quyền phi đạo đức và quan điểm
prima facie tự nhiên hơn khi nói đến xung đột quyền đạo đức là các hệ thống quy tắc
phi đạo đức thường được viết ra trong khi hệ thống quy tắc đạo đức thì không. Thực tế
là một hệ thống quy tắc được viết ra làm cho chúng ta dễ dàng tưởng tượng ra quan
điểm định rõ đầy đủ của một quyền ngay cả khi, như thường lệ, hầu hết không biết
quyền được chỉ định đầy đủ. Một lý do khác cho tính tự nhiên của quan điểm định rõ
liên quan đến xung đột quyền phi đạo đức có thể là trong các hệ thống quy tắc phi đạo
đức thường có các bên đưa ra quyết định dứt khoát về xung đột. Không có tòa án đạo

193
đức và không có cảnh sát trưởng đạo đức, nhưng có các thẩm phán pháp lý và trọng
tài bóng chày.

3. ĐIỂM ĐỘC ĐÁO CỦA QUAN ĐIỂM PRIMA FACIE VÀ


ĐỊNH RÕ
Mặc dù xuất hiện ban đầu, không có sự khác biệt phi ngữ nghĩa giữa chế độ
xem prima facie và chế độ xem định rõ. Chúng chỉ đơn thuần là hai cách khác nhau để
nói cùng một điều. Có bốn lý do để nghĩ rằng các quan điểm prima facie và quan điểm
định rõ của xung đột quyền nội bộ không phải là quan điểm khác nhau.
Thứ nhất, không có trường hợp xung đột quyền trong đó quan điểm prima facie
và quan điểm định quy định các câu trả lời khác nhau về việc giải quyết xung đột.
Không có quan điểm nào quy định một người nên làm A1 nhưng quan điểm khác quy
định người đó nên làm A2. "Phượt thủ" và "Jane-hoặc-Xe" là ví dụ điển hình. Quan
điểm prima facie quy định người khách không đốt ghế là sai. Tương tự như vậy, quan
điểm prima facie quy định Edward không nên bẻ lái là sai. Sự khác biệt giữa prima
facie và quan điểm định rõ không giống như sự khác biệt giữa lý thuyết ràng buộc hợp
lý về quyền và các lý thuyết về quyền được cung cấp bởi Martin, Feinberg, Hart, Raz
và Wellman. Mỗi lý thuyết về quyền này ám chỉ những điều khác nhau về các trường
hợp khác nhau. Quan điểm của Feinberg ám chỉ rằng không có quyền miễn trừ trong
khi các quan điểm khác không có hàm ý này. Quan điểm của Wellman và Hart ám chỉ
rằng trẻ sơ sinh không có quyền trong khi quan điểm ràng buộc chính đáng không có
hàm ý này. Điều này không đúng với quan điểm prima facie và quan điểm định rõ.
Nếu có sự khác biệt giữa hai quan điểm này, thì đó không phải là sự khác biệt tạo ra
sự khác biệt khi nói đến đánh giá đạo đức của hành động.
Thứ hai, như đã lưu ý ở trên khi xem xét các phản đối đối với các quan điểm
prima facie và quan điểm định rõ, chúng có cùng ý nghĩa liên quan đến kiến thức của
chúng ta về các quyền và sức mạnh giải thích của các quyền. Cả hai đều ám chỉ rằng
chúng ta thiếu kiến thức về các quyền của bản thân và không cung cấp một phương
pháp để giải quyết xung đột quyền.
Thứ ba, cả quan điểm prima facie và quan điểm định rõ đều dựa vào việc kiểm
tra các lập luận. Theo quan điểm prima facie, làm thế nào để xác định quyền nào trong
hai quyền xung đột là quyền thực tế? Người ta xem xét các lập luận ủng hộ và chống
lại quan điểm cho rằng mỗi quyền trong hai quyền xung đột là một quyền thực tế.
Trên quan điểm định rõ, làm thế nào để xác định liệu một mệnh đề trừ khi cụ thể có
tồn tại hay không? Người ta xem xét các lập luận ủng hộ và chống lại quan điểm rằng

194
mệnh đề trừ khi được đề cập tồn tại. Đây là sự khác biệt duy nhất giữa hai quan điểm.
Quan điểm prima facie và quan điểm định rõ chỉ khác nhau khi người ta phải kiểm tra
các tranh cãi để giải quyết xung đột. Trên quan điểm định rõ, người ta kiểm tra các
tranh cãi trước khi xác định quan điểm định rõ hoàn chỉnh của một quyền. Theo quan
điểm prima facie, người ta kiểm tra các lập luận sau khi xác định quan điểm định rõ
hoàn chỉnh của một quyền. Sự khác biệt này về thời gian xem xét các lập luận chỉ đơn
thuần là một sự khác biệt về ngữ nghĩa. Đó là một sự khác biệt về cách người ta muốn
nói về xung đột nhân quyền, không phải là sự khác biệt về bản chất của xung đột
quyền.
Điểm được đưa ra trong đoạn trước được xác nhận khi người ta nhìn vào các
lập luận được đưa ra trong một trường hợp cụ thể bởi những người bảo vệ quan điểm
prima facie và những người bảo vệ quan điểm định rõ. Hãy xem xét "Phượt thủ".
Dường như với hầu hết mọi người rằng người khách có thể đốt cháy ghế. Một người
bảo vệ quan điểm prima facie sẽ đưa ra loại lập luận nào để ủng hộ quan điểm rằng
quyền tự do đốt ghế của người khách lớn hơn quyền của chủ sở hữu cabin rằng người
khách không đốt ghế? Những điểm chính trong một cuộc tranh luận như vậy sẽ là
người khách phải đốt ghế hoặc chết và cuộc sống của người khách quan trọng hơn về
mặt đạo đức so với sự quan tâm của chủ sở hữu cabin đối với chiếc ghế của mình. Một
người bảo vệ quan điểm quan điểm định rõ sẽ đưa ra loại lập luận nào để hỗ trợ quan
điểm rằng quyền của chủ sở hữu cabin rằng người khách không đốt ghế có một điều
khoản trừ khi đại loại như "trừ khi đốt ghế là cần thiết để cứu mạng một người"?
Những điểm mấu chốt trong một cuộc tranh luận như vậy chắc chắn sẽ là người khách
phải đốt ghế hoặc chết và cuộc sống của người khách quan trọng hơn về mặt đạo đức
so với sự quan tâm của chủ sở hữu cabin đối với chiếc ghế của mình. Các lập luận
được đưa ra là như nhau. Sự khác biệt duy nhất giữa chế độ xem prima facie và chế độ
xem định rõ là phép ẩn dụ mà người ta sử dụng để trình bày các tranh cãi.
Tại thời điểm này, người ta có thể phản đối rằng phân tích cho đến thời điểm
này đã hiểu sai bản chất của sự khác biệt giữa quan điểm prima facie và quan điểm
định rõ. Người ta có thể cho rằng nó hiểu sai bản chất của các nguyên tắc quyền. Tiền
đề thứ hai của hình thức tranh cãi chính,
Nếu X là F, thì Y có nghĩa vụ S phải làm A, là một nguyên tắc quyền. Giả sử
rằng các đặc điểm, F, được đề cập là các đặc điểm khá đơn giản như "hành động theo
những cách cần thiết để cứu mạng sống của một người" hoặc "hành động để ngăn
chặn sự phá hủy tài sản của một người". Một số nguyên tắc quyền mẫu sẽ là:

195
Nếu X đang hành động theo những cách cần thiết để cứu mạng cô ấy, thì Y có
nghĩa vụ S không can thiệp vào hành động của X.
Nếu X hành động để ngăn chặn việc hủy hoại tài sản của mình, thì Y có nghĩa
vụ S không can thiệp vào hành động của X.
Trong những trường hợp như "Phượt thủ", những nguyên tắc này, nếu cả hai
đều đúng, sẽ dẫn đến xung đột. Người phản đối quan điểm cho rằng không có sự khác
biệt phi ngữ nghĩa giữa prima facie và quan điểm định rõ cho rằng đặc điểm chính của
quan điểm prima facie là nó bác bỏ tuyên bố rằng các nguyên tắc quyền có dạng:
Nếu X là F, thì Y có nghĩa vụ S phải làm A.
Thay vào đó, theo quan điểm prima facie, các nguyên tắc quyền có hình thức:
Nếu X là F, thì Y có nghĩa vụ prima facie S để làm A.
Người phản đối cho rằng đặc điểm chính của quan điểm định rõ là, mặc dù nó
chấp nhận rằng các nguyên tắc quyền có hình thức được tìm thấy trong tiền đề thứ hai
của biểu mẫu tranh cãi chính, nó bác bỏ tuyên bố rằng các đặc điểm, F, được đề cập là
các đặc điểm khá đơn giản. Thay vào đó, trên quan điểm định rõ, các đặc điểm F phải
được hiểu là các đặc điểm phức tạp như "hành động để ngăn chặn việc phá hủy tài sản
của một người mà không can thiệp vào hành động của người khác cần thiết để người
đó cứu mạng cô ấy". Theo sự phản đối này, đặc điểm nổi bật của quan điểm prima
facie, là không thể suy luận kết luận về các quyền thực tế chỉ từ (a) các nguyên tắc
quyền và (b) sự thật về các đặc điểm mà các cá nhân khác nhau có. Theo quan điểm
prima facie, người ta chỉ có thể đưa ra kết luận về các quyền thực tế khi người ta kết
hợp (a) và (b) với (c), khẳng định trọng lượng của các quyền prima facie khác nhau.
Theo sự phản đối này, đặc điểm đặc biệt của quan điểm định rõ là có thể suy luận về
các quyền thực tế chỉ từ (a) các nguyên tắc quyền và (b) sự thật về các đặc điểm mà
các cá nhân khác nhau có. Theo sự phản đối mà chúng tôi đang xem xét, có một sự
khác biệt quan trọng giữa quan điểm prima facie và quan điểm định rõ khi nói đến cấu
trúc của xung đột quyền. Quan điểm prima facie tuyên bố rằng chúng ta phải xem xét
các khẳng định về trọng lượng của các quyền prima facie khác nhau trong khi quan
điểm định rõ bác bỏ tuyên bố này.
Đây là một cách chính xác để trình bày các quan điểm prima facie và quan
điểm định rõ. Thật vậy, thật thú vị khi chỉ ra rằng tiền đề thứ hai của hình thức lập
luận chính là cái mà một số người đã gọi là nguyên tắc quyền. Có một sự khác biệt
giữa quan điểm prima facie và quan điểm định rõ về việc liệu người ta có phải xem
xét các khẳng định về trọng lượng của các quyền prima facie khác nhau để đưa ra kết

196
luận về các quyền thực tế hay không. Tuy nhiên, sự khác biệt này chỉ đơn thuần là ngữ
nghĩa. Đúng là để đưa ra kết luận về các quyền thực tế, người bảo vệ quan điểm prima
facie sẽ xem xét (a), (b) và (c) trong khi người bảo vệ quan điểm định rõ chỉ xem xét
(a) và (b). Các lập luận cho các đặc điểm phức tạp này sẽ tái tạo các lập luận mà một
người bảo vệ quan điểm prima facie phải đưa ra để biện minh cho (c) khẳng định về
trọng lượng của các quyền prima facie khác nhau. Sự phản đối này không cung cấp
bất kỳ lý do nào để bác bỏ quan điểm cho rằng sự khác biệt giữa định rõ và quan điểm
prima facie chỉ đơn thuần là ngữ nghĩa.
Lý do thứ tư để nghĩ rằng không có sự khác biệt phi ngữ nghĩa giữa prima facie
và quan điểm định rõ là dễ dàng chuyển đổi bất kỳ lý thuyết nào về quyền từ quan
điểm prima facie thành quan điểm định rõ hoặc ngược lại. Người ta không cần làm gì
hơn là thay đổi nơi mà việc xem xét các lập luận xảy ra. Sự chuyển đổi này có thể
được thực hiện với quan điểm của Feinberg, Hart, Raz và Wellman.
Trong Chương 3, chúng ta thấy rằng Feinberg nghĩ rằng các quyền là những
tuyên bố hợp lệ (không phải Hohfeldian). Anh ta nghĩ rằng một người có yêu cầu bồi
thường khi người ta ở vị trí để đưa ra yêu cầu hoặc yêu cầu điều đó. Để có yêu cầu bồi
thường, người ta phải có ít nhất một trường hợp đáng được xem xét. Ông cho rằng
nhiều cá nhân có thể có yêu cầu đối với một cái gì đó. Theo Feinberg, người duy nhất
có quyền đối với nó là người có trường hợp tốt nhất hoặc mạnh nhất. Nếu một người
có một yêu cầu hợp lệ, một quyền, thì người đó có yêu cầu mà trường hợp tốt nhất
hoặc mạnh nhất có thể được cung cấp. Đây rõ ràng là một quan điểm định rõ. Việc
cân nhắc các lập luận / khiếu nại xảy ra và sau đó người ta phát hiện ra ai có trường
hợp tốt nhất, yêu cầu hợp lệ, quyền. Trong "Phượt thủ", cả chủ sở hữu cabin và khách
du lịch ba lô đều có khiếu nại, nhưng chỉ có người khách mới có yêu cầu hợp lệ. Chỉ
có người khách mới có quyền. Rất dễ dàng để chuyển đổi phiên bản quan điểm định
rõ của Feinberg thành một phiên bản của chế độ xem prima facie. Người ta chỉ đơn
thuần khẳng định rằng quyền prima facie là quyền yêu cầu của Feinberg và các quyền
thực tế là các quyền yêu cầu hợp lệ của Feinberg.
Theo Hart, quyền là lựa chọn được bảo vệ. Ông nghĩ rằng mọi quyền đều chứa
đựng hai quyền tự do và yêu sách bảo vệ những quyền tự do này. Quan điểm của Hart
dễ dàng được nêu dưới dạng prima facie hoặc specation. Nếu Hart ủng hộ quan điểm
prima facie, anh ta chỉ cần cho rằng các quyền tự do và yêu sách là các quyền tự do
prima facie và các yêu sách phải được cân nhắc với các quyền tự do và tuyên bố xung
đột để xác định xem chúng có phải là quyền tự do và yêu sách thực tế hay không. Mặt

