You are on page 1of 25

CHƯƠNG III:

QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN


QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1
NỘI DUNG

1. Quy phạm pháp luật

2. Văn bản quy phạm pháp luật


1. Quy phạm pháp luật

A. Khái niệm quy phạm pháp luật

B. Đặc điểm quy phạm pháp luật

C. Cấu trúc quy phạm pháp luật

D. Phân loại quy phạm pháp luật


A. Khái niệm quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là những quy tắc


xử sự chung, mang tính hiệu lực bắt buộc
chung, được áp dụng để điểu chỉnh các
quan hệ xã hội nhất định, do Nhà nước
ban hành và được bảo đảm thực hiện.
B. Đặc điểm quy phạm pháp luật

characteristics of Legal normS

• Quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc;


• Thể hiện dưới hình thức nhất định;
• Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành;
• Áp dụng trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính;
• Bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
C. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

organization

Giả định Quy định Chế tài

assumption regulation sanction

1 2 3
01 QPPL có thể không đầy đủ 03 bộ phận, có thể:
 Giả định + Quy định + Không có chế tài
 Giả định + Chế tài + Ẩn quy định
 Giả định + Ẩn quy định + Không có chế tài
You
should
Giả định: Bắt buộc phải có take
some
notes
for
Quy định your
lesson
 Có thể được ẩn trong 1 QPPL.
 Bộ phận quan trọng nhất.

Chế tài:
 Có thể không có trong một quy phạm pháp luật.
 Được dẫn chiếu ở 1 điều luật khác (QPPL).
 Để đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định PL.
Giả định

1. Giả định đơn giản


2. Giả định phức tạp

Khoản 01, Điều 187, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ


sung năm 2017 - Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích
thương mại: “Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục
đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Khoản 01, Điều 130, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ


sung năm 2017 – Về tội bức tử
“Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược
đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự
sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

assumption
Giả định

Giả định là nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có


thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào
ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác
động của quy phạm pháp luật đó.

 Tình huống, hoàn cảnh thực tế dự kiến xảy ra.


 Ai? Trong hoàn cảnh nào? Điều kiện nào?

Khoản 01, Điều 130, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ


sung năm 2017 – Về tội bức tử
“Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược
đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự
sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

assumption
Quy định
Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp
luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá
nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong
bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được
phép hoặc buộc phải thực hiện.

 Phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp


phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần
giả định (được một quyền, phải làm một
nghĩa vụ, phải tránh các xử sự bị cấm).
 Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm
gì? Làm như thế nào?

Điều 33 – Hiến pháp năm 2013


“Mọi người có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm”
regulation
Quy định

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

“Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai
bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ
chồng” regulation
Chế tài

Chế tài là một bộ phận của quy phạm


pháp luật nêu lên những biện pháp tác
động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho
pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Phần nêu rõ biện pháp, hình thức xử lí của


nhà nước đối với người đã xử sự không
đúng với quy định, hậu quả mà người đó
phải gánh chịu.

sanction
Phạt tiền, phạt tù, các biện pháp cưỡng
Chế tài chế, bắt giữ….

Điều 146 – Bộ luật Hình sự năm 2015, sđbs năm 2017


“Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm
thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm”

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng - Bộ luật Hình sự năm 2015, sđbs năm 2017
“Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu
quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam
giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
sanction
1. Chế tài cố định
Chế tài
2. Chế tài không cố định

Khoản 01, Điều 171 về Tội cướp giật tài sản - Bộ


luật Hình sự năm 2015, sđbs năm 2017:
“Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn
khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị
xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
sanction
Xác định bộ phận giả định, quy định và chế tài trong các quy định sau:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có


problem solving khả năng thực tế để thực hiện việc cấp
dưỡng đối với người mà mình có nghĩa
vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án
mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp
dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng
lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì
bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam
giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm”.

Điều 186, Bộ luật Hình sự năm 2015 - Tội


từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Determine the solution

Chế tài
Giả định
Quy định (ẩn)

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng


thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người
mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của
Tòa án

mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm


cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,

thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Xác định bộ phận giả định, quy định và chế tài trong các quy định sau:

“Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành viên, con
đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con
hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng
con”

Điều 110, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Nghĩa vụ cấp
dưỡng của cha, mẹ đối với con

problem solving
D. Phân loại quy phạm pháp luật

Đối tượng và PP điều chỉnh: HS, DS, HC,… 1

Nội dung của QPPL: định nghĩa, điều chỉnh, bảo vệ 2

3 Hình thức mệnh lệnh: dứt khoát, không dứt khoát

4 Cách trình bày: bắt buộc, cấm đoán, cho phép

Classification of legal forms


2. Văn bản quy phạm pháp luật

• Khái niệm và đặc điểm văn bản QPPL


• Các loại văn bản QPPL
• Hiệu lực của văn bản QPPL
Khái niệm và đặc điểm văn bản QPPL

 Khái niệm: VBQPPL là loại văn bản do


cơ quan nhà nước ban hành theo hình thức,
trình tự, thủ tục nhất định, chứa đựng các
quy phạm pháp luật, được nhà nước (NN)
bảo đảm thực hiện.

Do cơ quan NN ban hành Quy tắc xử sự chung

Được NN đảm bảo thực thi Áp dụng nhiều lần


Các loại văn bản QPPL

Hiến pháp

1 Văn bản luật Bộ luật, luật


Nghị quyết

2 Văn bản dưới luật

Điều 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sđbs 2020
Hiệu lực của văn bản QPPL

Hiệu lực theo không gian

Hiệu lực theo đối tượng tác động

Hiệu lực theo thời gian

1
2
3

When do the legal documents take effect?


Hiệu lực theo thời gian

Từ khi phát sinh cho đến khi


chấm dứt hiệu lực.
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Ngày 24 tháng 11 năm 2015

Điều 689. Hiệu lực thi hành


Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2017.
Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 hết hiệu
lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
Hiệu lực theo không gian
Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16 của Thủ
tướng Chính phủ

 Giãn cách xã hội trên địa bàn toàn TP.HCM


theo Chỉ thị 15.
 Riêng đối với quận Gò Vấp và phường
Thạnh Lộc (Quận 12) sẽ áp dụng theo Chỉ
thị 16. Thời gian áp dụng từ 0h ngày
31/05/2021 trong vòng 2 tuần.

Xác định theo vùng, lãnh thổ hay khu vực.


Effect according to administrative boundaries
Hiệu lực theo đối tượng tác động

Giới hạn chủ thể chịu sự điều chỉnh của VBQPPL

Điều 2. Đối tượng áp dụng – Luật Thương mại


1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy
định tại Điều 1 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan
đến thương mại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng – Bộ luật Lao động


1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề
và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.

Effect according to the objects and subjects prescribed by law

You might also like