You are on page 1of 23

QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Nội dung

Khái niệm

Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Phân loại quy phạm pháp luật

Cách thức thể hiện

Thảo luận
1. Khái niệm

Quy phạm là những quy tắc xử sự được sử


dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.

Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự


được hình thành trong quá trình hoạt động
của con người được dùng để điều chỉnh các
mối quan hệ giữa người với người

3
Đặc điểm

Quy phạm pháp luật


là những quy tắc xử sự
Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn
để xác định giới hạn và
đánh giá hành vi của con người

Quy phạm pháp luật


gắn liền với nhà nước

Quy phạm pháp luật là


những quy tắc xử sự chung
4
KHÁI NIỆM

Quy phạm pháp luật là những


quy tắc xử sự chung do Nhà nước
ban hành và bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh những quan hệ xã hội
theo những định hướng nhằm đạt
được những mục đích nhất định.

5
2. Cấu trúc của qppl

2.1: Giả Định

2.2: Quy Định

2.3: Chế Tài


Anh chị hãy phân tích cơ cấu của các QPPL sau:
- Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng
đến 2 năm
- Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hay nhờ cha mẹ
quản lý.
- Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm
triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về
hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy
định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195,
196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến hai năm.
Anh/chị hãy xây dựng 3 quy phạm
riêng với nội dung:
+ Đi học trễ.
+ Đeo bảng tên.
+ Nghe điện thoại trong lớp.
Giả định: Là một bộ phận của QPPL
trong đó nêu lên những hoàn cảnh,
điều kiện có thể xảy ra trong đời sống
thực tế mà cá nhân hay tổ chức sẽ gặp
và phải làm theo hướng dẫn của
QPPL.

9
- Yêu Cầu: Phải đầy đủ rõ ràng, chính
xác và sát với thực tế.
- Cách xác định: Chủ thể nào, trong
hoàn cảnh nào và điều kiện nào?
- Phân loại: + Đơn giản
+ Phức tạp
Xác định giả định đơn giản hay phức
tạp
1. Việc kết hôn được tiến hành tại nơi
thường trú của bên nam hoặc bên nữ
2. Người nào thấy người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy
có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến
hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Quy định: Là bộ phận trung tâm của
QPPl, trong đó nêu lên cách thức xử
sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn
cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận
giả định được phép hoặc buộc phải
thực hiện.
- Yêu cầu: Chính xác, rõ ràng và chặt
chẽ.
- Cách xác định: Chủ thể sẽ xử sự như
thế nào?
- Phân Loại: + Dứt khoát.
+ Không dứt khoát.
Ví dụ
• Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,
quyền liên quan phải được lập thành văn
bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây
(Điều 46 – LuậtSHTT)
• Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở
hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc
uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp
đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên
quan.
(Điều 50- Luật SHTT)
Chế tài: Bộ Phận Của QPPL, nêu lên
các biện pháp tác động mà nhà nước
dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ
chức.
Ví dụ
Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, ngày 6/6/2006 về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin
Điều 59. Vi phạm các quy định trong lĩnh vực thư viện
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau:
a) Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu thư viện có giá trị
từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng;
b) Sao chụp trái phép tài liệu thư viện;
c) Sử dụng trái phép tài liệu thư viện có nội dung quy
định tại Điều 5 Pháp lệnh Thư viện và các tài liệu thuộc
loại sử dụng hạn chế khác;
d) Không thực hiện việc đăng ký hoạt động thư viện với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người
có công nuôi dưỡng mình (Bộ luật hình
sự 1999)
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,
cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có
công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
3. Phân loại QPPL
4. Cách thức thể hiện QPPL

• Một quy phạm có thể trình bày trong một


điều luật

• Trong một điều luật có thể có nhiều quy


phạm.
• Một quy phạm pháp luật có thể nằm trong
nhiều điều luật

19
“Tặng cho bất động sản phải được lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực
hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của
pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền
sở hữu”.
( Khoản 1 Điều 467 - Tặng cho bất động sản
- Bộ luật Dân sự)

20
Điều 313 Bộ luật Hình sự: “Người nào không hứa
hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm
quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm.
Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm
phạm an ninh quốc gia;
Điều 93 (tội giết người; Điều 111, các khoản
2,3,4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ
em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em);…
Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm
đoạt trẻ em);
Điều 133 (tội cướp tài sản).v.v”
Chú ý:

- Trật tự trình bày các bộ phận của QPPL


có thể thay đổi không nhất thiết phải theo
trình tự giả định, quy định, chế tài.
- Một điều luật cũng không nhất thiết phải
có đầy đủ cả ba bộ phận của một quy
phạm pháp luật.
5. Bài tập

 Hãy xây dựng một quy tắc để chấm dứt


tình trạng đi làm muộn trong công ty.
 Quy phạm về mặc đồng phục của cơ quan
 Quy phạm chấm dứt tình trạng hút thuốc
nơi công cộng.
 Quy phạm chấm dứt tình trạng đi học trễ

You might also like