197
khác, nếu Hart ủng hộ quan điểm định rõ, anh ta chỉ cần giữ rằng các quyền tự do và
yêu sách về quyền được chỉ định để chúng không xung đột.
Raz cho rằng X có quyền nếu và chỉ khi những thứ khác bằng nhau, một khía
cạnh của hạnh phúc của X (lợi ích của anh ta) là một lý do đủ để buộc một số người
khác phải chịu nghĩa vụ.
Đây cũng là một phiên bản của chế độ xem định rõ kỹ thuật. Hiệu quả của các
từ "lý do đầy đủ" trong phân tích là nếu hạnh phúc của X không đủ quan trọng về mặt
đạo đức để tạo ra nghĩa vụ thực tế, thì X không có quyền. Thật dễ dàng để biến nó
thành một phiên bản của chế độ xem prima facie. Đầu tiên, người ta thêm các thuật
ngữ "prima facie" như sau:
X có quyền prima facie nếu và chỉ khi những thứ khác bằng nhau, một khía
cạnh của hạnh phúc của X (lợi ích của anh ta) là một lý do prima facie để giữ một số
người khác phải chịu nghĩa vụ prima facie.
Sau đó, người ta cung cấp một phân tích về các quyền thực tế như sau:
X có quyền thực tế nếu và chỉ khi những thứ khác bằng nhau, một khía cạnh
của hạnh phúc của X (lợi ích của anh ta) là một lý do đủ để giữ một số người khác
phải chịu một nghĩa vụ thực tế.
Trong số các tác giả được thảo luận trong chương này, Wellman có cuộc thảo
luận rõ ràng dài nhất về xung đột nhân quyền. Nó chiếm Chương 7 và 8 của Quyền
thực sự (1995). Trước khi đánh giá một cách nghiêm túc quan điểm của ông về xung
đột nhân quyền, chúng ta phải xem xét nó một cách chi tiết. Lợi thế mà chủ sở hữu
quyền có thể kháng cáo trong trường hợp có thể xảy ra đối đầu với một hoặc nhiều
bên thứ hai (1985, 91–92).
Phân tích này rất mơ hồ theo nghĩa là nó không cam kết Wellman với quan
điểm prima facie hoặc quan điểm định rõ. Nếu anh ta muốn giữ quan điểm prima facie
cho tất cả các xung đột nhân quyền (mà anh ta không), anh ta có thể giữ điều đó
Quyền prima facie là một lợi thế prima facie phức tạp mà chủ sở hữu quyền có
thể kháng cáo trong trường hợp có thể xảy ra đối đầu với một hoặc nhiều bên thứ hai
và quyền thực tế là một lợi thế thực tế phức tạp mà chủ sở hữu quyền có thể kháng cáo
trong trường hợp có thể xảy ra đối đầu với một hoặc nhiều bên thứ hai.
Quyền là một lợi thế thực tế phức tạp mà chủ sở hữu quyền có thể kháng cáo
trong trường hợp có thể xảy ra đối đầu với một hoặc nhiều bên thứ hai.

198
Bởi vì phân tích của ông về các quyền rất mơ hồ, Wellman có thể tự do giữ
(như ông) rằng một số xung đột quyền được giải quyết theo quan điểm prima facie và
những người khác được giải quyết theo quan điểm định rõ. Wellman cho rằng có ba
giải pháp khả thi cho một trường hợp xung đột quyền. Thứ nhất, trong một số trường
hợp, "một trong những quyền bị cáo buộc là không có thật" và không có xung đột
quyền thực sự (1995, 242). Thứ hai, trong một số trường hợp "mặc dù cả hai quyền
đều có thật, một hoặc cả hai đều bị giới hạn để chúng không xung đột" (1995, 242).
Thứ ba, trong một số trường hợp, "cả hai quyền đều có thật và chúng thực sự xung
đột" (1995, 242). Wellman gọi các trường hợp thuộc loại thứ nhất là "thậm chí không
xung đột quyền rõ ràng", các trường hợp thuộc loại thứ hai là "xung đột quyền rõ
ràng" và các trường hợp thuộc loại thứ ba là "xung đột quyền thực sự" (1995, 204).
Ông cho rằng sự khác biệt giữa một bên thậm chí không có xung đột quyền rõ ràng và
bên kia là xung đột quyền rõ ràng / thực tế "dựa trên sự khác biệt mơ hồ nhưng quan
trọng giữa một trường hợp rõ ràng và một trường hợp khó" (1995, 204). Các trường
hợp thậm chí không xung đột quyền rõ ràng là những trường hợp rõ ràng trong khi các
trường hợp xung đột quyền rõ ràng và các trường hợp xung đột quyền thực sự là
những trường hợp khó.
Theo Wellman, có ít nhất năm cách mà thậm chí không xảy ra xung đột nhân
quyền rõ ràng. Đầu tiên, người ta có thể cho rằng một trong những chủ sở hữu quyền
bị cáo buộc thiếu các tiêu chuẩn cần thiết để có quyền liên quan. Ví dụ của Wellman
là Roe v. Wade (410 Hoa Kỳ 113, 1973). Trong trường hợp này, Tòa án cho rằng thai
nhi của con người không có quyền sống theo hiến pháp vì thai nhi không phải là người
như thuật ngữ "người" được sử dụng trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Không thể có xung đột
giữa quyền hợp pháp của người phụ nữ và thai nhi mà cô ấy mang vì thai nhi không
có quyền.
Thứ hai, người ta có thể cho rằng quyền bị cáo buộc không tồn tại vì hàm ý của
nó là sai. Ví dụ của Wellman về hình thức xung đột quyền thậm chí không rõ ràng này
là lập luận violin nổi tiếng của Thomson (1986) chống lại quan điểm cho rằng một
người có quyền đạo đức để sử dụng cơ thể của người khác nếu việc sử dụng cơ thể
của người khác là cần thiết để một người vẫn còn sống. Thomson yêu cầu chúng ta
tưởng tượng trường hợp sau đây. Bạn bị đánh bất tỉnh, bị bắt cóc và gắn liền với hệ
thống tuần hoàn của một nghệ sĩ violin nổi tiếng. Nghệ sĩ violin mắc bệnh thận hiếm
gặp và gây tử vong. Bạn là người duy nhất trên thế giới có nhóm máu phù hợp với anh
ấy. Nếu bạn vẫn kết nối với nghệ sĩ violin trong chín tháng, anh ta sẽ được chữa khỏi.
Nếu bạn rút phích cắm của mình, anh ta sẽ chết. Thomson cho rằng quan điểm cho

199
rằng một người có quyền đạo đức để sử dụng cơ thể của người khác nếu việc sử dụng
cơ thể của người khác là cần thiết để một người vẫn còn sống có hàm ý sai lầm rằng
bạn sẽ sai lầm khi tự rút phích cắm của mình. Trong cuộc tranh luận về phá thai, một
số người cho rằng có sự xung đột giữa quyền sử dụng cơ thể người phụ nữ của thai
nhi nếu việc sử dụng cơ thể người phụ nữ là cần thiết để thai nhi vẫn còn sống và
quyền kiểm soát cơ thể của người phụ nữ. Wellman nghĩ rằng, nếu Thomson đúng,
thậm chí không có xung đột quyền rõ ràng trong trường hợp này bởi vì Thomson đã
chỉ ra rằng không có quyền đạo đức để sử dụng cơ thể của người khác nếu việc sử
dụng cơ thể của người khác là cần thiết để duy trì sự sống.
Thứ ba, người ta có thể cho rằng một quyền không tồn tại bởi vì "nó không có
cơ sở" (1995, 243). Không có lý do chính đáng để nghĩ rằng quyền tồn tại. Ví dụ của
Wellman là In re Barrie Estate (35 N.W. 2nd 658, 1949). Mary Barrie, một cư dân của
Illinois, đã di chúc số tiền thu được từ việc bán một số bất động sản nằm ở Iowa cho
Nhà thờ Trưởng lão Đầu tiên, một nhà thờ nằm ở Illinois. Theo luật của Illinois, di
chúc không hợp lệ vì ai đó đã viết từ "vô hiệu" ở ít nhất năm nơi trong di chúc. Theo
luật pháp của Iowa, di chúc có hiệu lực. Theo luật Iowa, sự xuất hiện đơn thuần của
"vô hiệu" được viết trên di chúc không làm cho di chúc vô hiệu, nhưng theo luật
Illinois thì có. Nếu di chúc vô hiệu, tài sản ở Iowa sẽ được chuyển cho những người
thừa kế của bà Barrie. Do đó, những người thừa kế của bà Barrie đã kiện để tuyên bố
di chúc vô hiệu. Nếu di chúc hợp lệ, tài sản sẽ được bán và số tiền thu được sẽ được
trao cho Nhà thờ Trưởng lão đầu tiên. Tòa án cho rằng pháp luật của quốc gia nơi có
bất động sản được kiểm soát và do đó di chúc có hiệu lực. Do đó, nhà thờ đã nhận
được số tiền thu được từ việc bán tài sản. Quyền bị cáo buộc của những người thừa kế
của bà Barrie đối với tài sản ở Iowa được phát hiện là không có thật vì căn cứ bị cáo
buộc của nó trong luật Illinois được phát hiện là không liên quan đến vụ án hiện tại.
Quyền bị cáo buộc không có căn cứ thực sự, và do đó quyền bị cáo buộc không tồn
tại.
Thứ tư, Wellman cho rằng một quyền cụ thể bị cáo buộc có thể không thực tế
bởi vì quyền tổng quát hơn mà nó dựa vào, mặc dù có thật, bị giới hạn để nó không
quy định một quyền cụ thể. Ví dụ của Wellman là McCulloch v. Tiểu bang Maryland
(17 Hoa Kỳ 316, 1819). Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập một Ngân hàng Hoa Kỳ và
ngân hàng đó đã mở một chi nhánh tại Maryland. Tiểu bang Maryland sau đó đã thông
qua một đạo luật áp đặt thuế đối với tất cả các ngân hàng có chi nhánh tại Maryland
nhưng không được tiểu bang Maryland điều lệ. McCulloch, nhân viên thu ngân của
chi nhánh Maryland của Ngân hàng Hoa Kỳ, đã từ chối trả thuế. Tòa án Tối cao Hoa

200
Kỳ cho rằng quyền thực sự và chung của tiểu bang Maryland đối với việc đánh thuế
các doanh nghiệp trong biên giới của nó bị hạn chế để nó không ám chỉ một quyền cụ
thể để đánh thuế chính phủ liên bang mặc dù chính phủ liên bang có văn phòng, bao
gồm cả ngân hàng, ở Maryland (1995, 243). Đây là một trường hợp của quan điểm
định rõ.
Thứ năm và cuối cùng, theo Wellman, người ta có thể lập luận rằng "một
quyền cụ thể là không thực tế bởi vì quyền trừu tượng hơn mà nó dựa trên đó bị lấn át
bởi một hoặc nhiều quyền trừu tượng mâu thuẫn" (1995, 243, nhấn mạnh thêm).
Trong Marsh v. Alabama (326 U.S. 501, 1945), Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho rằng một
công ty không có quyền cụ thể để cấm phân phối tài liệu tôn giáo trong thị trấn công
ty vì quyền trừu tượng đối với tự do tôn giáo lớn hơn quyền sở hữu của công ty. Với
cuộc nói chuyện về quyền cân nhắc này, đây là một trường hợp rõ ràng về quan điểm
prima facie. Ngoài năm loại xung đột quyền thậm chí không rõ ràng này, Wellman
nghĩ rằng "có khả năng" là "cũng có những loại khác" (1995, 244).
Xung đột quyền rõ ràng xảy ra khi có hai quyền dường như xung đột và "mặc
dù cả hai quyền đều có thật, một hoặc cả hai đều bị giới hạn để chúng không xung
đột." Như một ví dụ về xung đột quyền rõ ràng, ông xem xét cuộc thảo luận của
"Phượt thủ" và Feinberg về nó.
Bất kể lý do nào mà Joel Feinberg có thể chấp nhận để giải quyết xung đột
quyền trong trường hợp kinh điển này, ông rõ ràng coi đây là một ví dụ về xung đột
thực sự, không chỉ rõ ràng, về quyền đạo đức. Điều này được thể hiện qua thực tế là
anh ta chắc chắn từ chối bất kỳ nỗ lực nào để giải quyết xung đột này bằng cách hạn
chế nội dung quyền tài sản của chủ sở hữu để loại trừ "các trường hợp khẩn cấp như
những trường hợp có được" ở đây. Theo đó, cách Feinberg giải quyết xung đột này
thừa nhận rằng đó là xung đột quyền có thật, không chỉ đơn thuần là rõ ràng (1995,
217).
Trong cuộc thảo luận này, cụm từ "giới hạn nội dung quyền sở hữu của chủ sở
hữu để loại trừ 'các trường hợp khẩn cấp như những trường hợp có được'" chỉ ra rằng
những gì Wellman gọi là xung đột quyền rõ ràng là những gì chúng tôi đã gọi là quan
điểm định rõ.
Theo Wellman, xung đột quyền thực sự xảy ra khi các quyền được cân nhắc
với nhau. Một trong những ví dụ của Wellman là Jefferson v. Griffin Spalding County
Hospital Authority (274 S.E. 2nd 457, 1981). Jefferson đã mang thai và có một nhau
thai hoàn chỉnh. Tình trạng này xảy ra khi hậu sinh nằm giữa em bé và kênh sinh. Nếu

