You are on page 1of 23

Quy phạm pháp luật và

văn bản quy phạm pháp luật


1. Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử

sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước

đặt ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh các

quan hệ trong xã hội theo định hướng của

NN và được đảm bảo thực hiện bởi NN.


 Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm
phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình …, thì bị
phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đặc điểm
Do nhà nước thiết lập và đảm bảo thực hiện

Mang tính phổ biến, bắt buộc chung

Là cơ sở để xác định tính chất pháp lí của hành vi

Có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất nội tại

Luôn được thể hiện dưới hình thức cấu trúc xác
định
Cấu trúc

Giả định Quy định Chế tài


Giả định
 Giả định nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện
có thể xảy ra trong thực tế mà cá nhân, tổ
chức có thể gặp và phải làm theo hướng dẫn
của QPPL.
 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc


hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con
do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ
chết thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
 3. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi
hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
 4. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người
bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
 5. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn
đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02
năm.
Quy định
 Quy định nêu lên những cách thức xử sự mà cá nhân, tổ
chức được phép hoặc buộc phải thực hiện.
Làm như
thế nào?
Được làm
gì?

Phải
làm gì?
 Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước và xã hội.
 Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc bằng hành vi cụ thể.
 Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công
trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc
xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng
chế thực hiện.
Chế tài
 Chế tài nêu lên các biện pháp tác động mà nhà nước dự
kiến áp dụng nếu không thực hiện đúng mệnh lệnh của
NN trong phần quy định
 Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng

của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người

đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt

cải tạo không giam giữ đến 03 năm.


QPPL sau đây có mấy bộ phận, là bộ phận nào?

 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay


tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm.
 Mọi cá nhân đều có quyền hưởng quyền thừa kế.
 Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%
đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc
do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì
bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
 Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm
tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt
tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

 Phải bồi thường thiệt hại khi không thực hiện đúng hợp
đồng hoặc làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người
khác.
Văn bản quy phạm pháp luật
Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

• Là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật

do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hiệu

lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần và

được nhà nước đảm bảo thực hiện.


Đặc điểm
Do CQNN ban hành theo thẩm quyền, hình thức
nhất định

Chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc


chung

Được NN đảm bảo thực hiện

Được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định
Hiệu lực

Hiệu lực về thời gian

Hiệu lực về không gian

Hiệu lực theo đối tượng tác


động
b. Phân loại văn bản QPPL
Căn cứ vào hiệu lực pháp
lý:
-Văn bản luật: là những
văn bản do Quốc hội ban
hành.
+ Hiến pháp;
+ Các bộ luật, đạo luật;
+ Nghị quyết của QH
2009 22
b. Phân loại văn bản QPPL

- Văn bản quy phạm pháp


luật dưới luật (Văn bản
dưới luật): văn bản do các
cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành có hiệu lực
pháp lý thấp hơn văn bản
luật.

2009 23

You might also like