201
một phụ nữ có nhau thai hoàn chỉnh cố gắng sinh con qua đường âm đạo, có 99% khả
năng em bé sẽ chết và 50% khả năng người mẹ sẽ chết. Nếu một phụ nữ có nhau thai
privia hoàn chỉnh sinh con bằng phương pháp sinh mổ, có 99% khả năng cả em bé và
mẹ sẽ sống. Jefferson, do niềm tin tôn giáo của mình, đã từ chối sinh mổ. Bệnh viện
đã kiện yêu cầu Tòa án ra lệnh cho Jefferson sinh mổ. Tòa sơ thẩm đã ban hành lệnh.
Tòa án Tối cao Georgia đã bác bỏ đề nghị ở lại của Jefferson và bình luận như sau:
Trong việc từ chối giữ nguyên lệnh của tòa án sơ thẩm và do đó dọn đường cho
phẫu thuật, chúng tôi cân nhắc quyền của người mẹ thực hành tôn giáo của mình và từ
chối phẫu thuật cho chính mình, chống lại quyền sống của đứa con chưa sinh của
mình. Chúng tôi thấy ủng hộ quyền sống của con cô ấy (274 S.E. 2nd 457, 460, 1981).
Wellman sau đó nhận xét rằng “Bởi vì lý luận tư pháp hoàn toàn dựa trên phán
quyết rằng quyền sống của trẻ em lớn hơn các quyền xung đột ít hơn của người phụ
nữ mang thai mà không tiếp tục giải thích các quyền này của bị đơn là hạn chế để
không thể áp dụng cho trường hợp này, nó thừa nhận rằng trong những hoàn cảnh đặc
biệt này, quyền sống của thai nhi thực sự mâu thuẫn với quyền từ chối phẫu thuật và
tự do tôn giáo của người mẹ (1995, 212)”.
Đặc điểm xác định của xung đột quyền thực sự là cân nhắc, dấu hiệu của quan
điểm prima facie. Wellman cho rằng một số trường hợp xung đột quyền được giải
quyết bằng định rõ và những trường hợp khác được giải quyết theo quan điểm prima
facie. Phân tích mơ hồ độc đáo của anh ta về quyền để lại chỗ cho anh ta đảm nhận vị
trí thú vị này.
Quan điểm của Wellman về xung đột nhân quyền rất thú vị, tinh tế và phức tạp.
Nó cũng thiếu sót. Vấn đề đầu tiên là khái niệm về xung đột quyền thậm chí không rõ
ràng là không rõ ràng. Một lý thuyết đầy đủ về xung đột quyền thậm chí không rõ
ràng cần phải cung cấp một sự phân biệt rõ ràng giữa các trường hợp thậm chí không
có xung đột quyền rõ ràng và các trường hợp không phải là trường hợp thậm chí
không có xung đột quyền rõ ràng. Như Wellman thừa nhận, năm trường hợp của ông
rất có thể không phải là một danh sách đầy đủ các loại xung đột nhân quyền thậm chí
không rõ ràng khác nhau. Vì vậy, chúng ta không thể sử dụng năm trường hợp này để
phát triển một sự phân biệt rõ ràng. Ông khẳng định rằng sự khác biệt giữa xung đột
quyền thậm chí không rõ ràng và xung đột quyền rõ ràng / thực tế có thể được định
nghĩa theo sự phân biệt giữa một trường hợp dễ dàng và một trường hợp khó. Nhưng
sự khác biệt giữa các trường hợp dễ và khó, như Wellman thừa nhận, là mơ hồ. Nó
quá mơ hồ để sử dụng. Quyền bào thai, McCulloch v. Tiểu bang Maryland và Marsh

202
v. Alabama không phải là trường hợp dễ dàng. Quyền của thai nhi đã là chủ đề tranh
cãi trong nhiều năm, và ba vụ kiện này nổi tiếng một phần vì chúng khó khăn.
Vấn đề thứ hai do chính Wellman chỉ ra trong phân tích về xung đột nhân
quyền là một số trường hợp xung đột nhân quyền có thể được coi là rơi vào hai hoặc
thậm chí cả ba loại của ông. Ông cho rằng Marsh v. Alabama có thể được coi là một
trường hợp thậm chí không xung đột quyền rõ ràng, một trường hợp xung đột quyền
rõ ràng, hoặc một trường hợp xung đột quyền thực sự.
Marsh là một trường hợp đặc biệt thú vị vì Tòa án Tối cao có thể đã công nhận
một xung đột quyền thực sự và giải quyết nó bằng cách cân bằng các quyền đó với
nhau.
Như đã nói ở trên, Wellman sử dụng Marsh như một ví dụ về xung đột quyền
thậm chí không rõ ràng. Wellman cũng khẳng định rằng McCulloch v. Tiểu bang
Maryland có thể được phân loại là một trường hợp thậm chí không có xung đột quyền
rõ ràng hoặc là một trường hợp xung đột quyền rõ ràng.
Nếu xung đột được coi là giữa quyền lực của Quốc hội để tạo ra một Ngân
hàng Hoa Kỳ và quyền lực của tiểu bang Maryland để đánh thuế ngân hàng đó, Tòa án
Tối cao tuyên bố cái trước là thật và cái sau là không thực. Nhìn theo cách này, lý luận
tư pháp ở McCulloch tương tự như trong các trường hợp xung đột pháp luật truyền
thống, [đó là những trường hợp thậm chí không xung đột quyền rõ ràng]. Nếu xung
đột được coi là giữa quyền của Quốc hội thành lập ngân hàng và quyền đánh thuế của
Maryland, Tòa án đã cho phép thực tế của cả hai quyền nhưng loại bỏ bất kỳ xung đột
nào có thể xảy ra giữa chúng bằng cách xác định quyền sau bị giới hạn bởi quyền
trước (1995, 207-208).
Wellman đã chỉ ra một cách chính xác rằng, trong một số trường hợp, tòa án và
mọi người sử dụng quan điểm prima facie để thảo luận về xung đột quyền trong khi
vào những dịp khác họ sử dụng quan điểm định rõ. Bởi vì không có sự khác biệt phi
ngữ nghĩa giữa quan điểm prima facie và quan điểm định rõ, điều tự nhiên là nhiều
trường hợp xung đột quyền có thể được thảo luận bằng cách sử dụng một hoặc cả hai
quan điểm. Wellman đã thất bại trong việc chỉ ra rằng ở đây có nhiều hơn hai cách
khác nhau để nói về xung đột nhân quyền. Thật vậy, thực tế là ông thừa nhận rằng các
trường hợp xung đột nhân quyền có thể được phân loại thành nhiều hơn một trong ba
loại của ông hỗ trợ cho quan điểm rằng quan điểm prima facie và quan điểm định rõ
chỉ là hai cách khác nhau để nói cùng một điều. Điều mà ông gọi là xung đột quyền rõ
ràng là xung đột được thảo luận bằng cách sử dụng quan điểm định rõ. Điều mà ông

203
gọi là xung đột nhân quyền thực sự là xung đột được thảo luận bằng cách sử dụng
quan điểm prima facie. Cái mà ông gọi là xung đột quyền thậm chí không rõ ràng là
một tập hợp lý tính bao gồm hai quan điểm xung đột quyền và một số ví dụ về các loại
lập luận thực chất mà người ta có thể đưa ra để giải quyết một trường hợp xung đột
quyền. Tóm lại, lý thuyết về xung đột quyền của Wellman không đủ sáng tỏ. Nó kết
hợp các vấn đề thực chất và khái niệm. Bây giờ chúng ta sẽ thấy rằng lý thuyết ràng
buộc hợp lý cung cấp một tài khoản sáng tỏ hơn về xung đột nhân quyền và các ví dụ
được Wellman trích dẫn.

4. XUNG ĐỘT QUYỀN VÀ NHỮNG TRANH CÃI


Xung đột quyền xảy ra khi có những lập luận hợp lý cả ủng hộ và chống lại
quan điểm cho rằng một nghĩa vụ cụ thể tồn tại. Có những lập luận hợp lý cho quan
điểm rằng người khách không nên đốt ghế và lập luận hợp lý cho quan điểm rằng
người khách có thể đốt ghế. Có những lập luận hợp lý cho quan điểm rằng Edward
nên bẻ lái và lập luận hợp lý cho quan điểm rằng Edward không nên bẻ lái. Chính sự
tồn tại của các lập luận hợp lý ở cả hai phía của một vấn đề tạo ra các trường hợp
xung đột quyền. Để giải quyết xung đột quyền lợi, người ta phải xác định lập luận nào
mạnh hơn. Cách người ta quyết định nói về xung đột quyền, prima facie hoặc quan
điểm định rõ, không giúp người ta đưa ra quyết định này. Không có quan điểm nào về
cấu trúc khái niệm của xung đột quyền có thể giải phóng chúng ta khỏi sự cần thiết
phải thực hiện công việc triết học thực chất khó khăn cần thiết để giải quyết xung đột
quyền.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý về quyền dễ dàng giải thích cho bức tranh xung đột
quyền này. Quyền là nghĩa vụ được hợp lý hóa theo một cách cụ thể. Việc hợp lý hóa
phải được hiểu theo nghĩa lập luận. Do đó, xung đột quyền là xung đột giữa các lập
luận của các nghĩa vụ đi kèm với quyền. Các trường hợp vi phạm quyền được cho
phép phát sinh khi cả quan điểm cho rằng X có nghĩa vụ làm A và quan điểm rằng X
không có nghĩa vụ phải làm A đều có những lập luận hợp lý. Các trường hợp vi phạm
bất đắc dĩ phát sinh khi cả quan điểm rằng X có nghĩa vụ phải làm cả A1 và A2 và
quan điểm rằng X không có nghĩa vụ phải làm cả A1 và A2 đều có những lập luận
hợp lý. Trong cả hai loại trường hợp, có một cuộc tranh luận, đề xuất biện minh thay
thế cho các nghĩa vụ liên quan.
Trên lý thuyết ràng buộc hợp lý, X có quyền khi một đặc điểm của X biện minh
cho một nghĩa vụ. Có ba hiệu ứng biện minh khác nhau mà một đặc điểm có thể có.
Một đặc điểm có thể có liên quan tích cực, có liên quan tiêu cực hoặc không liên quan.

204
Một hệ thống quy tắc cụ thể chọn ra một đặc điểm tích cực khi nó xuất hiện trong tiền
đề của tiền đề có điều kiện trong một ví dụ hợp lý của tranh cãi chính. Barbara (một
người trưởng thành điển hình) có quyền David không giết cô. Đây là một quyền yêu
cầu bồi thường với nghĩa vụ tương quan không giết người. David có nghĩa vụ không
giết Barbara. Lý do anh ta có nghĩa vụ này là gì? Đơn giản hóa quá nhiều và giả định
rằng hệ thống quy tắc đạo đức như hầu hết mọi người nghĩ, lập luận sau đây là hợp lý:
1. Barbara là một người.
2. Nếu Barbara là một người, thì David có nghĩa vụ đạo đức không giết
Barbara.
3. Do đó, David có nghĩa vụ đạo đức không giết Barbara.
Tiền đề có điều kiện cho thấy rằng, theo hệ thống quy tắc đạo đức, trở thành
một người là một đặc điểm tích cực. Nói một cách không chính xác, một đặc điểm tích
cực là một lý do mà một người có nghĩa vụ.
Ngoài các đặc điểm tích cực, còn có các đặc điểm liên quan tiêu cực. Hãy xem
xét một tảng đá mà Eddie tìm thấy trên một con đường rừng. Trong khi chờ thảo luận
trong Chương 7, chúng ta hãy giả sử rằng tảng đá này không có quyền đạo đức rằng
Eddie không phá hủy nó và lý do tảng đá không có quyền này là vì nó vô tri. Trên
những giả định này, lập luận sau đây là hợp lý.
1. Tảng đá vô tri.
2. Nếu tảng đá vô tri, thì Eddie không có nghĩa vụ đạo đức không phá hủy tảng
đá.
3. Do đó, Eddie không có nghĩa vụ đạo đức không phá hủy tảng đá.
Nó gần như là một ví dụ của tranh cãi chính. Nhưng có một sự khác biệt quan
trọng. Kết luận của lập luận này là một nghĩa vụ không tồn tại trong khi kết luận của
một thể hiện của hình thức tranh cãi chính là một nghĩa vụ tồn tại. Một đặc điểm tiêu
cực nếu và chỉ khi tồn tại một lập luận hợp lý của dạng thứ hai này. Theo các giả định
được đưa ra ở trên, "vô tri" là một đặc điểm tiêu cực. đặc điểm tiêu cực là đặc điểm
trong tiền đề của tiền đề có điều kiện của một tranh cãi có dạng thứ hai này. Một đặc
điểm tiêu cực là một lý do mà một người không có nghĩa vụ.
Thật không may, các đặc điểm được cho là có liên quan tiêu cực không cần
phải quá tầm thường. Đức quốc xã có quan điểm khủng khiếp về hệ thống quy tắc đạo
đức. Nhiều người Đức quốc xã nghĩ rằng lập luận sau đây là hợp lý:

205
1. Eva là người Do Thái.
2. Nếu Eva là người Do Thái, thì Adolf không có nghĩa vụ đạo đức không giết
Eva.
3. Do đó, Adolf không có nghĩa vụ đạo đức không giết Eva.
Nhiều người Đức quốc xã nghĩ rằng là một người Do Thái là một đặc điểm tiêu
cực. Đó là một thực tế cực kỳ đáng tiếc về thế giới chúng ta đang sống ở chỗ nhiều
người tin rằng một số đặc điểm hoặc đặc điểm của người khác có liên quan tiêu cực.
Ngoài các đặc điểm tích cực và các đặc điểm tiêu cực, còn có các đặc điểm
không liên quan. Một đặc điểm không liên quan nếu và chỉ khi nó không liên quan
tích cực hay tiêu cực. Hãy xem xét đặc điểm của việc có khối lượng. Nhiều thứ có
khối lượng: bàn làm việc, con người, máy tính. Hầu hết mọi người nghĩ rằng có khối
lượng là một đặc điểm không liên quan. Nó biện minh cho không có nghĩa vụ và nó
không loại trừ nghĩa vụ. Hầu hết mọi người nghĩ rằng không có lập luận hợp lý về các
hình thức được chỉ ra ở trên từ tuyên bố rằng một cái gì đó có khối lượng cho tuyên bố
rằng người ta có hoặc không có nghĩa vụ.
Phân tích trên tập trung vào hiệu quả biện minh của một đặc điểm tách biệt với
tất cả các đặc điểm khác. Trong thế giới thực, mọi thứ có nhiều đặc điểm. Để hiểu bản
chất của xung đột quyền, việc phân tích các quyền cần phải được sửa đổi để chọn ra
tác động biện minh của một đặc điểm trong sự cô lập.
X có quyền S mà Y làm A khi và chỉ khi trong thế giới giả tưởng giống hệt với
thế giới thực ngoại trừ X không có đặc điểm nào khác ngoài F và những đặc điểm
logic và danh nghĩa do F yêu cầu,
Có một thể hiện của tranh cãi sau đây:
1. X là F.
2. Nếu X là F, thì Y có nghĩa vụ S phải làm A.
3. Do đó, Y có nghĩa vụ S phải làm A.
Việc bổ sung in nghiêng chọn ra hiệu ứng biện minh của một đặc điểm. Điều
này cho phép hiểu rõ hơn nhiều về xung đột quyền.
Xung đột quyền nội bộ xảy ra khi có cả các đặc điểm liên quan tích cực và tiêu
cực. Hãy xem xét thế giới giả tưởng giống hệt với thế giới ban đầu của "Phượt thủ"
ngoại trừ việc chủ sở hữu cabin không có đặc điểm nào khác ngoài việc là chủ sở hữu
của chiếc ghế và những đặc điểm đó được yêu cầu một cách hợp lý và danh học bởi

206
đặc điểm này. Đặc biệt, trong thế giới giả tưởng này, chủ cabin không phải là chủ sở
hữu của chiếc ghế phải đốt để người khách sống. Trong trường hợp đó, tranh cãi sau
đây hợp lý:
1. Chủ cabin là người sở hữu ghế.
2. Nếu chủ cabin là người sở hữu ghế, thì người khách có nghĩa vụ đạo đức
không đốt ghế.
3. Do đó, người khách có nghĩa vụ đạo đức không đốt ghế.
Điều này ám chỉ rằng có một đặc điểm tích cực trong "Phượt thủ".
Hãy xem xét thế giới giống hệt với thế giới ban đầu của "Phượt thủ" ngoại trừ
việc người khách không có đặc điểm nào khác ngoài việc anh ta sẽ chết nếu anh ta
không đốt ghế và những đặc điểm đó hợp lý. Đặc biệt, trong thế giới này, chiếc ghế
trong cabin không thuộc sở hữu của bất kỳ ai. Trong trường hợp đó, tranh cãi sau đây
là hợp lý:
1. Người khách sẽ chết nếu anh ta không đốt ghế.
2. Nếu người khách sẽ chết nếu anh ta không đốt ghế, thì người khách không
có nghĩa vụ đạo đức không đốt ghế.
3. Do đó, người khách không có nghĩa vụ đạo đức không đốt ghế.
Điều này ngụ ý có một đặc điểm tiêu cực trong "Phượt thủ".
Những ví dụ này chọn ra các đặc điểm thực hiện công việc biện minh. Thực tế
là chiếc ghế có màu xanh không liên quan đến đạo đức. Nếu người khách bắt gặp một
chiếc ghế bỏ hoang trong hang động, đốt nó để giữ ấm sẽ không gây ra bất kỳ xung
đột nào. Chính việc ai đó sở hữu chiếc ghế gây ra xung đột. Đặt ra theo cách này, câu
hỏi cần được trả lời để giải quyết xung đột rất rõ ràng: Người du lịch ba lô có nghĩa vụ
không đốt ghế khi ghế là tài sản của chủ cabin và đốt ghế là cần thiết để cứu mạng
người khách? Để giải quyết xung đột, chúng ta phải xem xét liệu lập luận sau đây có
hợp lý hay không:
1. Chủ cabin là người sở hữu ghế và phượt thủ sẽ chết nếu không đốt ghế.
2. Nếu chủ cabin là người sở hữu ghế và phượt thủ sẽ chết nếu không đốt ghế,
thì người khách có nghĩa vụ đạo đức không đốt ghế.
3. Do đó, người khách có nghĩa vụ đạo đức không đốt ghế.
hoặc liệu lập luận sau đây có hợp lý hay không:

207
1. Chủ cabin là người sở hữu ghế và phượt thủ sẽ chết nếu không đốt ghế.
2. Nếu chủ cabin là người sở hữu ghế và phượt thủ sẽ chết nếu không đốt ghế,
thì người khách không có nghĩa vụ đạo đức không đốt ghế.
3. Do đó, người khách không có nghĩa vụ đạo đức không đốt ghế.
Về cơ bản, có vẻ rõ ràng rằng lập luận thứ hai là hợp lý và lập luận thứ nhất thì
không. Xung đột quyền được giải quyết bằng cách xem xét những nghĩa vụ nào được
chứng minh bằng sự kết hợp của tất cả các đặc điểm. Trong các trường hợp điển hình
của một người khách đi qua một cabin lên máy bay vào một ngày nắng đẹp, quyền sở
hữu ghế của chủ sở hữu cabin là đặc điểm duy nhất có liên quan tích cực hiện tại và
không có đặc điểm liên quan tiêu cực. Vì vậy, người khách có nghĩa vụ không đốt
ghế. Trong "Phượt thủ", đánh giá của hầu hết mọi người là đặc điểm tiêu cực lớn hơn
hoặc giới hạn (tùy thuộc vào phép ẩn dụ) đặc điểm tích cực. Không phải tất cả các đặc
điểm tiêu cực đều cần có hiệu ứng này. Giả sử rằng đốt ghế là cần thiết để tiết kiệm
cho người khách hai giờ ngồi trong cơn mưa mùa hè mát mẻ khó chịu. Đây là một đặc
điểm tiêu cực, nhưng hầu hết mọi người sẽ không nghĩ rằng nó đủ quan trọng để vượt
trội / hạn chế đặc điểm tích cực có liên quan của chủ sở hữu cabin.
Phân tích này về cấu trúc khái niệm của xung đột quyền có vẻ đơn giản đến
mức đơn giản. Nhưng sự đơn giản này là một đức tính. Một phân tích về bản chất khái
niệm của xung đột quyền không và không nên mong đợi loại bỏ gánh nặng thực hiện
công việc triết học thực chất cần thiết để xác định tầm quan trọng tương đối của các
nghĩa vụ xung đột. Một phân tích về bản chất khái niệm của xung đột quyền nên làm
rõ cấu trúc của cuộc xung đột, loại bỏ những lộn xộn về khái niệm, và sau đó đứng
sang một bên trong khi cuộc tranh luận thực chất diễn ra.
Sau khi thảo luận về "Phượt thủ", chúng ta hãy kiểm tra "Jane-hoặc-Xe". Trong
trường hợp vi phạm quyền không thể tránh khỏi, về mặt thể chất không thể tránh được
sự vi phạm về một quyền. Trong "Jane-hoặc-Xe", Edward phải đi bên phải Sue (bằng
cách bẻ lái và do đó phá hủy xe của cô ấy) hoặc quyền của Jane (bằng cách không bẻ
lái và do đó giết chết cô ấy). Có một đặc điểm tích cực có liên quan bởi vì, trong thế
giới giả tưởng giống hệt với thế giới ban đầu của "Jane-hoặc-Xe" ngoại trừ việc Jane
không có đặc điểm nào khác ngoài việc là một người sẽ bị giết nếu Edward không bẻ
lái và những đặc điểm đó một cách hợp lý và danh nghĩa được yêu cầu bởi đặc điểm
này, lập luận sau đây là hợp lý:
1. Jane sẽ bị giết nếu Edward không bẻ lái.

208
2. Nếu Jane sẽ bị giết nếu Edward không bẻ lái, thì Edward có nghĩa vụ đạo
đức phải bẻ lái.
3. Do đó, Edward có nghĩa vụ đạo đức phải bẻ lái.
Có một đặc điểm tích cực khác có liên quan bởi vì, trong thế giới giả tưởng
giống hệt với thế giới ban đầu của "Jane-hoặc-Xe" ngoại trừ việc Sue không có đặc
điểm nào khác ngoài việc là một người có chiếc xe sẽ bị phá hủy nếu Edward bẻ lái và
những đặc điểm đó một cách hợp lý và danh pháp do đặc điểm này gây ra, lập luận
sau đây là hợp lý:
1. Xe Sue sẽ bị phá hủy nếu Edward bẻ lái.
2. Nếu xe Sue sẽ bị phá hủy nếu Edward bẻ lái, thì Edward có nghĩa vụ đạo đức
không bẻ lái.
3. Do đó, Edward có nghĩa vụ đạo đức không bẻ lái. Các tuyên bố được đánh
số 3 trong các lập luận trên ngụ ý
4. Edward có cả nghĩa vụ đạo đức bẻ lái và nghĩa vụ đạo đức không bẻ lái.
Tuy nhiên, cũng có một đặc điểm tiêu cực.
1. Edward là người phải bẻ lái hoặc không bẻ lái.
2. Nếu Edward là người phải bẻ lái hoặc không bẻ lái, thì Edward không có cả
nghĩa vụ đạo đức bẻ lái và nghĩa vụ đạo đức không bẻ lái.
3. Do đó, Edward không có cả nghĩa vụ đạo đức bẻ lái và nghĩa vụ đạo đức
không bẻ lái.
"Jane-hoặc-Xe" phức tạp hơn "Phượt thủ" vì thay vì có một đặc điểm tích cực
và một đặc điểm tiêu cực, chúng tôi có hai đặc điểm tích cực và một đặc điểm tiêu
cực. Nhưng nghị quyết tiến hành theo cách tương tự. Chúng ta cần xem xét những
nghĩa vụ của Edward khi có cả các đặc điểm liên quan tích cực và đặc điểm tiêu cực.
Như trong "Phượt thủ", chúng ta phải xem xét những nghĩa vụ nào được chứng minh
bằng sự kết hợp của tất cả các đặc điểm. Chúng ta cần hỏi liệu lập luận sau đây có hợp
lý không:
1. Jane sẽ bị giết nếu Edward không bẻ lái và xe của Sue sẽ bị phá hủy nếu
Edward bẻ lái và Edward là người phải bẻ lái hoặc không bẻ lái.
2. Nếu Jane sẽ bị giết nếu Edward không bẻ lái và xe của Sue sẽ bị phá hủy nếu
Edward bẻ lái và Edward là người phải bẻ lái hoặc không bẻ lái, thì Edward có nghĩa
vụ đạo đức phải bẻ lái.

209
3. Do đó, Edward có nghĩa vụ đạo đức bẻ lái.
hoặc nếu lập luận sau đây là hợp lý:
1. Jane sẽ bị giết nếu Edward không bẻ lái và xe của Sue sẽ bị phá hủy nếu
Edward bẻ lái và Edward là người phải bẻ lái hoặc không bẻ lái.
2. Nếu Jane sẽ chết nếu Edward không bẻ lái và xe của Sue bị phá hủy nếu
Edward bẻ lái và Edward là người phải bẻ lái hoặc không bẻ lái, thì Edward có nghĩa
vụ đạo đức không bẻ lái.
3. Do đó, Edward có nghĩa vụ đạo đức không bẻ lái.
Về cơ bản, có vẻ như lập luận đầu tiên là hợp lý và lập luận thứ hai thì không.
Nếu chúng ta chỉ nhìn vào đặc điểm rằng Sue là một người sở hữu một chiếc xe hơi
trên đường dây mà Edward có thể bẻ lái, do đó bỏ qua rằng Jane đang ở tuyến bên kia,
rõ ràng đặc điểm này sẽ biện minh cho nghĩa vụ của Edward không bẻ lái. Nếu chúng
ta chỉ nhìn vào đặc điểm Jane là một người sẽ chết nếu Edward không bẻ lái, do đó bỏ
qua việc xe của Sue đang ở tuyến bên kia, rõ ràng đặc điểm này sẽ biện minh cho
nghĩa vụ bẻ lái của Edward. Giả sử Edward có thể làm điều gì đó khác hơn là chuyển
hướng hoặc không bẻ lái. Giả sử rằng anh ta có thể dừng xe goòng bằng cách áp dụng
phanh và do đó cứu mạng Jane và xe của Sue. Rõ ràng là Edward nên dừng xe goòng.
Chúng ta hãy tiến tới vấn đề xe goòng như Thomson đã nói. Hãy xem xét
trường hợp một người sẽ chết cho dù Edward có bẻ lái hay không. Jane ở một dòng và
Sue ở bên kia. Tuy nhiên, cả hai đang đứng ở một nơi mà các bờ dốc. Vì vậy, nếu
Edward bẻ lái, Sue sẽ bị giết, và nếu Edward không bẻ lái, Jane sẽ bị giết. Gọi trường
hợp này là ""Jane-hoặc-Sue"". Có vẻ như
1. Edward có nghĩa vụ với Jane rằng Edward phải bẻ lái
2. Edward có nghĩa vụ kiện rằng Edward không được bẻ lái
Edward phải chuyển hướng hoặc không bẻ lái. Về mặt vật lí, Edward không thể
đáp ứng cả hai nghĩa vụ của mình.
Một lý do khiến "Jane-hoặc-Sue" đặc biệt khó hiểu là, không giống như "Phượt
thủ" và "Jane-hoặc-Xe", hầu hết mọi người không rõ ràng về cách giải quyết xung đột
này. Mặc dù hầu hết mọi người đều rõ ràng rằng người khách có thể đốt ghế và trong
"Jane-hoặc-Xe" Edward nên bẻ lái, nhưng hầu hết mọi người không rõ Edward nên
làm gì ở "Jane-hoặc-Sue". Lý do cho điều này là, như trường hợp đã nêu, nó tự nhiên
khiến người ta cho rằng không có sự khác biệt liên quan đến đạo đức giữa Jane và

210
Sue. Trong "Jane-hoặc-Xe", dường như có một sự khác biệt liên quan đến đạo đức
giữa xe của Jane và Sue và điều này làm cho vụ án trở nên dễ giải quyết.
Điều đáng chú ý là "Jane-hoặc-Sue" tương tự như hai trường hợp xung đột
quyền nổi tiếng khác. Đầu tiên là tình huống “Người nằm bên bể bơi” của Feinberg.
Giả sử rằng có hai em bé chết đuối trong hồ bơi, một đứa cách một người đang
nằm hai mươi mét về phía bên phải và đứa còn lại cách hai mươi mét về phía bên trái.
Anh ta có thể dễ dàng vớt một em bé lên, nhưng không có đủ thời gian để giải cứu cả
hai (1984, 144).
Hãy để chúng tôi gọi trường hợp này là ""Người nằm bên bể bơi"." Đây là một
trường hợp giải cứu dễ dàng. Chúng ta hãy giả định, như Feinberg đã làm, rằng mọi
người có quyền yêu cầu được giải cứu nếu việc giải cứu là một điều dễ dàng. Sự khác
biệt duy nhất có liên quan đến mặt đạo đức giữa "Người nằm bên bể bơi"và "Jane-
hoặc-Sue" là người ngồi bên hồ bơi có thể cho phép cả hai đứa trẻ chết nhưng Edward
không thể làm bất cứ điều gì dẫn đến cái chết của cả Jane và Sue. "Người nằm bên bể
bơi", giống như "Jane-hoặc-Sue", tự nhiên khiến người ta cho rằng không có sự khác
biệt liên quan đến đạo đức giữa hai đứa trẻ. Trường hợp dễ dàng được giải quyết nếu
một em bé, nếu không được giải cứu, sẽ phải nằm viện một tuần nhưng hồi phục trong
khi em bé còn lại, nếu không được giải cứu, sẽ chết. Chúng ta có thể tưởng tượng
nhiều loại khác biệt liên quan đến đạo đức giữa hai cá nhân có cuộc sống bị đe dọa
trong những trường hợp này. Giả sử rằng Sue ghét Jane, cố tình làm hỏng phanh của
xe goòng để nó không thể dừng lại và đang đứng trên đường ray mà Edward có thể bẻ
lái để cô ấy có thể nhìn Jane chết. Có vẻ như rõ ràng trong trường hợp này, Edward
nên bẻ lái vì Jane vô tội còn Sue thì không.
Trường hợp nổi tiếng khác tương tự như "Jane-hoặc-Sue" được trình bày độc
đáo bởi Claire Oakes Finkelstein.
Sau một vụ đắm tàu, hai người đàn ông hội tụ đồng thời trên một tấm ván trên
biển. Không có tấm ván nào khác có sẵn và không có hy vọng giải cứu ngay lập tức.
Thật không may, tấm ván chỉ có thể hỗ trợ một; Nó chìm xuống nếu hai người cố
gắng bám vào nó (2001, 279).
Gọi trường hợp này là ""Tấm ván"." Không giống như "Jane-hoặc-Sue" và
"Người nằm bên bể bơi", "Tấm ván" là một trường hợp vi phạm quyền được phép.
Nếu một trong hai người đàn ông quyết định bơi đi để chết, thì không có quyền nào bị
vi phạm. "Tấm ván" cũng khác với "Jane-hoặc-Sue" và "Người nằm bên bể bơi"vì cấu
trúc của nó không phải là của một người lựa chọn giữa quyền của hai người khác. Về

211
mặt này, "Tấm ván" giống như "Phượt thủ". "Tấm ván" tương tự như "Jane-hoặc-Sue"
ở chỗ khi vụ án được trình bày, không có sự khác biệt liên quan đến đạo đức giữa các
cá nhân liên quan. Vụ việc được giải quyết dễ dàng nếu một trong những người đàn
ông là một kẻ khủng bố gây ra vụ đắm tàu hoặc nếu một trong những người đàn ông là
một vận động viên bơi lội xuất sắc hơn anh ta, với một số nỗ lực khó chịu, sống sót
cho đến khi được giải cứu mà không cần ván. "Tấm ván" và "Phượt thủ" không còn là
trường hợp vi phạm quyền được phép và trở thành trường hợp vi phạm quyền không
thể tránh khỏi nếu người ta cho rằng các bên liên quan có quyền chống lại chính họ
rằng họ bảo vệ cuộc sống của chính họ. Giả sử rằng bạn là người khách và có nghĩa vụ
với chính mình để sống sót. Tương quan với quyền này là nghĩa vụ của bạn đối với
bản thân để sống sót. Ở trên, chúng tôi giả định rằng nếu bạn quyết định không đột
nhập vào cabin và đi lang thang để chết thì sẽ không có quyền nào bị vi phạm. Nhưng
nếu, ví dụ, một người giữ một số quan điểm đạo đức có động cơ tôn giáo rằng người
ta có nghĩa vụ phải sống sót thì "Phượt thủ" trở thành một trường hợp vi phạm quyền
không thể tránh khỏi. "Jane-hoặc-Sue", "Người nằm bên bể bơi", "Tấm ván" và các
trường hợp tương tự khác đặc biệt khó hiểu vì chúng liên quan đến ít nhất hai vấn đề -
vấn đề xung đột quyền và vấn đề không có sự khác biệt liên quan đến đạo đức.
Một lý thuyết về quyền không thể bị đổ lỗi vì ý nghĩa của nó liên quan đến các
trường hợp xung đột quyền mà không có sự khác biệt liên quan đến đạo đức. Đây
không phải là loại trường hợp mà từ đó người ta bắt đầu xây dựng một lý thuyết.
Chúng cũng không phải là loại trường hợp mà người ta có thể kiểm tra một lý thuyết.
Chúng quá bất thường và khó khăn cho điều đó. Nhưng thật thú vị khi xem một lý
thuyết về xung đột quyền nói gì về một trường hợp như vậy. Một số người nghĩ rằng
người ngồi bên hồ bơi có nghĩa vụ cứu một trong hai em bé và anh ta có quyền tự do
để cứu em bé nào. Chúng ta hãy gọi quan điểm này là "quan điểm quyền tự do".
Một số người nghĩ rằng người ngồi bi-a có thể chọn cứu B1 vì B1 trông giống
con ruột của mình trong khi B2 thì không. Trên một phiên bản của chế độ xem quyền
tự do, người ngồi bên hồ bơi có thể sử dụng bất kỳ tiêu chí nào để chọn em bé nào để
lưu. Trên phiên bản này của quan điểm này, người ngồi bên hồ bơi có thể chọn lưu B1
vì B1 có màu trắng trong khi B2 là màu đen. Trên một phiên bản khác của chế độ xem
quyền tự do, ghế hồ bơi có quyền tự do về việc cứu em bé nào nhưng một số loại đặc
điểm nhất định (ví dụ: chủng tộc, giới tính, v.v.) có thể không được sử dụng để đưa ra
quyết định nên cứu em bé nào. Một người bảo vệ phiên bản này có thể cho rằng người
ngồi bên hồ bơi có thể chọn quyết định cứu em bé nào dựa trên việc em bé nào la hét
to hơn nhưng không dựa trên chủng tộc.

212
Những người khác nghĩ rằng người ngồi bên hồ bơi có nghĩa vụ cứu một trong
hai em bé và anh ta phải sử dụng một quy trình ngẫu nhiên để chọn em bé để cứu.
Quan điểm này thường được thể hiện bằng cách nói rằng mỗi em bé đều có quyền
được quan tâm như nhau, vì vậy chúng ta hãy gọi đó là "quan điểm cân nhắc bình
đẳng". Giả sử rằng người chơi bi-a tình cờ sử dụng một trình tạo số ngẫu nhiên để
chọn các số xổ số mà anh ta sẽ chơi vào cuối ngày hôm đó. Trên quan điểm cân nhắc
bình đẳng, người ngồi bên hồ bơi nên dán nhãn em bé là em bé một, dán nhãn em bé
kia là em bé hai, sử dụng trình tạo số ngẫu nhiên để tạo số một hoặc số hai, sau đó lưu
em bé được chỉ định.
Trên lý thuyết ràng buộc hợp lý về quyền, quan điểm quyền tự do cho rằng
không có quyền nào được tạo ra trong "Jane-hoặc-Sue" và "Người nằm bên bể bơi".
Trên quan điểm quyền tự do, "Người nằm bên bể bơi"và "Jane-hoặc-Sue" song song
với nghĩa vụ của Tabitha được thảo luận trong Chương 5. Tabitha có nghĩa vụ đưa
một số tiền cho Howard, Kate hoặc George. Cô ấy có quyền tự do để chọn cho ai.
Quan điểm quyền tự do cho rằng ghế hồ bơi và Edward có cùng loại quyền tự do mà
Tabitha có. Các lập luận tương tự được sử dụng để chỉ ra rằng trường hợp của Tabitha
không tạo ra quyền nào có thể được sử dụng để chỉ ra rằng, nếu quan điểm quyền tự
do là chính xác, không có quyền nào được tạo ra trong "Người nằm bên bể bơi"và
"Jane-hoặc-Sue".
Về lý thuyết ràng buộc hợp lý về quyền, quan điểm cân nhắc bình đẳng cho
rằng B1 có quyền rằng người ngồi bên hồ bơi chọn em bé nào để cứu bằng cách sử
dụng một thủ tục ngẫu nhiên và B2 có quyền có cùng nội dung. Cả hai em bé đều có
quyền chọn em bé nào để cứu bằng cách sử dụng một thủ tục ngẫu nhiên. Em bé được
chọn theo thủ tục ngẫu nhiên sau đó sẽ có quyền được cứu. Các lập luận cho quan
điểm này song song với các lập luận cho các nghĩa vụ quan hệ được thảo luận trong
Chương 5.
Việc phân tích xung đột quyền được đưa ra ở đây không thể được sử dụng để
lập luận rằng lý thuyết ràng buộc hợp lý về quyền vượt trội hơn các phiên bản biện
minh của lý thuyết lợi ích, lý thuyết lựa chọn hoặc lý thuyết ý chí. Phân tích trên có
thể được áp dụng bởi bất kỳ người nắm giữ lý thuyết biện minh về quyền. Sự khác
biệt giữa phân tích được đưa ra ở trên và phân tích có thể được đưa ra bởi một người
bảo vệ phiên bản biện minh của lý thuyết lãi suất là người bảo vệ phiên bản này của lý
thuyết lãi suất sẽ có quan điểm thực chất cụ thể về phiên bản nào của tranh cãi chính
là hợp lý. Bà sẽ lập luận rằng các xung đột nên được giải quyết bằng cách xem xét
nghĩa vụ nào được chứng minh bằng lợi ích bị đe dọa trong các tình huống xung đột.

213
Một người bảo vệ phiên bản biện minh của lý thuyết lựa chọn sẽ lập luận rằng các
xung đột nên được giải quyết bằng cách xem xét nghĩa vụ nào được chứng minh bằng
tầm quan trọng của các lựa chọn bị đe dọa trong các tình huống xung đột.
Mặt khác, phân tích xung đột quyền được đưa ra ở đây cho thấy có một sự tôn
trọng quan trọng trong đó bất kỳ lý thuyết biện minh nào về quyền đều vượt trội hơn
bất kỳ lý thuyết bảo vệ quyền nào. Một lý thuyết bảo vệ quyền không thể phân tích
xung đột quyền dưới dạng các lập luận ủng hộ và chống lại sự tồn tại của một số nghĩa
vụ nhất định. Tất nhiên, một lý thuyết bảo vệ quyền có thể cho rằng xung đột quyền là
xung đột giữa các lập luận ủng hộ và chống lại việc bảo vệ một thực thể cụ thể.
Nhưng động thái đó biến một lý thuyết bảo vệ quyền thành một lý thuyết biện minh
cho quyền.
Mối quan hệ giữa quyền và quyền tự do đáng để lạc đề ngắn gọn. John Stuart
Mill cho rằng “Không ai có quyền đạo đức đối với lòng quảng đại hay lòng nhân từ
của chúng ta, bởi vì chúng ta không bị ràng buộc về mặt đạo đức để thực hành những
đức tính này đối với bất kỳ cá nhân nào (1979, 49)”.
Mill không hoàn toàn đúng, nhưng anh ấy đã đi đúng hướng. Cụm từ "thực
hành những đức tính này đối với bất kỳ cá nhân nào" được đọc một cách tự nhiên nhất
là một tuyên bố về các chủ đề của nội dung của một quyền. Dường như nói rằng chủ
đề của nội dung nghĩa vụ đi kèm với một quyền phải chọn ra một cá nhân cụ thể.
Nhưng nếu người ta xem xét trường hợp từ thiện và trường hợp quyền xung đột không
có sự khác biệt liên quan đến đạo đức, thì rõ ràng là "cá nhân nhất định" phải là một
cá nhân cụ thể là đối tượng của nghĩa vụ, không phải là đối tượng của nội dung nghĩa
vụ. Quyền không phải là nghĩa vụ mà chúng ta bị ràng buộc về mặt đạo đức để thực
hành đối với một cá nhân nhất định. Quyền là nghĩa vụ nợ và được chứng minh bằng
các đặc điểm của một cá nhân cụ thể.
Quan điểm này được xác nhận bằng cách phân tích các trường hợp trong đó đối
tượng của một quyền (và do đó là đối tượng của nghĩa vụ đi kèm với quyền) có một số
quyền tự do về cách thực hiện nghĩa vụ. Hãy xem xét lại trường hợp của Squam Lake
từ Chương 2. Giả sử rằng những kỷ niệm đẹp của tôi là về hai hồ, Hồ Squam và Hồ
Winnipesaukee. Tôi yêu cầu bạn hứa với tôi rằng bạn sẽ thò chân vào Hồ Squam hoặc
Hồ Winnipesaukee. Bạn thực hiện lời hứa để tôi có quyền, và bạn có nghĩa vụ, rằng
bạn dính chân vào Hồ Squam hoặc Hồ Winnipesaukee. Mặc dù thực tế là nghĩa vụ
này cho phép bạn chọn hồ nào trong hai hồ mà bạn có thể đặt chân vào, nghĩa vụ của

214
bạn vẫn thuộc về tôi và tôi vẫn có quyền. Điều này cho thấy quyền tự do trong việc
thực hiện nghĩa vụ phù hợp với nghĩa vụ đó là nghĩa vụ tương quan với quyền.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu quyền tự do chính xác là quyền tự do mà Mill chỉ
đến? Trong trường hợp lời hứa Squam Lake / Lake Winnipesaukee của bạn với tôi,
nội dung của nghĩa vụ không cung cấp cho bạn quyền tự do để thực hiện nghĩa vụ
bằng cách đối xử với hai người khác nhau khác nhau. Để khám phá trường hợp này,
chúng ta hãy xem xét một biến thể của trường hợp thụ hưởng bên thứ ba được thảo
luận trong Chương 5. Giả sử Sangita hứa với Fred Junior rằng cô ấy sẽ trả 100 đô la
cho Fred Senior hoặc 100 đô la cho mẹ của Fred Junior, Fredericka. Sangita có nghĩa
vụ trả 100 đô la cho Fred Senior hoặc Fredericka. Trước tiên, chúng ta hãy giả định
rằng hệ thống quy tắc đạo đức là như các nhà lý thuyết lựa chọn cổ điển nghĩ và do đó
sự lựa chọn đó là đặc điểm duy nhất của các cá nhân biện minh cho nghĩa vụ tương
quan với quyền. Trong trường hợp đó, nghĩa vụ của Sangita là Fred Junior và Fred
Junior có quyền đưa 100 đô la cho Fred Senior hoặc Fredericka. Nếu các nhà lý thuyết
lựa chọn cổ điển là chính xác, thì trường hợp này là trường hợp một người có nghĩa vụ
tương quan với quyền có nội dung cho phép đối tượng của nghĩa vụ quyết định ai
trong số hai người mà cô ấy có thể đưa tiền để thực hiện nghĩa vụ. Nếu các nhà lý
thuyết lựa chọn cổ điển là đúng, thì trường hợp này là một ví dụ đối lập với tuyên bố
của Mill rằng người ta không có quyền nếu người ta không bắt buộc phải thực hiện
nghĩa vụ tương quan với quyền với các hành động đối với một cá nhân nhất định. Bây
giờ chúng ta hãy giả sử rằng hệ thống quy tắc đạo đức là như các nhà lý thuyết lợi ích
cổ điển nghĩ và do đó lợi ích là đặc điểm duy nhất của các cá nhân biện minh cho
nghĩa vụ tương quan với quyền. Trong trường hợp đó và nếu không có sự khác biệt về
mặt đạo đức giữa Fred Senior và Fredericka, thì đây là trường hợp xung đột quyền
không có sự khác biệt liên quan đến đạo đức và không ai có quyền đưa 100 đô la cho
Fred Senior hoặc 100 đô la cho Fredericka.
Quay trở lại dòng tranh luận chính, chúng ta hãy xem xét vấn đề xe goòng của
Thomson như đề xuất ban đầu. Giả sử rằng Sue đang ở một mình trên đường ray mà
Edward có thể bẻ lái và Jane và bốn người bạn đang ở trên đường ray sẽ bị cán nếu
anh ta không bẻ lái. Chúng ta hãy gọi trường hợp này là "Cứu 5 hoặc Cứu Sue". Để
giải quyết trường hợp này, trước tiên người ta phải trả lời một câu hỏi đạo đức thực
chất. Những con số có quan trọng không? Có phải thực tế là năm người sẽ chết nếu
Edward không bẻ lái nhưng chỉ một người sẽ chết nếu Edward bẻ lái là một sự khác
biệt có liên quan đến đạo đức? Một số người cho rằng con số không quan trọng. Lập
luận cho quan điểm này là hầu hết mọi người nghĩ rằng sẽ là sai lầm khi giết một

215
người để cấy ghép nội tạng của cô ấy và do đó cứu sống năm người. Nếu con số
không quan trọng, thì Năm hoặc Một là một trường hợp xung đột quyền không có sự
khác biệt liên quan đến đạo đức. Nó giống như "Jane-hoặc-Sue" và “Người nằm bên
bể bơi”. Nếu con số không quan trọng, thì việc các quyền có hiện diện trong Năm hay
Một hay không phụ thuộc vào việc người ta chấp nhận quan điểm quyền tự do hay
quan điểm cân nhắc bình đẳng. (Những người ủng hộ quan điểm cân nhắc bình đẳng
phải quyết định câu hỏi thú vị về việc liệu sự cân nhắc bình đẳng có yêu cầu phải lựa
chọn ngẫu nhiên giữa sáu người hay chọn ngẫu nhiên giữa hai đường ray.)
Nhưng hầu hết mọi người nghĩ rằng, trong trường hợp này, số lượng rất quan
trọng. Hầu hết mọi người nghĩ rằng, trong "Cứu 5 hoặc Cứu Sue", Edward nên bẻ lái.
Với giả định rằng các số lượng thực sự quan trọng, "Cứu 5 hoặc Cứu Sue" là một
trường hợp thú vị và khó hiểu khác biệt với "Jane-hoặc-Sue" và "Người nằm bên bể
bơi". Nếu số lượng quan trọng và nếu Edward có nghĩa vụ bẻ lái, nghĩa vụ của anh ta
có tương quan với quyền của bất kỳ ai không? Nếu nó tương quan với quyền của ai
đó, thì quyền của ai là tương quan với nghĩa vụ của anh ta? Thật thú vị, lý thuyết ràng
buộc hợp lý cho rằng nghĩa vụ của anh ta không tương quan với bất kỳ quyền nào. Lý
do là không có đặc điểm nào trong số năm người sẽ bị giết nếu Edward không bẻ lái là
điều cần thiết để biện minh cho nghĩa vụ bẻ lái của anh ta. Điều này trở nên rõ ràng
một khi người ta nhận ra rằng Edward vẫn có nghĩa vụ bẻ lái nếu bất kỳ ai trong số
năm người này được vận chuyển một cách kỳ diệu ra khỏi đường đua đến nơi an toàn.
Edward vẫn có nghĩa vụ bẻ lái nếu chỉ có ba người bạn với Jane. Điều này cho thấy
quan điểm cho rằng Edward có nghĩa vụ bẻ lái có hậu quả. Nó liên quan tới nghĩa vụ
bỏ phiếu của công dân Úc.
Phân tích này của "Cứu 5 hoặc Cứu Sue" là tự nhiên và hợp lý. Nếu tôi có thể
không chính xác một chút, đối với tôi, dường như luôn luôn có những quan điểm mâu
thuẫn mà mọi người giữ về "Cứu 5 hoặc Cứu Sue" và trường hợp giết một người để
cấy ghép nội tạng của họ và cứu năm người khác cho thấy sức hút sâu sắc và mâu
thuẫn của các quan điểm đạo đức hậu quả và phi thần học. "Cứu 5 hoặc Cứu Sue" đưa
ra trực giác hậu quả. Trường hợp cấy ghép mang lại trực giác phi thần học. Như đã nói
ở trên, nghĩa vụ hậu quả không tương quan với bất kỳ quyền nào. Các nghĩa vụ tương
quan đến quyền là nghĩa vụ phi thần học. Sẽ vượt quá phạm vi của cuốn sách này để
cố gắng dung hòa hai quan điểm đạo đức đối lập sâu sắc này. Nhưng đó là một điểm
nhỏ ủng hộ lý thuyết ràng buộc chính đáng về quyền mà nó làm sáng tỏ bản chất của
cuộc tranh luận lâu dài này.

216
Ở trên chúng ta đã thấy rằng các lý thuyết về quyền được cung cấp bởi
Feinberg, Hart, Raz và Wellman có thể được chuyển đổi từ quan điểm prima facie
thành quan điểm định rõ hoặc ngược lại. Với lý thuyết ràng buộc hợp lý về xung đột
nhân quyền hiện đang được đặt trên bàn, sẽ tốt hơn nếu cho thấy rằng nó có thể được
chuyển đổi giống như những lý thuyết khác có thể. Vẫn bỏ qua những điều không thể
để đơn giản hóa việc trình bày, lý thuyết ràng buộc chính đáng về quyền cho rằng X
có quyền S mà Y làm A khi và chỉ khi trong thế giới giả tưởng giống hệt với thế giới
thực ngoại trừ X không có đặc điểm nào khác ngoài F và những đặc điểm logic và
danh nghĩa do F yêu cầu, có một thể hiện hợp lý của tranh cãi sau:
1. X là F.
2. Nếu X là F, thì Y có nghĩa vụ S phải làm A.
3. Do đó, Y có nghĩa vụ S phải làm A.
Như hiện tại, phân tích này là một phiên bản của quan điểm prima facie. Đây là
một phiên bản của quan điểm prima facie vì nó cho rằng người ta có quyền trên cơ sở
nhìn vào đặc điểm F một cách riêng biệt. Rằng X có quyền mà Y làm A trên cơ sở F
trong sự cô lập là tương thích với X không có quyền mà Y làm A khi tất cả các đặc
điểm liên quan đến đạo đức được xem xét. Người ta có thể làm rõ điều này như sau:
X có quyền prima facie S mà Y làm A khi và chỉ khi trong thế giới giả tưởng
giống hệt với thế giới thực ngoại trừ X không có đặc điểm nào khác ngoài F và những
đặc điểm logic và danh nghĩa do F yêu cầu, tranh cãi sau đây hợp lý:
1. X là F.
2. Nếu X là F, thì Y có nghĩa vụ S phải làm A.
3. Do đó, Y có nghĩa vụ S phải làm A.
X có quyền S thực tế chống lại Y rằng Y làm A nếu và chỉ khi có một ví dụ
hợp lý của tranh cãi trong đó F là sự kết hợp của tất cả các đặc điểm đến đạo đức.
Nếu một người muốn giữ quan điểm định rõ, người ta chỉ cần cho rằng phân
tích các quyền thực tế này là phân tích quyền của tòa án và sau đó chọn một số từ
khác (có lẽ là "quyền lợi", "tiêu đề" hoặc một số thuật ngữ được phát minh) và sử
dụng từ đó thay cho "quyền S prima facie" trong phân tích ở trên.

217
5. VÍ DỤ CỦA WELLMAN
Thật là sáng suốt khi áp dụng lý thuyết ràng buộc hợp lý về xung đột quyền vào
một số ví dụ. Chúng ta hãy xem xét lại một số ví dụ được cung cấp bởi Wellman.
Trong Roe v. Wade, một vấn đề trọng tâm là liệu thai nhi có phải là người theo Hiến
pháp Hoa Kỳ hay không. Việc phân tích ràng buộc hợp lý của phần này của vụ án rất
đơn giản. Xung đột về quyền xảy ra bởi vì có những lập luận hợp lý ủng hộ và chống
lại quan điểm cho rằng thai nhi là người theo Hiến pháp. Một số lập luận thuyết phục
Tòa án phán quyết rằng thai nhi không phải là người thuộc loại văn bản tiêu chuẩn.
Tòa án chỉ ra thực tế là không có cách sử dụng thuật ngữ "người" nào trong Hiến pháp
có ứng dụng trước khi sinh rõ ràng và một số rõ ràng chỉ có ứng dụng sau sinh. Những
người sẽ là đại cử tri của Tổng thống và Phó Tổng thống rõ ràng có ý định là những
sinh vật sau sinh. Những người nghĩ rằng thai nhi là những người theo Hiến pháp đưa
ra nhiều lập luận. Trong số đó có sự tương đồng về di truyền giữa người trước và sau
khi sinh cũng như tiềm năng của thai nhi để trở thành người trưởng thành. Trong Roe
v. Wade, chúng tôi có một cuộc tranh luận về việc liệu việc trở thành bào thai của con
người có phải là một đặc điểm tích cực hay không.
Liên quan đến quyền sử dụng cơ thể của người khác nếu việc sử dụng cơ thể
của người khác là cần thiết để một người vẫn còn sống, Thomson đã cung cấp các ví
dụ phản biện nổi tiếng cho quan điểm rằng quyền này tồn tại. Nhưng một phần lý do
khiến các ví dụ phản biện của bà rất nổi tiếng là có những lập luận hợp lý cho quan
điểm rằng quyền này tồn tại. Ví dụ của cô là phản ví dụ cho quan điểm hợp lý. Rốt
cuộc, ban đầu có vẻ hợp lý khi cho rằng cuộc sống của một người quan trọng hơn về
mặt đạo đức so với việc bị giam cầm với người khác trong 9 tháng. Do đó, không có
gì vô lý khi cho rằng quyền tự do đi lại của người bị bắt cóc ít quan trọng về mặt đạo
đức hơn quyền sống của nghệ sĩ violin nổi tiếng. Hai quyền này mâu thuẫn vì ban đầu
có những lập luận hợp lý cho cả hai.
Trong đó, Barrie Estate là một trường hợp trong đó có những lập luận hợp lý
cho quan điểm rằng di chúc của bà Barrie là vô hiệu về mặt pháp lý và là những lập
luận hợp lý cho quan điểm rằng di chúc của bà có giá trị pháp lý. Sự thật rằng từ "vô
hiệu" được viết trên di chúc, rằng bà Barrie sống ở Illinois và theo luật pháp Illinois,
một di chúc có từ "vô hiệu" trên đó là vô hiệu cung cấp một lập luận (với một đặc
điểm phức tạp có liên quan tiêu cực) cho quan điểm rằng di chúc của bà Barrie biện
minh cho không có nghĩa vụ. Sự thật rằng tài sản ở Iowa và theo luật pháp của Iowa,
di chúc có giá trị mặc dù từ "vô hiệu" được viết trong đó cung cấp một lập luận (với
một đặc điểm phức tạp có liên quan tích cực) cho quan điểm rằng di chúc của bà

218
Barrie biện minh cho nghĩa vụ. Sự tồn tại của các lập luận hợp lý ở cả hai phía của
vấn đề đã tạo ra xung đột về quyền. Tòa án đã giải quyết vụ án bằng cách xem xét cả
hai lập luận và quyết định rằng lập luận thứ hai vượt trội hơn lập luận thứ nhất, rằng
sự kết hợp của các đặc điểm tiêu cực và tích cực đã tạo ra một lập luận hợp lý cho
quan điểm rằng di chúc biện minh cho nghĩa vụ.
Trong lại Barrie Estate là một trường hợp thuận tiện để xem xét các vấn đề
xung đột quyền giữa các hệ thống quy tắc khác nhau. Trong trường hợp này, hệ thống
quy tắc pháp lý của Illinois mâu thuẫn với hệ thống quy tắc pháp lý của Iowa. Trong
luật, những trường hợp như thế này được gọi là các trường hợp xung đột pháp luật.
Nhưng những trường hợp này không phải là duy nhất của pháp luật. Nhiều người nghĩ
rằng các hệ thống quy tắc pháp lý có thể và xung đột với hệ thống quy tắc đạo đức. Vì
vậy, có những trường hợp xung đột của các hệ thống quy tắc. Một ưu điểm của lý
thuyết ràng buộc hợp lý về xung đột quyền là xung đột của các trường hợp hệ thống
quy tắc không gây ra vấn đề đặc biệt. AsIn re Barrie Estate cho thấy, các trường hợp
xung đột quyền được tạo ra bởi xung đột của các hệ thống quy tắc, như các trường
hợp xung đột quyền trong một hệ thống quy tắc, được giải quyết bằng cách đánh giá
các lập luận. Trong các trường hợp xung đột của các hệ thống quy tắc, những lập luận
này thường được trình bày dưới dạng lập luận ủng hộ và chống lại quan điểm cho rằng
một trong những hệ thống quy tắc xung đột quan trọng hơn hệ thống kia. Nếu hệ
thống quy tắc bóng chày xung đột với hệ thống quy tắc pháp lý, người ta có thể cho
rằng hệ thống quy tắc pháp lý luôn quan trọng hơn.
Mặc dù tôi sẽ không tranh luận về vấn đề này ở đây, nhưng có vẻ như người ta
sẽ không thể bảo vệ quan điểm rằng một số hệ thống quy tắc có loại ưu tiên từ vựng
này so với các hệ thống quy tắc khác. Có vẻ như nhiều khả năng các lập luận hợp lý sẽ
thiết lập ưu tiên ở cấp độ của các tuyên bố cụ thể, không phải ở cấp độ của toàn bộ hệ
thống quy tắc. Có vẻ như một nghĩa vụ của hệ thống quy tắc bóng chày có thể quan
trọng hơn một số nghĩa vụ rất tầm thường của hệ thống quy tắc pháp lý hoặc đạo đức.
Trong McCulloch v. Tiểu bang Maryland, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho rằng
quyền đánh thuế các doanh nghiệp trong biên giới của tiểu bang Maryland bị hạn chế
nên nó không ám chỉ một quyền cụ thể để đánh thuế chính phủ liên bang (mặc dù
chính phủ liên bang có văn phòng, bao gồm cả ngân hàng, ở Maryland). Xung đột
quyền xảy ra bởi vì có những lập luận hợp lý ở cả hai phía của vấn đề này. Các lập
luận cho quan điểm của McCulloch dựa trên Điều 6, Mục 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ.

219
Hiến pháp này và Luật pháp của Hoa Kỳ sẽ được thực hiện theo Hiến pháp đó;
và tất cả các Hiệp ước được lập hoặc sẽ được thực hiện, dưới thẩm quyền của Hoa Kỳ,
sẽ là Luật tối cao của Bang; và các Thẩm phán ở mọi Quốc gia sẽ bị ràng buộc bởi bất
kỳ Điều nào trong Hiến pháp hoặc Luật của bất kỳ quốc gia nào trái ngược.
Đây là cơ sở cho lập luận rằng các tiểu bang không được đánh thuế hoặc điều
chỉnh các thể chế của chính phủ liên bang. Các lập luận cho quan điểm của bang
Maryland cũng rõ ràng không kém. Các tiểu bang thường có quyền đánh thuế các
doanh nghiệp nằm trong lãnh thổ của họ và Ngân hàng Hoa Kỳ đã mở một chi nhánh
tại Maryland. Tòa án Tối cao quyết định rằng lập luận đầu tiên tốt hơn lập luận thứ
hai.
Vấn đề trong Marsh v. Alabama có quyền phân phối tài liệu tôn giáo trong một
thị trấn công ty. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho rằng công ty không có quyền cấm phân
phối tài liệu tôn giáo trong thị trấn. Một lần nữa, trường hợp xung đột quyền này là
một trường hợp rõ ràng về những lập luận hợp lý cho các quyền đối lập. Các lập luận
cho quan điểm của công ty dựa trên quyền sở hữu của họ đối với thị trấn và kiểm soát
một mảnh đất thường đi kèm với quyền sở hữu. Các lập luận cho quan điểm của cư
dân dựa trên tầm quan trọng của tự do tôn giáo và thực tế là, không giống như hầu hết
các thị trấn, thị trấn công ty không có không gian công cộng nơi cho phép phân phối
tài liệu tôn giáo.
Trong vụ Jefferson kiện Griffin Spalding County Hospital Authority, Tòa án
Tối cao Georgia đã ra lệnh cho Jefferson, một phụ nữ mang thai với nhau thai hoàn
chỉnh, sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Một lần nữa, trường hợp này được hiểu rõ
nhất là một trường hợp tranh luận mâu thuẫn. Các lập luận cho lập trường của
Jefferson dựa trên quan điểm về tầm quan trọng của tự do tôn giáo. Các lập luận cho
quan điểm của Tòa án dựa trên quan điểm về tầm quan trọng của việc bảo vệ cuộc
sống của Jefferson và đứa con của cô.
Phân tích các trường hợp này cho thấy lý thuyết ràng buộc hợp lý về xung đột
quyền đơn giản hơn, rõ ràng hơn và có hệ thống hơn so với phân loại bảy lần phức tạp
của Wellman. Quan điểm của Wellman không sai. Ông đã chỉ ra một cách chính xác
các quan điểm prima facie và quan điểm định rõ và một số loại lập luận thực chất xuất
hiện khi có xung đột quyền. Thật không may, phân loại của ông không làm sáng tỏ bởi
vì nó bao gồm cả quan điểm khái niệm và lập luận thực chất mà không phân biệt
chúng. Quan điểm ràng buộc chính đáng là một lý thuyết tốt hơn về bản chất khái
niệm của xung đột quyền. Nó là trung lập như ẩn dụ và lập luận thực chất. Quyền là

220
nghĩa vụ được chứng minh bằng một loại lập luận cụ thể - lập luận dựa trên các đặc
điểm của cá nhân. Xung đột quyền xảy ra khi có những lập luận hợp lý cả ủng hộ và
chống lại quan điểm cho rằng một nghĩa vụ cụ thể tồn tại. Tất cả các xung đột quyền
được giải quyết theo cùng một cách - bằng cách kiểm tra các lập luận hợp lý để xác
định cái nào thuyết phục hơn.

6. DWORKIN: NHỮNG ÁT CHỦ BÀI


Bây giờ chúng ta chuyển sang xung đột nhân quyền bên ngoài. Ronald
Dworkin nổi tiếng cho rằng "các quyền được hiểu rõ nhất là những con át chủ bài trên
một số biện minh nền tảng cho các quyết định chính trị nêu rõ mục tiêu cho toàn bộ
cộng đồng" (1984, 153). Lý thuyết của Dworkin được xem xét một cách tự nhiên nhất
trong một cuộc thảo luận về xung đột quyền bên ngoài bởi vì ông định nghĩa các
quyền là những thứ nhất thiết phải xung đột với các nghĩa vụ phi quan hệ. Ông tuyên
bố rằng một lý thuyết nổi bật về các mục tiêu cho toàn bộ cộng đồng là chủ nghĩa hậu
quả. Như chúng ta đã thấy trong chương trước, các nghĩa vụ được biện minh bằng lý
luận hậu quả là các nghĩa vụ phi quan hệ. Do đó, Dworkin làm cho xung đột giữa
nghĩa vụ quan hệ (còn gọi là quyền) và nghĩa vụ phi quan hệ là một đặc điểm cần thiết
của quyền.
Phân tích của Dworkin về các quyền không rõ ràng như người ta mong muốn.
Nó sẽ yêu cầu một số công việc để giải thích nó. Tốt nhất là bắt đầu với phân tích rõ
ràng của anh ấy bằng lời nói của anh ấy.
Tôi bắt đầu với ý tưởng về một mục tiêu chính trị như một sự biện minh chính
trị chung chung. Một lý thuyết chính trị lấy một tình trạng nhất định làm mục tiêu
chính trị nếu, đối với lý thuyết đó, nó có lợi cho bất kỳ quyết định chính trị nào mà
quyết định đó có khả năng thúc đẩy hoặc bảo vệ, tình trạng đó và chống lại quyết định
rằng nó sẽ làm chậm hoặc gây nguy hiểm cho nó. Một quyền chính trị là một mục tiêu
chính trị riêng biệt. Một cá nhân có quyền có một số cơ hội hoặc nguồn lực hoặc tự do
nếu nó có lợi cho một quyết định chính trị rằng quyết định đó có khả năng thúc đẩy
hoặc bảo vệ tình trạng mà anh ta được hưởng, ngay cả khi không có mục đích chính trị
nào khác được phục vụ và một số mục tiêu chính trị nào đó không xứng đáng do đó và
chống lại quyết định đó rằng nó sẽ làm chậm hoặc gây nguy hiểm cho tình trạng đó,
ngay cả khi một số mục tiêu chính trị khác do đó được phục vụ. Một mục tiêu là một
mục tiêu chính trị không tách rời, nghĩa là, một tình trạng mà quan điểm định rõ của
nó không theo cách này yêu cầu bất kỳ cơ hội hoặc nguồn lực hoặc tự do cụ thể nào
cho các cá nhân cụ thể (1978, 91).

221
Một số làm rõ là cần thiết. Đầu tiên, mặc dù Dworkin không nói rõ ràng như
vậy, nhưng có vẻ rõ ràng từ ngữ cảnh rằng anh ta đang tuân theo một thông lệ phổ
biến và sử dụng "nếu" có nghĩa là "nếu và chỉ nếu". Thứ hai, không rõ liệu Dworkin
đang đưa ra một lý thuyết chung về tất cả các quyền hay chỉ đơn thuần là một lý
thuyết về các quyền chính trị. Trích dẫn ở đầu phần này dường như là một phân tích
về tòa án quyền lợi, nhưng đoạn dài vừa trích dẫn dường như là một phân tích về các
quyền chính trị. Dworkin không giải thích sự phân biệt giữa các quyền chính trị và phi
chính trị. Cuốn sách này là một phân tích về tòa án chào mời quyền, vì vậy chúng ta
hãy giả định, có nguy cơ gây bất lợi cho Dworkin, rằng phân tích của ông được dự
định như một lý thuyết chung về tất cả các quyền. Thứ ba, phân tích rõ ràng về quyền
là vòng tròn bởi vì, trong câu thứ tư được trích dẫn ở trên, thuật ngữ "quyền" là một
trong những phân tích. Do đó, việc phân tích một mục tiêu chính trị riêng biệt là vòng
tròn. Có một phân tích dường như không vòng tròn về một mục tiêu chính trị không
tách rời. Đó là "một tình trạng mà quan điểm định rõ của nó không theo cách này yêu
cầu bất kỳ cơ hội hoặc nguồn lực hoặc tự do cụ thể nào cho các cá nhân cụ thể." Thật
không may, cụm từ "theo cách này" đề cập trở lại phân tích vòng tròn trong câu thứ
tư.
Bất chấp những vấn đề này, dường như cách tự nhiên nhất để đọc đoạn văn này
là lấy Dworkin để cho rằng một mục tiêu riêng biệt, một quyền, là một trạng thái của
các vấn đề mà quan điểm định rõ của nó yêu cầu một số cơ hội, tài nguyên hoặc tự do
cụ thể cho một số cá nhân cụ thể. Mặt khác, một mục tiêu không tách rời, một mục
tiêu, là một trạng thái của các vấn đề mà quan điểm định rõ của nó không yêu cầu một
số cơ hội, nguồn lực hoặc tự do cụ thể cho một số cá nhân cụ thể. Chúng ta có thể
chính xác hơn.
Một cá nhân, X, có quyền mà một số tình trạng, S, có được nếu và chỉ khi
1. S là một trạng thái trong đó X có một số cơ hội hoặc nguồn lực hoặc tự do và
2. đó là một lý do chính đáng để thực hiện một số hành động chính trị, P, rằng
nó có khả năng thúc đẩy hoặc bảo vệ S ngay cả khi làm P sẽ không thúc đẩy hoặc bảo
vệ bất kỳ tình trạng nào khác mà sự tiến bộ hoặc bảo vệ là lý do chính đáng cho hành
động chính trị và ngay cả khi làm P sẽ làm chậm hoặc gây nguy hiểm cho một số tình
trạng khác mà sự tiến bộ hoặc bảo vệ là lý do chính đáng cho hành động chính trị và
3. Đó là một lý do chính đáng để không thực hiện một số hành động chính trị, P
∗, rằng nó có khả năng làm chậm hoặc gây nguy hiểm cho S ngay cả khi làm P ∗ sẽ

222
thúc đẩy hoặc bảo vệ một số tình trạng khác mà sự tiến bộ hoặc bảo vệ là lý do chính
đáng cho hành động chính trị.
Cụm từ "hành động chính trị" thích hợp hơn "quyết định chính trị" của
Dworkin bởi vì không phải tất cả các quyết định đều dẫn đến hành động và đó là hành
động, không phải chính quyết định, mà Dworkin dự định đề cập đến. Cụm từ "lý do
chính đáng" thích hợp hơn với "số lượng ủng hộ" của Dworkin bởi vì nó đưa ra thực
tế rằng Dworkin nắm giữ một lý thuyết biện minh về quyền. Theo Dworkin, "một mục
tiêu chính trị là một sự biện minh chính trị chung chung." Các mệnh đề "ngay cả khi"
phản ánh phép ẩn dụ át chủ bài mà quan điểm của Dworkin nổi tiếng. Mặc dù
Dworkin đã không trình bày quan điểm của mình rõ ràng như người ta mong muốn,
nhưng người ta có thể thấy tại sao nó lại có ảnh hưởng. Đó là một lý thuyết thú vị và
rất hợp lý về quyền. Phép ẩn dụ át chủ bài có ảnh hưởng đặc biệt. Trích dẫn sau đây từ
Lyons là điển hình của nhiều tác phẩm về quyền. "Quyền nhân thân tạo ra sự khác biệt
đối với việc đánh giá hành vi bằng cách loại trừ một loạt các lập luận thực dụng trực
tiếp" (1994, 150). Waldron đưa ra quan điểm tương tự theo cách này:
Quyền thể hiện giới hạn về những gì có thể được thực hiện cho các cá nhân vì
lợi ích lớn hơn của người khác; Họ áp đặt những giới hạn trên những hy sinh có thể
được yêu cầu từ họ như một sự đóng góp cho lợi ích chung (1993a, 209).
Lý thuyết về quyền của Dworkin chứa đựng những hiểu biết quan trọng phải
được kết hợp vào bất kỳ lý thuyết hợp lý nào về quyền. Tuy nhiên, như một lý thuyết
hoàn chỉnh về bản chất của quyền, nó là không đầy đủ.
Vấn đề đầu tiên với quan điểm của Dworkin là ông đã tập trung vào các trường
hợp trong đó chủ sở hữu quyền có quyền mà người khác cung cấp cho chủ sở hữu
quyền một cơ hội, nguồn lực hoặc tự do. Quyền mô hình của anh ấy là quyền ngôn
luận. Tôi có quyền tự do ngôn luận vì những người khác nên cung cấp cho tôi sự tự do
này. Dworkin đã bỏ qua hai loại trường hợp. Đầu tiên, ông đã bỏ qua quyền lực.
Quyền lực về cơ bản là quyền để làm cho một trạng thái có được, không chỉ đơn thuần
là các quyền mà một quốc gia có được. Vấn đề này dễ dàng được khắc phục bằng cách
sửa đổi quan điểm để nói rằng "S là một trạng thái trong đó X có một số cơ hội hoặc
tài nguyên hoặc tự do hoặc quyền lực." Thứ hai và quan trọng hơn, ông đã bỏ qua các
trường hợp trong đó một người có quyền làm điều gì đó không liên quan gì đến cơ
hội, tài nguyên hoặc tự do của người thứ nhất. Ví dụ về Squam Lake là một trường
hợp điển hình. Vì lời hứa của bạn, tôi có quyền rằng bạn dính chân vào hồ Squam.
Tuyên bố này không làm tăng hoặc giảm cơ hội, tài nguyên hoặc quyền tự do của tôi.

223
Nó không liên quan gì đến cơ hội, nguồn lực hay quyền tự do của tôi. Quyền của tôi
làm giảm quyền tự do của bạn. Nó thường hạn chế bạn.
Vấn đề thứ hai đối với Dworkin là lý thuyết về bản chất quan hệ của các quyền
tiềm ẩn trong quan điểm của ông là không hợp lý. Mặc dù Dworkin không bao giờ
xem xét rõ ràng bản chất quan hệ của các quyền, dường như quan điểm tự nhiên nhất
để anh ta nắm giữ là các nghĩa vụ tương quan với một quyền là đối với người có cơ
hội, tài nguyên hoặc tự do được mang lại hoặc bảo vệ. Ví dụ Squam Lake cho thấy lý
thuyết về nghĩa vụ quan hệ này không phải là một lý thuyết tốt. Quyền của tôi rằng
bạn dính chân vào Hồ Squam không làm tăng hoặc giảm cơ hội, tài nguyên hoặc
quyền tự do của tôi. Quan điểm của Dworkin cho rằng nghĩa vụ của bạn không phải là
đối với tôi. Nhưng nghĩa vụ của bạn rõ ràng là đối với tôi.
Vấn đề thứ ba với quan điểm của Dworkin là phép ẩn dụ về các át chủ bài là sai
lệch. Hãy xem xét cách át chủ bài hoạt động trong cầu. Nếu một bộ đồ là át chủ bài,
thì bất kỳ lá bài nào của bộ đồ đó, dù là thấp nhất, đều bị lừa khi chơi với bất kỳ lá bài
nào của bất kỳ bộ đồ nào khác, thậm chí là cao nhất. Nếu bích là át chủ bài, thì hai
quân bích sẽ chiếm thủ đoạn ngay cả khi chơi với vua của những trái tim. Chỉ có một
thuổng cao hơn mới có thể thực hiện một thủ thuật nếu hai bích được chơi. Do đó,
phép ẩn dụ át chủ bài của Dworkin tự nhiên khiến người ta nghĩ rằng ông cho rằng
ngay cả quyền ít quan trọng nhất cũng lớn hơn mục tiêu quan trọng nhất. Nó tự nhiên
khiến người ta nghĩ rằng điều duy nhất có thể quan trọng hơn một quyền là một quyền
khác. Nhưng tuyên bố này là sai. Giả sử rằng, vì một lời hứa mà bạn đã hứa với tôi, tôi
có quyền đưa cho tôi một túi bỏng ngô năm xu. Thông qua một số tình huống kỳ quái,
nếu bạn mang cho tôi túi bỏng ngô, hiệu quả kinh tế của thế giới sẽ giảm đáng kể cho
các thế hệ sau. Nếu bạn mang cho tôi túi bỏng ngô, hàng triệu người sẽ nghèo hơn
nhiều so với họ nếu bạn không mang cho tôi túi bỏng ngô. Quyền của tôi đối với túi
bỏng ngô không quan trọng bằng việc mất hiệu quả kinh tế. Quyền không phải là át
chủ bài. Bản thân Dworkin nhận ra rằng các quyền không phải là át chủ bài.
Lập luận về nguyên tắc là các lập luận nhằm thiết lập một quyền cá nhân; Lập
luận về chính sách là những lập luận nhằm thiết lập một mục tiêu tập thể. Quyền có
thể ít hơn tuyệt đối; Một nguyên tắc có thể phải nhượng bộ một nguyên tắc khác hoặc
thậm chí một chính sách khẩn cấp mà nó mâu thuẫn (1978, 90 và 92).
Để tiếp tục với phép ẩn dụ cây cầu, rõ ràng là vua của những trái tim có thể
thực hiện một thủ thuật chống lại hai cây bích ngay cả khi bích là át chủ bài. Nói một
cách phi ẩn dụ, Dworkin không cho rằng các quyền loại trừ việc xem xét các mục tiêu.

224
Thay vào đó, quyền là một sự cân nhắc quan trọng và độc lập phải được cân nhắc với
các mục tiêu.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý về xung đột quyền cho phép người ta thấy những
điểm quan trọng mà phép ẩn dụ át chủ bài của Dworkin đấu tranh để tiết lộ. Quyền là
nghĩa vụ quan hệ. Chúng là những nghĩa vụ được biện minh bằng một loại lập luận cụ
thể - những lập luận dựa trên các đặc điểm của các cá nhân. Với lý thuyết của mình về
các mục tiêu cá biệt và không tách rời, Dworkin đang cố gắng rút ra cùng một đặc
điểm của các quyền được nhấn mạnh bởi lý thuyết ràng buộc hợp lý về nghĩa vụ quan
hệ và phi quan hệ. Nghĩa vụ quan hệ là nghĩa vụ được chứng minh bằng các đặc điểm
của cá nhân, trong khi nghĩa vụ hậu quả phi quan hệ là nghĩa vụ được chứng minh
bằng các đặc điểm của hành vi. Sự khác biệt quan trọng giữa quan điểm ràng buộc
chính đáng và quan điểm của Dworkin là, theo quan điểm ràng buộc chính đáng,
không phải cơ hội, nguồn lực và quyền tự do của chủ thể quyền xác định bản chất
quan hệ của các quyền mà thực tế là một đặc điểm của chủ thể quyền biện minh cho
nghĩa vụ tương quan với quyền.
Phép ẩn dụ át chủ bài của Dworkin có thể là kết quả của ấn tượng, được ghi
nhận và bác bỏ trong Chương Năm, rằng các quyền đi kèm với các nghĩa vụ đặc biệt
quan trọng. Dworkin có thể dẫn đến sai lầm này bằng cách tập trung quá nhiều vào
các quyền hiến định. Các quyền không loại trừ việc xem xét "các lập luận thực dụng
trực tiếp". Quyền không lấn át mục tiêu. Phép ẩn dụ mô tả tốt nhất xung đột quyền bên
ngoài là một trò chơi bài tưởng tượng đơn giản không có bộ đồ át chủ bài. Hãy tưởng
tượng một trò chơi trong đó mỗi thẻ có giá trị điểm của nó. Giả sử rằng jack có giá trị
mười một điểm, nữ hoàng mười hai, vua mười ba và aces mười bốn. Mỗi người chơi
bốn lá bài từ tay của họ. Một người thêm điểm từ bốn thẻ của mỗi người và người có
tổng số thẻ đến nhiều điểm nhất sẽ thắng trò lừa. Nếu có hòa, không ai thực hiện thủ
thuật và người khác được chơi. Người chiến thắng trong thủ thuật không ràng buộc
tiếp theo cũng có tất cả các thủ thuật bị ràng buộc. Nếu người ta sử dụng một phép ẩn
dụ trong đó các bộ đồ màu đỏ đại diện cho quyền và bộ đồ đen tượng trưng cho các
nghĩa vụ phi quan hệ, thì xung đột giữa các quyền (còn gọi là nghĩa vụ quan hệ) và
nghĩa vụ phi quan hệ giống như xung đột giữa các bộ bốn lá bài khác nhau được chơi.
Bốn thẻ đỏ (quyền) có giá trị thấp có thể lớn hơn một thẻ đen có giá trị cao (nghĩa vụ
phi quan hệ). Bốn thẻ đen có giá trị thấp có thể bị lấn át bởi một thẻ đỏ có giá trị cao.
Một bộ bốn thẻ được chơi bởi một cầu thủ có thể bao gồm cả thẻ đỏ và thẻ đen. Trong
các thuật ngữ phi ẩn dụ, nghĩa vụ có thể được biện minh bằng các lập luận quan hệ
hoặc phi quan hệ và liệu các nghĩa vụ là quan hệ hay không quan hệ không liên quan

225
gì đến tầm quan trọng của các nghĩa vụ đó. Các nghĩa vụ được biện minh bằng các lập
luận quan hệ không loại trừ hoặc vượt qua các nghĩa vụ được biện minh bằng lập luận
phi quan hệ.
Lý thuyết ràng buộc hợp lý về quyền theo sau Lyons khi cho rằng các quyền
cung cấp một nền tảng tranh luận.
Nếu tôi có quyền làm điều gì đó, điều này cung cấp một ngưỡng tranh luận
chống lại sự phản đối đối với việc tôi làm điều đó cũng như giả định chống lại sự can
thiệp của người khác. Những cân nhắc có thể đủ để chống lại hành động của tôi, trong
trường hợp tôi không có quyền đều không hiệu quả trong sự hiện diện của nó.
Hãy xem xét, ví dụ, quyền sống của tôi. Điều này yêu cầu rằng tôi có thể hành
động để cứu nó và những người khác có thể không can thiệp, ngay cả khi những hành
động này hoặc kết quả nếu không sẽ bị chỉ trích hợp lý. Tôi không cần phải chứng
minh rằng cuộc sống của tôi có giá trị hoặc hữu ích, và thực tế là việc tôi bảo vệ nó sẽ
có hậu quả tổng thể xấu không cho thấy rằng việc tôi bảo vệ nó là sai.
Điểm này đôi khi bị bóp méo bởi sự cường điệu. Tuy nhiên, lưu ý rằng quyền
sống của tôi không tự động biện minh cho bất kỳ hành động nào có thể cần thiết để
cứu nó. Tôi có thể bảo vệ cuộc sống của mình ngay cả với một số chi phí cho phúc lợi
tổng thể, và những người khác có thể không can thiệp chỉ vì nó sẽ thúc đẩy phúc lợi
tổng thể ở một mức độ nào đó nếu họ làm vậy. Theo cách này, các lập luận xuất phát
từ các quyền đạo đức dường như khác với những lập luận được xác định về việc phục
vụ phúc lợi. Nếu một người chấp nhận các quyền đạo đức, người ta không thể chấp
nhận sự hướng dẫn tuyệt đối bằng các lập luận phúc lợi (1994, 152-153).
Lyons đã nhìn thấy một cái gì đó sâu sắc và quan trọng về nhân quyền.
Dworkin cũng đã nhìn thấy điều đó, nhưng, với phép ẩn dụ về những con át chủ bài,
ông đã "bóp méo bởi sự phóng đại". Lý thuyết ràng buộc hợp lý cung cấp một nền
tảng khái niệm cho cái nhìn sâu sắc của Lyons. Quyền là những ràng buộc đối với
hành động của người khác được chứng minh bằng các đặc điểm của chủ thể quyền.
Một đặc điểm quan trọng của các quyền là họ sử dụng một lập luận cụ thể, một biện
minh cụ thể, chiến lược. Một người cho rằng tôi có quyền sống cam kết với tính đúng
đắn của một loại lập luận cụ thể, một loại tập trung vào các đặc điểm của tôi. Loại lập
luận này là một cơ sở tự nhiên để dựa vào đó để đưa ra quan điểm rằng "Tôi có thể
bảo vệ cuộc sống của mình ngay cả với một số chi phí cho phúc lợi chung." (Raz cũng
đã nhìn thấy điểm này theo một cách hơi khác. Xem phân tích của ông về nhiệm vụ
như là lý do loại trừ (1986, 195 và 1977). Lyons trình bày về điểm này rõ ràng hơn bởi

226
vì thuật ngữ "lý do loại trừ" của Raz làm cho nó có vẻ như quyền loại trừ việc xem xét
tất cả các lý do khác. Tuy nhiên, Raz, không có nghĩa là thuật ngữ này có hàm ý này.)
Có một cái nhìn sâu sắc quan trọng trong lý thuyết về quyền của Dworkin. Một
đặc điểm quan trọng của quyền là chúng bảo vệ các cá nhân khỏi những người sẽ tập
trung hoàn toàn vào việc tối đa hóa tiện ích. Phép ẩn dụ át chủ bài không chính xác
cho thấy rằng các quyền bảo vệ được cung cấp là hoàn chỉnh. Lý thuyết ràng buộc
chính đáng về quyền có thể giải thích cách các quyền bảo vệ các cá nhân trong khi
tránh phép ẩn dụ át chủ bài gây hiểu lầm. Các nghĩa vụ được chứng minh bằng các lập
luận quan hệ quan trọng khác với các nghĩa vụ được biện minh bằng các lập luận phi
quan hệ. Cả hai loại nghĩa vụ phải được xem xét trong đánh giá đạo đức của một hành
động. Hai loại nghĩa vụ có thể xung đột. Trong những trường hợp đặc biệt, các nghĩa
vụ được chứng minh bằng các lập luận quan hệ có thể mang theo ngày. Trong mọi
trường hợp, một người là đối tượng của nghĩa vụ quan hệ là một biện pháp bảo vệ
khỏi những người sẽ cho rằng tất cả các nghĩa vụ là không quan hệ. Sự bảo vệ này
chưa hoàn tất. Sức mạnh của nó phụ thuộc vào sức mạnh của các lập luận cho nghĩa
vụ quan hệ được khẳng định và vào tầm quan trọng đạo đức của nghĩa vụ đó.

227
228
229

You might also like